Thấp Thịnh Dương Suy (Hoàng Đản Do Hàn Thấp)

b. Phương huyệt: Châm bổ Tỳ du, Trung quản, Túc tam lý.

B. Âm hoàng:

1. Can uất tỳ hư:

a. Triệu chứng:

Da vàng tối sậm, mắt không vàng

Người mệt mỏi vô lực.

Ăn kém, chậm tiêu, chán ăn, bụng đầy trướng. Đại tiện nhão

Đau âm ỉ cạnh sườn. Không sốt.

Nước tiểu bình thường

Rêu lưỡi. Mạch huyền tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

b. Pháp trị: Sơ can kiện tỳ.

c. Phương dược: Tiêu dao tán (Cục phương): Sài hồ, Đương quy, Bạch thược, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo. Gia thêm: Uất kim, Thanh bì, Chỉ xác, Xuyên khung, Hương phụ.

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 10

Ý nghĩa: Sài hồ sơ can giải uất; Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết nhu can hoãn cấp; Bạch truật, Bạch linh để kiện tỳ trừ thấp; Cam thảo để ích khí hòa trung; Uất kim, thanh bì, CHỉ xác, Xuyên khung, Hương phụ để lý khí, hành khí, hoạt huyết.

Bát trân thang gia vị: Xuyên khung, Đảng sâm, Đương quy, PHục linh, Thục địa, Bạch truật, Bạch thược, Cam thảo. Gia thêm: Nhân trần, Bán chi liên, Chi tử, Thổ phục linh.

2. Âm hư thấp nhiệt:

a. Triệu chứng:

Sắc mặt vàng sạm, chảy máu cam, chảy máu răng, cổ trướng chân phù.

Sốt hâm hấp hoặc sốt cao, phiền táo, hồi hộp ít ngủ.

Khô khát miệng môi, lòng bàn tay nóng, táo bón, tiểu vàng sẻn

Chất lưỡi đỏ, ít rêu hoặc rêu vàng dày, mạch trầm tế sác.

b. Phép trị: Tư âm bổ thận, Thanh nhiệt hóa thấp, thoái hoàng.

c. Phương dược: Lục vị địa hoàng hoàn gia vị: Thục địa, SƠn thù, Sơn dược, Trạch tả, Đơn bì, Bạch truật, Đương quy, Phục linh, Đia cốt bì, Bạch mao căn.

Ý nghĩa: lục vị để tư âm thanh nhiệt bổ tư bổ thân âm; Bạch truật để kiện tỳ táo thấp; Đương quy, ĐỊa cốt bì để dưỡng can huyết; Bạch mao căn để lợi thấp thoái hoàng.

Bài thuốc kinh nghiệm: Nhân trần, Chi tử, Bạch mao căn, Hậu phác, Trần bì, Bán hạ chế, Sa sâm, SInh địa, Thạch hộc, Sa tiền, Trạch tả.

3. Thấp thịnh Dương suy (Hoàng đản do hàn thấp)

a. Triệu chứng:

Da vàng sạm, tiểu vàng. Không sốt. Ăn kém, bụng đầy, mỏi mệt.

Đau tức ở thượng, trung, hạ vị và hông sườn.

Đi cầu thất thường

Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, chất lưỡi nhợt nhạt. Mạch nhu hoãn.

b. Pháp trị: ôn hóa hàn thấp.

c. Phương dược:

Nhân trần phụ truật gia vị (Y học tâm ngộ): Nhân trần, PHụ tử, Bạch truật, Can khương, Cam thảo, Phục linh, Trạch tả, Hoàng kỳ, Đảng sâm.

Ý nghĩa: NHân trần, phụ tử để ôn hóa hàn thấp, Bạch truật, Can khương, Cam thảo để kiện tỳ ôn trung; Phục linh, Trạch tả để thẩm thấp; Hoàng kỳ, Đảng sâm để kiện tỳ bổ hư hỗ trợ giúp tỳ kiện vận tốt.

4. Tỳ vị hư nhược:

a. Triệu chứng:

Vàng da, cơ phu không nhuận. Chân tay yếu cơ nhão

Trống ngực hồi hộp, ngủ ít

Phân lỏng. Lưỡi nhạt rêu lưỡi mỏng. Mạch nhu tế.

b. Pháp trị: Kiện tỳ ôn trung, bổ dưỡng khí huyết

c. Phương dược: Tiểu kiến trung thang gia vị (Thương hàn luận): Bạch thược, Quế chi, Chích thảo, SInh khương, Đại táo, Di đường.

Ý nghĩa: Di đường để ích tỳ khí, dưỡng tỳ âm, ôn bổ trung tiêu thoái hoàng nhuận táo; cam thảo giúp di đường, quế chi để ôn trung ích khí hợp với bạch thược để ích can tư tỳ; SInh khương để ôn vị; Đại táo để bổ tỳ hòa dinh vệ.

d. Phương huyệt: Châm tả Bàng quang du, Trung cực, Tam âm giao, Đại đôn.

BÀI 16: CỔ TRƯỚNG


I. Đại cương:

- Cổ: bụng to trướng. Con người uống hay tắm rửa nhiễm phải làm thủy độc kết tụ. Thủy độc (khê độc) là nước ở khe rãnh nhiễm độc trong cơ thể làm cho bụng to dần … gọi là cổ. (Chư bệnh nguyên hậu luận. chu cổ hậu, quyển 21). Thường thuộc loại thực trung kiêm hư (trong thực kèm hư) phần lớn do tà thịnh chính hư, thực tà kết tụ mà bên trong lại có hư chứg: bụng trướng to mà chắc, tĩnh mạch nổi chằng chịt, sắc mặt úa vàng, sạm, gầy còm, tay chân phù, ăn vào tức bụng, nhị tiện không lợi, chất lưỡi đỏ tối, nổi gai, rêu lưỡi vàng khô, mạch hoãn nhược hoặc trầm tế, huyền sác (thực chứng do khí huyết uất kết mà lại xuất hiện chứng của Tỳ Thận bất túc).

- Phu trướng: trướng bụng: “vùng bụng trướng to, gõ vào rỗng không, thân thể cũng thũng, ấn tay lõm sâu xuống lâu nổi lên, lớp da dày mà màu sắc không biến đổi. (nguyên nhân hàn khí lưu trệ trong bì phu).

- Cổ trướng: “mặt, mắt, chân tay không sưng, chỉ có bụng trướng lên mà bên trong thì rỗng như cái trống” (Nam dược thần hiệu). “Đó là hiện tượng nổi ở bên ngoài mà rỗng ở bên trong (Y trung quan kiện). Bụng trướng thân to, da căng, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng (Loại chứng trị tài). Bụng to lên như trống, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng (Nội khoa học). Nguyên nhân: nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm, ăn uống thức ăn có thấp khí (Nam dược thần hiệu); tình chí uất két, khí cơ mất điều hòa, uống rượu quá độ, ăn uống không sạch sẽ làm tổn thương Tỳ vị, tắm rửa giặt giũ trong nước tù bẩn nhiễm phải trùng độc, …. (Nội khoa học).

- Thủy cổ: một loại hình cổ trướng. Bụng trướng to, da mỏng và căng, sắc xanh. Tiểu tiện khó, đau hai bên sườn, sắc mặt vàng bủng, kèm theo hoàng đản. Trên người có khi nổi nốt đỏ “chi thù chí” (nguyên nhân: can uất làm tổn thương tỳ, can mất chức năng sơ tiết, Tỳ không vận hóa được, thủy độc kết tụ lại).

Như vậy, cổ trướng là biểu hiện có bụng trướng to căng như cái trống, da vàng bệch, nổi gân xanh ở bụng; tùy theo giai đoạn diễn tiến của bệnh có thể kèm theo phù thũng ở mình mẩy, chân tay.


II. Nguyên nhân sinh bệnh:

1. Nguyên nhân gây cổ trướng là do bên trong có sẵn nội thương thất tình, tình chí uất két, lại thêm cảm nhiễm tà khi slục dâm làm huyết ứ tắc ở mạch lạc:

Tình chí uất kết làm can khí uất trệ, làm cho tuần hoàn huyết dịch bị trở ngại, thêm hàn thấp tà xâm nhiễm gây khí huyết uất trệ, ảnh hưởng qua lại, huyết ứ tích ở lạc mạch của can làm việc sơ tiết của can bị suy yếu, ảnh hưởng đến vận hóa của tỳ vị, gây thủy thấp đình trệ và lưu lại. thủy thấp kết hợp với huyết ứ lâu ngày gây tắc trung tiêu gây nên bệnh của cả can và tỳ, ảnh hưởng đến cả thận, thận không làm đủ chức năng khí hóa nước tiểu được sinh ra trướng bụng và ngày càng nặng hơn.

2. Ăn thức ăn có nhiều thấp khí, uống rượu vô độ làm tổn thương tỳ vị tụ lại ở trung tiêu làm cho thanh trọc lẫn lộn dẫn đến khí của tỳ vị úng trệ, việc sơ tiết của can bị rối loạn, thủy trọc tích lại càng nhiều, lại thêm thận bị ảnh hưởng không khí hóa được thủy khí sinh tiểu ít, dần thành ra cổ trướng.

3. Sinh sống trong điều kiện ao tù nước đọng nhiễm phải trùng độc, ăn uống bị nhiễm bẩn, thấp nhiệt hoàng đản tích tụ, sốt rét lâu ngày sẽ làm tổn thương can tỳ, khí huyết ngưng trệ, lạc mạch bị tắc, dần thành cổ trướng.

Như vậy, tổng hợp lại từ các nguyên nhân trên bệnh sinh hoàng đản khởi từ 2 tạng tỳ và can, lâu dần ảnh hưởng đến thận: Ở can, chức năng sơ tiết yếu, khí cơ bị rói loạn, phép chữa lấy điều khí là chính; Ở Tỳ, chức năng vận hóa bị rối loạn, thủy thấp ngưng trệ phép chữa cần kiện tỳ ôn trung; Ở thận, thủy thấp ngưng trệ, mà thận hư yếu làm thủy khí không hóa được làm nước ứ lại, phép chữa cần lợi thủy là chính. Và vì bệnh lâu thường có hư nên cần phải bổ.


III. Bệnh cảnh lâm sàng:

A. Khí trệ thấp trở:

a. Triệu chứng:

Bụng to trướng đầy, chưa có nước trong bụng

Mệt mỏi, xanh xao, da hơi vàng

Đau tức hông sườn

Gan bàn tay nóng

Ăn kém hay nôn ọe, đầy tức bụng khó tiêu

Có sốt nhẹ

Lưỡi bệu, rêu lưỡi dầy nhày

Mạch huyền hoạt.

b. Phép trị: sơ can lý khí, hành thấp tán.

c. Phương dược:

Sài hsơ can hp bình vtán: Sài h, CHxác, Bch thược, cam tho, mc hương, xuyên khung, thương trut, hu phác, trn bì.

Ý nghĩa: sài hđsơ can lý khí; cam tho đích khí kin tỳ; chxác, hu phác, trn bì, mc hương đlý khí hành khí tnh tỳ; thương trut đtrthp vn tỳ; bch thược đlim can, xuyên khung đlý khí trong huyết giúp hot huyết.

d. Phép trị: kiện tỳ hành khí (Trung y học tân biên)

e. Phương dược:

Tquân tthang (cc phương): Nhân sâm, Bch trut, Bch linh, Chích tho. Gia thêm: trn bì, mc hương, chthc.

Ý nghĩa: Nhân sâm đbnguyên khí: bch trut đkin tỳ táo thp; Bch linh đkin tỳ thm thp; cam tho đhòa trung; trn bì, mc hương, chthc dlý khí giúp kin tỳ hành khí.

B. Khí hư huyết trệ:

a. Triệu chứng:

Bụng trướng to, ứ nước, trong bụng có hòn khối

Đầy bụng, trướng hơi, nổi gân xanh ở bụng và ở cổ

Mặt vàng, hốc hác, và khô, mắt hõm, gò má gồ lên

Người gầy mòn, mệt mỏi, hay ngủ

Lưỡi đỏ, có điểm tím, rêu vàng dày

Mạch trầm hoạt sác.

Chủ yếu là chứng trạng bản (gốc) hư tiêu (ngọn) thực, nên phép trị công bổ đều dùng.

b. Phép trị: Kiện tỳ ôn trung, hóa khí hành thủ (Hoặc hóa khí trục thủy)

c. Phương dược:

Tvt đào hng gia ngũ linh tán : Xuyên khung, đương quy, thc đa, bch thược, đào nhân, hng hoa, trn bì, bch trut, bch linh, trư linh, trch t.

Ý nghĩa: tvt đào hng đbhuyết hot huyết; ngũ linh tán đhóa khí hành thy.

d. Phép trị: hóa khí hành thủy kiện tỳ

e. Phương dược:

Thp táo thang (Thương hàn lun): Nguyên hoa, Cam toi, Đi kích, Đi táo. LƯợng bng nhau, sc ung, khi đi ngoài được thì ăn cháo.

Ý nghĩa: Cam toi đthông các đường thy thp, Đi kích đtthy phtng; Nguyên hoa đtiêu đm; Đi táo đích vvà đhòa hoãn tính đc ca 3 vtrên. Ăn cháo đkin tỳ.

f. Phương dược:

Phtlý trung gia ngũ linh tán: PHt, nhân sâm, can khương, cam tho, quế chi, bch trut, bch linh, trư linh, trch t.

Ý nghĩa: phtlý trung đôn dương khu hàn, ích khí kin tỳ; ngũ linh tán đhóa khí hành thy.

C. Âm hư thấp nhiệt:

a. Triệu chứng:

Sắc mặt vàng sạm, môi khô đỏ.

Bụng trướng, to bè ứ nước, nổi gân xanh, có hòn khối.

Tiếng nói nhỏ yếu, hụt hơi, mệt mỏi rã rượu, tức hông sườn

Ăn kém không tieu, nóng bứt rứt, khó ngủ, tiểu vàng sẻn

Da khô nóng, lòng bàn tay nóng

Lưỡi khô đỏ, rêu lưỡi vàng dày

Mạch tế sác.

b. Phép trị: Tư âm thanh nhiệt, lợi thủy.

Phương dược: Lc vgia Ngũ linh tán: thc đa, Hoài sơn, Đơn bì, Phc linh, Trch t, Sơn thù, TRn bì, Bch trut, Trư linh.

Ý nghĩa: bài thuc lc vđtư âm thanh nhit bthn, htrcho ngũ linh tán hóa khí hành thy.

D. Tỳ thận dương hư:

a. Triệu chứng:

Bụng to nổi gân xanh

Gầy còm, chân tay phù thũng

Sau khi ăn đầy tức chịu không nổi

Chân răng chảy máu

Tiêu lỏng lẹt xẹt không cầm được hoặc ngũ canh tả

Nặng hơn thì vã mồ hôi, quyết lạnh, hôn mê

b. Pháp trị: Ôn bổ tỳ thận dương, lợi thấp.

c. Phương dược:

Phtlý trung thang gia Ngũ linh tán: PHt, QUế chi, Can khương, Bch linh, Trch t, Hu phác, Trư linh, Xa tin t.

Ý nghĩa: phtlý trung đôn dương khu hàn ích khí kin tỳ, ngũ linh tán đhóa khí hành thy.

Nếu có tiểu ít, chân phù dùng Tế sinh thận khí hoàn: Thục địa, Quế nhục, Sơn dược, Sơn thù, Trạch tả, Phục linh, Đơn bì, Xa tiền tử, Ngưu tất, Phụ tử.

Ý nghĩa: Ôn bổ thận dương, lợi thủy tiêu thũng.

Nếu có chảy máu: ngoại trừ dùng các bài thuốc trên dùng kèm thêm Độc sâm thang đại bổ nguyên khí ngưng chảy máu.

Ngoài ra theo kinh nghiệm dân gian trích từ Nam dược thần hiệu:

- Dạ dày heo 1 cái, ếch to còn sống 1 con. Bỏ ếch vào dạ dày heo cột chặt, cho vào nồi luộc chín, bỏ ếch chỉ lấy bao tử, cắt ra ăn với tỏi.

- Chè xanh 1 nắm, Giun đất 10 con, nước mía 250ml, uất kim 12g, phèn chua 4g. sắc uống mỗi ngày.

- Dế mèn 5 con sấy khô tán nhỏ, hạt bìm bìm nấu lấy nước uống lúc đói.

BÀI 17 THỦY THŨNG


I. Định nghĩa:

Tên gọi thông thường nhất:

Thũng hay thủy thũng: là tình trạng thủy dịch ứ lại tràn ra cơ phu, ấn ngón tay thả ra để dấu lõm. Dân gian gọi là Phù hay Phù thũng. Phu thũng: mu bàn chân bị phù thũng. Thần thũng: chứng môi sưng vều (Nguyên nhân: Tỳ vị tích nhiệt hoặc ngộ độc thức ăn).

Trướng hay khí thũng: là tình trạng khí bế tắc lại bên trong cơ thẻ, ấn ngón tay thả ra lên ngay.

Thũng trướng: Thũng: khắp mình phù nề. Trướng: vùng bụng trướng đầy. thũng đầu mặt chân tay trước rồi mới đến bụng trướng: thuộc Thủy. bụng trước trước, về sau mới đến thũng chân tay: thuộc Trướng. Thủy có thể kiêm trướng; trướng có thể kiêm thủy. nói chung thũng trướng là tình trạng thủy thũng bụng trướng đầy.

o Tuy nhiên cũng có nhiều tác giả nêu các tên gọi sau:

Thủy trướng: có 2 quan niệm: (i) quan niệm thứ nhất: thủy trướng đồng nghĩa với thủy thũng. Thủy trướng là tên rieng của chứng thủy thũng (phù thũng) (thường do tỳ thận dương hư không vận hóa được thủy thấp làm cho nước tràn ra cơ phu); (ii)QUan niệm thứ hai: thủy trướng khác thủy thũng. Thủy thũng: phù từ chân lên hoặc từ hốc mắt xuống hoặc từ cả hai cùng lúc, dần đến ngực bụng, thậm chí ngoài thũng trong trướng; Thủy trướng: trướng trong bụng trước, sau bên ngoài cũng to, dần dần thũng đến tứ chi (Y giai biện chứng của Uông tất Xương).

Thủy khí: có 2 nghĩa:

Chứng thủy khí: tình trạng thủy dịch ứ đọng trong cơ thể. Kim quỹ yếu lược: nói thủy khí chủ yếu là nói chứng thủy thũng. Nguyên nhân: tỳ thận dương hư không vận hóa được Thủy thấp.

Bệnh lý của thủy thũng (còn Thủy thũng là triệu chứng). thủy phân trong cơ thể vận hành (phân bố và bài tiết) được là do Phế khí thông điều túc giáng, Thận khí điều tiết khai nạp, và Tỳ khí vận hóa chuyển du. Công năng của một trong bà Tạng bất thường làm nước không hóa, thủy phân ứ đọng thành thủy thũng.


II. Kỹ thuật thăm khám:

Thăm khám thũng trướng phải đủ tứ chẩn.

Mô tả: trong y án, cần mô tả 6 chi tiết dưới đây về thũng:

1. Khởi phát: thời gian khởi phát, hoàn cảnh khởi phát, tính chất rầm rộ lúc khởi phát.

2. Vị trí bị thũng

3. Hình thái thũng: diện tích thũng rộng hay hẹp, có khu trú bờ rõ hay không, bề mặt da nơi thũng mịn nhẵn – thô ráp, lạnh – nóng, khô – ướt, ấn đau hay không, có để dấu gì lại hay không. Mô tả dịch rỉ nếu có.

4. Màu sắc da nơi bị thũng (trắng, đỏ hồng, tím tái,…)

5. Mùi nơi thũng, nhất là khi có rỉ nước

6. Diễn tiến của thũng theo thời gian và không gian (vị trí).

7. Hậu quả do thũng gây ra: đau, tức, ngứa, nặng nề, tê rần, rỉ nước, v.v….


III. Phân loại thũng:

Có nhiều cách phân loại tùy theo tác giả

1. Hải Thượng Lãn Ông:

Khí thũng: ấn ngón tay thả ra lên ngay.

Thủy thũng: ấn ngón tay thả ra để dấu lõm.

2. Trương Trọng Cảnh (Kim quỹ yếu lược)

o Kim quỹ chia 2 loại: Phong thủy, Bì thủy, Chính thủy, Thạch thủy, Hoàng thủy và Ngũ thủy (tùy chứng hậu của năm Tạng).

Phong thủy: phù thũng ở đầu mặt nặng hơn, bệnh phát nhanh. Mạch phù, sợ gió, không khát, khớp xương đau nhức, phát nhiệt, ố hàn (thường do phong tà xâm nhập, tỳ thận khí hư, phế khí mất chức năng túc giáng, công năng điều hòa thủy dịch bị trở ngại nên thủy khí không thông mà gây bệnh).

Bì thủy: phù toàn thân, bệnh phát từ từ. tay chân mình mẩy nhức đau nặng nề, không mồ hôi, da lạnh, chân tay ấn lõm nhiều hơn, mạch phù, không sợ gió, bụng như cái trống, không khát, phải phát hãn (thường do Tỳ hư thấp thịnh, nước tràn ra bì phu).

Chính thủy: phù thũng toàn thân, mạch trầm trì (thường do tỳ thận dương hư, thủy khí không vận hóa được đọng lại ở ngực bụng, dồn ép đến phế mà gây bệnh, nghĩa là ngọn ở phế, gốc ở Tỳ thận).

Thạch thủy thủy thũng thiên về vùng bụng, bụng đầy nhưng không suyễn; hoặc dưới sườn trướng đau, mạch trầm (thường do Thận dương hư không hóa được thủy, nhưng cũng có quan hệ nhất định với Phế và Tỳ).

Hoàng hãn: mạch trầm trì, phát sốt, ngực đầy, tay chân đầu mặt sưng, lâu ngày không khỏi thành ung mủ, mồ hôi ra ướt áo, làm áo có màu vàng.

Ngũ thủy (Thủy khí bệnh mạch chứng tịnh trị - Kim quỹ yếu lược): thủy thũng do ngũ tạng bị thủy khí ảnh hưởng làm xuất hiện các triệu chứng khác nhau:

- Tâm thủy: phiền táo (buồn bực, bứt rứt); thiểu khí (thiếu hơi), không nằm được, mình nặng, vùng hạ âm (bộ phận sinh dục) sưng thũng.

- Can thủy: dưới sườn và bụng trướng đầy và đau bụng không trở mình được, tiểu khi nhiều khi ít.

- Phế thủy: hít thở khó, thân thể phù, đái khó, tiêu phân như phân vịt.

- Tỳ thủy: bụng to, tiểu khó, thiếu hơi (khí hư bất túc), chân tay nặng nè.

- Thận thủy: lưng và thắt lưng đau; không đái được, vùng hạ âm ẩm ướt như có nước tiết ra, chân lạnh, rốn thũng nổi lên, thân hình gầy còm.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024