đó? Phải chăng là vì những đồng đô la đầy cám giỗ kia? Đúng, nó chính là thủ phạm gây ra cái chết của hai mạng người kia, đến ai nữa đây? “Những xác chết rồi sẽ rữa ra nhưng nó vẫn tồn tại, tồn tại cả nỗi đau đớn của những bà mẹ có chung dòng sữa ngọt ngào giống nhau”. Những đồng đô la như những bóng ma vô hình ám ảnh bao người, cướp đi biết bao nhân mạng. Nếu không có những đồng đô la kia cho dẫu là từ mồ hôi nước mắt thì cậu đã không bị giết. Và ngược lại nếu không bị những đồng đô la kia cám giỗ, hắn đã không bị tử hình. Bi kịch của họ là bi kịch chung của rất nhiều gia đình trong xã hội hiện đại khi mà đồng tiền có sức mạnh vạn năng, có sức công phá hủy hoại ghê gớm cả những nét nhân bản đáng quý của con người. Kẻ nào không đủ bản lĩnh, không đủ sức chống đỡ trước sự cám giỗ ghê gớm của đồng tiền, kẻ ấy sẽ bị nó hủy diệt thảm khốc. Viết về hiện thực nghiệt ngã này, ngòi bút Đoàn Lê không dửng dưng, lạnh lùng mà chan chứa lòng trắc ẩn. Dù có hai kẻ phải chết vì tiền nhưng kết thúc tác phẩm, nhà văn vẫn đặt niềm tin, niềm hy vọng vào con người: “Mỗi đứa trẻ ra đời đều mang theo tin báo chúa đã không tuyệt vọng về con người”.
Nói tóm lại cảm hứng bi kịch trong những sáng tác của Đoàn Lê không chỉ khiến người đọc có cảm giác sót xa mà còn đặt ra được những vấn đề suy tư trăn trở làm day dứt lòng người: vấn đề tình yêu, hôn nhân, gia đình trong xã hội hiện đại.
3.2. Cảm hứng triết luận.
Văn xuôi thời kỳ đổi mới ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm có tính chất triết luận sâu sắc. Khi các nhà văn ngày càng nghiêng về những đề tài đời tư, thế sự thì cảm hứng triết luận ngày càng trở thành cảm hứng chủ đạo. Tác phẩm của các cây bút nữ thời kỳ này cũng không nằm ngoài xu hướng văn học đó. Truyện của họ ngoài những triết lý về nhân sinh còn xuất hiện xu hướng tự nghiệm và những triết lý về tình yêu, hôn nhân, gia đình.
Sáng tác của Đoàn Lê cũng bắt nguồn từ cảm hứng đó, nhưng nét riêng của bà là lồng vào những câu chuyện dung dị đời thường, những câu chuyện tưởng như không có truyện những triết lý, ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Sự kết hợp này góp phần tạo nên một xu hướng mới trong văn học- xu hướng tự nghiệm.
3.2.1. Triết lý về nhân sinh
Những triết lý về nhân sinh trong sáng tác của Đoàn Lê thường không xuất hiện bằng những khái niệm khô khan, thần bí mà dung dị bàng bạc thể hiện
46
khá rõ quan niệm sống của nhà văn. Truyện của Đoàn Lê dù chỉ xoay quanh những chủ đề quen thuộc như: tình yêu, hôn nhân, gia đình, cuộc sống của nông thôn thời mở cửa...nhưng luôn chứa đựng những ý vị triết lý, chiêm nghiệm. Cốt truyện của bà thường rất đơn giản, gần với đời sống nhưng chứa đựng những ý vị sâu sắc.
Tình làng nghĩa xóm dù ở cõi sống hay khi đã sang thế giới bên kia với mỗi người đều quan trọng như dân gian thường nói “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Đoàn Lê đã thể hiện triết lý ấy thật gần gũi, mang ý vị sâu sắc: “Dù sống dù chết xung quanh mình có được lân bang láng giềng tử tế là điều đại phúc” ( Nghĩa địa xóm Chùa). Làng xóm láng giềng “tối lửa tắt đèn có nhau”, trong thực tế còn thân tình hơn cả họ mạc xa xôi cả năm cả đời không đi lại với nhau. Tình làng nghĩa xóm cùng giúp nhau vượt qua mọi hoạn nạn khó khăn, cùng nhau gìn giữ, xây đắp bản sắc một vùng quê. Triết lý ấy thật giản đơn mà giầu ý nghĩa.
Có thể bạn quan tâm!
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 4
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 5
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 6
- Các Kiểu Nhân Vật Và Phương Thức Biểu Hiện Trong Truyện Ngắn Đoàn Lê.
- Thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn Đoàn Lê - 9
- Truyện Có Cốt Truyện (Cốt Truyện Truyền Thống)
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Những triết lý của Đoàn Lê không khô khan, trừu tượng mà bình dị như lời nói thường nhưng đằng sau lại ẩn chứa những ý nghĩa lý thú, sâu xa. Nói về những nỗi đau của nhân loại, Đoàn Lê đã khái quát: “ Mỗi nỗi đau như một giọt nước hợp thành cả một đại dương mênh mông” (Viên sỏi). Trong đại dương những nỗi đau của nhân loại có nỗi đau khi mất đi những người thân yêu ruột thịt như mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, anh mất em. Có nỗi đau nào hơn thế! Đứng trước biển, “sự hồn hậu của biển có thể xóa dịu những nỗi đau u uẩn trong tận cùng tâm can con người, điều mà tự con người chẳng thể làm được”. Có khi chất triết lý bàng bạc trong mỗi trang văn và kết lại trong một lời than “Ôi cuộc sống tưởng chừng bình lặng…nó chứa đầy những cơn sóng ngầm dữ dội” (Dấu hỏi gửi thượng đế). Ấy là vẻ bề ngoài của cuộc sống ở khu nhà lão Đúa bán tạp hóa và cô Huệ gù bán báo dưới gốc sấu già. Họ sống với nhau thật bình lặng, êm đềm dưới một khu sép ngăn đôi. Bề ngoài tưởng chẳng có gì đáng nói. Có ai ngờ người đàn bà gù lặng lẽ cố gắng để không phiền ai, cố gắng để ít ai nhìn ngó đến mình ấy lại có một đời sống tâm hồn phong phú đến vậy, lại yêu mãnh liệt đến thế. Còn ông lão bán tạp hóa ngày ngày vẫn qua lại bình thản có ai ngờ lại mang trong mình nỗi đau của cả nhân thế. Hóa ra bên trong cái vẻ ngoài bình lặng là cả một nội tâm đầy sóng gió. Đoàn Lê muốn khám phá đến tận cùng cái nội tâm sâu kín kia để hiểu được con người thực của người đàn bà ấy. Đó là
47
một người phụ nữ bình thường như bao nhiêu người phụ nữ bình thường khác, cô Huệ cũng khát khao tình yêu, khao khát hạnh phúc với mong muốn được làm vợ, làm mẹ nên cô đã chủ động đến với lão Đúa. Chẳng ngờ, cái con người vẫn sống bình thản đến vô tư kia lại chẳng thể cho cô Huệ dù một mụn con bởi những di chứng của chiến tranh. Từ hai kiếp sống ở bên lề cuộc đời ấy, Đoàn Lê muốn gửi đến chúng ta một triết lý. Mỗi người đều là một thế giới bí ẩn, một tiểu vũ trụ. Hãy cố mà tìm hiểu họ sẽ phát hiện được rất nhiều điểm thú vị đáng quý ở họ. Bởi vậy mỗi người hãy sống sâu sắc đến tận cùng sự sống để khám phá cho hết ý nghĩa đích thực của đời người. Đừng nên chỉ nhìn bề ngoài mà vội đánh giá kết luận.
Với Đoàn Lê và nhiều nhà văn khác, trẻ em luôn là niềm vui, niềm hy vọng làm vợi bớt những nỗi đau của nhân thế. Chúng thật ngây thơ trong sáng như một thiên thần: “Mọi đứa trẻ đều tinh khiết, đều phảng phất giống tiên đồng ngọc nữ” và “Trẻ thơ chính là những đóa hồng của chúa” Những đứa trẻ thậm chí cứu vớt được cả những tâm hồn ma quỷ. Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua triết lý ấy là hãy thương yêu, trìu mến, nâng niu trẻ thơ. Chúng sẽ đem lại niềm vui, niềm hy vọng cho bạn. Dẫu cuộc sống có tăm tối, nghiệt ngã đến nhường nào thì nhà văn vẫn không thôi hy vọng vào tương lai. Tương lai được tạo dựng từ sự ra đời của những đứa trẻ.“Mỗi đứa trẻ ra đời đều mang theo tin báo Chúa không tuyệt vọng về con người” (Hai bà mẹ và tôi)
3.2.2. Triết lý về tình yêu, hôn nhân
Đối với các cây bút nữ thời kỳ đổi mới, tình yêu là đề tài được sử dụng nhiều nhất trong các sáng tác của họ. Phải chăng với họ, tình yêu luôn là cứu cánh tinh thần giúp họ vượt qua những sóng gió trong cuộc đời. Đồng thời các nhà văn nữ cũng là người am hiểu hơn ai hết bản chất của tình yêu: có ngọt ngào nhưng cũng lắm đắng cay “trong tình yêu có lúc phải giành lấy cái để gọi như chơi bạc ấy, được thì phất, hỏng thì thôi nhưng cứ phải cướp cái” (Cát đợi- Nguyễn Thị Thu Huệ); hay tình yêu giống như “một chiếc bình quý nhất mà người ta chỉ có một lần trong đời” (Bàn tay lạnh- Võ Thị Hảo).
Trong những câu chuyện viết về tình yêu của Đoàn Lê, phần thanh cao trong tình yêu bao giờ nhà văn cũng dành cho phái nữ. Bởi họ luôn là người chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi hơn khi những cuộc tình tan vỡ. Và có một điều đáng trân trọng ở họ là cho dẫu họ bị phản bội thì cuối cùng họ vẫn nghĩ tốt về đối
48
phương, vẫn tìm cách tha thứ cho kẻ phản bội mình. “Đúng thế cái gì người ta cũng có thể cố gắng, nhưng không ai có thể cố gắng yêu” Ấy là một triết lý, một sự thật đau lòng mà người phụ nữ trong Trái táo nham nhở phải thừa nhận sau gần hai mươi năm bị đánh cắp tình yêu. Dù vẫn còn rất yêu người đàn ông ấy, chị vẫn chấp nhận giải thoát cho anh ta, chấp nhận để hạnh phúc của mình như “Trái táo nham nhở” để giữ được lòng tự trọng. Vì chị hiểu rằng “Một người đàn bà tự trọng phải biết rút lui đúng lúc” (Giường đôi xóm Chùa). Chị cũng biết “Một cái giường xét về phương diện thực dụng cũng như đạo đức vốn được đóng cho hai người nằm, nói rõ hơn cho một người nam cùng một người nữ của Đấng – Tạo- Hóa. Khi phải chứa đến người thứ ba thì độ bức bối chuyển thành giông bão không thể chịu đựng được” và “đôi lúc sự tồn tại của người ảo còn đáng sợ hơn cả người thực”. Ấy là sự tồn tại chập chờn ẩn hiện của người thứ ba chen vào hạnh phúc của hai người. Sau gần hai mươi tám năm chung sống, chị biết tình cảm của anh và chi đã rách tươm như lá cờ giữa trận tiền, không thể vá víu được nữa. Giờ anh lại có người phụ nữ khác ở bên ngoài, người ấy vẫn đêm đêm hiện hình trên chiếc giường đôi của anh chị, ám ảnh chị làm chị không thể chịu đựng được. Chị quyết định chia tay, biết đâu “sự dở dang chẳng phải là một may mắn”. Chị hiểu tình yêu cũng như cuộc đời, cái mất không bao giờ mất hết, nó luôn đi liền với cái được như hai mặt của một vấn đề. Triết lý về tình yêu, hôn nhân trong sáng tác của Đoàn Lê nhẹ nhàng nhưng có sức lan thấm sâu rộng. Triết lý về sự không hòa hợp của hai tâm hồn, nhà văn viết: “ trong hình hài mỗi con người ẩn chứa cả một tầng địa ngục sâu kín, không có lấy một lối nhỏ đi vào” (Ngôi nhà gỗ). Vì không hiểu nhau nên không thể sẻ chia, và đó cũng là đầu mối của những bi kịch tan vỡ không thể cứu vãn được của hôn nhân, gia đình.
Khi triết lý về tình yêu, hôn nhân, Đoàn Lê tỏ ra là người am hiểu sâu sắc những cung bậc trạng thái cảm xúc của người đang yêu: có sự nhớ mong đợi chờ, cũng có lòng ghen tuông thù hận “ Máu ghen vốn tiềm ẩn trong mỗi con người như một kẻ thù thâm hiểm, tàn bạo, chỉ rình cơ hội chơi khăm ta. Nó giống loài bạch tuộc, bất ngờ phóng hàng chục cái vòi quấn thít lấy mẩu thịt tội nghiệp gọi là trái tim, tiêm nọc độc cho lý trí ta tê liệt, duy nhất còn mỗi nỗi đau đớn khủng khiếp, man rợ, súc vật. Rồi cả ngàn điều nghi ngờ mù lòa xúi giục, thét gào đòi ta hành động” (Tình Guột). Lời triết lý thật đầy đủ, sâu sắc, khái
quát bằng những hình ảnh so sánh gợi nhiều liên tưởng cho lòng người. Ghen là một dạng biểu hiện của tình yêu. Có yêu thì mới ghen, nhưng ghen một cách mù quáng thì lại là liều thuốc độc giết chết tình yêu. Đôi khi triết lý lại được thể hiện qua lời kể bình thản, nhẹ nhàng. Trong tác phẩm Thành hoàng làng xổ số khi nói đến cuộc sống của những số phận bất hạnh của những cô gái phải dùng những mánh khóe táo tợn để thu phục đàn ông, nhà văn đã viết: "Trong mỗi người đàn ông đều có một đứa trẻ đòi bế ãm, nâng niu. Chỉ cần biết dang tay ra, đứa trẻ sẽ xà ngay vào. Rồi nó sẽ trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn vâng lời". Ấy là mánh khóe mà ả bán thuốc lá vẫn dùng để moi tiền của những người đàn ông sa cơ lỡ bước hay những kẻ “ham của lạ”.
Cứ như thế những câu chuyện viết về tình yêu, hôn nhân, gia đình, cuộc sống của Đoàn Lê thật nhẹ nhàng nhưng đầy triết lý sống. Ai đã từng yêu, từng có gia đình chắc hẳn đều thấm thía những lời triết lý ấy. Những triết lý ấy chính là lời nhắc nhở chúng ta cần luôn tỉnh táo trước mỗi hành động. Tình yêu, hôn nhân, cuộc sống luôn cần sự chân thành, bao dung, thông cảm và sẻ chia lẫn nhau. Nếu quá lạnh lùng, sòng phẳng, đề cao chủ nghĩa cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến bi kịch. Vậy hãy chân thực rất mực với lòng mình, sống vì mọi người để cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Cảm hứng triết luận đã nâng cao chất tư tưởng và tính nhân văn cho những truyện ngắn của Đoàn Lê.
CHƯƠNG II. THẾ GIỚI NHÂN VẬT
1. Đặc điểm nhân vật trong truyện ngắn của Đoàn Lê.
Đặc điểm nhân vật trong giai đoạn văn học trước và sau 1975.
Nhân vật là yếu tố hàng đầu của tác phẩm văn học. Nhân vật là hình thức thể hiện quan điểm của nhà văn về con người. “Nhân vật là nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng- nghệ thuật” (Từ điển văn học tập 1). Nhân vật là “công cụ khái quát hiện thực và phương tiện để tác giả hiện thực hóa quan niệm nghệ thuật về con người dưới một hình thức biểu hiện tương ứng”. Mỗi kiểu nhân vật có tính quy luật và lô gích của nó. Nhưng nó cũng có những sáng tạo riêng của mỗi nhà văn.
Mỗi giai đoạn văn học đều có những nhân vật đặc trưng. Từ nhân vật mặt nạ, nhân vật biểu tượng trong thần thoại, truyền thuyết, anh hùng ca…đến nhân vật tâm lý, nhân vật tính cách, nhân vật tự ý thức trong văn học hiện đại…Tất cả đều mang trong mình những yếu tố thời đại và ngày càng đa dạng hơn. Nghệ thuật và các phương thức thể hiện nhân vật cũng năng động hơn. Hệ thống nhân vật là bề sâu của những quan niệm khác nhau về cuộc sống, con người của từng tác giả. Vì thế không thể lý giải những đặc trưng nghệ thuật của một tác giả mà không khảo sát nhân vật và những quan điểm của nhà văn về nó. Nói cách khác, tìm hiểu nhân vật cũng có nghĩa là tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn.
Trước thời kỳ đổi mới, nhân vật văn học vẫn còn ảnh hưởng của kiểu xây dựng nhân vật trong văn học truyền thống. Nghĩa là con người luôn luôn gắn với những vấn đề chính trị- xã hội lớn lao của đất nước, đó là con người chính trị, xã hội. Văn học thời kỳ này lấy lịch sử làm điểm quy chiếu nên con người bao giờ cũng được “khoác chiếc áo trùng khít với chính bản thân mình”, con người được xem như chủ nhân của lịch sử, của ý thức cộng đồng. Trong văn học kháng chiến, nhân vật văn học luôn có tâm thế của những con người mang trên vai trọng trách của lịch sử. Họ được gọi tên bằng những danh từ chung như “Chúng Ta”; “Nhân Dân”; “Đất Nước”…Sự quy chiếu này không có sự phân biệt giữa thơ ca và văn xuôi, dù là nhân vật trữ tình hay hiện thực đều nằm trong “biên độ” văn học được giới hạn bởi lịch sử. Vì thế mà nhân vật văn học giai đoạn này bao giờ cũng là những hình tượng trọn vẹn mang tính tư tưởng.
Văn học từ 1975 đến nay là giai đoạn chuyển biến từ một nền văn học chịu sự tác động của quy luật chiến tranh sang một nền văn học chịu sự chi phối
của quy luật đời thường. Đây chính là giai đoạn chuyển biến từ tư duy sử thi, từ phạm trù cao cả anh hùng sang tư duy phi sử thi, lối tư duy nghiêng về cuộc sống đời thường với sự mở rộng các phạm trù thẩm mỹ: cái xấu, cái kệch cỡm, nghịch dị… Hơn lúc nào hết, truyện ngắn đã khẳng định vai trò chủ yếu của mình trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực bề bộn của giai đoạn mới với quan niệm mới về con người. Mười năm đầu sau chiến tranh, văn học tuy vẫn gắn với truyền thống nhưng đã có sự quan tâm hơn đến con người. Lúc này, văn học đã bắt đầu xuất hiện những tác phẩm mang cảm hứng nghiêng về con người, lấy con người làm tâm điểm quy chiếu lịch sử. Nhà văn bắt đầu quan tâm đến sự tồn tại của con người cá nhân với tư cách là một “nhân vị” độc lập. Con người được nhìn nhận như một thực thể riêng tư. Có thể nói chưa bao giờ văn học đề cập đến giá trị và sự sống của con người cá nhân như giai đoạn này. Trong văn học bắt đầu xuất hiện kiểu nhân vật “không trùng khít với chính mình”, kiểu con người lưỡng diện, phức tạp nhiều chiều mà Bức tranh – Nguyễn Minh Châu là bước khởi nguồn cho sự xuất hiện của kiểu con người như vậy. Nhân vật văn học được miêu tả với đầy đủ mọi khía cạnh của cuộc sống hiện thực, con người không chỉ là “chủ nhân” của lịch sử mà còn là “nạn nhân” của hoàn cảnh sống.
Bắt đầu từ những năm 1986, văn học chuyển tiếp sang một giai đoạn hoàn toàn mới. Các cây bút dường như trầm tĩnh hơn để len lỏi vào các ngõ ngách của cuộc sống tinh thần con người. Văn học bắt đầu khám phá về con người trên cơ sở hệ thống quan niệm mới mà chiều sâu của nó là “triết học nhân bản”, giống như nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết: “khơi nguồn cho dòng sông văn học trở về với đời sống vốn có của nó, văn học đi sâu vào những giá trị nhân bản nhưng bằng nhiều chiều của đời sống tâm lý con người, trong đó có mặt tốt, mặt xấu, có cái tiêu cực, tích cực, cái thiện, cái ác…”. Càng về giai đoạn sau, văn học càng thể hiện khuynh hướng cụ thể. Dưới cách nhìn nhận, đánh giá của một tầng lớp đông đảo các cây bút trẻ, con người trở thành “đối tượng nghiên cứu” của họ. Họ khám phá góc độ đời tư của con người nhằm lý giải đời sống tâm lý phức tạp của mỗi cá nhân. Trong văn học bắt đầu xuất hiện những kiểu nhân vật khác nhau: con người- hoàn cảnh, con người cô đơn , con người tự ý thức…mà trước đây chưa xuất hiện cụ thể trong văn học truyền thống.
Văn học sau năm 1975 là giai đoạn văn học chịu ảnh hưởng của những quy luật đời thường, do vậy quan niệm nghệ thuật về con người của các nhà văn
52
trong giai đoạn này bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều sự khác biệt so với văn học giai đoạn trước đây. Họ quan tâm đến con người cá thể, đi sâu vào những chi tiết của đời sống tâm hồn, nghĩa là khám phá đời sống tinh thần của con người ở góc độ từng cá nhân riêng biệt. Có thể nói chưa bao giờ văn học lại đề cập nhiều đến giá trị và sự sống của con người cá nhân như giai đoạn này. Ở bất kỳ thời đại nào, con người cũng là trung tâm chú ý của văn học. Văn học trung đại là nền văn học “phi ngã, vô ngã”, không có vị trí xứng đáng cho cá nhân. Một thời gian dài văn học của ta chịu ảnh hưởng của triết thuyết Nho giáo chỉ quan tâm đến con người xã hội (con người nhập thế), thủ tiêu cái cá thể, không xem cái cá thể là sự tồn tại đầu tiên của con người. Cạnh đó, Phật giáo với triết lý “vô ngã” phủ nhận sự tồn tại của một “cái ngã” cá nhân. Từ thế kỷ XVII, con người cá nhân đã xuất hiện ở những mức độ đậm nhạt khác nhau (Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ). Nhưng con người cá nhân trong văn học trung đại xuất hiện với tư cách là cái tôi trữ tình công dân chứ chưa mang tính chất cái tôi trữ tình cá thể, ý thức cá nhân chưa xuất hiện mạnh mẽ. Vì thế, văn học trung đai mới chỉ xuất hiện những yếu tố của con người cá nhân. Còn cá nhân với giá trị tự thân, với ý nghĩa và sự sống đích thực của nó thì chưa có hay quá mỏng manh.
Đầu thế kỷ XX, ý thức cá nhân mới hình thành rõ rệt. Trước hết trong đời sống xã hội do sự hình thành các đô thị mới, sự ra đời các tầng lớp mới, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây…trong xã hội con người cá nhân hình thành. Lần đầu tiên con người nhận ra giá trị đích thực của cá nhân mình. Trong văn học bắt đầu hình thành quan niệm con người cá nhân.- đặc biệt trong Thơ mới và Tự lực văn đoàn. Nhưng con người cá nhân ở giai đoạn này càng về sau càng cực đoan và đi đến bế tắc. Từ sau 1945, trước những đổi thay lớn lao của cộng đồng dân tộc, con người cá nhân tự lu mờ nhỏ bé trước sức mạnh lớn lao của tập thể. Do yêu cầu chính đáng của một giai đoạn văn học trong chiến tranh, con người cá nhân không được đề cập đúng mức. Con người quần chúng, con người tập thể, con người cộng đồng dân tộc trội lên thay thế những cá nhân vừa được khẳng định nhưng sớm bế tắc của giai đoạn trước. Số phận cá nhân đôi lúc tách khỏi số phận cộng đồng, con người xã hội và con người riêng tư có lúc không trùng khít. Từ sau 1975 nhất là từ sau đổi mới, con người cá nhân, cá thể đã được điều chỉnh một cách hợp lý và có chiều sâu. Trong sự chuyển đổi lớn lao
53