Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 9

Thường ứ nước miếng khi ngủ

Khi ngủ hay nghiến răng, hay nói mê

Người gầy, đi cầu ra giun.

b. Pháp trị: tẩy giun tiêu tích

c. Phương dược:

trích từ thuốc nam châm cứu: sử quân tử, tân lang, mộc hương, hắc sửu. ý nghĩa: sử quân tử, tân lang để tẩy giun; Mộc hương để lý khí giảm đau; Hắc sửu để thông hạ.

Kinh nghiệm dân gian: hạt trâm bầu, binh lang (Tân lang), mộc hương, muồng trâu. Hạ trâm bầu binh lang để tẩy giun, mộc hương để lý khí giảm đau, muồng trâu để tẩy xổ.

Tẩy giun kinh nghiệm từ thuốc nam cham cứu Viện đông y: Rễ lựu, Tân lang, hạt bí ngô. Ý nghĩa: Rễ lựu để sát trùng diệt sán; Tân lang để khu trùng; Hạt bí ngô để trừ sán.

BÀI 14 VỊ QUẢN THỐNG


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

I. Đại cương

Vị quản: khoang vị, vị trí trương đương với vùng thượng vị

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 9

Vị quản: dạ dày.

Vị quản thống là chứng đau vùng thượng vị; còn goi là Vị tâm thóng là đau tại trung tâm ngực bụng, gần vùng mỏm ức, cũng gọi là Tâm hạ thống hay Quý tâm thống (đau thượng vị có kèm theo hồi hộp)


II. Nguyên nhân bệnh sinh:

1. Nguyên nhân:

Có 2 nhóm nguyên nhân:

Ngoại nhân: hàn, thấp tà.

Nội nhân:

- ẩm thực thất điều (ăn đồ sống lạnh, ăn uống thất thường ...)

- tình – chí uất kết (lo lắng, suy nghĩ, tức giận thái quá kéo dài).

2. Cơ chế sinh bệnh:

a. Ngoại nhân:

Hàn tà, ăn thức ăn sống lạnh làm cho vị bị hàn, gây đau thường thấy biểu hiện tỳ vị hư hàn.

Ăn uống thất thường, ăn nhiều thức béo ngọt làm thấp nhiệt sinh ra ở vị hoặc thức ăn không tiêu hóa được tích lại gây đau, biểu hiện đau do nhiệt hoặc thực tích, trùng tích.

Hàn tà, hoặc thấp nhiệt, hoặc ăn uống thất thường lâu ngày làm cản trở công năng của tỳ vị, can mộc tương thừa mà sinh bệnh, lâu ngày khí huyết suy kém đưa đến tỳ vị hư hàn.

b. Nội nhân:

Do tình chí thất điều (tức giận, buồn bực thá quá kéo dài) làm việc sơ tiết của can khí bị rối loạn. can khí hoành nghịch làm vị hoặc trệ hoặc nghịch không thông gây ra đau biểu hiện Can vị bất hòa hoặc Can khí phạm vị. Khí uất lâu ngày hóa hỏa, hỏa uất này làm âm bị tổn thương, mạch lạc không được nhu nhuận làm đau tăng và bệnh kéo dài biểu hiện VỊ khí uất trệ. Khí trệ lâu ngày sẽ kéo theo huyết ứ do lạc mạch bị trở ngại, làm cho đau càng ngoan cố, điều trị càng khó khăn hơn; Hoặc hỏa uất lâu ngày, tích nhiệt bức huyết làm cho huyết chạy càng chậm gây ra đau bụng dữ dội, kèm nôn máu tươi, đi cầu phân đen,

Ăn uống không điều đọ, no hoặc đói kéo dài; hoặc làm việc quá độ làm cho tỳ vị không được ôn dưỡng đầy đủ dẫn đến tỳ vị hư hàn và gây đau tức nặng vùng thượng vị, lạnh bụng khó tiêu, ăn không ngon ...

Như vậy dù phát sinh là nguyên nhân nào, cũng dẫn đến Vị, Can, Tỳ bị tổn thương. Các tạng này ảnh hưởng lên nhau phối hợp với nguyên nhân gây bệnh và thể trạng – cơ địa của người bệnh mà gây ra các thể lâm sàng tương ứng như:


III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:

A. Đau thượng vị do hàn tà:

Cảm nhiễm ngoại hàn hoặc ăn thức ăn sống lạnh.

a. Triệu chứng:

Vị quản đau từng cơn, sợ lạnh thích uống nóng, uống nước nóng khoặc chườm nóng thượng vị thì giảm đau.

Không khát, nếu có uống thì thích uống nước nóng.

Rêu lưỡi trắng

Mạch khẩn (khi đang đau).

b. Pháp trị: Tán hàn chỉ thống.

c. Phương dược:

Lương phụ hoàn (thuốc nam châm cứu): Cao lương khuông, Hương phụ. Ý nghĩa: Cao lương khương để ôn trung tán hàn; Hương phụ để hành khí chỉ thống.

Bán hạ hậu phác thang (Kim quỹ yếu lược): Bán hạ, hậu phác, tử tô, phục linh, sinh khương. Ý nghĩa: Bán hạ để hóa đàm giáng nghịch hòa vị; Hậu phác để hạ khí; tử tô để lý khí ở phế; phục lih để thẩm thấp; sinh khương để ôn trung tán hàn hòa vị chỉ thống.

B. Đau thượng vị do thức ăn đình trệ:

a. Triệu chứng:

Đầy trướng, nặng tức khó chịu vùng thượng vị, nặng hơn thì có đau thượng vị.

ợ hơi, nuốt chua

nôn thức ăn chưa tiêu, nôn xong giảm đau bụng hẳn.

đại tiện không thông thoáng.

Rêu lưỡi dày, cáu bẩn.

b. Pháp trị: Tiêu thực đạo trệ.

c. Phương dược: Tiêu thực thang (Vỏ bối, Trần bì, La bặc tử, Chỉ thực, Vỏ rụt). Ý nghĩa: vỏ vối, vỏ quít, chỉ thực để hành giáng khí, hòa vị; vỏ rụt, la bặc tử để tiêu thực.

C. Can khí phạm vị (Can vị bất hòa).

1. Khí uất:

a. Triệu chứng:

Đau thượng vị từng cơn, cảm giác nặng bụng khó chịu.

Buồn nôn, ợ hơi ợ chua.

Đầy hơi, ăn khó tiêu, ợ hơi hoặc trung tiện được thì nhẹ.

Đau tức lan hông sườn, đau không ưa xoa nắn, ấn vào thì thấy đau tăng (Cự án).

Đại tiện không thông

Chất lưỡi bệu rêu trắng nhầy.

Mạch huyền hoạt hữu lực

b. Pháp trị: Sơ can lý khí

c. Phương dược:

Điều khí thang: hương phụ, thanh bì, vỏ rụt, chỉ xác, ô dược, trần bì. Ý nghĩa: hương phụ, chỉ xác để sơ can lý khí; phối hợp với Trần bì; Vỏ rụt để lý khí hòa vị; Ô dược để hào huyết chỉ thống.

Bình vị tán: Thương truật: sơ can; Trần bì, hậu phác: Hành khí kiện tỳ vị; Cam thảo: hòa vị.

Sài hồ sơ Can tán (cảnh nhạc toàn thư): Sài hồ, thược dược: sơ can; Chỉ xác, Hương phụ: Kiện tỳ vị; Cam thảo, Xuyên khung: Hòa vị chỉ thống.

d. Phương huyệt:

Châm tả các huyệt Thái xung, Tam âm giao, Túc tam lý, Trung quản, Thiên xu

Châm bình các huyệt: Can du, Tỳ du, Vị du…

Nhĩ châm, thủy châm.

e. Tập luyện dưỡng sinh :

Thư giãn, luyện thở, sinh hoạt – nghỉ ngơi – ăn uống điều độ.

Tinh thần điều hòa, kiêng cữ các chất kích thích – chua cay, khó tiêu.

2. Hỏa uất :

a. Triệu chứng :

đau nóng rát vùng thượng vị.

miệng khô đắng, hay nôn ợ chua

dễ bực mình, hay cáu gắt

ăn kém, đầy bụng lâu tiêu.

đau tăng khi tức giận lo lắng, tiểu vàng nóng.

Chất lưỡi đỏ, rêu vàng.

Mạch huyền sác.

b. Pháp trị: Sơ can, tiết nhiệt, chỉ thống.

c. Phương dược:

Tiêu dao tán gia vị (cục phương): sài hồ, đương quy, bạch truật, bạch thược, bạch linh, chích thảo, gia thêm uất kim, hương phụ.

Ý nghĩa: sài hồ để sơ can giải uất; Uất kim, Hương phụ thư can lý khí, hợp với Sài hồ bình vị chỉ thống; Đương quy, Bạch thược để dưỡng huyết nhu can, hoãn cấp; Bạch truật, Phục linh để kiện tỳ trừ thấp giúp cho vận hóa trở lại bình thường; Chích thảo để bổ trung hòa vị điều hòa các vị thuốc.

d. Phương dược: Hoàng cầm thang gia giảm (Thương hàn luận): Hoàng cầm, thược dược: sơ can tiết nhiệt; Cam thảo, đại táo: hòa vị.

D. Tỳ vị hư hàn:

a. Triệu chứng:

Đầy hơi, lạnh bụng, tức bụng.

Đau âm ỉ suốt ngày, khi đau thích ấn thích xoa, thích chườm nóng.

Có thể có buồn nôn, nôn nước trong

Ăn kém, ăn không ngon miệng

Gầy sút mệt mỏi, hơi thở ngắn

Đi cầu phân sột sệt hoặc lỏng

Da niêm nhợt nhạt, môi tái

Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng nhày ướt, run

Mạch trầm nhược, hoặc trầm tế.

b. Pháp trị: Ôn trung tán hàn, chỉ thống.

c. Phương dược:

Hương sa lục quân (Y phương tập giải): Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh; Cam thảo; Trần bì; Bán hạ; Mộc hương; Sa nhân.

Ý nghĩa: Sâm, linh, truật, thảo ích khí để kiện tỳ; Trần bì, bán hạ để lý khí hòa vị giáng nghịch chỉ nôn; Mộc hương, Sa nhân để lý khí tỉnh tỳ chỉ thống.

Huỳnh kỳ kiến trung thang (Kim quỹ yếu lược): Hoàng kỳ, Sinh khương, Cam thảo; Hương phụ, Quế chi, Bạch thược, Đại táo, Cao lương khương, Di đường.

Ý nghĩa: Di đường, HUỳnh kỳ để ích tỳ khí dưỡng tỳ âm, ôn bổ trung tiêu; QUế chi để ôn dưỡng khí; Bạch thược để ích âm huyết; Cam thảo để ích khí; hợp với Bạch thược để ích can tư tỳ hòa lý; Cao lương khương, Đại táo để bổ tỳ hòa dinh vệ.

d. Phương huyệt: Châm bổ hoặc cứu: Trung quản, Túc tam lý, Nội quan, Chương môn.

E. Huyết thoát:

1. Huyết ứ thoát (Thực chứng)

a. Triệu chứng:

Nôn ra máu đỏ tươi, tiêu phân đen.

Đau cố định một chỗ, đau như kim châm như dùi đâm.

Môi khô lưỡi đỏ, rêu vàng, lưỡi có điểm tím đen.

Mạch tế sác hoặc sáp.

b. Pháp trị: Hoạt huyết, lương huyết, chỉ huyết, chỉ thống.

c. Phương dược:

Phương dược: Tht tiêu tán (Cc phương): Bhoàng, Ngũ linh chi. Lượng bng nhau, sc ung, hoc làm thuc tán. Mi ln ung, ung chung vi hoàng tu.

Ý nghĩa: ngũ linh chi, bhoàng đthông li huyết mch, khứ ứ chthng, hoàng tu đdn thuc, tăng tác dng hot huyết chthng.

Bài thuc nam (trích tthuc nam châm cu): Sinh đa, Hoàng cm, Trc bá dip, A giao, cam tho, Bhoàng, Chi t. tác dng chính là lý khí hot huyết nhm thông lc hot huyết chthng.

2. Huyết hư thoát (hư chứng):

a. Triệu chứng:

Có bệnh vị quản thống lâu ngày, đột nhiên thấy đau tăng vùng thượng vị.

Sắc mặt xanh, tái nhợt, chân tay lạnh, vã mồ hôi, nôn ra máu, hoặc tiêu phân đen.

Môi nhợt nhạt. Lưỡi nhợt bệu, rêu nhầy có điểm ứ huyết. Mạch vi tế vô lực.

b. Pháp trị: Bổ huyết chỉ huyết chỉ thống.

c. Phương dược: Tứ vật thang gia vị (Cục phương): Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, SInh địa, Bạch truật, Đơn bì. Gia thêm: Trắc bá diệp sao đen, ĐỊa du sao đen.


IV. MỘT SỐ CÔNG THỨC THƯỜNG DÙNG:

A. Bài thuốc nam:

Hương phụ (Cỏ cú): 08g (20%)

Cúc tần 08g (20%)

Thủy xương bồ (bồ bồ) 08 g (20%)

Mã đề 12g (25%)

Nghệ vàng 06g (15%)

Tác dụng: lý khí chỉ thống hòa vị.

Trên lâm sàng có tác dụng làm giảm cơn đau nóng rát ợ chua.

1. Viên dạ dày số 8:

Mai mực 40g (55%)

Cam thảo 24g (30%)

Bối mẫu 12g (15%)

2. Đởm kim hoàn:

Bột nghệ 32%

Bột trần bì 32%

Bột mật heo 32%

Thỏ ty tử 04%

BÀI 15: HOÀNG ĐẢN


I. Đại cương:

Hoàng đản là chsng vàng da có biểu hiện mắt, da, nước tiểu đều vàng. Có nhiều tác giả đề cập đến bệnh lý này:

Hải thượng Lãn Ông cho rằng bệnh thuộc thấp, ví như men rượu ủ ấp thấp nhiệt ngấu nát mà vàng.

Thiên bình nhãn khí tượng luận sách Tố vấn viết: “Mục hoàng giả, viết hoàng đản” mắt vàng là hoàng đản.

Trương Trọng Cảnh, Kim quỹ yếu lược phân ra thành 5 loại Hoàng đản, CỐc đản (ăn vào thì chóng mặt, nóng nảy khó chịu, bụng đầy, đại tiện lỏng, tiểu tiện không lợi, mình mặt mắt vàng), Tửu đản (chứng hoàng đản do uống rượu, có biểu hiện da vàng, mắt vàng, ngực nóng tức, kém ăn, thỉnh thoảng nôn, tiểu tiện đỏ, mạch trầm huyền sác), Nữ lao đản (chứng hoàng đản vì dâm dục quá độ, có triệu chứng da vàng, vùng trán hơi đen, bụng dưới đầy, tiểu tiện không lợi, phân màu đen, ban đêm lòng bàn tay chân nóng mà sợ lạnh), Hắc đản (chứng ngoài da xạm đen).

Tuệ tĩnh và Hải thượng lãn ông chũng chia thành 5 thứ đản như trên, nhưng lấy Hoàng hãn (mồ hôi ra ướt áo có màu vàng) thay cho hắc đản.

Vệ sinh bảo giám phân ra: Âm hoàng (bệnh hoãn, thời gian mắc bệnh dài, da vàng sạm tối, thuộc hư, thuộc hàn); Dương hoàng (bệnh cấp, thời gian ngắn, sắc vàng tươi, thuộc nhiệt, thuộc thực); ÂM và dương hoàng có thể chuyển hóa lẫn nhau, dương hoàng chữa không tốt cấp hóa thành mãn, âm hoàng có thể chuyển thành dương hoàng do nhiễm thêm ngoại tà thấp nhiệt nội chưng tiết ra ngoài cơ phu. Cấp hoàng thường do vốn có tích nhiệt ở tỳ vị, nay nhiệt độc ở ngoài lại tấn công vào, bệnh phát cấp dễ chết.


II. Nguyên nhân bệnh sinh:

Có 3 nhóm nguyên nhân chính:

1. Cảm nhiễm phải ngoại tà thấp nhiệt, khí uất lại làm trở ngại trung tiêu, nung nấu tỳ vị làm cho tỳ vị chuyển hóa thất thường, thấp và nhiệt tác động lẫn nhau, thấp bị nhiệt chưng, không thoát ra được bằng đường mồ hôi hoặc đường tiểu tiện, và từ tỳ vị ảnh hưởng qua can đởm, làm cho can mất đi sự điều đạt, đởm tràn ra đi vào cơ phu, đi xuống bàng quang làm cho mắt, da, nước tiểu đều vàng.

2. Ăn uống không điều độ, hoặc ăn phải thức ăn bị ôi thiu, no đói thất thường, hoặc uống nhiều rượu quá ... tất cả dều làm cho tỳ vị bị tổn thương, gây nên sự rối loạn của tỳ vị, từ đó thấp trọc sinh ra, ứ lại rồi hóa nhiệt, nhiệt tác động đến can đởm là mật không đi theo đường bình thường mà tràn ra cơ phu, xuống bàng quang.

3. Lao lực quá độ gây ra hư lao, chữa không kịp thời tích tụ lại chuyển thành nặng làm tỳ vị bị tổn thương, gây rối loạn vận hóa, thấp trọc sinh ra làm trở ngại ở trung tiêu, bên cạnh

đó tỳ khí bị hư nhược, dương khí trung tiêu không được mạnh lại bị hàn thấp ngăn trở sinh ra hoàng đản.


III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị:

A. Dương hoàng:

1. Triệu chứng:

- Mắt vàng, da vàng tươi, nước tiểu vàng.

Nếu nhiệt nặng hơn thấp:

- Sốt, khát nước

- Nước tiểu ít

- Đi cầu táo, phân khô khó đi

- Bụng có thể có trướng đầy

- Rêu lưỡi vàng bẩn

- Mạch huyền sác

Nếu thấp nặng hơn nhiệt: ngoài triệu chứng chung thêm

- Đầu nặng, ngực bụng đầy trướng

- Ăn kém, chán ăn

- Đi cầu lỏng hoặc phân nát

- Rêu lưỡi vàng dày, bẩn

- Mạch nhu sác.

2. Pháp trị:

Nếu nhiệt nặng hơn thấp: Thanh nhiệt thấp tiết hạ.

a. Phương dược: Nhân trần thang gia vị (thương hàn luận): Nhân trần, Chi tử, Đại hoàng, Hậu phác. Gia thêm: Sa tiền tử, Trư linh, Chỉ thực.

Ý nghĩa: nhân trần, chi tử để thanh nhiệt, lợi thấp, thoái hoàng, chi tử, đại hoàng để thanh tả hạ giải nhiệt độc; Sa tiền tử, Trư linh để thẩm thấp; Chỉ thực, Hậu phác để hành khí đạo trệ.

b. Phương huyệt: Châm tả Can du, Thái xung, Kỳ môn, Trung cực.

Nếu thấp nặng hơn nhiệt: Lợi thấp, thanh nhiệt, lợi thủy.

a. Phương dược: Nhân trần gia ngũ linh tán (Kim quỹ yếu lược): Nhân trần, QUế chi, Bạch truật, Bạch linh, Trư linh, Trạch tả. gia thêm: Hoắc hương, Bạch đậu khấu.

Ý nghĩa: Nhân trần để thanh nhiệt lợi thấp thoái hoàng; Trư linh, Trạch tả, Phục linh để thẩm thấp lợi thủy; Bạch truật để kiện tỳ trừ thấp; QUế chi để hỗ trợ khí hóa nước của bàng quang; Hoắc hương, Bạch đậu khấu để tuyên thông khí cơ hóa thấp trọc.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024