Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


VÀNG THỊ NGA


TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƯỜI NÙNG DÍN Ở THÔN TÙNG LÂU, XÃ TUNG CHUNG PHỐ, HUYỆN MƯỜNG KHƯƠNG, TỈNH LÀO CAI


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Dân tộc học Mã số: 60 22 70


Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trường Giang


Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang, giảng viên khoa Nhân học, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Các thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn


Vàng Thị Nga


Lời cảm ơn

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong bộ môn Dân tộc học - khoa Nhân học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là Tiến sĩ Nguyễn Trường Giang đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình điều tra điền dã tại huyện Mường Khương (Lào Cai), tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Vàng Thung Chúng (Trưởng phòng Xây dựng Nếp sống văn hóa & Gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai), ông Vàng Thung Sáng (Trưởng thôn Tùng Lâu II, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương) và gia đình ông Vàng Thung Phong trong việc thu thập thông tin, tư liệu tại địa phương. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đồng bào Nùng Dín tại hai thôn Tùng Lâu I, Tùng Lâu II, thị trấn Mường Khương đã nhiệt tình cung cấp thông tin cần thiết và đặc biệt là gia đình ông Vàng Thung Phong (Người dân thôn Tùng Lâu II, thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương) đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã giúp đỡ và đông viên tôi hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Tác giả luận văn


Vàng Thị Nga


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1. Lý do lựa chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu 2

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

5. Phương pháp nghiên cứu 4

6. Bố cục luận văn 5

CHƯƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI NÙNG DÍN Ở LÀO CAI 6

1. 1.Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu 6

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 11

1.1.3. Cơ sở lý thuyết 17

1.2. Tổng quan về người Nùng Dín ở Lào Cai 21

1.2.1. Dân tộc và địa bàn cư trú của người Nùng Dín tại Lào Cai 21

1.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội 23

1.2.2.1. Đặc điểm kinh tế của người Nùng Dín 23

1.2.2.2. Đặc điểm xã hội của người Nùng Dín tại Lào Cai 27

Tiểu kết chương 1: 29

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƯỜI NÙNG DÍN LÀO CAI 30

2.1. Quan niệm về trẻ em nói chung và ở người Nùng Dín nói riêng 30

2.1.1. Khái niệm về trẻ em 30

2.1.2. Quan niệm về trẻ em và vai trò của trẻ em trong gia đình của người Nùng Dín 33

2.1.3. Quan niệm về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín 35

2.2. Hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín 36

2.2.1. Nội dung giáo dục 36

2.2.1.1. Giáo dục ngôn ngữ và chữ viết 36

2.2.1.2. Giáo dục đạo đức, lối sống và ứng xử 37

2.2.1.3. Giáo dục kỹ năng lao động sản xuất 46

2.2.1.4. Giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần 52

2.2.2. Phương thức giáo dục 58

2.2.2.1. Giáo dục theo độ tuổi 58

2.2.2.2. Giáo dục theo giới tính 62

2.2.2.3. Cách thức giáo dục “quen tay hay làm”, truyền dạy qua quan sát 67

2.3. Các thực hành văn hóa của gia đình và cộng đồng hướng tới đời sống tinh thần, hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ em 68

Tiểu kết chương 2: 73

CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI TRI THỨC ĐỊA PHƯƠNG TRONG GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƯỜI NÙNG DÍN LÀO CAI HIỆN NAY 75

3.1. Trường học 75

3.2. Sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại hóa dẫn đến những biến đổi trong gia đình, cộng đồng người Nùng Dín 80

3.3. Tác động từ các chính sách của Nhà nước 84

Tiểu kết chương 3: 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT


GS.TS

Giáo sư, Tiến sĩ

PGS

Phó giáo sư

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

Tr

Trang

Nxb

Nhà xuất bản

WTO

World Trade Organization

(Tổ chức thương mại quốc tế)

WIPO

The World Intellectual Property Organization

(Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới)

UNESCO

The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization

(Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hiệp quốc)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, Xã Tung Chung Phố, Huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - 1


MỞ ĐẦU


1. Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay, Việt Nam đang trên bước đường phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên quá trình này cũng tạo ra nhiều biến đổi mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực văn hóa. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên đất nước ta đang dần bị mai một, biến mất. Việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc không chỉ trở thành một nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước đề ra trong các đường lối, chính sách của đất nước mà còn là một vấn đề bức thiết cần được bản thân các tộc người quan tâm cùng coi trọng.

Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía Bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái. Thành phố Lào Cai có cửa khẩu quốc tế Lào Cai – Hà Khẩu khiến cho việc giao lưu hợp tác về kinh tế - văn hóa giữa hai nước ngày càng được tăng cường. Với lợi thế về vị trí địa lý cũng như điều kiện tự nhiên, kinh tế Lào Cai phát triển mạnh mẽ ở các các ngành thương nghiệp, du lịch và khai khoáng. Những biến đổi này đã tác động mạnh mẽ đến các tộc người thiểu số ở đây. Vì vậy, giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người đã và đang trở thành một vấn đề cấp thiết. Do đó, việc giáo dục những thế hệ trẻ – những người “giữ lửa” của tộc người trở thành một vấn đề đang được sự quan tâm của toàn xã hội trong đó có người Nùng Dín. Ở Lào Cai, người Nùng Dín đã có mặt từ lâu đời, là một trong số 25 ngành nhóm tộc người của tỉnh có số lượng dân số tính đến hết năm 2010 là trên 27000 người, xếp thứ 7 trong số các dân tộc trong tỉnh. [20, tr. 40]. Đến nay, người Nùng Dín vẫn còn lưu giữ được khá đầy đủ những giá trị văn hóa truyền thống của mình. Bởi người Nùng Dín luôn đề cao vấn đề giáo dục nhất là giáo dục trẻ em từ khi còn nhỏ, thông qua quá trình giáo dục này để trẻ em từng bước thích nghi và phát triển hoàn thiện


trong môi trường văn hoá của tộc người nói riêng và xã hội nói chung. Hiện nay, tuy những biến đổi kinh tế - xã hội mới có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa của người Nùng Dín ở đây nhưng họ vẫn giữ gìn và phát huy những kinh nghiệm, tri thức giáo dục trẻ em truyền thống bởi vai trò tích cực của chúng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa Nùng Dín. Chính vì thế, tôi đã lựa chọn nghiên cứu về tri thức giáo dục trẻ em và những biến đổi của nó trong bối cảnh hiện nay của người Nùng Dín ở Lào Cai với đề tài “Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín ở thôn Tùng Lâu, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai”

2. Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu tập trung vào các nội dung sau:

- Hệ thống tri thức địa phương của người Nùng Dín trong việc giáo dục trẻ em, truyền thống và biến đổi.

- Những yếu tố tích cực của gia đình và cộng đồng trong việc giáo dục trẻ em của người Nùng Dín

- Bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay và sự tác động của nó đối với hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người Nùng Dín.

Tất cả những thông tin thu thập được chỉ tập trung để làm rõ những nội dung nêu trên, đồng thời hệ thống hóa những tri thức địa phương của người Nùng Dín ở Lào Cai trong việc giáo dục trẻ em, truyền thống và những biến đổi trong hoàn cảnh hiện nay.

3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Thôn Tùng Lâu II, xã Tung Chung Phố, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (nay là thị trấn Mường Khương, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai).

Thôn Tùng Lâu hay làng Tùng Lâu là một làng cổ truyền có lịch sử lâu đời, theo nhiều tư liệu thu thập được từ Phòng Di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai) thì làng đã hình thành được ít nhất là 6 đời (120 năm) hoặc lâu hơn thế. Làng có vị trí gần khu chợ trung tâm của huyện khoảng 200m và cách khu trung tâm huyện khoảng 1km. Vì thế hiện nay làng cũng có sự thay đổi về cả kinh tế

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 30/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí