Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 8

những trường hợp phạm tội có tổ chức giữa những người đồng phạm đều có sự phân công vai trò, nhiệm vụ cụ thể, ngay cả trong trường hợp tất cả những người đồng phạm đều có vai trò trực tiếp thực hiện tội phạm (vai trò thực hành) thì giữa chúng cũng có sự phân công nhiệm vụ cụ thể trong việc thực hiện tội phạm, trong đó có tên thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát đồng bọn còn lại là trực tiếp thực hiện tội phạm.

Ngoài dấu hiệu "có tính tổ chức chặt chẽ", để thừa nhận là phạm tội có tổ chức còn phải có dấu hiệu "tính có kế hoạch thống nhất ". Thuộc tính này của hình thức đồng phạm có tổ chức thể hiện ở chỗ, trong những vụ phạm tội có tổ chức, những người đồng phạm bao giờ cũng thực hiện tội phạm theo một kế hoạch thống nhất từ trước. Do vậy, trước khi thực hiện tội phạm, bọn phạm tội có tổ chức thường bàn bạc, tính toán chu đáo, kỹ càng về mọi mặt (từ chuẩn bị phạm tội đến việc thực hiện tội phạm, thậm chí cả việc che giấu tội phạm, trốn tránh pháp luật) để thống nhất hành động. Điều này cho thấy phạm tội có tổ chức luôn luôn là hình thức đồng phạm có thông mưu trước.

Như vậy, tính có tổ chức chặt chẽ, tính có kế hoạch thống nhất là hai dấu hiệu thể hiện sự câu kết chặt chẽ giữa những người đồng phạm trong trường hợp phạm tội có tổ chức.

Tóm lại, với những đặc điểm trên, phạm tội có tổ chức cần được hiểu là "một hình thức (phương thức) phạm tội đặc biệt có nhiều người cố ý cấu kết chặt chẽ với nhau, cùng nhau bàn bạc, phân công vai trò, nhiệm vụ, vạch kế hoạch để thực hiện tội phạm, dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu" [38, tr. 34].

Với bản chất như vậy, bọn phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng phạm tội liên tục, nhiều lần, nhiều loại tội phạm một cách tinh vi, táo bạo hơn, gây ra những hậu quả lớn hoặc đặc biệt lớn. Vì vậy, tính nguy hiểm cho xã hội của trường hợp phạm tội có tổ chức thường cao hơn so với trường hợp đồng phạm thông thường. Do tính nguy hiểm cho xã hội cao mà phạm tội có

tổ chức được quy định trong BLHS là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 48) hoặc là tình tiết tăng nặng định khung tại 78 điều luật ở Phần các tội phạm BLHS.

Theo quy định như trên, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tổ chức là trường hợp có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, tuy nhiên không phải vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn nào cũng có đủ những người giữ vai trò như trên mà tùy từng trường hợp có thể chỉ có người tổ chức, người thực hành mà không có người xúi giục, người giúp sức… nhưng nhất định phải có người tổ chức và người thực hành thì mới thuộc trường hợp phạm tội có tổ chức.

Đối với tội này, tính tổ chức được thể hiện giữa những người có chức vụ quyền hạn cùng câu kết chặt chẽ với nhau để thống nhất cùng thực hiện tội phạm nhưng không phải mọi trường hợp người phạm tội đều là người có chức vụ, quyền hạn.

Ví dụ: Trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại thôn Yên Ninh, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: Từ năm 2008 đến năm 2013 , Trần Văn Sang là Bí thư chi bộ, Nguyễn Thành Chương là phó bí thư chi bộ và làm trưởng thôn Yên Ninh, xã Hiền Ninh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, Nguyễn Văn Tám, Tạ Văn Huy là Phó thôn Yên Ninh và Nguễyn Hữu Trụ là công dân thôn Yên Ninh không có thẩm quyền bán hoặc đổi đất. Thế nhưng trong quá trình đảm nhiệm chức vụ được giao các bị cáo Sang, Chương, Huy, Tám đã lợi dụng chức vụ mà mình đang đảm trách, cùng nhau bàn bạc thống nhất đứng ra tổ chức họp dân, rồi phân công nhiệm vụ trách nhiệm cụ thể cho từng người từ việc đo đất, giao đất, thu tiền sau đó tự ý chi tiêu hết số tiền thu được để làm các công trình gồm đường bê tông, mương thoát nước, sửa chữa máy bơm nước… và các hoạt động khác của thôn Yên Ninh.

Cụ thể: Năm 2008, bị cáo Chương đã đề xuất với bị cáo Sang cho bán 12 mảnh đất xen kẹt, đất t huộc diện giãn dân, đất thùng vũng của thôn Yên Ninh để lấy kinh phí làm đường bê tông, xây mương thoát nước và các hoạt động khác của thôn Yên Ninh. Bị cáo Sang đồng ý nên đã cho tiến hành họp chi bộ và ra Nghị quyết rồi giao cho Chương để tiến hành bán đất như đã định trước. Trên cơ sở đó Chương đã giao cho Huy và Tám là Phó trưởng thôn triển khai công việc và lấy thêm Trụ làm thủ quỹ. Quá trình triển khai kế hoạch các bị cáo đã đã bán 11 mảnh đất và đổi 01 mảnh đất để thu 859.300.000 đồng. Trong vụ án này bị cáo Sang và bị cáo Chương là người khởi xướng, bị cáo Huy và bị cáo Tám là người thực hành tích cực, còn bị cáo Trụ tuy không phải người có chức vụ nhưng đã trực tiếp tham gia thu, chi tiền bán đất cho các bị cáo trên nên bị cáo Trụ là đồng phạm với vai trò là người giúp sức. Ngày 06 /5/2014 Tòa án nhân dân huệyn Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đưa vụ án ra xét xử công khai và tuyên bố các bị cáo Trần Văn Sang, Nguyễn Thành Chương, Nguyễn Văn Tám, Tạ Văn Huy, Nguyễn Hữu Trụ phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công ụv theo điểm a, khoản 2 Điều 281 BLHS và áp dụng hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo [40].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.5.2.2. Phạm tội nhiều lần

Tình tiết "Phạm tội nhiều lần" trong Luật hình sự Việt Nam được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 48 BLHS và là tình tiết định khung hình phạt trong rất nhiều tội phạm quy định tại các điều luật ở Phần các tội phạm BLHS trong đó có tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 281 BLHS.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 8

Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/1998/TANDTC-VKSNDTC- BNV của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ngày 02/01/1998 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hình sự sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS thì:

… Tình ti ết"phạm tội nhiều lần" quy đ ịnh tại khoản 2 Điều 133, khoản 2 Điều 134a… (đối với một số tội phạm có tính chất tham nhũng và tội phạm liên quan đến tình dục) được hiểu là đã có tất cả từ hai lần phạm tội đó trở lên (hai lần phạm tội tham ô trở lên, hai lần phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa trở lên …) mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành quy định tại khoản 1 điều luật tương ứng, đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại, nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản [49].

Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: Phạm tội nhiều lần là "phạm tội từ hai lần trở lên như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô… và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án…" [28, tr. 25-26].

Theo TSKH, Lê Văn Cảm thì: "Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng của BLHS, đồng thời với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử…" [5, tr. 391].

Như vậy có thể thấy, phạm tội nhiều lần là người phạm tội đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, tác động đến cùng một đối tượng hoặc nhiều đối tượng khác nhau; nếu tách ra từng hành vi phạm tội riêng lẻ thì mỗi hành vi ấy đã đủ yếu tố cấu thành một tội độc lập; tất cả các hành vi phạm tội đó đều được quy định tại một điều luật cụ thể trong phần riêng của BLHS; các hành vi ph ạm tội đó chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhi ệm hình sự, chưa bị cơ

quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật và cùng bị đưa ra xét xử một lần trong cùng một vụ án (được tuyên trong một bản án); nếu điều luật có quy định về giá trị tài sản hoặc thiệt hại về tài sản thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tổng giá trị tài sản của các lần phạm tội cộng lại.

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được xem là phạm tội nhiều lần là có từ hai lần lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trở lên và mỗi lần đều đã cấu thành tội phạm, không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian từ lần đầu phạm tội trước với lần phạm tội sau, các lần phạm tội đó vẫn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chỉ coi là phạm tội nhiều lần nếu tất cả những lần phạm tội đó chưa bị xử lý (xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự). Nếu trong các lần phạm tội đó đã có lần bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì không được tính để xác định là phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với tình tiết định khung phạm tội nhiều lần.

Ví dụ: Trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hà Lâm 2, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội: Đỗ Xuân Hạ là trưởng thôn Hà Lâm 2 theo Quyết định số 71 ngày 06/12/2003 của Ủy ban nhân dân xã Thụy Lâm và Hoàng Thị Thắng là phó thôn Hà Lâm 2 theo quyết định số 72 ngày 8/12/2003 của Ủy ban nhân dân xã Thụy Lâm. Theo đó thì các bị cáo chỉ có quyền hạn quản lý tổ chức nhân dân trong thôn để thực hiện theo những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, quản lý tạm vắng, tạm trú và tổ chức hội nghị thôn. Các bị cáo không có thẩm quyền san lấp ao hồ và chuyển nhượng đất do xã quản lý nhưng trong các năm 2005 và 2006 các ịbcáo đã lợi dụng chức vụ trưởng và phó thôn đứng ra tổ chức cho san lấp hai hồ Ông Báu và Ông Điều sau đó bán lại cho những người dân có nhu cầu để lấy tiền trả tiền lấp hồ và xây dựng đường, nâng cấp trường học. Hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội lợi dụng chức

vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS. Các bị cáo đã có hành vi san ấlp hai hồ trong các năm 2005, 2006 v à bán đất cho nhiều người nên phạm vào tình tiết định khung phạm tội nhiều lần theo điểm b khoản 2 Điều 281 BLHS [43].

1.5.2.3. Gây hậu quả nghiêm trọng

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả nghiêm trọng là gây ra những thiệt hại cho Nhà nước, xã hội và cho con người. Khác với một số tội phạm quy định trong chương các tội phạm về chức vụ, nhà làm luật quy định gây hậu quả nghiêm trọng khác, tội phạm này chỉ quy định gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, như đã phân tích về các tội phạm có tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng khác, hậu quả nghiêm trọng và hậu quả nghiêm trọng khác không là một, nhưng thực tiễn xét xử trong những trường hợp cụ thể lại phải chấp nhận là một và cũng tùy thuộc vào tội phạm cụ thể mà hiểu và xác định tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng hay gây hậu quả nghiêm trọng khác như thế nào cho phù hợp. Đến nay, việc hướng dẫn về tình tiết này trong một số tội phạm đã được quan tâm nhưng cũng không phải trường hợp phạm tội nào cũng có thể áp dụng hoặc tham khảo các hướng dẫn đó để xác định tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, có thể coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi l ợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây ra nếu:

Làm chết một người;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 đến 2 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 đến 4 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 61% đến 100% trở lên trong đó không có trường hợp nào có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 31% đến 60% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;

Gây thi ệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 500

triệu đồng [27, tr. 98-99].

Ngoài các thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng xấu tới việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội… trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ do hậu quả gây ra đã là nghiêm trọng chưa.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 281 thì ng ười phạm tội bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm, là tội phạm rất nghiêm trọng. So với khoản 2 Điều 221 BLHS năm 1985 thì khoản 2 Điều 281

BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 không có quy định gì mới. Tuy nhiên tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 BLHS năm 1999 là tội phạm nhẹ hơn so với Điều 221 BLHS năm 1985. Vì thế, hành vi phạm tội trước 0 giờ 00

ngày 01/7/2000 mà sau 0 gời 00 ngày 01 /7/2000 mới bị phát hiện xử lý thì

được áp dụng khoản 2 Điều 281 BLHS năm 1999 đối với người phạm tội.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 2 Điều 281, Tòa án cũng cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII BLHS. Nếu người phạm có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, không có tình tiết tăng nặng hoặc có những mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, đáng được khoan hồng, thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 05 năm tù) nhưng không được dưới 01 năm tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có những mức độ giảm nhẹ, tập

trung nhiều tình tiết là yếu tố quyết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 của điều luật chỉ có thể bị phạt mức cao nhất của khung hình phạt (đến 10 năm tù) [27, tr. 99-100].

Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 281 BLHS sẽ bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 281 BLHS.

Ví dụ: Trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội: Kiều Doãn Sĩ - nguyên chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngọc Liệp, Tạ Văn Viện - nguyên cán bộ địa chính xã Ngọc Liệp, Đỗ Hùng Chiến - nguyên cán b ộ kế toán ngân sách xã Ngọc Liệp, Từ Văn Truật - nguyên đảng ủy viên, văn phòng Đảng ủy, Mặt trận Tổ quốc xã Ngọc Liệp, Phí Xuân Hùng - nguyên trưởng thôn Ngọc Bài, Tạ Văn La - nguyên trưởng thôn Ngọc Phú, Tạ Quang Thiềng - nguyên trưởng thôn Liệp Mai - là những người có chức vụ, quyền hạn trong địa bàn xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, lợi dụng công việc được giao, vì mục đích vụ lợi cho địa phương, dưới sự chỉ đạo của Kiều Doãn Sy, đã thực hiện một số việc làm không đúng tại địa phương mình quản lý, trái quy định tại các khoản 1, 2 Điều 37, khoản 2 Điều 44, khoản 5 Điều 67 Luật đất đai năm 2003, cụ thể:

1. Thu hồi đổi đất t hổ cư để mở rộng khuôn viên chùa Liệp Mai, đường làng thôn Liệp Mai, khi chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Thu hồi 1.742,7m2 đất thổ cư của 22 hộ gia đình thôn Liệp Mai và giao 2.871,2m2 đất mới (đất nông nghiệp) cho các hộ dân trong đó có hộ Tạ Quang Thiềng có diện tích thổ cư đổi cho tập thể là 23,8m2, Ủy ban nhân dân xã giao thêm 28,6m2 ngoài tỷ lệ quy đổi, để hộ ông Thiềng được 110m2, Ủy ban nhân dân xã đã thu 57.200.000 đồng đưa vào ngân sách xã.

2. Cấp đất tái định cư cho các hộ dân để mở rộng đường Láng - Hòa Lạc: Tự ý cấp đất tái định cư cho 05 hộ dân với diện tích 510,8m2 thu 290.900.000 đồng đưa vào ngân sách xã.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí