Chương 2
BỨC TRANH HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG TRONG TRUYỆN NGẮN ĐOÀN LÊ
2.1. Ý thức của nhà văn với hiện thực đời sống
2.1.1. Đi sâu khai thác mảng đề tài thế sự
Tác phẩm nghệ thuật là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ và mỗi nhà văn, nhà thơ khi sáng tạo ra tác phẩm đều xuất phát từ một nguồn cảm xúc nhất định. Đó là những trăn trở, dằn vặt, những rung động mãnh liệt của tác giả trước cuộc sống. Những trạng thái, cảm xúc đó được gọi là cảm hứng, là nhân tố quyết định sự thành bại của tác phẩm. Có lẽ ở Đoàn Lê, tình yêu đối với xóm Chùa, những trăn trở về số phận và đời sống tình cảm của con người là nguồn cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của chị. Như chúng ta đã biết, mỗi tác giả tài năng đều có một vùng sáng tác chuyên biệt và để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc về sự tài hoa, uyên bác, cũng như tấm lòng, tình cảm của mình đối với vùng đất ấy. Chẳng hạn, nhắc đến mảng sáng tác về đề tài Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến Nguyên Ngọc, hay nhắc đến thành phố cảng Hải Phòng là chúng ta lại nhớ đến Nguyên Hồng, nhắc đến Hà Nội thì không thể quên Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…. Xuôi về phương Nam, vùng đất trẻ trung của tổ quốc, chúng ta biết đến Sơn Nam - nhà Nam Bộ học, Trang Thế Hy - người được Nguyên Ngọc mệnh danh là “người hiền của văn học Nam Bộ”, rồi Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…và bây giờ chúng ta có Nguyễn Ngọc Tư. Nói như thế để thấy chúng ta lại có thêm một nhà văn nữ đã lựa chọn mảnh đất xóm Chùa thân quen của mình làm đối tượng thẩm mỹ trong sáng tác, đó là Đoàn Lê. Nếu Nguyễn Ngọc Tư xuất hiện với tác phẩm Cánh đồng bất tận khiến người đọc ngạc nhiên và thổn thức về một vùng quê Cà Mau xa xôi nhưng gần gũi. Đó là một miền quê nghèo khó đắng
cay chồng chất đắng cay. Nguyễn Thị Thu Huệ khai thác về đề tài người đàn bà phố thị,… thì Đoàn Lê đến và góp một tiếng nói nghệ thuật về đời sống một xóm Chùa với biết bao vui buồn, ấm lạnh của cuộc đời. Đoàn Lê với những câu chuyện rất đời thường, những câu chuyện như đang diễn ra từng ngày, từng giờ đâu đó quanh ta. Những câu chuyện ấy mang hơi thở cuộc sống hôm nay, ở thì hiện tại chị đã đưa người đọc khám phá những mảng màu tối - sáng của cuộc sống. Thông qua một số truyện ngắn nằm rải rác trong các tập truyện, đặc biệt đậm đặc hơn trong seri truyện ngắn viết về xóm Chùa, ta thấy mảng đề tài thế sự được chị đặc biệt chú ý. Chị phơi bày ở những mức độ và bằng những cách thức khác nhau về thực trạng nhức nhối của đời sống xã hội.
Chuyện quan chức mua quan bán tước, lạm dụng chức quyền tham ô. Cuộc sống của người dân xóm Chùa bị náo động bởi thông tin có đường cao tốc đi ngang qua ( Đất xóm Chùa) [ 40, tr 20], người dân nơi đây xôn xao kẻ bán người mua đất tấp nập. Có người nhanh chóng muốn bán đi kẻo để lâu mất giá như lão Hớn nói: “Mình nhanh chân làm trước thiên hạ mới giỏi. Chờ lúc ai cũng đua nhau bán, rồi rẻ hơn bèo”. Mọi người quên đi việc quan chức trong làng ăn bớt ngân quỹ, việc chạy giấy tờ để bán đất, để giành nhau đất mặt tiền gần đường… mà lao vào một vụ đầu tư về nhà đất rầm rộ khắp xóm đó là bán đất vì đất sẽ có đường cao tốc đi ngang qua. Thói hám lợi, lòng tham đã len lỏi vào mọi ngõ ngách của đời sống người dân “xóm Chùa”, ở từ những kẻ thấp cổ bé họng đến những lãnh đạo cấp xã, huyện như Quảng, Toản,…Chúng lợi dụng chức quyền, câu kết với nhau bán đất địa phương để trục lợi cá nhân, bỏ túi bạc tỷ.
Chuyện gái làng dần dần lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc cũng được Đoàn Lê phản ánh một cách khéo léo qua tác phẩm Trinh tiết xóm Chùa [41, tr 67]. Các cô gái làng đang vào một cuộc lựa chọn gắt gao để đủ tiêu chuẩn lấy
Có thể bạn quan tâm!
- Bối Cảnh Lịch Sử - Thẩm Mĩ Của Văn Học Việt Nam Sau 1975
- Khái Lược Về Thế Hệ Nhà Văn Nữ Việt Nam Sau 1975
- Vị Trí Truyện Ngắn Trong Sáng Tác Của Đoàn Lê
- Hình Tượng Xóm Chùa Và Các Vấn Đề Đạo Đức – Xã Hội Đương Đại
- Truyện ngắn Đoàn Lê - 8
- Thân Phận Người Phụ Nữ Trong Xã Hội Hiện Đại
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
chồng ngoại theo sự mai mối của cô Lầy Lầy. Chỉ có Hoa con gái của ông bà Sĩ Duệ là không nôn nao vì cô nghĩ bản thân mình không đủ tiêu chuẩn cô Lầy Lầy tuyển chọn. Tiêu chuẩn “xinh xắn, dễ coi, trẻ, khỏe” [41, tr.141] thì cô Hoa không bận tâm nhưng còn điều kiện “phải còn xịn” [41, tr.141] thì cô rất khó nghĩ vì cô trót phải lòng anh phó nháy đầu làng, ở với anh ta có con nhưng anh ta “bỏ của chạy lấy người” nên cô và bà Duệ phải âm thầm đi bỏ thai. Con gái xóm Chùa dần dần đều tỏ ý hoặc đồng ý ra mặt lấy chồng ngoại để có thể đổi đời, có thể giúp đỡ gia đình thoát nghèo… Nhưng đằng sau ấy cuộc đời các cô nơi xứ người sẽ ra sao? Câu hỏi ấy cứ dấy lên trong lòng độc giả khi đọc đến trang cuối của tác phẩm.
Đề tài mà nhiều tác phẩm văn học quan tâm là hạnh phúc gia đình trong xã hội hiện đại. Hạnh phúc gia đình luôn có những bóng đen đe dọa và trong đó người phụ nữ cảm thấy đau khổ, bất hạnh vì không thể giữ trọn hạnh phúc ấy, như trong truyện ngắn Giường đôi xóm Chùa. Người vợ sau hai mươi tám năm chung sống đời vợ chồng đã quyết định chia tay chồng mình trước khi bị chồng bỏ để chạy theo người tình cũ, già hơn chị, xấu hơn chị. Người vợ thấy đau đớn, bất lực nhưng cũng không hề tiếc nuối chuyện đã qua, người phụ nữ ấy chỉ thương con mình, cháu mình, bà chỉ muốn che chở cho gia đình nhỏ bé của mình trước phong ba của cuộc đời. Bà chấp nhận chia tay khi đã thu xếp cho con cháu ổn thỏa, chỉ có nỗi đau về hạnh phúc tan vỡ là đau đáu trong lòng. Sự dễ hợp dễ tan của nhiều gia đình trong xã hội hiện nay là một điều cần xem xét suy ngẫm, bởi vì hệ lụy từ việc tan vỡ gia đình gây nên rất nhiều tổn thương cho những người thân bên cạnh mình. Cuộc sống biến động từng ngày với biết bao sự kiện chính vì thế có khi hạnh phúc chúng ta nắm giữ trong tay ngày hôm nay ngay mai lại thực sự tan biến. Nhiều tác phẩm của Đoàn Lê cảnh báo về cuộc sống của con người thời hiện đại và nhất là cảnh báo về việc giữ gìn mái ấm gia đình của mỗi người qua các tác phẩm: Viên
sỏi, Ngôi nhà gỗ, Giường đôi xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa. Quả thật mái ấm gia đình hết sức mong manh cần mọi người trong gia đình cùng nhau nâng niu giữ gìn. Trong truyện ngắn Viên sỏi, người đọc ngỡ ngàng khi bắt gặp một hình ảnh người đàn bà già nua đến tiệm trang sức để làm một chiếc nhẫn có mặt là một viên sỏi. Bà đi nhiều tiệm năn nỉ hết lời: “ Tôi muốn có một chiếc nhẫn mà mặt nhẫn bằng chính viên sỏi này… Tôi cũng biết mài được nhẫn nó công phu lắm, rất tốn kém. Bởi vậy số tiền dành dụm được có thể đủ đánh nhẫn vàng, tôi chỉ yêu cầu anh giúp hộ bằng bạc, còn bao nhiêu tính vào công mài.” [ 5, tr 215] thế nhưng đáp lại bà chỉ là lời từ chối bởi công việc ấy tốn quá nhiều thời gian và công sức của con người. Nhưng đối với bà lão ấy và cô bé Mỹ Linh thì đó là món quà vô giá mà người cha cô bé tặng cho cô với lời hứa một ngày nào đó sẽ trở về. So với mọi món quà trên đời này thì tình thân là điều quý giá nhất đối với cô bé. Cô đã mất gia đình mình vào chính ngày sinh nhật năm lên bốn tuổi vì chính lúc ấy mọi người phát hiện cha cô là một con nghiện. Mẹ cô ly dị bỏ đi, tài sản tiêu tán hết. Người cha cũng bỏ đi biệt vô âm tín chỉ còn lại hai bà cháu, hai cái bóng cô đơn nương nhau mà sống. “Đứa cháu chính là cái phao cứu hộ của bà, giúp bà thoát khỏi chết chìm trong cơn tuyệt vọng” [5. Tr 222]. Đó là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những gia đình quá nuông chiều con cái, sự nuông chiều thái quá không phải là thương con mà là đang đào một nấm mồ chôn sống con dần dần đến thân tàn ma dại. Đoàn Lê cũng là một người mẹ phải chịu cảnh đau đớn tiễn con ra đi như thế. Chị đã bộc bạch qua truyện ngắn Mẹ và con và thánh thần. Câu chuyện là một cuộc đối thoại nhưng mang tính chất độc thoại thì đúng hơn vì người mẹ và cậu con trai trong câu chuyện dù nói chuyện với nhau nhưng mỗi người một thế giới riêng miên man tràn ngập trong nỗi đau kỉ niệm. Họ nhớ lại những kỉ niệm về gia đình, người mẹ nhớ lại những ngày tháng cuối cùng bên con. Đó là một thảm cảnh của nhiều gia đình hiện nay. Cha mẹ không
quan tâm con đầy đủ, không hiểu con và giúp đỡ con trong những lúc con bế tắc nhất để con rơi vào vòng tay đen tối của cuộc đời. Phải trả giá bằng mạng sống của chính bản thân mình. Đề tài về những bế tắc trong gia đình này đã được nhà văn phản ánh thông qua các tác phẩm: Ngày cuối, Giường đôi xóm Chùa, Mẹ và con và thánh thần,… Đó là những máu và nước mắt nhà văn dùng để trả giá cho những sai lầm trong cuộc đời của mình và chị hy vọng đó là lời cảnh tỉnh, là tiếng chuông cảnh báo về bổn phận và trách nhiệm của những người làm cha làm mẹ trước cuộc đời của con. Gia đình không có đủ trách nhiệm với con cái để con lầm đường lạc lối, nghiện chất trắng, thuốc lắc, ma túy là những hiện tượng rất thực trong cuộc sống hiện nay. Sinh con ra chưa đủ mà còn phải chăm sóc, dạy dỗ con nhất là khi con bắt đầu vào tuổi trưởng thành, phải uốn nắn con, phải là tấm gương tốt cho con noi theo. Đọc những truyện ngắn ấy thiết nghĩ những bậc làm cha làm mẹ sẽ giật mình thức tỉnh để nghiệm ra những bài học quý báu cho bản thân mình về hạnh phúc gia đình, về tình yêu và trách nhiệm với con cái.
Hiện thực về gia đình chị còn khai thác trên khía cạnh ngoại tình của những người đàn ông trong gia đình. Họ có những tình cảm ngoài luồng, san sẻ tình cảm cho những người tình của họ trong những chuyến đi công tác chóng vánh. Họ khéo thu vén, sắp xếp để đến với những người tình ấy thông qua việc nói dối vợ con, nói dối gia đình. Đoàn Lê phản ánh hiện tượng ấy trong nhiều truyện ngắn của chị: Cổ tích manơcanh, Giấc mơ thứ, Trăng đường, Giường đôi xóm Chùa…Việc ngoại tình ấy diễn ra một cách âm thầm lén lút nhưng đôi khi dẫn đến hệ lụy của nó là tan vỡ gia đình. Nhà văn khai thác chuyện ngoại tình dưới một góc cạnh mới đó là góc cạnh nhìn về người phụ nữ bị xem là người thứ ba trong hôn nhân của người khác. Thật ra họ cũng là nạn nhân, tình cảm mà họ nhận được là tình cảm bị san sẻ khiến những cô gái làm tình nhân của những cuộc tình ấy cũng rất đau khổ cho hoàn
cảnh của mình, họ hiểu thân phận của mình luôn cảm thấy hoài nghi khắc khoải, luôn mong chờ, hy vọng có thể sống trọn vẹn với tình yêu, có thể sống như những đôi vợ chồng bình thường, có thể làm mẹ… nhưng đó mãi là những hy vọng của họ mà thôi.
Đoàn Lê phơi bày lòng tham của con người khi con người tự biến mình thành nô lệ cho chính những dục vọng của mình. Những ảo tưởng cứ giăng giăng trước mắt những kẻ ngu muội cho rằng sẽ có thể giàu có nhờ may rủi đỏ đen. Từ một công chức nhà nước đàng hoàng, đã đề huề gia đình vợ con, lão Khiển trong Thành hoàng làng xổ số đã có mọi thứ trong tay mà không biết trân trọng để rồi rơi vào cảnh không nhà, sống cầu bơ cầu bất, không áo cơm, không kẻ qua người lại rủ lòng thương “con người lão từ quần áo đến tư thế đều đã rách nát”, và cái kết cục bi đát nhất cũng đến với lão, ấy là cái chết của một con vật: bị hất ra ngoài đường, chết đói, chết rét, không một manh chiếu, không một tấm ván chôn cất. Đây là bài học cảnh tỉnh đối với những kẻ ảo tưởng vào của phù vân, và vẫn còn nguyên tính thời sự.
Ngoài ra nhà văn còn khai thác thêm nhiều chủ đề mang đậm hơi thở cuộc sống như: việc tiếp nhận tranh khỏa thân (Người đẹp xóm Chùa), các tác phẩm văn chương khi đưa đi in ấn, xuất bản (Người khách đêm giao thừa), kinh doanh du lịch trá hình, vì lợi ích cá nhân (A Tourism xóm Chùa)…Những chủ đề ấy thực sự phản ánh những vấn đề “nóng” gây tranh cãi trong xã hội cũng như chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn trong cuộc sống.
Là một nghệ sĩ đa tài, sống hết mình cho nghệ thuật nhưng Đoàn Lê cũng rất thẳng thắn và không ngần ngại vén tấm màn nội bộ để phê phán một bộ phận giới nghệ sĩ đã mượn danh chính nghĩa, mượn diễn đàn để tìm cách hạ nhau, để “khiêu khích bôi nhọ nhau” trên mặt báo, nhưng cũng có kẻ mượn đó để tự tô son cho mình (Chọi chữ, Người xiếc chữ). Đồng thời, nhà văn cũng phê phán lối sống ảo tưởng, xa rời thực tế của những con người này. Dù
được ưu ái sống hai lần trong cuộc đời nhưng họ vẫn không tỉnh ngộ (Nhân bản). Thậm chí vì danh tiếng lợi ích người cầm bút đã không viết đúng sự thật. Đoàn Lê phản ánh hiện thực ấy thông qua truyện ngắn Người xiếc chữ.
Nếu như trước kia, văn học thiên về ca ngợi, khẳng định, biểu dương thì bây giờ văn học đến gần hơn với cuộc sống con người, là nhu cầu bổ sung, khám phá thêm những mặt trái, mặt tiêu cực khuất lấp của xã hội. Phải chăng đó là lý do mà mảng đề tài thế sự được Đoàn Lê đặc biệt quan tâm và đã chiếm được thiện cảm của bạn đọc. Với lối viết không đao to búa lớn, triết lý không nhiều, quy mô phản ánh không rộng, nhưng Đoàn Lê đã đánh đúng vào phần nhức nhối không nhỏ của xã hội, được quy tụ tất cả ở không gian nghệ thuật “xóm Chùa”. Đó không đơn thuần chỉ là chuyện thay đổi một lối sống, một con người, cũng không chỉ là chuyện đất làng bị giải tỏa, hay cơn sốt lấy chồng ngoại quốc để đổi đời, hay việc lập làng du lịch để kiếm tiền,… mà ở đây chị đưa ra vấn đề về sự biến đổi tầng sâu văn hóa của người Việt. Đoàn Lê phản ánh một hiện thực nhức nhối của những nước đang phát triển đó là những biến tướng trong du lịch, kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn. Như việc kinh doanh du lịch trá hình trong truyện ngắn A Tourism xóm Chùa, Rồi bụt hiện lên… Hiện thực ấy được phản ánh sinh động qua những trang văn bởi những hình ảnh như Cường, ông Hưởng, cô Ty, anh Nang…những nhân vật ấy bị cuốn vào dòng xoáy của cuộc đời vì danh lợi mà Cường đã biến xóm Chùa thành một nơi du lịch với “Động người xưa” chuyên thu thập những cô gái trẻ về phục vụ khách du lịch có những nhu cầu về vui chơi ăn uống, tình dục… Du lịch biển cũng biến tướng bởi những khách sạn kinh doanh trá hình như nhà hàng khách sạn Thiên Phượng chuyên môi giới gái mại dâm một cách chuyên nghiệp… Đó là một hiện thực tồn tại âm ỉ trong lòng xã hội. Những việc làm đen tối mờ ám kín đáo ấy được phơi bày khiến chúng ta cảnh giác thêm những mặt chìm của xã hội hiện nay.
Nhà văn còn quan tâm đến rất nhiều thân phận người bất hạnh trong xã hội như những nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam sau chiến tranh. Hậu quả của những di chứng ấy không thể hiện rõ trên người của họ nhưng con cái của họ phải gánh chịu những biến chứng trên hình hài, bệnh tật đau đớn, không thể làm những con người khỏe mạnh bình thường được. Đọc truyện ngắn Xóm đom đóm của Đoàn Lê, chúng ta khắc khoải nhớ mãi hình ảnh: “Sáng sáng anh thợ mộc Cán lần lượt bế ba đứa trẻ lớn bé đặt vào cái cũi gỗ buộc sau xe đạp cà tàng của mình, rồi khóa cửa căn phòng tập thể cấp bốn xập xệ lại, đi đến xưởng gỗ làm việc. Anh ta lầm lũi dắt xe ra cổng trong con mắt ái ngại của những bà hàng xóm đứng trước cửa nhà.” [43, tr 57]. Đó là những đứa con bất hạnh bị nhiễm chất độc màu da cam của anh khi anh đi bộ đội ở chiến trường Tây Ninh về. Gia đình tan nát, vợ bỏ đi, đứa con trai lớn chết, anh vừa sống, vừa đi làm, vừa chăm sóc ba đứa trẻ còn lại. Gấp trang sách lại người đọc còn ám ảnh bởi tiếng kêu thê thảm, thương tâm của anh: “Mẹ cha cái tập đoàn bí mật mày ơi… Bụng mày nham hiểm giết người không dao… Bớ cái tập đoàn bí mật chúng mày… Trời cao chứng giám thù này không tan… Mẹ cha cái tập đoàn bí mật mày ơi… ơi…” [43, tr 60].
Hướng ngòi bút vào khai thác những yếu tố sinh hoạt thế sự, đây không phải là những thử nghiệm mới mẻ của Đoàn Lê mà nó là xu hướng chung của nhiều nhà văn đương đại. Mảng đề tài này đã chiếm một số lượng không nhỏ trong sáng tác truyện ngắn của Đoàn Lê, đó là các truyện khai thác chi tiết sinh hoạt thế sự, đậm chất đời thường, đã thực sự gây được sự tiếc thương, chua xót cho những giá trị truyền thống đang bị xói mòn, có nguy cơ trở nên “vang bóng một thời” và ẩn sau đó là khát khao không thành lời của nhà văn về cái đẹp, cái thiện.
2.1.2. Ý thức đối thoại ngầm với những quan niệm sáng tạo đương đại
Những quan niệm sáng tạo nghệ thuật và sự tiếp nhận về các hình thức, loại hình nghệ thuật hiện nay đang gây tranh cãi rất nhiều như về việc tiếp