Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 8

b. Phép trị: Ôn trung tán hàn, kiện tỳ, chỉ tả.

c. Phương dược: Hương sa lục quân gia vị: Mộc hương, Sa nhân,Trần bì, Bán hạ chế, Đảng sâm, Phục linh, Bạch truật, Chích thảo, Gừng lùi, Hoàng đằng.

Ý nghĩa: Mộc hương sa nhân để ôn trung tán hàn; Trần bì, Bán hạ hóa đờm ráo thấp; Gừng lùi, Hoàng đằng để chỉ tả; Sâm, Linh, Truật, Thảo để kiện tỳ bổ khí.

d. Phương huyệt: Cứu bổ hoặc ôn châm Tỳ du, Trung quản, Chương mô.

E. Tỳ thận dương hư:

a. Triệu chứng:

Người già lớn tuổi, mệt mỏi ù tai, đau lưng mỏi gối, ngũ canh tả.

Đau bụng, sôi ruột, tiêu nhiều lần phân sống, đi cầu xong vẫn còn đau.

Bụng dưới đau lạnh

Ăn không ngon miệng, thường xuyên ớn lạnh, chân tay và người lạnh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng nhầy. Mạch trầm nhược.

b. Phép trị: Ôn bổ Tỳ Thận dương, chỉ tả.

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 8

c. Phương dược:

Tứ thần hoàn gia vị: Nhục đậu khấu, Phá cố chỉ, Bạch truật, Can khương, Ngô thù du, Ngũ vị tử, Đại táo.

Ý nghĩa: Phá cố chỉ để bổ mệnh môn, ích thổ; Nhục đậu khấu để ôn tỳ sáp trường chỉ tả; Ngô thù du để ôn tỳ, tán hàn, trừ thấp; Ngũ vi tử để ôn sáp; Sinh khương để tán hàn hành thủy; Táo để dưỡng tỳ vị.

Nếu khí hư không cầm được tiêu chảy dùng bài thuốc trên gia thêm Phụ tử lý trung thang, hoặc bài Bát vị phối hợp với Tứ quân gia vị.

F. Can tỳ bất hòa:

a. Triệu chứng:

Khi có căng thẳng hoặc tình chí thất điều là có đi tiêu chảy.

Bụng đầy đau, sôi ruột. Sườn đầy tức, căng, ợ hơi, ăn kém.

Rêu lưỡi mỏng. Mạch huyền.

b. Pháp trị: Điều hòa Can tỳ, chỉ tả.

c. Phương dược:

Thống tả yếu phương (Cảnh nhạc toàn thư): Phòng phong, Bạch truật, Trần bì, Bạch thược.

Ý nghĩa: Phòng phong để sơ can tỳ: Bạch thược để dưỡng huyết tả can: Trần bì để lý khí tỉnh tỳ, toàn bài có tác dụng điều hòa can tỳ, chỉ tả, chỉ thống.

d. Phương huyệt: Châm bình các huyệt: Thái xung, Chương môn, Kỳ môn, Can du, Tỳ du, Túc tam lý, Nội quan.

BÀI 12: LỴ TẬT


I. Đại cương:

Lỵ tật là hội chứng bệnh lý của phủ Đại trường, bao gồm các triệu chứng chính: Đau bụng, mót rặn vội đi, phân lỏng có lẫn nhầy nhớt hoặc máu.

Sách Nội kinh gọi là chứng Trệ hạ, Trường tích.

Sách Hải thượng Y tông tâm lĩnh phân chia chứng Kiết lỵ thành nhiều nhóm: Xích lỵ, Bạch lỵ, Huyết lỵ, Nhiệt lỵ....

Trệ hạ: Đại tiện nhiều lần, cảm giác mắc đi tiêu và mót rặn không thông, hậu môn có cảm giác trằng xuống.

Trường tích: Cảm giác có vật tích trệ trong ruột, khi bài tiết nghe có tiếng kêu.


II. Nguyên nhân sinh bệnh:

Có 2 nguyên nhân chính góp phần gây nên lỵ tật:

Cảm nhiễm phải thời khí: Thử thấp tà, Ôn dịch độc tà.

Do ăn uống không điều độ (nhiều đồ sống lạnh, ăn thất thường không đúng bữa) làm Tỳ vị không vận hóa được gây đình tích.

A. Do thấp hàn trở trệ:

Làm cho Tỳ khí mất kiện vận, chức năng thăng thanh giáng trọc bị tổn thương, ảnh hưởng tới chức nưang truyền tống của Đại trường khiến cho bụng đau mót rặn – đai cầu nhiều lần có lẫn chất nhầy trắng (tân dịch của Vị trường).

B. Do thấp nhiệt uất kết ở Tỳ vị:

Làm cho Vị không tiêu đạo, Tỳ mất kiện vận.

Nếu xâmnhập tới phần khí của trường vị thì đi cầu ra nhầy nhớt, nếu xâm phạm đến phần huyết thì đi cầu ra nhầy máu, hoặc làm vị âm khô liệt, Vị khí mất hòa giáng, ăn vào nôn ra, có khi do phong tà uất ở Tỳ vị hóa nhiệt cũng gây nên triệu chứng trước đi tả sau đi lỵ.

C. Do hậu thiên quá hư:

Gặp phải nhiệt độc tà quá thịnh xâm phạm đến dinh huyết của phủ tạng mà gây ra triệu chứng: sốt cao, phát ban, hôn mê, co giật kèm theo Lỵ tật.

D. Do ăn uống không điều độ, hoặc dùng thuốc Hàn lương lâu dài:

Khiến cho Lỵ tật tái phát nhiều lần, kéo dài lâu gnày, làm cho Tỳ khí suy hư, Tỳ thận dương hư gọi là chứng Lỵ mạn tính (hay Hưu tức lỵ)

III. Cơ chế sinh bệnh:

1. Nhân lúc chính khí hư suy, thử thấp tà hoặc ôn dịch độc tà thừa cơ xâm phạm cơ thể, truyền biến đến Dương minh kinh, làm rối loạn công năng bài tiết đại tràng gây ra nóng lạnh, tiêu lỏng nhiều lần phân lẫn nhầy nhớt hồng gọi là Lỵ tật cấp thể dịch độc.

2. Do nguyên nhân:

+ ẩm thực thất điều, ăn phải đồ sống lạnh hôi thiu àm tổn thương công năng Tỳ vị.

+ hoặc ăn uống nhiều chất cay nóng lâu ngày làm thấp nhiệt kết tụ thấp nhiệt độc kết tụ xuống hạ tiêu làm rối loạn công năng bài tiết Đại tràng gây ra tiêu lỏng nhầy nhớt máu, đau bụng mót rặn, nóng sốt gọi là Lỵ tật cấp thể thấp nhiệt

3. Do có bệnh chứng Lỵ tật điều trị không khỏi dịch độc tà chưa được giải, lâu ngày lại thêm khí huyết tỳ vị suy hư, ẩm thực ăn phải đồ sống lạnh làm bệnh tái phát các chứng: Đau lạnh bụng âm ỉ kèm theo tiêu lỏng nhiều lần, phân sống, ít phân có lẫn chất nhầy nhớt máu, mót rặn, gầy ốm xanh tái cơ nhão gọi là chứng Lỵ mạn (Hưu tất lỵ) thể Tỳ hư.


IV. Phân loại lỵ tật:

A. Theo màu sắc:

1. Bạch lỵ: đi tiêu ra chất nhầy mũi hoặc như nhớt cá, chất lỏn tanh.

2. Xích lỵ: đi tiêu ra chất nhầy màu trắng hoặc đỏ bầm như máu cá, hậu môn cảm giác nóng mót rặn.

3. Xích bạch lỵ: gồm cả 2 loại trên kết hợp.

B. Theo hư – thực:

1. Lỵ thực chứng: cảm giác mót rặn, hậu môn nóng tức, mạch thực có lực

2. Lỵ hư chứng: đau bụng âm ỉ dưới rốn, bứt rứt phiền khát, tiêu lỏng nhầy nhớt, gầy sút mệt mỏi, biếng ăn, mạch nhược vô lực.

C. Theo lục dâm:

1. Hàn lỵ: do thời tiết nóng bức mà ăn đồ mát lạnh + uống thuốc hàn lương khiến Tỳ Vị bị trở trệ, phát sinh tiêu lỏng bất thường khi đi tiểu ra chất lỏng nhầy nhớt tanh.

2. Hàn thấp lỵ: đi cầu ra nhầy mũi, sắc trắng, bụng nặng căng đầy, đau bụng liên miên mà nặng tức không thư thái, không sốt, mệt mỏi, tiểu trong trắng.

3. Thấp nhiệt lỵ: đi cầu ra nhầy đỏ như máu cá, hậu môn cảm giác nóng rát, nước tiểu đỏ sẻn, rêu vàng nhầy.

4. Phong lỵ: đi tả trước lỵ sau, bụng sôi đau hoặc đi ngoài toàn nhầy nhớt lẫn máu tươi và có cảm giác mót rặn.

5. Dịch độc lỵ: bệnh nhân sốt cao, lạnh run, phiền khát, đau bụng quặn thắt, đi ngoài nhiều lần, lợm giọng, nôn mửa hoặc phát ban. Ở trẻ con có khi hôn mê co giật chân tay

D. Theo lâm sàng

Dấu hiệu chủ yếu là đau bụng, mót rặn, tiêu lỏng có lẫn đờm nhớt máu, tiêu nhiều lần từ 5, 7 lần đến vài chục lần trong ngày kèm theo môi miệng khô khát, mắt trũng...

Lâm sàng thường gặp 3 thể chính: Lỵ thấp nhiệt, hàn thấp và Lỵ mạn tính (Hưu tất lỵ)

1. Lỵ thấp nhiệt:

Phát sốt, bụng đau mót rặn, nặng trằn hậu môn, khó chịu.

Lúc đầu đi tiêu lỏng lẫn phân, về sau phân ít dần chỉ có chất nhầy mủ máu, số lượng ít. Rêu lưỡi mỏng nhớt hơi vàng, mạch hoạt sác.

Nặng hơn nữa có thêm sốt cao, mê sảng, lưỡi đỏ rêu vàng gọi là Dịch độc lỵ, Cấm khẩu lỵ.

2. Lỵ hàn thấp:

Đau bụng âm ỉ, cảm giác mót rặn, tiêu nhiều lần, phân lỏng nhầy nhớt trắng hoặc bọt trắng, có khi lẫn nhớt hồng. Rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu hoãn.

3. Lỵ mạn tính:

Do có chứng Lỵ thấp nhiệt hoặc hàn thấp mà không chữa trị khỏi, tái diễn lâu ngày thành Lỵ mạn tính (Hưu tất lỵ).

Thường có triệu chsng âm dương khí huyết hư như: Tỳ dương hư, Tỳ khí hư, Tỳ thận dương hư ...


V. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:

A. BỆNH CẢNH CẤP TÍNH

1. Thấp nhiệt:

a. Triệu chứng:

Tiêu phân lỏng, số lượng ít, có lẫn nhầy máu, tiêu 10-20 lần/ngày

Đau quặn bụng từng cơn, cảm giác mót rựan, nóng rát hậu mon

Nóng lạnh, miệng khô, lưỡi đỏ. Mạch hoạt sác.

b. Phép trị: thanh nhiệt, táo thấp, chỉ lỵ.

c. Phương dược:

Thược dược thang gia giảm: Hoàng liên, Hoàng cầm, Kim ngân hoa, Bạch thược, Binh lang, Mộc hương, Đương quy, Đại hoàng, Cam thảo, Quế.

Ý nghĩa: thược dược, đương quy để điều hòa dinh huyết; phối hợp với Cam thảo để hoãn cấp chỉ thống; Hoàng liên; Hoàng cầm để táo tháp nhằm giải nhiệt độc ở đại trường; Đại hoàng phối hợp với Binh lang để hành khí đạo trệ; Quế hợp với Hoàng liên Hoàng cầm để ngăn chặn thuốc khổ hàn làm tổn thương dương khí.

2. Dịch độc:

a. Triệu chứng:

Bệnh phát đột ngột, cấp tính lây lan thành dịch.

Sốt cao, nóng lạnh vật vã, có thể dẫn đến hôn mê co giật trụy mạch.

Tiêu lỏng phân nhầy nhớt máu, mót rặn, nóng rát hậu môn

Lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng dầy như trát phấn hoặc vàng dầy, mạch tế sác.

b. Phép trị: Thanh nhiệt, giải độc, chỉ lỵ.

c. Phương dược:

Bạch đầu ông thang gia giảm: Bạch đầu ông, Trần bì, Hoàng liên, Hoàng bá, Kim ngân hoa, Đan bì, Chỉ xác, Mộc hương.

Bài thuốc nam: rau sam, cỏ nhọ nồi, chỉ xác, trắc bá diệp, vỏ măng cụt, hoa hòe, hạt cau.

B. LỲ MẠN TÍNH

1. Tỳ hư:

a. Triệu chứng: Có bệnh chứng Lỵ kéo dài, tái phát nhiều đợt.

(Khi ăn uống không cẩn thận gặp phải đồ sống lạnh thì bệnh tái phát).

- Đại tiện lúc lỏng lúc táo, có lúc phân có lẫn nhầy mũi máu.

- Đau âm ỉ quanh bụng, sợ lạnh, tay chân lạnh, lạnh bụng.

- Ăn không ngon miệng, gầy sút cơ nhão. Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng nhầy, mạch tế nhược.

b. Phép trị: Ôn bổ Tỳ vị, cố sáp.

c. Phương dược: Ô mai hoàn: ô mai, đảng sâm, xuyên tiêu, đương quy, tế tân, can khương, hoàng liên, hoàng bá, phụ tử chế.

Bài thuốc nam: lá ngải cứu khô (sao qua), đất lòng bếp, đậu đen sao, gừng nướng.

d. Phương huyệt: Châm bổ các huyệt sau: Tỳ du, Công tôn, Trung quản, Quan nguyên. Phân lỏng hoặc hơi vàng: gia thêm Khí hải, Đại đô (Châm tả).

2. Thấp nhiệt:

a. Triệu chứng: Huyết ra đỏ tươi, không có phân sau khi đi đại tiện, hoặc huyết ra trước phân. Rêu lưỡi vàng nhợt, mạch nhu sác.

b. Phép trị: Thanh hóa thấp nhiệt.

c. Phương dược: Tau sam sao, cỏ nhọ nồi sao đen, đậu đỏ sao chín, hoa hòe sao đen.

d. Phương huyệt: Châm tả Đại trường du; Trường cường; Thừa sơn.

BÀI 13 PHÚC THỐNG


I. Đại cương:

Phúc thống và Vị quản thống gần giống nhau:

Phúc thống: đau lan cả bụng, nhưng có khuynh hướng lan xuống phía dưới.

Vị quản thống: đau vùng bụng trên gần chỗ xương ức hay tâm hạ, còn gọi là Can vị khí thống hay đau thượng vị.

- Phúc thống hay đau bụng là bệnh rất thường gặp trên lâm sàng.

- Theo Nam dược thần hiệu: Đau bụng có hàn, có nhiệt, có thực, có hư, có thực tích, có đàm uất; bệnh có liên quan và ảnh hưởng đến các tạng phủ như Can, Đởm, Tỳ, Thận, Đại-Tiểu trường, Bàng quang, Tử cung, đến các đường kinh âm như Túc Thiếu dương, Túc dương minh, các mạch Nhâm, Đốc....

- Trong Tố Vấn, chương Cử thống luận thiên viết: Hàn thấp ở Trường vị, làm huyết không lưu thông được, lạc nhỏ co lại nên gây đau.

Nếu ăn không điều độ, thức ăn sẽ đình lại không tiêu hóa tốt, ứ lại hóa nhiệt, thành thấp nhiệt, hoặc kết lại ở Đại trường gây đau.

Nếu giun làm nhiễu trường vị, làm khí loạn sẽ gây đau

Nếu tỳ dương hư kém, lại gặp hàn thấp đình trệ, làm khí huyết không lưu ôn dưỡng được Tỳ gây đau

Nếu ưu tư quá độ, thường phải căng thẳng cáu gắt thì Can khí sẽ không điều đạt sơ tiết mà uất lại làm khí huyết uất kết theo, gây can vị bất hòa mà đau bụng.

Nếu nhiệt, thấp kết thành hòn, thành sỏi làm trở ngại gây Dinh Vệ bất hòa sinh đau bụng.

Nếu nhiệt, thấp kết thành hòn, thành sỏi làm trở ngại gây Dinh vệ bất hòa sinh đau bụng.

Sau chấn thương, khí trệ huyết ứ đau tại chỗ chấn thương ...

Qua đó, chúng ta thấy có nhiều nguyên nhân gây đau bụng, từng mỗi một nguyên nhân gây đau có cách điều trị cụ thể đã trình bày trong từng bài riêng như: Vị quản thống; tiết tả; táo kết; lỵ tật; lâm chứng; thống kinh v.v.... Trong phạm vi bài này chỉ nói đến đau bụng đơn thuần do: Hàn tà tích trệ; Khí uất và Thực tích.


II. Nguyên nhân bệnh sinh:

A. Hàn tà:

Do khí lạnh xâm nhập

Hoặc ăn nhiều đồ ăn sống lạnh

Tỳ vị không vận hóa được, đến nỗi hàn tích đình trệ, hàn khí lấn vào trường vị làm cho huyết không tản ra được, lạc mạch khó co rút cho nên gây đau.

B. Khí uất:

Do lo nghĩ, giận dữ quá độ.

Làm việc căng thẳng thường xuyên phải giận dữ, phải suy tư.

Tình chí không khoan khoái, can mất điều đạt nghich lên hại tỳ vị làm cho trung khí bị uất trệ mà gây đau.

C. Thực tích:

Ăn uống không chừng mực, no đói thất thường, làm cho thức ăn đình trệ mà sinh đau.

Ăn thức ăn béo ngọt nhiều, uống nhiều rượu, ăn nhiều gia vị cay nồng …. Sinh nhiệt kết trường vi, đại tiện không thông bế tắc gây đau.

D. Trùng tích:

Do thấp nhiệt, do ăn uống không sạch sẽ, ăn thịt sống, uống sữa không chế kỹ, ăn cá sống, lấy cành dâu xiên thịt, cá để nướng …là cơ hội gây nên trùng tích.


III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:

A. Hàn tích:

a. Triệu chứng:

Đau bụng mạnh cấp, gặp lạnh đau tăng, chườm nóng thì dễ chịu.

Tiểu trong, đi cầu lỏng

Tay chân lạnh

Miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng.

Mạch trầm khẩn

b. Pháp trị: ôn trung tán hàn.

c. Phương dược:

Lương phụ hoàn: riềng (sao khô), hương phụ (chế) sắc uống lúc nóng. Ý nghĩa: riềng để ôn trung tán hàn; Hương phụ để hành khí chỉ thống.

Kinh nghiệm: sinh khương sắc uống để ôn trung tán hàn hòa vị

Lý trung thang gia giảm: nhân sâm, can khương, cam thảo. Giảm vị Bạch truật. gia thêm: mộc hương, sa nhân.

Ý nghĩa: can khương để ôn trung tiêu, khu lý hàn; Nhân sâm để đại bổ nguyên khí, giúp vận hóa; Cam thảo để ích khí hòa trung; Mộc hương, Sa nhân để ôn trung khu hàn hòa vị chỉ thống.

d. Phương huyệt:

Châm bổ và cứu: Tỳ du, Vị du, Trung quản, Khí hải, Túc tam lý, Chương môn.

B. Khí uất trệ:

a. Triệu chứng:

Bụng trướng, đau tức, khó chịu, lúc đau chỗ này, lúc chạy chỗ kia.

ợ hơi hoặc trung tiện được thì đau giảm nhẹ.

Thích xoa nắn

Rã rượi, mệt mỏi, hay thở dài

Rêu lưỡi mỏng

Mạch huyền hoạt.

b. Pháp trị: sơ can lý khí.

c. Phương dược:

Tứ nghịch tán (thương hàn luận): sài hồ, cam thảo, chỉ thực, bạch thược. gia thêm: Thanh bì, chỉ xác, hương phụ, trần bì.

Ý nghĩa: sài hồ, thanh bì, chỉ xác để sơ can khí, hợp với Chỉ thực, Hương phụ, Trần bì để lý khí phá trệ, Thược dược để nhu can chỉ thống, hợp với Cam thảo để hoãn cấp hòa vị.

Ngòa ra nếu có ợ chua, ợ hơi thì dùng bài thuốc trên, gia thêm Ngô thù du, Hoàng liên để tả can hỏa; Nếu đau liên tục không dứt kèm phân táo kết thì thêm Đại hoàng, Mang tiêu để huyễn kiên thông hạ; Nếu có đi cầu lỏng thì thêm Bạch truật, Phòng phong để sơ phong kiện tỳ …

d. Phương huyệt: châm tả: Khí hải, Thái xung, Nội đình.

C. Thực tích:

a. Triệu chứng:

Bụng trướng đầy đau nhức, ấn vào đau chói

Không muốn ăn, ợ ra mùi hăng chua

Khi đau muốn đi cầu, đi cầu ra được thì đỡ đau.

Đi cầu phân táo, mùi thối khắm.

Rêu lưỡi cáu bẩn.

Mạch hoạt thực.

b. Pháp trị: tiêu thực hòa trung.

c. Phương dược:

Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp): Thần khúc, Sơn tra, Phục linh, Bán hạ, Trần bì, Liên kiều, La bạc tử.

Ý nghĩa: sơn tra để tiêu thực các loại thức ăn tích trệ nhất là mỡ, Thần khúc để tiêu thực nhất là rượu, La bạc tử để hạ khí tiêu thức ăn là ngũ cốc; Bán hạ, trần bì để hành khí hóa trệ; Phục linh để kiện tỳ lợi thấp: Liên kiều để thanh nhiệt.

d. Phương huyệt:

Châm tả Trung quản, Thiên khu, Túc tam lý, Khí hải

D. Trùng tích:

a. Triệu chứng:

Đau bụng lúc đau lúc không, hoặc đau âm ỉ.

Trong ruột nôn nao khó chịu

Khi không đau ăn uống bình htường

Xem tất cả 268 trang.

Ngày đăng: 06/09/2024