Phân Loại: Tùy Theo Nguyên Nhân Gây Bệnh Mà Táo Tiết Được Chia Thành 4 Loại Chính:

b. Pháp trị: bổ khí trừ nôn.

Phương dược: Lục quân tử thang gia vị: Nhân sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, trần bì, bán hạ. Gia thêm Hậu phác, thần khúc.

Ý nghĩa: sâm linh truật thảo để ích khí kiện tỳ, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ để lý khí hóa đờm chỉ nôn, Thần khúc để tiêu thực.

2. Vị hàn hoặc tỳ vị hư hàn:

a. Triệu chứng:

Nôn, bụng trướng, không muốn ăn, ăn hơi nhiều là ấm ách khó chịu.

Mệt mỏi yếu sức. Thích ấm nóng, chân tay lạnh

Phân lỏng nhão. Lưỡi nhợt. Mạch nhu vô lực.

b. Phép trị: ôn trung giáng nghịch

Phương dược: Lý trung thang (Thương hàn luận): Nhân sâm, Can khương, Chích thảo, Bach truật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Ý nghĩa: Can khương để ôn trung khu lý hàn. Sâm để bổ nguyên khí giúp vận hóa. Bạch truật để kiện tỳ táo thấp. Cam thảo để ích khí hòa trung.

3. Vị âm bất túc:

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 7

a. Triệu chứng: Hay có nôn, có lúc nôn khan. Miệng họng khô

Cảm giác như là đói song không muốn ăn. Lưỡi đỏ khô. Mạch tế hoặc tế sác.

b. Phép trị: dưỡng vị chỉ nôn.

Phương dược: Mạch môn đông thang (Kim quỹ yếu lược): mạch môn, bán hạ, nhân sâm, cam thảo, gạo tẻ, đại táo.

Ý nghĩa: sâm, mạch môn, gạo tẻ, đại táo, cam thảo để dưỡng vị âm, bán hạ để giáng nghịch chỉ nôn.

Phương dược: Ích vị thang (Ôn bệnh điều biện): sa sâm, mạch môn, sinh địa, ngọc trúc, đường phèn.

Ý nghĩa: sa sâm, mạch môn, ngọc trúc, sinh địa để tư dưỡng âm dịch, đường phèn để dưỡng vị hòa trung thêm Bán hạ Cam thảo. đại táo, gạo tẻ để hòa vị giáng nghịch.

Nếu miệng loét thêm Nhân sâm tu, Thạch hộc, thiên hoa phấn để dưỡng vị khí sinh tân.

Phương huyệt: châm bổ Túc tam lý, Giải khê, Nội quan, Hành gian, Can du.

BÀI 10: TÁO KẾT


I. Đại cương:

1. Định nghĩa: Có tài liệu gọi là bí kết.

Bí là bế tắc lại không thông; kết là tụ lại.

Táo, táo tà là một trong 6 tà khí gây bệnh có đặc điểm: làm tiêu hao tân dịch, gây bệnh sinh ra khô, táo bón; táo kết cũng mô tả tình trạng bệnh lý có phân khô, kết vón lại khó đại tiện ra ngoài, có thể định nghĩa như sau:

- Táo kết là tình tạng thay đổi tính chất của việc đại tiện, việc thay đổi này có thể biểu hiện:

Phân khô rắn hơn lúc bình thường (táo)

Số lần đi tiêu ít hơn bình thường (bón).

- Táo kết ( còn gọi là Tiện bí, Táo tiết) chủ yếu là do công năng đào thải của đại trường bất thường, phân trong ruột kết tụ lại quá lâu trở nên khô rắn cứng khó đào thải, dẫn đến đại tiện không thông – đi lâu và khó đi.

2. Phân loại: Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà táo tiết được chia thành 4 loại chính:

Táo nhiệt: do trường vị bị táo nhiệt bởi chất cay nóng hao tổn tân dịch.

Khí trệ: do tình chí lo nghĩ buồn bực hoặc ngồi lâu ngày.

Khí huyết hư suy: do lao lực dinh dưỡng kém, người già lớn tuổi, bệnh lâu....

Hàn kết: do thể tạng suy hư phối hợp vói âm tà ngưng kết


II. Nguyên nhân sinh bệnh:

A. Do ẩm thực:

Ăn nhiều thứ cay nóng, uống nhiều rượu lâu ngày tích ở trường vị, làmcho nhiệt kết đại trường ảnh hưởng đến chức năng truyền hóa, ảnh hưởng việc đào thải chất cặn bã. Trường Vị bị tích nhiệt, tân dịch hao tỏn không thấm xuống được gây nên đại tiện táo kết khó bài xuất ra ngoài.

B. Do tình chí:

Tình chí lo lắng, suy nghĩ, buồn bực kéo dài hoặc do nằm lâu một chỗ ít vận động, làm cho Can khí uất kết, ảnh hưởng công năng vận hóa của Tỳ Vị (thông giáng đào thải thất thường, cặn bã tích tụ) gây ra Táo tiết.

C. Do thể tạng nhiệt, bệnh thực nhiệt:

Làm tân dịch hao tổn dẫn đến táo kết.

D. Do thể chất suy yếu, nội thương Phủ tạng:

- Bẩm sinh thể chất ốm yếu, tuổi già thiên quý hư suy, làm cho chân âm huyết dịch kém, khí huyết kém tân dịch hao tổn làm cho âm tà ngưng kết.

- Do lao lực khó nhọc, bệnh mạn tính ra nhiều mồ hôi, phụ nữ sau khi sanh, tuổi già làm cho khí huyết suy hư không tưới nhuận được đại tràng hoặc tân dịch trong đại tràng khô ráo mà sinh ra Táo kết.


III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:

A. Thực chứng:

1. Thực nhiệt, hay nhiệt kết:

a. Triệu chứng:

Táo bón, phân khô cứng, khó đi

Tiểu vàng ít hoặc tiểu đỏ

Mặt đỏ, người nóng hoặc có bụng trướng đầy

Miệng khô, hơi thở ra hôi, nóng

Lưỡi đỏ rêu vàng. Mạch hoạt sác hữu lực.

b. Pháp trị: Thanh nhiệt, tả hạ nhuận tràng

c. Phương dược:

Điều vị thừa khí thang (Thương hàn luận): Đại hoàng, Mang tiêu, Cam thảo. Ý nghĩa: Đại hoàng để thông hạ; Mang tiêu để làm mềm phân; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Tỳ ước ma nhân hoàn (Trương Trọng Cảnh)

2. Khí trệ:

a. Triệu chứng:

Hông bụng đau tức, hoặc đầy hơi khó chịu.

Hay ợ hơi nhiều, ăn kém

Lưỡi nhạt rêu mỏng. Mạch hữu lực.

b. Pháp trị: hành khí, nhuận tràng (Thuận khí tiêu trệ).

c. Phương dược: Lục Ma ẩm (Chính trị chuẩn thằng): Trầm hương, Mộc hương, Ô dươc, Binh lang, Đại hoàng, Chỉ thực, Mè. Ý nghĩa: Trầm hương để giáng khí; Mộc hương, Ô dước để hành khí; Đại hoàng, Binh lang, Chỉ thực để phá khí hành trệ; Mè để nhuận hạ bổ trung

d. Phương huyệt: Châm tả Chi câu, Đại tràng du, Thiên khu, Túc tam lý.

B. Hư chứng:

1. Khí hư:

a. Triệu chứng:

Đại tiện khó đi – không thông nhưng phân không khô lết

Mệt mỏi nhợt nhạt, đổ mồ hôi, thở yéu.

Đi cầu xong người mệt lả

Lưỡi nhợt bệu

Rêu mỏng

Mạch vô lực.

b. Pháp trị: Ích khí, nhuận tràng.

c. Phương dược:

Bổ trung ích khí thang: Huỳnh kỳ, Cam thảo, Trần bì, Sài hồ, Nhân sâm, Đương quy, Thăng ma, Bạch truật. Gia thêm: Mè đen, Bá tử nhân. Ý nghĩa: Hỳnh kỳ phối hợp với Nhân sâm, Truật, Thảo để kiện tỳ ích khí; Trần bì lý khí; Đương quy bổ huyết; Thăng ma Sài hồ để thăng thanh dương; Bá tử nhân để an định tinh thần; Mè đen để nhuận hạ.

2. Huyết hư:

a. Triệu chứng:

- Đại tiện táo, phân khô cứng

- Chóng mặt, nhợt nhạt, hồi hộp, da tái xanh

- Lưỡi nhợt khô, rêu dày

- Mạch vô lực.

b. Phép trị: Dưỡng huyết nhuận táo.

c. Phương dược: Tứ vật thang gia vị: Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch thược. Gia thêm: Bá tử nhân, mè đen, Đại táo. Ý nghĩa:tứ vật thang dưỡng huyết tư âm, bổ huyết; Bá tử nhân để trợ tâm an thần, chống hồi hộp trống ngực; Đại táo để ôn trung nhuận huyết sinh tân dịch; Mè đen để nhuận hạ.

3. Âm hư huyết nhiệt:

a. Triệu chứng:

- Táo bón lâu ngày, gầy ốm

- Nóng bứt rứt khô môi miệng, khát nước

- Miệng lở loét, lưỡi đỏ.

- Mạch tế sác.

b. Phép trị: dưỡng âm nhuận táo.

c. Phương dược:

Ma tử nhân hoàn: Ma tử nhân, Hạnh nhân, Bạch thược, Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực. Ý nghĩa: Ma nhân để nhuận trường thông tiện; Đại hoàng để thông tiện tiết nhiệt; Hạnh nhân để giáng khí nhuận tràng; Bạch thược để dưỡng vị hòa lý; Chỉ thực, hậu phác để hạ khí tán kết; Mật ong để nhuận táo hoạt trường.

d. Phương huyệt:

Châm bổ và cứu các huyệt Vị du, hoặc Tỳ du; Trung quản, Khí hải, Tam âm giao.

4. Hàn kết:

a. Triệu chứng:

- Môi nhợt, đi cầu khó

- Nước tiểu trong nhiều

- Chân tay lạnh hoặc lưng gối lạnh, bụng lạnh

- Lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận

- Mạch trầm trì.

b. Pháp trị:

Nếu là thực hàn: Ôn dương thông hạ

Phương dược: Ôn tỳ thang (Bản sự phương): Đại hoàng, Can khương, Phụ tử, Nhục quế, Cam thảo, Hậu phác, Chỉ thực. Ý nghĩa: Phụ tử, Can khương, Nhục quế để ôn dương khu hàn; Đại hoàng để thông hạ; Chỉ thực, Hậu phác để hành khí; Cam thảo để ích khí.

Nếu là chứng hư hàn:

Phương dược: Lý trung thang (Thương hàn luận): Nhân sâm, Bạch truật, Can khương, Ca, thảo. Ý nghĩa: Nhân sâm để bổ khí giúp vận hóa; Can khương để ôn trung tiêu khu lý hàn; Bạch truật để kiện tỳ; Cam thảo để ích khí hào trung sinh tân dịch.

Phương thuốc kinh nghiệm:

- Hạt thầu dầu tía: sao chín bóc vỏ ăn buổi sáng 1-2 hạt, lúc chưa ăn sáng.

- Khoai lang, Mật ong nấ chè ăn, hoặc ăn khoai lang nấu chín.

- Lá dâu, Mè đen sao chín trộn nấu nước uống.

- Dầu mè 10ml, Mật ong 15ml hòa lẫn uống 1 lần buổi sáng.

BÀI 11: TIẾT TẢ


I. ĐẠI CƯƠNG

A. Định nghĩa:

Tiết: Đại tiện lỏng loãng và đi liền liền, lúc có phân lúc không

Tả: Đại tiện xổ xuống như dội nước.

Trên lâm sàng thường gọi là tiết tả, là tiêu chảy, còn gọi là Hạ lợi

B. Phân loại hay cách gọi bệnh danh khác của chứng tiết tả:

Người ta cũng gọi tên riêng theo ý nghĩa của tả hoặc tiết như:

Thấp Tiết, Hàn tiết, Nhiệt tiết, Phạn tiết, Thủy tiết, Đờm tiết, Tỳ tiết, Hoạt tiết, Thận tiết, Ngũ canh tiết.

Phong tả, Thử tả, Táo tả, Thấp tả, Hỏa tả, Hàn tả, Nhiệt tả, Đờm tả, Thực tả. Hay gọi theo biểu hiện thực hư của bệnh:

Thực chứng: Nhiệt tả, Hàn tả, Thấp tả ....

Hư chứng: Tỳ hư tiết tả, Thận hư tiết tả .... Hay gọi theo nguyên nhân gây bệnh như:

- Thực tả, Ngũ canh tả, Xôn tiết, Hoắc loạn ...

- Thương thực tiết tả, Tỳ vị hư hàn tiết tả, Thấp nhiệt tiết tả....


II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

A. Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây tiết tả có nhiều, khi phát bệnh thường hay có quan hệ với thời tiết và ăn uống. Có thể gom gọn trong 2 nhóm nguyên nhân chính gây nên chứng tiết tả:

a. Ngoại nhân: Chủ yếu Phong, Hàn, Thấp, Thử tà xâm nhiễm gây nên làm tổn thương tính thăng giáng của tỳ vị.

b. Nội nhân:

- Ăn uống không điều độ, không chừng mực, bừa bãi, hoặc ăn thức sống lạnh ôi thiu, hoặc ăn quá nhiều thứ ngon béo.

- Nhân tố nội tại như tỳ vị đã hư yếu sẵn, ăn uống không điều hòa; dương khí ở tỳ thận suy kém không vận hóa nung nấu thức ăn được.

B. Bệnh sinh:

a. Nhân lúc Vệ khí suy tấu lý sơ hở (do lao lực mệt nhọc, đói bụng hoặc bệnh mới khỏi) lại ăn phải thức ăn sống lạnh hoặc cảm nhiễm sương gió, hàn thấp tà thừa cơ xâm phạm kinh Dương minh đại tràng, gây ra triệu chứng ớn lạnh, đau lạnh bụng đầy hơi tiêu chảy lỏng gọi là chứng Tiết tả cấp thể Hàn thấp (biểu chứng).

b. Nhân khi Vệ khí kém (do lao lực mệt mỏi), gặp phải trời nắng gắt buổi trưa hè thử thấp tà thừa cơ xâm phạm bì mao truyền đến kinh Dương minh Đại tràn gây ra triệu chứng phát sốt, nhức đầu, đau bụng, sôi ruột, tiêu chảy lỏng nước nhiều lần gọi là chứng Tiết tả thể thấp nhiệt.

c. Nhân khi Hậu thiên tỳ vị suy yếu (do có bệnh mạn tính hoặc bệnh nặng mới khỏi) lại ăn uống phải đồ sống lạnh, Hàn thấp tà thừa cơ xâm phạm tỳ vị, cốc thực không được vận hóa kết tụ xuốn đến Đại tràng, làm rối loạn công năng bài tiết chất cặn bã, phát sinh chứng đau lạnh bụng âm ỉ, sôi ruột, tiêu chảy lỏng phân sống, mệt mỏi tay chân gọi là chứng Tiết tả thể Tỳ vị hư hàn.

d. Do tình chí thất điều (lo lắng suy nghĩ buồn bực thái quá) làm Can khí uất kết, Tỳ khí đình trệ, cốc thực ăn vào không được vận hóa tốt, đình trệ tích tụ xuống đến Đại trường làm phát sinh ra chứng đau nặng bụng, đầy tức hông sườn, tiêu chảy lỏng goi là chứng Tiết tả thể Can tỳ bất hòa.


III. Bệnh cảnh lâm sàng;

A. Hàn thấp:

a. Triệu chứng:

Đau bụng, sôi ruột, tiêu lỏng nhiều lần toàn nước trong loãng.

Người nặng nề, mệt mỏi, không muốn ăn

ớn lạnh, sợ gió, đau mình, nhức đầu

lưỡi bệu rêu trắng

mạch nhu hoãn (nếu thấp nhiều), mạch trầm trì (nếu hàn nhiều).

b. Pháp trị: Nếu thấp nhiều: Ôn trung, phân thanh trọc, lợi thủy thấp.

c. Phương dược: Vị linh tán (bao gồm Bình vị tán và Ngũ linh tán): Thương truật, Hậu phác, trần bì, Cam thảo, Trư linh, Quế chi, Trạch tả, Bạch truật, Phục linh. Ý nghĩa: Bình vị tán (Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo) để khử thấp hòa vị; Ngũ linh tán (Trư linh, Quế chi, Trạch tả, Phục linh) để hành khí lợi thủy.

Nếu Hàn nhiều: Ôn trung khứ hàn.

Phương dược: Lý trung thang (Thương Hàn luận): Đảng sâm, Bạch truật, Can khương, Cam thảo. Ý nghĩa: Can khương để ôn trung tiêu khu lý hàn; Đảng sâm để bổ khí giúp vận hóa; Bạch truật để kiện tỳ táo thấp; cam thảo để ích khí hòa trung.

Nếu tình trạng nặng hơn có thể dùng bài Phụ tử lý trung thang, là bài thuốc trên gia thêm Phj tử để tăng ôn dương khu hàn

Nếu lẫn lộn cả hàn và thấp: tán hàn trừ thấp chỉ tả.

- Phương dược: Hoắc hương chính khí tán gia giảm: Hoắc hương, hậu phác, Trần bì, Tô diệp, Cát cánh, Gừng, Bạch chỉ, Đại phúc bì, Tử tô, Bán hạ, Cam thảo.

- Ý nghĩa: Hoắc hương để chỉ nôn, tiêu chảy, tán phong hàn, hóa trọc; Tô diệp, Bạch chỉ để phát tán phong hàn, giúp Hoắc hương giải phong hàn ra ngoài, hóa thấp trọc ở

bên trong; Bán hạ, Trần bì để táo thấp chỉ tả; Hậu phác, Đại phúc bì để hành khí hóa thấp, thông trung tiện; Cát cánh để tuyên phế lợi hoành vừa giải biểu vừa hóa thấp.

- Phương huyệt: Châm cứu Thiên xu, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý, Đại trường du.

B. Thấp nhiệt:

a. Triệu chứng:

Phát sốt, khát, uống nước nhiều, thích uống nước lạnh.

Lợm giọng, buồn nôn.

Đau quặn bụng từng cơn, mỗi lần đau là mỗi lần đi tiêu chảy, tiêu chảy nhiều lần.

Phân lỏng màu vàng, hôi thối, nóng như đốt ở hậu môn. Tiểu tiện ít đi

Lưỡi bệu rêu vàng bẩn. Mạch sác.

b. Pháp trị: thanh nhiệt lợi thấp chỉ tả

c. Phương dược: Cát căn cầm liên thang gia giảm: cát căn, hoàng liên, hoàng cầm, nhân trần, kim ngân hoa, hoắc hương.

Ý nghĩa: cát căn để gảii biểu thanh nhiệt, nâng khí dương của tỳ vị để chỉ tả; hoàng liên, hoàng cầm để thanh nhiệt giải độc; hoắc hương hỗ trợ cát căn để chỉ tả; Nhân trần để lý khí hòa huyết chỉ thống; cam thảo để hòa trung.

d. Phương huyệt:

Châm tả Thiên xu, túc tam lý, Hợp cốc, Nội đình, Âm lăng tuyền, Đại trường du.

C. Thương thực:

a. Triệu chứng:

Đầy bụng, đau quặn từng cơn

Tiêu chảy phân lỏng hoặc có hòn rất hôi thối, như mùi trứng ung, hoặc mùi thức ăn không tiêu, đi tiêu xong bụng giảm đau.

ợ nhiều, ợ hơi và ợ chua. Ngực tức không khoan khoái

Trung tiện luôn luôn rất thối

Rêu lưỡi vàng cáu bẩn. Mạch hoạt sác.

b. Pháp trụ: Kiện tỳ tiêu thực chỉ tả.

Phương dược: bình vị tán gia vị: thương truật, Trần bì, Hậu phác, Cam thảo, Sơn tra, Thần khúc.

Ý nghĩa: thương truật, hậu phác, trần bì, cam thảo phối hợp để trừ thấp hòa vị; Thần khúc, Sơn tra để tiêu thực, tác dụng chung của bài thuốc là Tiêu thực đạo trệ.

D. Tỳ vị hư hàn:

a. Triệu chứng:

Lạnh bụng, sôi ruột, mệt mỏi không muốn ăn

Đau bụng âm ỉ, tiêu lỏng nhiều lần, phân sống. Sắc da nhợt nhạt. Đoản hơi

Chân tay mát lạnh. Lữơi bệu nhợt, rêu trắng. Mạch vô lực.

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024