Bảng 3.3: Hàm lượng các khoáng chất trong 1.000 ml dung dịch tự chế nuôi dưỡng qua ống thông
Bột gạo tẻ | Bột đậu xanh | Trứng gà | Sữa bột toàn phần | Dầu ăn | Giá đỗ xanh | Đường cát | Tổng cộng | |
Số lượng (gam) | 100 | 20 | 150 | 25 | 15 | 150 | 20 | |
Celluloza (gam) | 0,4 | 0,78 | 0 | 0 | 0 | 3 | 0 | 4,2 |
Calci (mg) | 24 | 10 | 82,5 | 234,8 | 0 | 57 | 35,6 | 443,9 |
Sắt (mg) | 1,9 | 0,2 | 4,05 | 0,275 | 0,003 | 2,1 | 1,16 | 9,7 |
Magiê (mg) | 35 | 56,6 | 16,5 | 21,25 | 0 | 25,5 | 5,8 | 160,7 |
Mangan (mg) | 1,2 | 0 | 0,06 | 0,01 | 0 | 0,285 | 0,064 | 1,6 |
Phospho (mg) | 135 | 20 | 315 | 197,5 | 0 | 136,5 | 14,4 | 818,4 |
Kali (mg) | 76 | 237 | 264 | 332,5 | 0 | 246 | 69,2 | 1224,7 |
Natri (mg) | 0 | 1,2 | 237 | 92,75 | 0 | 34,5 | 7,8 | 373,3 |
Kẽm (mg) | 0,8 | 0,23 | 1,35 | 0,835 | 0 | 0,615 | 0,036 | 3,9 |
Đồng (µg) | 130 | 184,2 | 82,5 | 20 | 0 | 246 | 59,6 | 722,3 |
Selen (µg) | 15,1 | 0 | 47,55 | 4,075 | 0 | 0,9 | 0,24 | 67,9 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Thiết Kế Xây Dựng Quy Trình Kỹ Thuật Chế Biến Dung Dịch Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông
- Nghiên cứu hiệu quả dinh dưỡng của dung dịch cao năng lượng tự chế nuôi dưỡng sớm qua ống thông dạ dày cho bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Trung ương Huế - 9
- Kết Quả Các Xét Nghiệm Chỉ Số Lipid Máu Lúc Đói Của Người Bình Thường
- So Sánh Thành Phần Các Chất Dinh Dưỡng Của Dung Dịch Tự Chế Với Các Sản Phẩm Nhập Ngoại Vào Thời Điểm Nghiên Cứu
- Tỷ Lệ Bệnh Nhân Thiếu Dinh Dưỡng Theo Albumin Huyết Thanh Trước Khi Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông
- Thay Đổi Cân Nặng Trung Bình Của Bệnh Nhân Có Bmi Bình Thường Sau Nuôi Dưỡng Qua Ống Thông Theo Nhóm Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 164 trang tài liệu này.
Bảng 3.4: Hàm lượng các vitamin trong 1.000 ml dung dịch tự chế nuôi dưỡng qua ống thông
Bột gạo tẻ | Bột đậu xanh | Trứng gà | Sữa bột toàn phần | Dầu ăn | Giá đỗ xanh | Đường cát | Tổng cộng | |
Số lượng (gam) | 100 | 20 | 150 | 25 | 15 | 150 | 20 | |
Vitamin C (mg) | 0 | 0,8 | 0 | 2,5 | 0 | 15 | 0 | 18,3 |
VitaminB1 (mg) | 0,08 | 0,15 | 0,24 | 0,06 | 0 | 0,3 | 0,01 | 0,8 |
Vitamin B2 (mg) | 0,05 | 0,032 | 0,465 | 0,3275 | 0 | 0,195 | 0,02 | 1,1 |
Vitamin PP (mg) | 2,1 | 0,5 | 0,3 | 0,175 | 0 | 1,2 | 0,06 | 4,3 |
Vitamin B5 (mg) | 0,819 | 0,398 | 2,145 | 0,5428 | 0 | 0,57 | 0,022 | 4,5 |
Vitamin B6 (mg) | 0,436 | 0.08 | 0,21 | 0,076 | 0 | 0,12 | 0,004 | 0,9 |
Folat (µg) | 4 | 130,8 | 70,5 | 9,25 | 0 | 91,5 | 0,2 | 306,3 |
Vitamin H (µg) | 1 | 0,146 | 37,5 | 2,5 | 0 | 0 | 0 | 41,1 |
VitaminB12(µg | 0 | 0 | 1,935 | 0,8125 | 0 | 0 | 0 | 2,7 |
Vitamin A (µg) | 0 | 0 | 1050 | 79,5 | 0 | 0 | 0 | 1129,5 |
Vitamin D (µg) | 0 | 0 | 1,32 | 1,95 | 0 | 0 | 0 | 3,3 |
Vitamin E (mg) | 0,11 | 0,106 | 1,455 | 0,12 | 1,381 | 0,15 | 0 | 3,3 |
Vitamin K (µg) | 0 | 1,88 | 0,45 | 0,45 | 29,64 | 49,5 | 0 | 81,9 |
B-Caroten (µg) | 0 | 0 | 0 | 10,75 | 0 | 9 | 0 | 19,8 |
3.1.2. Quy trình kỹ thuật chế biến dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông
Mô tả quy trình chế biến:
1. Thao tác 1: Cho 100 gam bột gạo và 20 gam bột đậu xanh khô vào trộn đều với nhau. Cho 600 ml nước ấm vào khuấy đều sau đó vừa đun vừa khuấy trên bếp cho đến khi bột chín (từ khi đun đến khi bột chín khoảng 2- 3 phút) thì bắc ra khỏi bếp. Để cho bột bớt nóng trong 5 - 10 phút.
2. Thao tác 2: Bắc xoong luộc chín 150 gam trứng gà (3 quả) .
3. Thao tác 3: Trong khi chờ bột nguội và trứng gà chín, cho 150 gam giá đỗ xanh sống đã rửa sạch và 50ml nước lạnh vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
4. Thao tác 4: Đổ giá đỗ đã xay nhuyễn vào xoong bột chín khuấy đều. Chờ 10 - 15 phút cho thành phần men của giá đỗ hóa lỏng bột thành dung dịch.
5. Thao tác 5: Trong khi chờ bột hóa lỏng, đem trứng gà đã luộc ra bóc bỏ vỏ cứng. Cho 150 gam trứng, 15 gam dầu ăn và 50ml nước sôi để nguội vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
6. Thao tác 6: Đổ dung dịch trứng đã xay nhuyễn, cho thêm 20 gam đường kính trắng vào xoong bột đã hóa lỏng khuấy đều. Cho qua rá lọc để loại bỏ những thực phẩm thô có thể còn sót lại trong quá trình chế biến trên (thao tác này nhằm đảm bảo cho dung dịch hoàn toàn đồng nhất, tránh tình trạng tắc sonde trong quá trình nuôi dưỡng).
7. Thao tác 7: Đun sôi lại dung dịch đã chế biến ở trên và để khoảng 1 phút cho bớt nóng.
8. Thao tác 8: Pha 25 gam sữa bột với 50 ml nước ấm rồi hoà đều với dung dịch đã chế biến ở trên. Kiểm tra số lượng dung dịch thành phẩm cho vừa đủ 1.000ml.
9. Thao tác 9: Lấy chai vô trùng dán nhãn tên và số nhập viện của bệnh nhân sau đó cho dung dịch nuôi ăn vào chai vừa đủ 200 - 300 hoặc 400ml như đã chỉ định. Đậy nút chai và chuyển đến khoa điều trị để nuôi dưỡng bệnh nhân qua ống thông.
Quy trình kỹ thuật chế biến dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông được mô tả ở trên đơn giản và dễ thực hiện.
Thao tác 5:
Xay trứng
Thao tác 1: Nấu chín hỗn hợp bột gạo và bột đậu xanh
Thao tác 2:
Luộc trứng
Thao tác 3:
Xay giá đỗ
Thao tác 4:
Hoá lỏng bột
Sơ đồ quy trình chế biến:
Thao tác 6:
Trộn thêm các nguyên liệu và lọc hỗn hợp dung dịch
Thao tác 7:
Đun sôi dung dịch
đh lọc
Trộn đều với hỗn hợp
ở thao tác 7
Thao tác 8:
Pha sữa bột thành dung dịch sữa
Thao tác 9:
Rót dung dịch vào chai.
Dán nhãn sản phẩm và tên BN
Hình 3.1. Quy trình chế biến dung dịch nuôi dưỡng qua ống thông
3.1.3. Kết quả cảm quan của dung dịch:
- Tính chất vật lý của dung dịch tự chế:
Dung dịch có tính chất lỏng đồng nhất, không bị vón cục, không có các sợi kết tủa do albumin của trứng, không có lớp dầu ăn nổi lên trên bề mặt của dung dịch, không bị phân thành nhiều lớp sau khi để nguội ở nhiệt độ trong phòng 3 giờ và cũng không bị phân thành nhiều lớp sau khi bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2°C trong 12 giờ.
Tốc độ chảy tại phòng thí nghiệm vào 3 thời điểm.
Thời điểm thứ nhất (ngay sau khi chế biến thành phẩm): Dung dịch chảy thành dòng liên tục từ chai đựng dung dịch vào bầu ống của dây nuôi ăn.
Thời điểm thứ hai (sau khi để nguội ở nhiệt độ trong phòng 3 giờ): Dung dịch chảy thành dòng liên tục từ chai đựng dung dịch vào bầu ống của dây nuôi ăn.
Thời điểm thứ 3 (sau khi bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2°C trong 12 giờ): Dung dịch chảy thành dòng liên tục từ chai đựng dung dịch vào bầu ống của dây nuôi ăn.
Ở cả 3 thời điểm trên, thời gian chảy hết 100ml dung dịch đầu là 10 phút, thời gian chảy hết 100ml dung dịch tiếp theo là 10 phút, khi tiếp tục cho 100ml hoặc 200ml dung dịch còn lại trong chai chảy tiếp tục thì tốc độ chảy vẫn không thay đổi. Tổng cộng thời gian chảy hết 300ml dung dịch là 30 phút, 400 ml dung dịch chảy hết 40 phút. Như vậy, tốc độ chảy trung bình là 10ml/phút tại phòng thí nghiệm.
Nhận xét: Ở cả 3 thời điểm ngay sau khi chế biến, sau chế biến 3 giờ và sau chế biến 12 giờ với nhiệt độ của dung dịch khác nhau ở nhiệt độ phòng và ở nhiệt độ 2°C, tốc độ chảy của dung dịch là đều đặn tại phòng thí nghiệm.
Tốc độ chảy của dung dịch cao năng lượng tự chế khi nuôi dưỡng thực tế trên bệnh nhân bằng phương pháp nuôi ăn nhỏ giọt qua ống thông dạ dày:
Vào đầu bữa nuôi ăn: Tốc độ chảy 100ml dung dịch đầu tiên trong chai vào bầu ống của dây nuôi ăn là 12 phút.
Khoảng giữa bữa nuôi ăn: Tốc độ chảy 100ml dung dịch tiếp theo là 18 phút.
Khoảng gần cuối bữa nuôi ăn: Tốc độ chảy 100ml dung dịch tiếp theo là 26 phút.
Khoảng cuối bữa nuôi ăn: Đối với những bệnh nhân được nuôi dưỡng 400ml/1bữa, tốc độ chảy của 100ml dung dịch cuối cùng trong chai là 35 phút.
Nhận xét : Kết quả cho thấy khi nuôi dưỡng thực tế trên bệnh nhân bằng dung dịch tự chế qua ống thông dạ dày, tốc độ chảy của dung dịch bị chậm dần đều với thời gian tổng cộng là 200ml/30phút, 300ml/56phút, 400ml/91phút.
Bảng 3.5: Tỷ lệ bệnh nhân bị tắc ống thông khi sử dụng dung dịch tự chế
Nhóm NC1 (n=40) | Nhóm NC2 (n=40) | |
Bị tắc ống thông | 0 | 0 |
Không bị tắc ống thông | 40/40 (100%) | 40/40 (100%) |
Nhận xét: Trong 80 trường hợp được nuôi dưỡng bằng dung dịch tự chế theo phương pháp nhỏ giọt và/hoặc bơm trực tiếp qua ống thông mũi - dạ dày ở cả 2 nhóm (nhóm NC1 40 bệnh nhân và nhóm NC2 40 bệnh nhân), không có trường hợp nào bị tắc ống trong khi nuôi dưỡng, tỷ lệ bệnh nhân không bị tắc ống thông đạt 100%.
- Màu sắc của dung dịch tự chế: Dung dịch có màu trắng ngà.
- Mùi, vị của dung dịch tự chế: Vị hơi ngọt nhẹ, mùi thơm tự nhiên.
3.1.4. Một số vi khuẩn chỉ điểm đối với an toàn vệ sinh của dung dịch
Bảng 3.6: Kết quả kiểm tra vi sinh trong sản phẩm cao năng lượng sau khi chế biến và các mẫu lưu trong thời gian nghiên cứu
Sau khi chế biến (n = 10) | Mẫu lưu (n = 11) | Vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn | Sau khi chế biến (n = 10 ) | Mẫu lưu (n = 11) | |
% đạt chỉ số vệ sinh | % đạt chỉ số vệ sinh | % đạt chỉ số vệ sinh | % đạt chỉ số vệ sinh | ||
Tả | 100% | 100% | Tụ cầu vàng | 100% | 100% |
Shigella | 100% | 100% | Bacillus.sp | 100% | 100% |
Sallmonela | 100% | 100% | S. blanc | 100% | 100% |
Chỉ số Feacal Coliformtheo MPN | 100% | 100% | Chỉ số Coliform theo MPN | 100% | 100% |