Chứng Trạng: Hoa Mắt, Chóng Mặt Nhiều Hơn, Nặng Đầu.

Ý nghĩa: kinh giới để sơ phong. Thạch cao để thanh nhiệt. nếu buốt óc mắt mờ thêm cúc hoa, hương phụ, bạc hà để làm hết đau đầu, sáng mắt.

3. Đau đầu do phong thấp:

a. Triệu chứng:

đau đầu như bị bó chặt lại, cảm giác nặng nhức.

chân tay tê nặng mỏi.

cảm giác nặng bụng không tiêu, ăn uống kém.

Sắc mặt tối xạm.

Tiêu lỏng, tiểu ít.

Rêu lưỡi trắng nhớt

Mạch nhu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

b. Phép trị: Khu phong thắng thấp.

Phương thuốc: Bạch chỉ thổ phục linh thang (Thuốc nam châm cứu): Bạch chỉ, mạn kinh tử, trần bì, bán hạ chế, cam thảo đất, thổ phục linh, gừng sống.

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 5

Ý nghĩa: bạch chỉ, thổ phục linh để trừ phong thấp ở dương minh, Mạn kinh tử để sơ phong tán nhiệt, trần bì, bán hạ để lý khí hóa đờm. cam thảo để lợi tiểu tiêu độc, gừng sống để phát tán phong hàn, trừ hàn đờm.

Phương thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang: khương hoạt, độc hoạt, cao bản, phòng phong, xuyên khung cam thảo, mạn kinh tử.

Ý nghĩa: Khương hoạt, độc hoạt để tán phong thấp của toàn thân. Phòng phong, cao bản để trừ thấp ở cơ biểu, làm ra mồ nôi, chỉ dau. Xuyên khung để điều huyết khu phong hợp với Mạn kinh tử để tán phong thanh thấp ở đầu, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc. Khi uống thuóc sẽ ra mồ hôi dâm dấp là tốt (nếu mồ hôi nhiều dễ bị tổn âm thương dương).

Nếu có sốt nóng, thêm Hoàng cầm, Hoàng liên.

B. ĐAU ĐẦU DO NỘI THƯƠNG:

1. Đau đầu do can dương thượng kháng:

a. Triệu chứng:

Đầu váng, căng, đau.

Tâm phiền, dễ cáu gắt giận dữ, ngủ không yên (tâm hỏa nhiễu động).

Mặt đỏ, miệng khô

Rêu lưỡi vàng mỏng

Mạch huyền hoặc tế sác.

b. Phép trị: Bình can tiềm dương.

c. Phương thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chính trị tân nghĩa): thiên ma, câu đằng, sơn chi, phục thần, hoàng cầm, ngưu tất, đỗ trọng, ích mẫu, tang ký sinh, dại giao đằng, thạch quyết minh.

Ý nghĩa: Thiên ma, câu đằng, thạch quyết minh, hạ khô thảo để bình can tức phong. Sơn chi, hoàng cầm để thanh nhiệt tả hỏa, ích mẫu để hoạt huyết lợi thủy, ngưu tất để dẫn huyết đi xuống hợp với Đỗ trọng, Tang ký sinh để bổ can thận; hương phụ để lý khí ở trong huyết. Dạ giao đằng, Phục thần để an thần định chí, cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

Thuốc nam: Câu đằng, quyết minh tử, hạ khô thảo, mạn kinh tử, chi tử, hương phụ, cam thảo.

Nếu có can thận âm hư rõ thì thêm sinh địa, kỷ tử.

2. Đau đầu do can hỏa:

a. Triệu chứng:

Đau đầu, mặt đỏ, có từng cơn bốc hỏa.

Miệng khô, đắng

Nước tiểu đỏ, phân khô bón

Rêu lưỡi vàng

Mạch huyền sác

b. Pháp trị: bình can giáng hỏa.

c. Phương thuốc:

Long đởm tả can thang (Y phương tập giải): long đởm thảo, hoàng cầm, chi tử, trạch tả, mộc thông, xa tiền tử, đương quy, sinh địa, sài hồ, sinh cam thảo.

Ý nghĩa: long đởm thảo để tả thực hỏa của can đởm, tả thấp nhiệt ở hạ tiêu; hoàng cầm, chi tử để tả hỏa; trạch tả, mộc thông, xa tiền tử để thanh nhiệt lợi tháp; sinh địa, đương quy để tư âm dưỡng huyết. sài hồ để dẫn thuốc vào can đởm.

Thiên ma câu đằng ẩm thêm Long đởm thảo, Đại hoàng (Nội khoa học).

3. Đau đầu do đờm trọc:

a. Triệu chứng:

Đầu đau căng

Buồn nôn, nôn mửa đờm rãi

Ngực bụng đầy tức

Rêu rưỡi cáu trắng. Mạch hoạt.

b. Phép trị: Hóa đờm trọc giáng nghịch.

c. Phương thuốc:

Bạch chỉ hậu phác thang (Thuốc nam châm cứu): bạch chỉ, hậu phác, thổ phục linh, bán hạ, trần bì, gừng sống.

Bán hạ bạch truật thiên ma thang (Y học tâm ngộ): bán hạ, thiên ma, phục linh, bạch truật, trần bì, cam thảo, gừng sống, đại táo.

Ý nghĩa: bạch chỉ thiên ma để trị đau đầu, chóng mặt. hậu phác, bán hạ, bạch truật, trần bì, phục linh, sinh khương để hóa đàm thấp. Có thể thêm mạn kinh tử để trị đau đầu.

4. Đau đầu do thận hư:

a. Triệu chứng: Đau đầu, ù tai, váng đầu, đau mỏi thắt lưng, đầu gối, di tinh, bạch đới, lưỡi đỏ mạch tế (thậm âm hư) hoặc đau đầu ù tai sợ rét, chân tay lạnh, lưỡi nhợt, mạch trầm (thận dương hư). Đó là do tiên thiên không đủ, hoặc phòng dục quá đọ làm thận tinh suy, tủy não trống rỗng hoặc thận dương suy, thanh dương không lên đầu được.

b. Phép trị: Dưỡng âm bổ thận.

c. Phương thuốc:

Lục vị địa hoàng hoàn (Tiểu nhi dương chứng trực quyết): thục địa để bổ thận âm. Sơn thù để tư thận ích can, Sơn dược đê tư thận bổ tỳ, Trạch tả để tả can thận giáng trọc, đơn bì để tả can hỏa, Phục linh để thẩm tỳ thấp.

Nếu thận dương hư thêm Quế, Phụ (Bát vị hoàn) để ôn bổ thận dương.

Thuốc Nam châm cứu: Bột sừng nai, thục địa, mẫu lệ, cúc hoa, mật ong vừa đủ làm hoàn mật.

Ý nghĩa: bột sừng nai, thục địa để bổ thận. mẫu lệ để cố tinh liễm hãn. Cúc hoa để trị đau đầu.

Nếu dương hư thêm Ba kích, Nhục quế.

Nếu âm hư thêm Yếm rùa, Mạch môn.

5. Đau đầu do khí hư:

a. Triệu chứng:

Đau đầu âm ỉ liên miên, làm việc quá sức thì đau tăng.

Người mệt ăn kém.

Đoản hơi, thiếu khí. Mạch tế vô lực.

b. Phép trị: Bổ khí

c. Phương dược:

Bổ trung ích khí (Tỳ vị luận) gia vị: hoàng kỳ, cam thảo, nhân sâm, đương quy, trần bì, thăng ma, sài hồ, bạch truật. Thêm: tế tân, xuyên khung, mạn kinh tử, bạch chỉ.

Ý nghĩa: Bổ trung ích khí thang để ích khí thăng đề, Tế tân, xuyên khung, mạn kinh tử, bạch chỉ để trừ đau đầu.

6. Do huyết hư:

a. Triệu chứng: Đầu đau váng. Tim đập, trống ngực, dễ hoảng sợ.

Lưỡi nhợt nhạt. Mạch hư sáp.

b. Phép trị: Dưỡng huyết.

c. Phương thuốc:

Tứ vật thang (Cục phương gia vị): Đương quy, xuyên khung, bạch thược, thục địa. Lượng đều bằng nhau, thêm Cúc hoa, Mạn kinh tử, Cam thảo.

Ý nghĩa: tứ vật thang để dưỡng huyết. Cúc hoa, Mạn kinh tử để túc phong chỉ đau đầu.

7. Đau đầu do huyết ứ:

a. Triệu chứng:

Đau đầu lâu không hết, chỉ đau có 1 chỗ, đau như kim chân

Hoặc có tiền sử đụng dập ở đầu

Lưỡi có điểm ban huyết ứ. Mạch tế sáp.

b. Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ.

Phương thuốc: Thông khiếu hoạt huyết thang (Y lâm cải thác): xích thược, xuyên khung, đào nhân, hồng hoa hành giả, đại táo, xạ hương, hoàng tửu.

Ý nghĩa: Đào, hồng, xích thược, khung để hoạt huyết hóa ứ. Hành giả để ôn thông kinh mạch, xạ hương dể khai khiếu. hoàng tửu để dẫn thuốc.

Nếu có huyết ứ thêm Đương quy, Địa hoàng để bổ huyết. nếu có khí hư thêm Hoàng kỳ dể bổ khí, nếu đau đầu nhiều thêm địa long, toàn yết, ngô công để thông lạc.

8. Đau một nửa đầu:

a. Triệu chứng: Có những cơn đau nửa đầu, đau mạnh, hết cơn thì lại như thường. đó là do kinh can đởm có phong hỏa gây nên.

b. Phép trị: Bình can khu phong.

c. Phương thuốc: Nhị trần thang gia giảm.


Nếu đau bên phải gia thêm: sa sâm, hoàng cầm, hoàng liên, phòng phong, xuyên khung, nam tinh.

Nếu đau bên trái gia thêm đương quy, bạch thược, xuyên khung, sài hồ, bạch chỉ.

Ý nghĩa: Nhị trần thang để hóa đờm, các vị khac để thanh can dưỡng huyết khu phong chỉ đau đầu.

9. Đau đầu do thực uất:

a. Triệu chứng: Ngực bụng đầy trướng, nuốt chua chán ăn, ợ hơi thức ăn ứ trong dạ dày, ăn vào đau tăng, mạch hoạt thịnh. Đó là do ỉa bí, hoặc tiêu hóa kém, thức ăn đình bại ở trường vị, trọc khí xông lên trên gây nên

b. Phép điều trị:

Nhị trần thang gia thêm hậu phác, sơn tra, chỉ thực, thần khúc.

ý nghĩa: nhị trần để kiện tỳ lý khí hóa đờm, hậu phác, chỉ thực để hành khí đạo trệ, sơn tra, thần khúc để tiêu thực.

10. Đầu phong hoặc não phong: Đầu phong là do loại đau đầu kéo dài do tà khí bị lưu lại, đau lúc phát lúc ngưng, khỏi rồi lại tái phát.

a. Triệu chứng: Đau đầu. lúc đau lúc không, khi đau thì đầu đau mạnh, cơ thể lơ mơ, ngực hoành đầy, mạch huyền hoạt.

b. Phép trị: Khu phong thanh nhiệt khử ứ hóa đờm.

c. Phương dược: Thịt rắn hổ mang sấy khô ngâm rượu. nam tinh, thạch cao, kinh giới; địa cốt bì tán bột uống. (trích Nam dược thần hiệu):

Ý nghĩa: rắn hổ mang để trị phong co quắp, trừ thấp; kinh giới để khu phong, Thạch cao, Địa cốt bì để thanh nhiệt, Nam tinh để hóa đờm.


IV. Điều trị bằng châm cứu:

Đầu thống có 13 bệnh cảnh lâm sàng, tùy thuộc vào biểu hiện của mỗi bệnh cảnh có thể phân thành loại thực hoặc hư.

Đối với loại thực: Châm tả.

- Đau sau đầu: phong trì, côn lôn và áp thống điểm.

- Đau trước trán: đầu duy, ấn đường, hợp cốc, áp thống điểm.

- Đau một bên đầu: thái dương, hợp cốc, ngoại quan, áp thống điểm

- Đau đỉnh đầu: bách hội, côn lôn, hành gian.

Đối với loại hư: Châm bổ

- Huyệt chung nhằm nâng thể trạng: túc tam lý, thận du, quan nguyên.

- Và dùng thêm các huyệt tùy thuộc vị trí như trên.

- Ngoài ra khi can dương bốc: thái xung, dương lăng tuyền.

- Khi khí huyết hư nhược gia thêm Khí hải, Túc tam lý.

BÀI 7: HUYỄN VỰNG


I. KHÁI NIỆM

Huyễn là hoa mắt, vựng là chóng mặt, thường gọi chung là hoa mắt chóng mặt, nhẹ thì hết ngay khi nhắm mắt, nặng thì kèm đau đầu, ù tai, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngất xỉu…

Về mặt Đông y, chứng huyễn vựng thường gặp trong các bệnh như tăng huyết áp, thiểu năng tuần hoàn não, suy nhược thần kinh, viêm tai giữa…


II. NGUYÊN NHÂN

A. NGOẠI CẢM

Tà khí lục dâm xâm lấn vào các khiếu trống rỗng ở đầu và mặt gây nên chứng hoa mắt, chóng mặt.

B. NỘI THƯƠNG

Tình chí không thư thái, bị uất ức lâu ngày, khí uất hóa hỏa, hỏa hun đốt tân âm khiến Can âm bị hao tổn, âm không chế dương đến nỗi Can dương thăng động bốc lên, Can dương hóa phong, phong và hỏa quấy rối ở trên làm nhiễu loạn thanh không mà gây ra chứng huyễn vựng.

Do ăn uống không điều độ, lao nhọc thái quá, bệnh lâu ngày, hoặc do bị mất huyết làm hao khí, hoặc do lao Tâm, lo lắng, suy nghĩ quá mức làm tổn thương Tâm Tỳ dẫn đến khí huyết hư suy . Khí hư thì thanh dương không lên não, huyết hư thì não không được nuôi dưỡng cho nên hoa mắt, chóng mặt.

Tiên thiên bất túc hoặc người cao tuổi, hoặc lao thương, phòng dục quá độ làm suy tổn Thận tinh, Thận sinh tinh, tinh sinh tủy, mà não là bể của tủy, Thận tinh suy hao thì bể của tủy bất túc nên sinh hoa mắt, chóng mặt. Hoặc Thận tinh hao suy, Thận âm bất túc, không nuôi dưỡng được Can (thủy bất hàm mộc) làm Can âm hư dẫn đến Can dượng thượng cang gây chóng mặt.

Do ăn uống thất điều, ăn nhiều chất béo ngọt làm Tỳ Vị thương tổn, Tỳ mất kiện vận nên không vận hóa được thủy cốc thành tinh chất để nuôi cơ thể mà tụ lại thành thấp, thấp tụ lại thì sinh đờm. Đờm thấp ngăn trở ở trong làm thanh dương không thăng, trọc âm không giáng gây nên chóng mặt. Thường gặp ở người béo mập.


III. THỂ LÂM SÀNG

A. CAN DƯƠNG THƯỢNG CANG

Do tình chí uất ức, khí uất hóa hỏa, hỏa hun đốt tân âm làm Can âm hao tổn hoặc do Thận âm hư không nuôi dưỡng được Can, thủy bất hàm mộc làm Can âm hư, âm không chế dương dẫn đến Can dương thượng cang, biểu hiện trạng thái bốc lên, quấy động.

1. Chứng trạng:


Hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau đầu, cảm giác căng tức hoặc như mạch đập.

Dễ cáu gắt, ưa yên tĩnh, không thích quấy nhiễu, tự thân không nổi giận, cáu giận thì chóng mặt, đau đầu tăng.

Phiền táo, mất ngủ.

Mặt lúc đỏ lúc không hoặc có cơn nóng phừng mặt.

Lờm lợm buồn nôn, miệng đắng, họng khô nhưng không ưa uống nước.

Lưỡi đỏ, không gai, rìa lưỡi đỏ, rêu vàng.

Mạch Huyền.


2. Phép trị: Bình can tiềm dương

3. Phương dược:


Thiên ma câu đằng ẩm (Tạp bệnh chính trị)

Linh giác câu đằng thang (Thông tục thương hàn luận)


B. THẬN TINH BẤT TÚC

Tiên thiên bất túc hoặc người cao tuổi Thận khí suy yếu, hoặc lao thương, phòng dục quá độ làm Thận tinh suy hao, tủy ít không nuôi dưỡng não mà gây bệnh.

1. Chứng trạng:


Hoa mắt, chóng mặt, ù tai.

Lưng gối mỏi yếu, di tinh, liệt dương.

Mệt mỏi, mất ngủ, hay mê, hay quên.

Mạch Huyền Tế.

Nếu thiên về âm hư thì có lòng bàn tay chân nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.

Nếu thiên về dương hư thì có sợ lạnh, chân tay lạnh, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế.


2. Phép trị: Bổ Thận ích tinh. Âm hư thì tư bổ thận âm, Dương hư thì ôn bổ thận dương.

3. Phương dược: Tả quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư)


Tư bổ thận âm dùng phương Tri bá địa hoàng hoàn (Y tông kim giám)

Ôn bổ thận dương dùng phương Hữu quy hoàn (Cảnh nhạc toàn thư)


C. KHÍ HUYẾT ĐỀU HƯ (TÂM TỲ HƯ)

Do ăn uống không điều độ, lao nhọc thái quá, bệnh lâu ngày, hoặc do bị mất huyết làm hao khí, hoặc do lao Tâm, lo lắng, suy nghĩ quá mức làm tổn thương Tâm Tỳ dẫn đến khí huyết hư suy .

1. Chứng trạng: Hoa mắt, chóng mặt.


Mệt mỏi, đoản hơi, biếng nói, ra mồ hôi nhiều, chân tay vô lực.

Hồi hộp, khó ngủ, mất ngủ, kém ăn, đại tiện lỏng, loãng.

Sắc mặt nhạt, sắc môi nhạt.

Lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Tế Nhược.


2. Phép trị: Bổ khí dưỡng huyết, kiện Tỳ dưỡng Tâm

3. Phương dược: Quy tỳ thang (Tế sinh phương)


Bát trân thang (Chính thể loại yếu)

Thập toàn đại bổ (Hòa tễ cục phương)


D. ĐỜM TRỌC TRUNG TRỞ

Thường gặp ở người béo mập, thấp trệ, hay ăn chất béo ngọt làm Tỳ Vị thương tổn, Tỳ mất kiện vận sinh thấp đờm. Đờm thấp ngăn trở ở trong làm thanh dương không thăng, trọc âm không giáng gây nên chóng mặt. Thuộc thực chứng.

1. Chứng trạng: Hoa mắt, chóng mặt nhiều hơn, nặng đầu.


Ngực bụng đầy tức, mình mẩy tay chân nặng nề.

Miệng nhạt, lợm giọng, buồn nôn, kém ăn, tiểu tiện ít, đại tiện nhão, hay ngủ.

Lưỡi nhạt to bệu, rêu lưỡi trắng bẩn, trơn nhớt. Mạch Nhu Hoạt.


2. Phép trị: Táo thấp trừ đờm, kiện Tỳ hòa Vị

3. Phương dược: Bán hạ bạch truật thiên ma thang (Y học tâm ngộ) Nhị trần thang (Hòa tễ cục phương) gia vị.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024