Yêu Cầu Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999 Về Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ

Việc xác định chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn gặp lúng túng, bởi vì việc "bổ nhiệm", việc "bầu cử", việc "ký hợp đồng" có thể do nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện, và do đó, để xác định người " được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ", trong một số trường hợp là rất khó khăn, phức tạp.

Chưa có hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền để xác định thế nào là gây hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng và hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Ngoài những khó khăn, vướng mắc về các quy định của BLHS thì trong thực tiễn xét xử các vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn có những khó khăn, vướng mắc như:

Việc giải quyết những vụ án này thường khó khăn hơn những vụ án phạm tội khác. Khó khăn không phải vì chủ trương mà vì biện pháp thực hiện chủ trương. Trong tất cả các văn bản của Đảng và Nhà nước cũng như việc chỉ đạo thực hiện đều khẳng định, không trừ một ai nếu có tội thì đều phải bị xử lý theo pháp luật, nhưng không ít trường hợp khi cơ quan mình, cán bộ mình phạm tội thì bằng cách này, cách khác để bao che, còn bản thân người phạm tội lại là người có quan hệ rộng, thậm chí có quan hệ với cả những người trong các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm chạy tội cho bản thân; nếu người phạm tội lại là người ở trong các cơ quan bảo vệ pháp luật thì việc điều tra, xử lý lại càng khó khăn hơn vì họ là người hiểu biết pháp luật nên có nhiều thủ đoạn nhằm trốn tránh mà các cơ quan tiến hành tố tụng khó có thể chứng minh hành vi phạm tội của họ.

Người phạm tội là cán bộ, đảng viên, có người giữ chức vụ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, có quan hệ với nhiều ngành, nhiều cấp và với nhiều người, do đó khi vụ án bị phát hiện, các cơ quan tiến hành tố tụng thường vấp phải sức ép của việc can thiệp không đúng đắn của một số người

có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội, thậm chí đứng ra bao che cho hành vi phạm tội của cán bộ, đảng viên do mình phụ trách.

Những vụ án có ý kiến khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng về hành vi phạm tội của cán bộ thuộc diện quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có ý kiến trước khi khởi tố, nhưng một số cơ quan, tổ chức chậm cho ý kiến hoặc chỉ cho ý kiến chung chung, nên các cơ quan tiến hành tố tụng khó thực hiện; vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ở một số nơi còn có tình trạng bao biện làm thay, can thiệp quá sâu vào công tác chuyên môn, nhưngũcng có nơi phó mặc cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Việc phát hiện tội phạm gặp nhiều khó khăn, số tội phạm ẩn còn chiếm tỷ lệ cao. Khi vụ án được phát hiện, tình trạng bao che, sợ mất thành tích còn phổ biến, việc thu thập chứng cứ còn gặp nhiều khó khăn do không được cơ quan, tổ chức hợp tác; khi xét xử một số hội đồng xét xử chưa đánh giá hết tính chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội nên áp dụng hình phạt quá nhẹ, không phù hợp với quy định của pháp luật.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở số liệu thống kê trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ năm 2010 đến năm 2014, số vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra là 88 vụ trong khi cả nước là 409 vụ, vì vậy có thể thấy Hà Nội chiếm tỷ lệ cao về tội này. Tuy nhiên đây chỉ là số vụ đã được phát hiện đưa ra xử lý, còn nhiều vụ chưa được phát hiện hoặc đã được phát hiện nhưng chưa xử lý. Có thể thấy tội phạm ẩn của loại tội này còn cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Quá trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử còn nhiều bất cập, chưa thể hiện được đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phòng, chống đấu tranh loại tội phạm này, cụ thể:

Số bị cáo bị áp dụng hình phạt nhẹ chiếm tỷ lệ khá cao (án treo

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 11

41,3%; cải tạo không giam giữ 4,9 %). Trong khi đó mức hình phạt nghiêm

khắc được áp dụng hạn chế (từ 2010 đến 2014 trên địa bàn thành phố Hà Nội

chỉ xử duy nhất và cao nhất 01 trường hợp trên 07 năm tù).

Hình ph ạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định" được quy định là bắt buộc nhưng thực tế số vụ án áp dụng từ năm 2010 đến 2014 chỉ là 01 vụ, 01 bị cáo.

Ngoài ra, ở tội này, hình phạt bổ sung khác là phạt tiền nhưng không được áp dụng, chưa phát huy được vai trò của hình phạt này trong đấu tranh phòng ngừa và chống loại tội phạm này trong điều kiện hiện nay của nước ta.

Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có những hạn chế, vướng mắc, như: số vụ việc bị phát hiện, xử lý thấp hơn so với diễn biến thực tế của tội này; việc áp dụng các quy định của pháp luật hình sự còn chưa thật sự nghiêm minh, còn biểu hiện bao che, vị nể, nhiều trường hợp Tòa án áp dụng hình phạt chưa thật sự phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn không chỉ quy định tại tội này mà nó còn được quy định tại nhiều điều luật khác nhau trong các chương khác nhau của BLHS hiện hành, qua đó gây khó khăn cho việc định tội và xác định trách nhiệm hình sự của người phạm tội chưa được thống nhất; việc xử lý loại tội này nhìn chung chỉ chú trọng đến khách thể là quyền sở hữu, trật tự kinh tế … mà không quan tâm nhiều đến việc bảo vệ khách thể là những hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức.

Chẳng hạn, vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội, khách thể bị xâm hại trong vụ án này là hoạt động đúng đắn và uy tín của Bệnh viện Hoài Đức nói riêng và của ngành y tế cả nước nói chung tuy nhiên khi xét xử lại quá chú trọng đến số tiền mà các bị cáo chiếm đoạt của cơ quan bảo hiểm xã hội nên chỉ xét xử các bị cáo theo khoản 1 Điều 281 BLHS. Vụ án đã để lại dư luận xấu trong xã hội, làm giảm lòng t in của nhân dân, ảnh

hưởng rất lớn đến y đức của ngành y tế nên xét một cách hợp lý thì hậu quả xảy ra là nghiêm trọng và đáng lẽ các bị cáo nên bị xét xử theo tình tiết định khung gây hậu quả nghiêm trọng là phù hợp.

Tương tự như vụ án Kiều Doãn Sy cùng đ ồng phạm, phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, trong khi Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai xét xử các bị cáo Kiều Doãn Sy, Đỗ Hùng Chiến, Tạ Văn Viện, Từ Văn Truật, Phí Xuân Hùng, Tạ Văn La hình phạt tù có thời hạn thì bị cáo Tạ Quang Thiềng chỉ áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo là không phù hợp. Trong vụ án này, Tạ Quang Thiềng nguyên là trưởng thôn Liệp Mai, trên cơ sở chỉ đạo của Kiều Doãn Sy đã thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái công vụ, biết việc mình làm là sai nhưng vì vụ lợi vẫn thực hiện. Chỉ tính riêng số tiền mà thôn Liệp Mai thu của nhân dân thông qua việc tổ chức bán đấu giá đất với số tiền 2.207.500.000 đồng, sau đó sử dụng số tiền này vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng thôn Liệp Mai thì có thể thấy hành vi của Thiềng là nghiêm trọng và cần thiết phải áp dụng hình phạt tù có thời hạn mới phù hợp với quy định của pháp luật, qua đó mới có tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa tội phạm.

Ngoài ra, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự đối với tội này còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như việc xác định yếu tố chức vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 277 BLHS; xác định thế nào là vụ lợi, động cơ cá nhân khác hoặc làm trái công vụ là như thế nào; về tình tiết định khung gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng …

Nếu thiệt hại là tài sản hay giá trị vật chất thì có thể tính được nhưng thiệt hại là hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức thì thật sự để xác định nó trong nhiều trường hợp không phải đơn giản, đó cũng là thực trạng khi áp dụng loại tội này trên thực tế.

Chương 3

HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ

VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI

THI HÀNH CÔNG VỤ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


3.1. YÊU CẦU HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Thực trạng diễn biến của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi

hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng lớn, kết quả điều tra, truy tố, xét xử cho thấy các vụ án được phát hiện hay đưa ra xét xử có xu hướng tăng về quy mô. Điều đó được thể hiện thông qua giá trị tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt bởi tội phạm này.

Phạm vi phạm tội ngày càng lan rộng trên nhiều lĩnh vực và ở các cấp các ngành khác nhau, thực tiễn xét xử đối với tội này cho thấy, nếu trước kia tội phạm chỉ xảy ra ở bộ máy công quyền thì ngày nay đã lan rộng ra các lĩnh vực được xã hội hóa. Tội phạm xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực khác nhau, trong đó phổ biến nhất là vấn đề quản lí đất đai; tài chính. Thậm chí tội phạm còn xảy ra các lĩnh vực từ trước tới nay rất được coi trọng về đạo lý như y tế, chính sách thương binh, liệt sĩ, các chính sách nhân đạo, phúc lợi xã hội …

Tính chất phạm tội ngày càng phức tạp, nghiêm trọng với thủ đoạn ngày càng tinh vi nó không chỉ dừng lại ở những hành vi đơn lẻ của một số người mà ngày càng xuất hiện nhiều vụ việc có tổ chức, liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương.

Nhiều vụ án có sự móc nối giữa các đối tượng là cán bộ, công chức nhà nước với những đối tượng phạm tội bên ngoài.

Mặc dù số lượng các tội phạm khác nhau nhưng tất cả 07 tội danh về tham nhũng nói chung và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành

công vụ đều quy định tại mục A chương XXI đều được áp dụng. Điều này cho thấy, các quy định của BLHS 1999 về tội này là cần thiết và cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác phòng chống tội phạm trong thời gian qua.

Số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt nhẹ chiếm tỉ lệ khá cao, có nhiều trường hợp áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Trong khi đó, mức phạt nghiêm khắc được áp dụng một cách rất hạn chế. Hình phạt bổ sung mặc dù đã quy định là bắt buộc tuy nhiên việc áp dụng hình phạt bổ sung kèm theo hình phạt chính còn rất hạn chế. Tương tự, hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung, trên thực tiễn xét xử từ năm 2010 đến 2014 thì trênđ ịa bàn thành phố Hà Nội chưa được áp dụng với bất kỳ trường hợp nào, chưa phát huy được vai trò của hình phạt này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ở nước ta.

Có thể nói rằng, so với các tội phạm khác không phải trong nhóm tội phạm về tham nhũng thì hình phạt đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tương đối nghiêm khắc. Tuy nhiên nếu so sánh với hình phạt của các tội tham nhũng khác thì thấy một số quy định về khung hình phạt cũng như mức hình phạt đối với tội này với các tội phạm về tham nhũng khác chưa thật sự phù hợp.

Ví dụ: Giữa tội nhận hối lộ và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có tích chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như nhau, thậm chí đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong một số trường hợp cụ thể có thể nghiêm trọng hơn nhưng khung hình phạt lại thấp hơn so với tội nhận hối lộ, chẳng hạn việc nhận hối lộ (nhận tiền) để chạy chức cho một người nào đó so với hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bán đất trái thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng làm thất thu tài sản cho Nhà nước (như vụ án xảy ra tại xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội) thì có thể thấy trong trường hợp này mức độ và tính chất của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn là nghiêm trọng hơn tội nhận hối lộ.

Một trong những dấu hiệu đặc trưng của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là vụ lợi. Trên thực tế có nhiều vụ án, các bị cáo đã chiếm đoạt một số lượng lớn tiền, tài sản của Nhà nước, khi xét xử, căn cứ vào quy định của pháp luật hình sự, Tòa án đã áp dụng mức hình phạt rất cao đối với những bị cáo này. Tuy nhiên, Nhà nước lại không thể thu hồi hay thu hồi không đáng kể những tài sản mà bị cáo gây thiệt hại. Như vậy việc áp dụng khung hình phạt mới chỉ đạt được mục đích trừng trị và giáo dục, cải tạo những người phạm tội. Tuy nhiên, những thiệt hại do hành vi này gây ra vẫn không được khắc phục. Vì vậy, để tăng khả năng thu hồi tài sản cho Nhà nước, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS theo hướng giảm nhẹ hình phạt cho những người thực hiện trách nghiệm bồi thường thiệt hại. Việc thu hồi tài sản phải được coi là yếu tố quan trọng khi định tội và quyết định hình phạt đối với loại tội phạm này.

Đến nay việc áp dụng tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trên thực tế còn chưa thống nhất cả về mặt nhận thức, lý luận và cả trong thực tiễn xét xử. Việc quy định còn chung chung, chưa có khái niệm cụ thể, chưa được hướng dẫn thống nhất trong văn bản pháp luật của cơ quan có thẩm quyền, việc xét xử nhiều khi dựa trên ý chí chủ quan của từng Hội đồng xét xử nên dẫn đến nảy sinh nhiều bất cập cần được tháo gỡ.

Kinh nghiệm thành công của các nước trên thế giới là khoan hồng với các hành vi đã xảy ra trong quá khứ, nghiêm khắc trừng trị những hành vi phát sinh mới và có thể phát triển trong tương lai. Vì vậy, ở nước ta, pháp luật hình sự cần được nghiên cứu sửa đổi theo hướng quan tâm, chú ý chính sách khoan hồng, không nhất thiết phải xử lý một số hành vi ít nghiêm trọng, người phạm tội thành khẩn, chủ động và tích cực bồi thường thiệt hại hay khắc phục hậu quả kinh tế, hợp tác tốt với các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện, xử lý hành vi vi phạm, đồng thời, có chính sách xử lí một cách nghiêm khắc đối với các đối tượng ngoan cố và đối với những trường hợp có hành vi tham nhũng lớn.

3.2. ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

Tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", cần quy định thiệt hại do hành vi làm trái công vụ gây ra phải đến một ngưỡng nào đó; nếu gây thiệt hại phi vật chất thì phải đến mức độ nghiêm trọng mới bị coi là tội phạm. Có như vậy mới phân định rõ giới hạn giữa hành vi vi phạm hành chính và hành vi phạm tội của người có chức vụ quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và đảm bảo sự tương xứng công bằng về chính sách hình sự giữa tội này với một số tội phạm cùng nhóm khác [15, tr. 54].

Cần quy định mở rộng chủ thể của tội phạm chỉ cần hai dấu hiệu bắt buộc là lợi dụng chức vụ, quyền hạn và mục đích vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn không chỉ là người làm việc trong bộ máy nhà nước của nước Việt Nam mà bao gồm cả những người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước, đồng thời nghiên cứu quy định chủ thể của tội này bao gồm cả cá nhân và pháp nhân cùng với các hình thức trách nhiệm hình sự phù hợp.

Cần quy định rõ hơn các dấu hiệu định tội và giảm bớt nghĩa vụ chứng minh tội phạm cho các cơ quan tiến hành tố tụng.

Bộ luật hình sự cần được sửa đổi theo hướng, không chỉ quy định những thiệt hại về lợi ích vật chất mà còn phải quy định rõ về thiệt hại tinh thần, xem đó cũng là dấu hiệu cấu thành tội phạm của loại tội này như ngoài quy định về thiệt hại vật chất cho Nhà nước, nhân dân thì cũng c ần quy định thiệt hại về tinh thần đó là tạo dư luận xấu trong nhân dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, làm mất niềm tin trong nhân dân, tạo tiền đề xấu cho các bộ phận lãnh đạo khác trong cả nước.

Sửa đổi một số quy định về khung hình phạt nhằm bảo đảm tính hợp lí, công bằng và tương ứng với hành vi phạm tội trong từng trường hợp cụ thể; giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội thành khẩn, chủ động và tích cực bồi thường thiệt hại, hợp tác tốt với các cơ quan có thẩm quyền trong phát hiện, xử lý tội phạm; xử lý nghiêm khắc đối với các đối tượng ngoan cố.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022