Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 4

BÀI 4: ĐÀM ẨM


I. Định nghĩa:

Đàm và ẩm là hai chất; Đàm là chất đặc dính, ẩm là chất nước loãng nhưng chúng đều có cùng một nguồn gốc từ tân dịch của đồ ăn uống gặp các tác nhân, ở các tạng phủ khác nhau gây ra các chứng trạng khá phong phú và phức tạp. Giai đoạn đầu của đàm ẩm ít được chú ý chạy chữa, chỉ khi đã gây ra sự rối loạn công năng vận hành các tạng phủ trong cơ thể mới được khám xét và chữa trị. Trên thực tế lâm sàng được chia ra: Thấp đàm, táo đàm, nội ẩm, ngoại ẩm, ngoài ra còn được gọi là huyền ẩm và dật ẩm, huyền ẩm thuộc nội ẩm, dật ẩm thuộc ngoại ẩm.


II. Nguyên nhân: Chủ yếu sinh ra đàm không ngoài phong, hàn, táo, thấp xâm phạm vào 3 tạng: tỳ, phế, thận làm giảm sút về công năng và mối quan hệ của các tạng phủ hoặc một trong số ba tạng quá hư yếu không vận hóa được mà sinh đàm.

Nếu vệ phế bị ngoại cảm tà khí lục dâm thì đàm từ phế sinh ra.

Nếu tỳ hư không vận hoá được khí của thủy cốc làm tân dịch ngưng đọng mà sinh ra đàm trọc.

Nếu thận âm hư thì hỏa lung đốt tân dịch thành ra đàm hoả.

Nếu thận dương hư thì thủy dịch được đưa lên kết lại thành đàm (thủy phiếm vi đàm).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Nếu âm thịnh dương hư nước tràn lên thành ra ẩm.


Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 4

III. Các thể bệnh:

A. Thể đàm thấp

Triệu chứng: Khạc đàm, đàm trơn dễ ra (hoạt đàm), đàm trắng trong, mình nặng, ngực sườn đầy tức, ậm ạch muốn nằm, đôi khi ợ hơi lợm giọng, người bệu, rêu lưỡi trắng, dày, trơn. Mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: Hóa đàm lợi thấp.

Bài thuốc: “Nhị trần thang”: trần bì 16g, bán hạ 24g, bạch linh 24g, cam thảo 12g. Các vị trên + nước 1.200ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Châm tả phong long, túc tam lý, phục lưu.

- Phong long: Dưới đầu gối 8 tấc, cách huyệt điều khẩu một khoát ngón tay về phía ngoài.

- Đại chùy: Giữa đốt sống cổ 7 và mỏm gai đốt sống lưng 1 (C7- D1).

- Hợp cốc: Ở giữa xương đốt bàn tay 2, phía quay. Ở chỗ lồi nhất của cơ khi ngón tay và ngón tay trỏ kẹp sát nhau. Khi duỗi căng ngón cái và ngón trỏ, huyệt sẽ nằm giữa đường nối khớp các xương bàn tay 1 và 2 với mép da, có xu hướng chếch về phía xương bàn tay 2.

- Phục lưu: Phía trên huyệt thái khê 2 tấc, ở bờ trước gân gót.

- Túc tam lý: Dưới huyệt độc tỵ 3 tấc, cách mào chầy 1 khoát ngón tay về phía ngoài.

- Phế du: Cách bờ dưới mỏm gai D3 khoảng 1,5 tấc về phía ngoài.

- Tam âm giao: Trên mỏm mắt cá trong 3 tấc, sát phía sau bờ xương chầy


B. Thể đàm táo

Triệu chứng: Khạc đàm ít, sáp khó ra, đàm vàng dính, cổ khô, họng ráo, da nhợt thô ráp, người bệnh ậm ạch mệt mỏi, gầy yếu, thở ngắn cảm giác hụt hơi, ngại nói... Mạch tế sác.

Phương pháp điều trị: Nhuận phế hóa đàm.

Bài thuốc: “Bối mẫu qua lâu thang”: bối mẫu 12g, qua lâu 16g, thiên hoa phần 16g, phục linh 16g, quất hồng bì 8g, cát cánh 12g. Qua lâu bỏ vỏ, giã tinh ép bớt tinh dầu 3 lần. Sáu vị trên + nước 1.500ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Châm bổ: Túc tam lý, phế du, Tam âm giao. Châm tả: Phong long, phục lưu.


C. Thể do nội ẩm (huyền ẩm)

Triệu chứng: Người nặng nề, ậm ạch, đau chói, cảm giác vướng ở cổ, ở ngực, sườn, đôi khi ho đau mạng sườn, nặng thì đau ngực, trong ngực cảm giác như kiến bò, hồi hộp, suyễn thở không nằm được. Mạch hoạt, sác hoặc tế sác.

Phương pháp điều trị: Tả phế khí, hành thủy.

Bài thuốc: “Đình lịch đại táo tả phế thang”đình lịch tử 32g, đại táo 18 quả. Đại táo xẻ ra. Hai vị trên + nước 700ml, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ấm chia đều 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Châm bổ: Tỳ du, phế du, túc tam lý. Châm tả: Phong long, phục lưu.


D. Thể do ngoại ẩm (dật ẩm)

Triệu chứng: Nôn mửa khan, phát sốt, khát nước, không ra mồ hôi, mặt, chân tay phù thũng, mình mẩy đau đớn nặng nề.

Phương pháp điều trị: Thông lợi thấp tà phần biểu.

Bài thuốc: “Tiểu thanh long thang”: ma hoàng 12g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 8g, bán hạ 12g, thược dược 16g, can khương 8g, quế chi 8g, tế tân 4g. Ma hoàng bỏ mắt, quế chi cạo bỏ vỏ. Ma hoàng + nước 1.600ml, sắc còn 1.400ml, vớt bỏ bọt rồi cho các vị còn lại vào, sắc lọc bỏ bã lấy 250ml. Uống ấm, chia đều, ngày uống 3 lần.

Châm tả phong long, đại chùy, hợp cốc, phục lưu.

Chú ý: Trong khi biện chứng luận trị chứng đàm ẩm cần được xét đến hư, thực, hàn, nhiệt. Đặc biệt còn phải phân biệt được ngoan đờm, hoạt đờm trên cơ sở đó mà gia giảm các vị thuốc cho phù hợp.

BÀI 5: HÁO SUYỄN


I. KHÁI NIỆM


Háo là âm thanh phát ra kèm theo với tiếng htở, thường được mô tả là tiếng cò cử.

Suyễn là nhịp thở thúc bách trong họng, hơi đưa lên nhiều đưa xuống ít.

Háo là tiếng kêu, còn Suyễn là tiếng thở.

Chứng háo suyễn là tình tạng hô hấp khó khăn kèm theo âm thanh như có tiếng rít, tiếng ngáy, là loại bệnh lý do trong cơ thể sẵn có, gặp lúc khí hậu thay đổi hoặc ăn phải thức ăn lạ, hoặc tình chí thất điều, hoặc nhiễm tà khí gây bệnh làm cho phế hư, tất thảy là điều kiện thuận lợi để cho khí bị bế tắc mà sinh ra háo suyễn; thực tế trên lâm sàng thường mô tả thành 2 lạoi bệnh lý là Háo và Suyễn


II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH


Cơ địa sẵn có đờm khí vướng mắc hoặc tiên thiên bất túc, gặp phải các nguyên nhân sau đây sinh bệnh:


Cảm nhiễm ngoại tà do thời tiết thay đổi

ẩm thực thất thường, như ăn mặn quá, ngọt quá, thức ăn lạ.

Tình chí thất điều gây tổn thương các tạng Phế, Tỳ, Thận: Phế hư mà kiêm nhiễm hàn tà; Phế thực mà kiêm nhiệt; hoặc thận hư thủy tràn lấn khí; hoặc lo sợ quá uất khí nghịch lên.


Các nguyên nhân trên đây sinh ra đàm làm trở ngại đường khí khi thở mà sinh bệnh.

Đờm vướng vít làm cho khí càng bị bế tắc mà sinh ra cơn hen.

Tà khí xâm phạm vào phế, phế khí trướng đầy sinh ra chứng suyễn.

Đàm thấp trở trệ làm khí không đưa xuống được, hơi thở khó khăn. Phế chủ khí, Thận là gốc của khí, Phế chủ hô, Thận chủ hấp, Phế hư thì mất sự chủ đạo, thận hư thì khí không có chỗ để thâu nạp sinh chứng háo suyễn.


III. PHÂN LOẠI CÁC THỂ LÂM SÀNG THEO YHCT

A. Hen hàn:

a. Triệu chứng:

Thay đổi thời tiết, lạnh nhiều xuất hiện cơn khó thở ra, kèm có tiếng rên rít.

Ho đờm trong loãng trắng có bọt

Ngực đầy tức như bị nghẹt, khi cố dùng sức để thở thì có tiếng kêu phát ra.

Người lạnh, sợ lạnh, sắc mặt xanh tái, thích uống nước nóng

Rêu lưỡi trắng mỏng, ướt trơn

Mạch phù (nếu do hàn tà gây nên; mạch trầm khẩn nếu cả trong ngoài đều có hàn).

b. Pháp trị: ôn phế tán hàn, trừ đờm, định suyễn.

Phương dược.Tô tử giáng khí thang: tô tử, sinh khương, nhục quế, chích thảo, bán hạ, trần bì, hậu phác, tiền hồ, đương quy.

Ý nghĩa: Tô tử để giáng khí hóa đàm bình suyễn chỉ ho; bán hạ, hậu phác, trần bì để khử đàm chỉ ho bình suyễn; nhục quế để ôn thận khu lý hàn, nạp khí bình suyễn; đương quy để dưỡng huyết bổ can kết hợp với Quế để bổ hư ở hạ tiêu do thận không nạp khí; Sinh khương để tán hàn tuyên phế; chích thảo hòa trung điều hòa các vị thuốc.

Phương huyệt: cứu tả Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Thiên đột, Phong long, Định suyễn.

B. Hen nhiệt:

a. Triệu chứng:

Khi gặp trời nóng nực thì lên cơn khó thở ra, thở mạnh thở gấp rút cảm giác ngộp.

Ho nhiều, đàm vàng đặc đục, dẻo dính, khó khạc.

Ngực đầy, khó thở kèm tiếng kêu phát ra.

Lưỡi đỏ rêu lưỡi vàng nhờn.

Mạch hoạt sác.

b. Pháp trị: Thanh nhiệt tuyên phế hóa đàm.

Phương dược: tang bạch bì thang: tang bạch bì, hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi, hạnh nhân, bối mẫu, tô tử, sinh khương

Ý nghĩa: tang bạch bì thanh phế nhiệt lợi tiểu; hoàng cầm, hoàng liên, sơn chi để thanh nhiệt ở thượng tiêu; hạnh nhân, bối mẫu, tô tử để giáng khí hóa đàm tuyên phế, sinh khương tán ngoại tà.

Ngoài ra còn thể dùng phương dược Bạch hổ thang gia hoàng cầm, chỉ thực, qua lâu; hoặc phương từ thuốc nam như Mạch môn, Bạc hà, Lá dâu, chỉ thiên, rễ tranh, cam thảo dây.

Phương huyệt: Châm tả Đại chùy, Phong trì, Phong môn, Liệt khuyết, Đản trung, Thiên đột, Phong long, Định suyễn, Khúc trì, Hợp cốc.

C. Hen do ẩm thực:

a. Triệu chứng:

Ăn phải thức ăn không thích hợp nên có cơn hen

Tiếng thở như tiếng ngáy, thô ráp, mệt, cảm giác tức hơi

Đầy trướng ngực bụng

Mạch hoạt thực.

b. Pháp trị: Tiêu thực tích.

Phương dược:

- Nam dược thần hiệu dùng La bạc tử với nước cốt gừng hòa với mật ong uống.

- Tuệ tĩnh dùng: tô tử, trần bì, nhục quế, riềng, nhân sâm. Lượng thuốc bằng nhau, dùng để chữa ho hen, thở gấp, khí nghịch bụng đau như dùi đâm.

Ý nghĩa bài htuốc: quế để ôn trung, riềng tiêu thực; sâm bổ khí; trần bì lý khí hóa đờm chỉ ho suyễn.

Thanh kim đơn (Loại chứng trị tài): La bạc tử (sao); tạo giác thích (đốt tồn tính), chỉ thực; sinh khương; sắc uống lúc nóng.

D. Suyễn thực:

1. Suyễn thực thể phong hàn:

a. Triệu chứng:

Khó thở ngực đầy

Ho đàm trắng loãng, trong.

Khởi đầu có da gai lạnh, sốt nhẹ

Đau mình, nhức đầu, không có mồ hôi.

Rêu lưỡi trắng.

Mạch phù.

Tình trạng nặng hơn thì: đổ mồ hôi, đau đầu nhiều, ớn lạnh, đờm nhiều trong loãng, phát sốt mà không khát nước, thở gấp, rêu lưỡi trắng, mạch phù hoạt.

b. Pháp trị: tuyên phế bình suyễn tán hàn.

Phương dược:

- tam ảo thang (Cục phương): ma hoàng, hạnh nhân, cam thảo; gia thêm tiền hồ, trần bì để thuận khí hóa đàm.

- Đình lịch đại táo tả phế thang (Kim quỹ yếu lược). Đình lịch tử để tiêu đàm hạ khí bình suyễn; đại táo để dưỡng vị ích khí.

- Tam tử dưỡng thân thang (Nam dược thần hiệu): tô tử, bạch giới tử, la bạc tử.

Ý nghĩa: tô tử để giáng khí hành đàm; bạch giới tử để ôn phế lý khí tiêu đàm; La bạc tử đê tiêu thực đạo trệ, hành khí trừ đàm.

2. Suyễn thực thể nhiệt:

a. Triệu chứng:

Ho khó thở, khò khè theo hơi thở.

Ngực đầy, ho đau tức ngực.

Đờm nhiều, kêu rồ rồ, đặc, khó khạc ra

Buồn nôn ăn kém, miệng nhạt

Rêu lưỡi trắng bẩn. Mạch hoạt.

b. Pháp trị: Trừ đàm giáng khí bình suyễn

Phương dược: tam tử thang hợp Nhị trần thang.

Ý nghĩa: tô tử để giáng khí hành khí trừ đờm. bạch giới tử để ôn phế lý khí tiêu đờm. la bạc tử để hành khí trừ đờm. bán hạ dể táo thấp hóa đờm, giáng nghịch hòa vị chỉ nôn. Tràn bì để lý khí táo thấp, khí thuạn thì thấp đàm tiêu. Phục linh để kiện tỳ thẩm thấp, thấp trừ được thì tỳ sẽ vượng lên không sinh ra đờm nữa; cam thảo để hòa vị ôn trung.

E. Suyễn hư

1. Phế khí hư:

a. Triệu chứng:

Thở gấp, đoản khí

Tiếng ho khẽ, yếu, tiếng nói nhỏ không có sức.

Tự hãn, sợ gió

Miệng khô, mặt đỏ, hầu họng khô.

Lưỡi hơi đỏ.

Mạc nhu tế.

b. Pháp trị: Dưỡng phế định suyễn.

Phương dược: Sinh mạch định tán gia vị: đảng sâm, mạch môn, ngũ vị tử. gia thêm: sa sâm, bối mẫu, quế chi, huỳnh kỳ, cam thảo.

Ý nghĩa: sa sâm, mạch môn để bổ dưỡng khí âm; ngũ vị tử để thu liễm phế khí; Sa sâm, Bối mẫu để nhuận phế hóa đàm; Quế chi, Huỳnh kỳ, Cam thảo để ôn ích phế khí.

Phương huyệt: cứu bổ Thái uyên, Thiên lịch, Phế du, Trung Phủ, Khí hải, Đản trung, Quan nguyên, Tỳ du.

2. Thận khí hư:

a. Triệu chứng:

Suyễn lâu ngày, thở ra dài hít vào ngắn.

Làm việc là suyễn, vận động là thở gấp, nghỉ ngơi đỡ hơn.

Tinh thần mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, thở có lúc ngắt quãng.

Tây chân lạnh, đau lưng, ù tai.

Mạch trầm tế.

b. Pháp trị: Bổ thận nạp khí.

Phương dược: Thận khí hoàn gia giảm: thục địa, hoài sơn, sơn thù, phục linh, trạch tả, đơn bì, nhục quế, phụ tử, nhân sâm, ngũ vị tử, phá cố chỉ.

Ý nghĩa: thục địa, hoài sơn, sơn thù bổ thận âm; quế phụ để ôn thận dương; nhân sâm, ngũ vị tử, phá cố chỉ để ôn thận nạp khí.

Nếu có thêm triệu chứng: Phù, tim đập hồi hộp, thở gấp đó là do dương quá hư thủy tràn, dùng pháp trị: Ôn dương lợi thủy.

Phương dược: Chân vũ thang (thương hàn luận): phụ tử, bạch truật, bạch thược, bạch linh, sinh khương.

Ý nghĩa: phụ tử để ôn thận tỳ, trợ dương khí; Bạch linh để thẩm thấp kiệntỳ; Bạch truật để kiện tỳ lợi thấp; Bạch thược để liễm âm dưỡng huyết chỉ thống; Sinh khương để trợ Phụ tử ôn dương tán hàn.

Phương huyệt: cứu bổ Thái uyên, Thiên lịch, Khí hải, Đản trung, Mệnh môn, Thận du, Phế du, Thái khê, Phục lưu.

Ngoài ra sau khi hết cơn háo suyễn, ngoài cơn suyễn có thể dùng Hà sa đại táo hoàn hoặc Tử hà sa để bồi bổ phế thận.

BÀI 6: ĐẦU THỐNG


I. Đại cương

Đầu thống: đau đầu, hay nhức đầu.

Đau đầu là triệu chứng xuất hiện ở nhiều bệnh và chứng khác nhau như:

- Đau đầu trong bệnh ngoại cảm thương hàn (lục kinh)

- Đau đầu trong thương hàn ôn bệnh

- Đau đầu trong ngoại cảm lục dâm

- Đau đầu do nội thương

Trong phần đầu thống này đề cập đến phần đau đầu do ngoại cảm lục dâm và nội thương còn đau đầu do thương hà – ôn bệnh xin tham khảo thêm phần ngoại cảm thương hàn và ôn bệnh.


II. Nguyên nhân và bệnh sinh:

Đầu là nơi dương khí của lục phủ, tinh ba của ngũ tạng hội tụ lại ở đó. Do vậy, tà khí bên ngoài hoặc nội thương bên trong đều là nguyên nhân gây nên chứng trạng này.

A. Nguyên nhân ngoại cảm:

Thường do lục dâm tác động vào gây nên trong đó Phong tà giữ vai trò chính kết hợp với Hàn, Nhiệt, Thấp; Hàn là tắc nghẽn kinh mạch, Nhiệt làm khí huyết nghịch loạn, Thấp tà che thanh khiếu, thanh dương không thăng lên đầu được.

B. Nguyên nhân nội thương

Nội thương gây đau đầu thường do:

Nguyên khí suy kém, huyết phận không đầy đủ như sau: khi bị bệnh nặng, sau lao nhọc quá độ…. Làm cho khí hư, khí trệ, huyết hư, huyết s làm kinh mạch không được nuôi dưỡng đầy đủ.

Tình chí không điều hòa buồn giận làm cho hỏa khí ở can đởm bị uất lại làm nhiễu loạn ở trên, hoặc thận thủy bất túc, can dương thượng thăng, khí uất hóa hỏa làm thanh khiếu bị nhiễu loạn.

Đờm ẩm tích đọng: do ăn uống không điều độ làm thúc ăn đọng lạiở trung tiêu gây rối loạn chức năng vận hóa của tỳ, đờm trọc sinh ra gây cản trở thanh dương, thanh dương không thăng, trọc không giáng xuống.

Tất cả các nguyên nhân trên làm cho dương khí không thư thái làm cho nhức đầu.


III. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ

A. ĐAU ĐẦU DO NGOẠI CẢM

1. Đau đầu do phong hàn:

a. Triệu chứng:

Đau đầu, choáng váng, có khi lan ra gáy vai.

Sợ gió, sợ lạnh, không khsat.

Nghẹt mũi hoặc chảy mũi.

Cảm giác đau nhức toàn thân

Phát sốt ra mồ hôi

Rêu lưỡi trắng mỏng

Mạch phù khẩn.

b. Phép điều trị: Sơ phong tán hàn

Phương thuốc: Tử tô bạch chỉ tán (Thuốc nam châm cứu): tử tô, bạch hà, bạch chỉ, sinh khương, hành tăm.

Ý nghĩa: Tử tô, hành tăm, bạch chỉ, sinh khương đều tân ôn để sơ tán phong hàn ở đầu. Bạc hà tân lương để giải uất nhiệt.

Theo Nam dược thần hiệu Gừng sống, Hành: giã nát với 1 bát nước còn 6,7 phần uống lúc nóng đắp chăn cho ra mồ hôi để khu tán phong hàn.

Phương thuốc: Xuyên khung trà điều tán (Cục phương ): xuyên khung, kinh giới, bạch chỉ, khương hoạt, tế tân, phòng phong, cam thảo, bạc hà.

Ý nghĩa: xuyên khung vào thiếu dương, Khương hoạt vào thái dương, bạch chỉ vào dương minh, kinh giới, tế tân, phòng phong, khương hoạt để tân ôn, để sơ tán phong hàn ở đầu. bạc hà để giải uất nhiệt.

2. Đau đầu do phong nhiệt:

a. Triệu chứng

Đau đầu dữ dội, đau căng đầu như muốn vỡ

Sốt, sợ gió, ra nhiều mồ hôi

Cảm giác nóng bừng

Mặt đỏ, mắt đỏ

Môi khô miệng khát, đau họng

Tiểu ít nước tiểu sậm màu

Táo bón

Rêu lưỡi vàng dày

Mạch phù sác.

b. Phép trị: Sơ phong thanh nhiệt

Phương thuốc: tang diệp cúc hoa (Thuốc nam châm cứu): tang diệp, bạc hà, cúc hoa, kinh giới, mạn kinh tử.

Ý nghĩa: Tang diệp, cúc hoa (Cam lương) để sơ phong nhiệt ở thượng tiêu. Bạc hà, Mạn kinh tử giúp Tang diệp, Cúc hoa trong sơ tán phong nhiệt, Kinh giới để sơ phong tán hàn.

Phương thuốc: khung chỉ thạch cao thang (Y tôn kim giám): xuyên khung, bạch chỉ, cao bản, cúc hoa, khương hoạt.

Ý nghĩa: xuyên khung, bạch chỉ, cúc hoa, thạch cao để sơ tán phong tà, thanh nhiệt ở kinh dương minh, khương hoạt, cao bản nghiêng về tân ôn sợ không thích hợp với nhiệt thịnh vì vậy có thêm Bạc hà, sơn chi, hoàng cầm để sơ tà giải biểu, nếu ỉa khí, phân vón thêm Đại hoàng để thông phủ tiết nhiệt.

Theo Nam dược thần hiệu: hoa kinh giới, Thạch cao lượng bằng nhau, Tán mịn, mỗi lần uóng 2 đc với nước trà.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024