Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 6

BÀI 8: TÂM QUÝ CHÍNH XUNG


I. Đại cương: Theo sách xưa gọi là Kinh quý – chính xung

Sách Hồng lô điểm tuyết ghi: “Quý là tự nhiên tâm động không yên, kinh là tim đập mạnh và sợ hãi; Chính xung là tim đập thình thịch không yên như có người muốn bắt mình”.

Y học chính truyền viết: “Kinh quý là hoặc tự hiên hoặc do sợ hãi mà trong tâm không yên, hồi hộp, tiếng đập trong ngực lúc dồn dập lúc yên; chính xung là trong tâm động không yên, nó đập vô thời hạn”.

Vậy Kinh quý là bệnh còn nhẹ, còn Chính xung là bệnh ở mức độ nặng hơn.

Bệnh lý có liên quan trực tiếp đến Tâm, và gọi là tâm gợi ngay đến bệnh nên được gọ là Tâm quý – Chính xung. Tâm quý – Chính xung là bệnh lý có biểu hiện đánh trống ngực, hồi hộp, tim đập không yên.


II. Nguyên nhân sinh bệnh:

A. Nguyên nhân ngoại nhân:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 268 trang tài liệu này.

Do phong hàn thấp tà xâm nhập vào huyết mạch và nhân lúc dương khí suy yếu làm cho tâm mạch bị tắc trở, sự vận hành của tâm huyết không thông gây nên chứng tâm quý.

B. Nguyên nhân nội thương:

Triệu chứng y học cổ truyền - Trường Tây Sài Gòn - 6

Tức giận: làm cho khí đi ngược lên ảnh hưởng chức năng điều đạt của can gây rối loạn chức năng vận hóa của tỳ khiến cho tinh hoa ngũ cốc tụ lại thành đàm, khí bị uất hóa hỏa, đàm hỏa xông lên tâm gây bệnh.

Do bệnh lâu ngày, do mất máu nhiều, do lao động cực nhoc, lo nghĩ nhiều khiến cho tỳ bị tổn thương, vận hóa kém huyết dịch thiếu hông đủ nuôi dưỡng tâm khiến cho thần suy gây nên chứng tim đập hồi hộp không yên.

Do bệnh lâu ngày hoặc bệnh nhiệt làm tổn thương phần âm gây ảnh hưởng đến thận âm, thận âm hư làm tâm hỏa động cũng sinh bệnh.

Do bệnh lâu ngày dương khí bị suy không ôn dưỡng được tâm mạch gây nên chứng tâm quý.


III. Bệnh cảnh lâm sàng và điều trị

A. Tâm huyết hư:

a. Triệu chứng:

Váng đầu, hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp trong ngực không yen

Sắc mặt tái nhợt, người mệt mỏi, móng tay chân nhợt nhạt

Ngủ không ngon giấc

Lưỡi đỏ nhợt.

Mạch tế nhược.

b. Pháp trị: Ích khí bổ huyết, dưỡng tâm an thần.

c. Phương dược: Quy tỳ thang (Tế sinh phương): Nhân sâm, huỳnh kỳ, đương quy, bạch truật, mộc hương, cam thảo, phục thần, viễn chí, táo nhân, long nhãn.

Ý nghĩa: sâm, kỳ, quy, truật, thảo để ích khí kiện tỳ, sinh huyết; đương quy, long nhãn để dưỡng huyết; phục thần, táo nhân, viễn chí để an thần; mộc hương để hành khí.

Phương huyệt: châm bổ Cách du, Tâm du, Tam âm giao, Thần môn

B. Âm hư hỏa vượng:

a. Triệu chứng:

Buồn bực, tâm thần không yên

Hồi hộp, hay quên, choáng váng, hoa mắt, ù tai.

Mất ngủ, ngủ ít mộng nhiều, đang ngủ thức giác tim đập, hồ hộp bứt rứt.

Đau mỏi thắt lưng.

Lưỡi đỏ. Mạch tế sác.

b. Pháp trị: Tư thủy chế hỏa

c. Phương dược:

Hoàng liên a giao thang (Thương hàn luận): hoàng liên, a giao, hoàng cầm, bạch thược, kê tử hoàng. Gia thêm đan sâm.

Ý nghĩa: hoàng liên, hoàng cầm để thanh tâm hỏa; a giao, bạch thược, Kê tử hoàng để dưỡng âm huyết; Đan sâm để giúp an thần định quý.

Thiên vương bổ tâm đơn (Nhiép sinh bí phẫu): sinh địa, nhân sâm, đan sâm, huyền sâm, bạch linh, ngũ vị tử, viễn chí, cát cánh, đương quy, thiên môn, mạch môn, bá tử nhân, táo nhân, chu sa.

Ý nghĩa: Sinh địa để bổ thủy chế hỏa, dưỡng huyết nhuận tân dịch, Huyền sâm, Thiên môn, mạch môn để thanh ho hỏa tư âm; đương quy, đan sâm để bổ huyết dưỡng huyết; sâm, bạch linh để ích khí ninh tâm; táo nhân, ngũ vị tử để liễm tâm khí a tâm thần; bá tử nhân, viễn chí, chu sa để dưỡng tâm an thần.

d. Phương huyệt:

Châm bổ hoặc cứu: thận du, thái khê.

Tả nhẹ: tâm du, Nội quan.

C. Tâm dương hư đàm ẩm nghịch lên :

a. Triệu chứng :

Hồi họp, thỉnh thoảng có cảm giác hỗng tim

Ngực đầy tức đoản hơi

Mặt tái nhợt, ăn kém người mệt mỏi. Hay ra mồ hôi, tiểu ít.

Lưỡi trắng nhợt. Mạch kết đại.

b. Pháp trị: ích khí, dưỡng tâm, thông mạch.

c. Phương dược: Phục mạch thang (Thương hàn luận): cam thảo chích, nhân sâm, sinh khương, sinh địa, quế chi, a giao, mạch môn, đại táo. Gia thêm Bán hạ sao.

ý nghĩa: cam thảo, nhân sâm, đại táo để ích khí của tâm tỳ; sinh địa, a giao, mạch môn, để dưỡng tâm bổ huyết nhuận phế sinh tân; sinh khương, quế chi để thông dương phục mạch; bán hạ để giáng nghịch hòa vị, táo tấp hóa đờm.

Nếu có thêm: tay chân lạnh, tiểu khó, khó thở, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch vi tế hoặc kết đại là do thủy khí xung lên, dương khí ở ngực bất túc gây nên.

- Pháp trị là: Ôn dương hành thủy, giáng nghịch.

- Phương dược: Chân vũ thang (Thương hàn luận): phụ tử, bạch truật, bạch linh, thược dược, sinh khương, nhục quế, trạch tả, xa tiền tử.

- Ý nghĩa: phụ tử, sinh khương để ôn dương tán hàn; phục linh, bạch truật để kiện tỳ lợi thủy; bạch thược để liễm âm hoãn cấp; nhục quế, trạch tả, xa tiền tử để trợ dương hành thủy.

D. Phong thấp xâm nhập và mạch lạc

a. Triệu chứng:

Hồi hộp, thở ngắn hơi. Ngực đầy, đau thắt

Cảm giác buồn bực

Môi miệng đỏ hoặc tím, đầu ngón tay ngón chân tím

Ho có thể khạc ra máu. Lưỡi đỏ tím có ứ huyết. Mạch tế.

b. Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, trợ dương thông mạch.

c. Phương dược: Đào nhân hồng hoa tiễn: Đan sâm, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Hương phụ, Diên hồ sách, Thanh bì, Đương quy, Tam thất, Quế chi, Cam thảo.

Ý nghĩa: Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm, Đương quy để hoạt huyết hóa ứ: Hương phụ để hỗ trợ thêm hoạt huyết hóa ứ; Thanh bì để lý khí; Quế chi, Cam thảo để thông dương ở tâm, Tam thất để thuận khí chỉ huyết.

d. Phương huyệt: Châm bổ: thương khâu, túc tam lý, tâm du. Châm tả: thần môn, thái xung.

BÀI 9: ẨU THỔ


I. Đại cương

Định nghĩa: ẩu thổ là tình trạng bệnh lý biểu hiện thức ăn, đàm dãi, nước từ dạ dày ộc ra bên ngoài do vị khí nghịch gây nên.

- ẩu (nôn): vừa có vật chất ra ngoài vừa kèm theo tiếng.

- Thổ (Mửa): nôn ra vật chất mà không có tiếng phả ra.

- Có tiếng mà không có vật chất là nôn khan (can ẩu).

- Nôn ói là tình trạng vị mất công năng túc giáng, vị khí nghịch lên trên mà sinh ra ẩu thổ.

Tùy theo nguyên nhân sinh bệnh mà chứng Ẩu thổ được phân chia thành các loại hàn nhiệt hư thực khác nhau.

Quan niệm của các y gia về nguyên nhân gây nôn mửa.

- Theo cụ tuệ tĩnh: vị hư không tiếp được thức ăn lạnh, bị trúng hàn, trúng thử, khí kết đờm tụ, huyết độc ứ đọng, hỏa tà xung lên.

- Theo cụ hải thượng lãn ông thì có 3 nguyên nhan: thương thực, hàn, nhiệt ở tỳ vị.

- Giản minh trung y nội khoa học còn ghi thêm: do thất tình nội uất, can khí phạm vị, tỳ vị hư hàn, vị âm bất túc.

- Trương cảnh nhạc phân nôn mửa làm 2 loại lớn:

Nôn mửa thuộc chứng thực do Hàn, Nhiệt, Khí uất, Đờm ẩm, Thưc trệ, Can khí hoành vị.

Nôn mửa thuộc chứng hư do tỳ vị hư hàn, Vị hư, hoặc Vị âm bất túc


II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:

Tổng hợp từ quan niệm các y gia xưa có thể có các nguyên nhân sinh như sau:

A. Ngoại nhân.

Cảm nhiễm phong hàn tà hoặc thử nhiệt tà làm bế tắc thượng tiêu, cản trở vị khí. Vị mất công năng túc giáng gây ra chứng Ẩu thổ

B. Nội nhân.

1. Ăn uống không điều độ

Ăn uống quá nhiều, hoặc ăn nhiều đồ sống lạnh làm thương tổn vị khí,lâu ngày gây ra đình trệ chức năng của vị ảnh hưởng cả đến tỳ, gây khó tiêu.

Uống nhiều rượu, ăn nhiều chất béo ngọt làm thấp nhiệt tích ở trung tiêu thành đờm

Các nguyên nhân trên làm cho vị khí mất công năng túc giáng, khí nghịch trở lên thành Ẩu thổ.

2. Nội thương thất tình: Lo nghĩ tức giận thái quá làm cho Can khí không điều hòa làm ảnh hưởng đến Vị khí gọi là Can khí phạm Vị, làm cho vị mất công năng túc giáng khí.

3. Tỳ vị hư yếu: Sau khi vừa mới khỏi bệnh hoặc do khó nhọc lao lực lâu ngàylàm cho tỳ hư, tỳ mất khả năng kiện vận làm cho vị khí cũng hao tổn hư theo, làm, làm giảm mất công năng túc giáng, khi ăn uống vào dễ bị khí nghịch lên mà thành ẩu thổ.


III. BỆNH CẢNH LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ:

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có thể chia bệnh cảnh có biểu hiện Ẩu thổ làm 2 nhóm chính: Thực chứng và hư chứng.

A. THỰC CHỨNG: Thường là chứng cấp, mới phát, gồm có 5 loại:

1. Do ngoại tà.

a. Vị hàn: Do cảm nhiễm hàn tà

Triệu chứng:

- Thức ăn không tiêu, nôn ợ ra nước trong loãng và nhiều chất nôn, nôn ra hết chất thì dễ chịu, hoặc tiếp tục nôn khan không có chất.

- Miệng nhiều nước dãi, cảm giác ớn lạnh sợ lạnh

- Mặt môi xanh tái

- Tiểu tiện nước trắng trong

- Rêu lưỡi trắng nhày

- Mạnh phù, trì

Pháp trị: Ôn trung tán hàn chỉ môn.

Phương dược: Hoắc hương chính khí khí tán (Cục phương): Hoắc hương, Bạch truật, Tử tô, Trần bì, Bạch chỉ, Hậu phác, Bán hạ, Đại phúc bì, Phục linh, Cam thảo.

Ý nghĩa: Hoắc hương, Tô diệp, Sinh khương, Bạch chỉ vừa phát tán phong hàn, vừa ôn trung hóa trọc. Trần bì Bán hạ để táo thấp hòa vị giáng nghịch chỉ nôn. Bạch truật, Phục linh,Củ sả để táo thấp hòa vị. Cát cánh để tuyên phế lợi hoành, vừa giải biểu thấp ở lý, Sinh khương, Cam thảo để điều hòa tỳ vị.

Phương dược: Trích từ thuốc nam châm cứu: Hoắc hương, Tử tô, Củ sả,Trần bì.

Ý nghĩa: Hoắc hương để phát tán phong hàn, ôn trung hóa trọc; Trần bì, Tử tô để táo thấp hòa vị, giáng nghịch chỉ nôn; củ sả để táo thấp hòa vị, vừa giải biểu thấp.

Phương huyệt: Cửu bổ Tỳ du (hoặc Vị du), Trung quản, Thiên khu, Khí hải, Túc tam lý.

b. Vị nhiệt: Do cảm nhiễm thử tà.

Triệu chứng.

- Nôn ra nước vàng đặc, mùi chua khắm hoặc ợ khan nước chua.

- Ăn uống vào nôn ra ngay, nôn nhiều lần mỗi lần chỉ nôn ra chút ít

- Khát nước, thích uống nước lạnh

- Tâm phiền khó ngủ

- Miêng hôi da nóng, mặt môi đỏ

- Tiểu ít, đỏ

- Rêu lưỡi vàng dày

- Mạch hoạt sác, hoặc hồg sác

Pháp trị. Thanh nhiệt hòa vị chỉ nôn

Phương dược: Trích từ Thuốc nam châm cứu: Rau má, Lá dành dành Hoắc hương Gạo nếp sao vàng, Gừng tươi

Phương dược: Nhị trần thang ( Cục phương)

Bán hạ Cam thảo Trần bì Phục linh

Bán hạ để giáng nghịch hòa vị chỉ nôn, trần bì để lý khí, phục linh để kiện tỳ, Cam thảo để điều hòa các vị thuốc, thêm chi tử, Hoàng liên, Lô căn, cát căn, Trúc nhự, Gừng để thanh vị nhiệt giúp hóa đờm trị nôn

Phương dươc: Trích từ nam dược thần hiệu

Trần bì Tinh tre, Chi tử; Nước cốt gừng sống

Sắc uống nóng: Chữa lợm giọng muốn mửa không được do vị bị nhiệt

Phương huyệt: Châm tả Trung quản, Nội quan, Nội đình. Chích nặn máu huyệt Thượng dương

2. Thương thực (thực trệ)

Triệu chứng.

- Nôn ra thức ăn chua, nát, hôi khắm (thức ăn không tiêu), nôn ra được thấy dễ chịu

- Ợ hăng, ợ chua, miệng hôi

- Bụng đầy nặng tức khó tiêu

- Nặng hơn thì có kèm đau bụng, cự án

- Sắc da hơi vàng tái

- Rêu lưỡi dày bẩn

- Mạch hoạt, hữu lực.

Pháp trị: Tiêu đạo hòa trung, hòa vị giáng nghịch.

Phương dược: Tiêu đạo hòa trung thang thuốc nam châm cứu: Gừng tươi. Sa nhân, Vỏ rụt, Hạt củ cải sao vàng, Vỏ quýt, Củ sả, Hoắc hương..

Ý nghĩa: Hoắc hương để trị nôn. Trần bì mộc hương để thanh khí tiêu đờm thực tích gừng để giảng khí ôn trung tiêu trướng, trị nôn mửa.

Phương dược: Bảo hòa hoàn (Đan khê tâm pháp)L Sơn tra, Phục linh. la bac tử, Tràn bì , Bán hạ, Liên kiều, Thần khúc.

Ý nghĩa: Sơn tra để tiêu các loại thức ăn tích trệ, nhất là tiêu mỡ. Thần khúc để tiêu thực kiện tỳ nhất là tiêu rượu, thức ăn ôi, La bặc tử để hạ khí tiêu thực nhất là ngũ cốc. Bán hạ, Trần bì để hàn khí hóa trệ chỉ nôn. Phục linh để kiện tỳ lợp thấp hòa trung chỉ tả, Liên kiều để thanh nhiệt tán kế do thực tích.

Gia giảm: Nếu thực tích nặng thêm Chỉ thực, Tân lang, Hậu phác, Sa nhân, Kê nội kim Nếu rêu vàng mạch sác thêm Hoàng liên Hoàng cầm để thanh nhiệt

Phương huyệt: Châm tả Nội quan, Thiên khu, Nội đình

3. Đờm ẩm ( trọc đờm)

a. Triệu chứng.

Nôn mửa ra đờm dãi

Đầu váng mắt hoa

Cảm giác ngực bụng đầy, ăn nuốt không xuống

Hồi hộp, trống ngực

Rêu lưỡi dày nhớt

Mạch hoạt.

b. Pháp trị: Hóa đờm hòa vị

c. Phương dược: Tiểu bán hạ thang gia vị Bán hạ Sinh khương

Gia thêm: Phục linh, Trần bì. Quế chi, Hậu phác , Bạch truật

Ý nghĩa: Bán hạ để táo thấp hóa đờm, giáng nghịch chỉ nôn; Bạch truật để kiện tỳ táo thấp; Phục linh để kiện tỳ thẩm thấp cùng với Bạch truật để chữa gốc của đờm; Trần bì để lý khí hóa đờm; Sinh khương để điều hòa tỳ vị; Hậu phác để giúp ôn trung hóa đờm chỉ non

Phương dược: Nhị trần thang (Cục phương)

Trần bì Phục linh

Bán hạ Cam thảo

Nếu nôn nước trong nhiều thì thêm Thương truật, bạch truật để tỳ táo thấp hóa ẩm.

Phương dược: Ôn đởm thang (Phương luận): bán hạ, trúc nhự, chỉ thực, cam thảo, phục linh, trần bì.


Ý nghĩa: bài thuốc Ôn đởm thang gồm bài Nhị trần thang là Bán hạ, trần bì, Phục linh, Cam thảo để táo thấp hóa đàm lý khí hòa trung; Trúc nhự để thanh nhiệt hóa đờm trừ

phiền chỉ nôn. Chỉ thực để hành khí tiêu đờm. Phương này dùng trong trường hơp có uất nhiệt, và rêu lưỡi vàng.

4. Khí uất:

a. Triệu chứng:

Nôn mửa sau khi tức giận

Ngực sườn, thượng vị đầy trướng, tức, không khoan khoái.

ợ hơi, không ăn uống được do đầy và ơ. Mạch huyền sáp

b. pháp trị: sơ can hòa vị chỉ nôn.

Phương dược: Nhị trần thang gia Chỉ xác, Hậu phác, Tô ngạnh.

Ý nghĩa: Bán hạ để trừ đờm tán kết, giáng nghịch hòa vị, chỉ nôn; Phục linh để kiện tỳ ích khí; Trần bì giúp tán ứ tiêu trướng, lý khí hòa trung; Chỉ xác, Hậu phác, Tô ngạnh sơ can thư cân hòa vị; Cam thảo để điều hòa các vị thuốc.

5. Can khí phạm vị:

a. Triệu chứng:

Nôn chua ợ hơi nhiều. Ngực sườn đầy, đau tức rạo rực không yên

Lưỡi rìa đỏ, rêu trắng dày. Mạch huyền

b. Phép trị: tiết can giáng nghịch.

Phương dược: Tứ thất thang (Cục phương): tô tử, bán hạ, hậu phác, phục linh, sinh khương, đại táo; gia thêm Chỉ xác, mộc hương.

Ý nghĩa: tô tử, chỉ xác, hậu phác để giáng khí chỉ nôn; Bán hạ Phục linh Mộc hương để giáng nghịch hóa ẩm, Đại táo để kiện tỳ hòa trung.

Nếu có triệu chứng: nôn chất chua đắng, có hàn có nhiệt, sườn đau, mạch huyền sác. Đó là do khí uất hóa hỏa gây nên.

Phép : sơ can tiết nhiệt giáng nghịch.

Phương dược: tả kim hoàn (Đan khê tâm pháp) gia vị: Hoàng liên, Ngô thù du. Gia thêm Sài hồ, thanh bì, uất kim.

Ý nghĩa: hoàng liên để tả can hỏa. ngô thù du để chế hàn của Hoàng liên, vào can để giáng nghịch nhằm điều hòa can vị. Sài hồ, thanh bì, uất kim để sơ can lý khí, khí không uất nữa thì hỏa sẽ lui.

Phương huyệt: Châm: tả: Can du, Hành gian, Nội quan. bổ: túc tam lý, Giải khê.

B. HƯ CHỨNG

Bệnh phát chậm, kéo dài lâu ngày

Tthường gặp 2 thể lâm sàng là: vị khí hư và Vị âm bất túc.

1. Vị khí hư:

a. Triệu chứng:

Nôn, bụng trướng, không muốn ăn. Ăn vào là ấm ách khó chịu

Toàn thân mệt mỏi, yếu không có sức. Lưỡi nhợt, mạch nhu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2024