quả trùng 02, như vậ y Nhung đã trực tiếp in 161 phiếu kết quả xét nghiệm
huyết học khống.
Nguyễn Thị Thu Trang - Kỹ thuật viên: trực tiếp in 365 kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 168 kết quả trùng 02, 07 kết quả trùng 03, 02 kết quả trùng 04, như vậy Trang đã trực tiếp in 188 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học khống.
Nguyễn Thị Ngà - Kỹ thuật viên: trực tiếp in 411 kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 07 kết quả trùng 03, 151 kết quả trùng 02, như vậy Ngà đã trực tiếp in 209 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học khống.
Vương Thị Lan - Kỹ thuật viên: trực tiếp in 255 kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 115 kết quả trùng 02, 07 kết quả trùng 03, 01 kết quả trùng 04, như vậy Trang đã trực tiếp in 132 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học khống.
Nguyễn Thị Xuyên - Kỹ thuật viên: trực tiếp in 35 kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 01 kết quả trùng 03, 16 kết quả trùng 02, như vậy Ngà đã trực tiếp in 18 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học khống.
Tổng cộng có 789 kết quả xét nghiệm huyết học khống (in ra từ các
mẫu bệnh phẩm cũ) được đưa vào thống kê thanh toán Bảo hiểm y tế là
16.569.000 đồng. Toàn bộ số tiền này được đưa về bệnh viện và được chia
vào khoản tiền hỗ trợ tăng thêm cho tất cả cán bộ, nhân viên trong bệnh viện.
Có thể bạn quan tâm!
- Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ Tro Ng Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 Và Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Bộ Luật Hình Sự Năm 2009
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 4
- Khung Hình Phạt Của Tội Lợi Dụng Chức Vụ , Quyền Hạn Trong
- Phạm Tội Lợi Dụng Chức Vụ Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 8
- Phạm Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Hành vi của Vương Thị Kim Thành, Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái với nhiệm vụ, hành vi đó đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín đạo đức nghề nghiệp của ngành y tế, ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan bảo hiểm xã hội, chỉ vì lợi ích của một nhóm người mà làm ảnh hưởng đến lợi ích của cả cộng đồng, gây thất thoát cho tài sản của Nhà nước [41].
1.4.2.2. Hậu quả
Hậu quả mà tội phạm gây ra là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Cụ thể là hành vi phạm tội phải gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chưa gây thiệt hại thì chưa cấu thành tội này. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn không gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà nhằm mục đích khác thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ theo Điều 282 BLHS, tội nhận hối lộ theo điểm b khoản 2 Điều 279 BLHS, Tội lạm dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản của người khác theo Điều 280 BLHS, hoặc tội tha trái pháp luật người đang bị tạm giam, giữ theo Điều 302 BLHS. Cần chú ý tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ không có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Thiệt hại mà tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây ra có thể là thiệt hại về vật chất như làm mất, hư hỏng, hao hụt tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc công dân … hoặc làm thất thu ngân sách nhà nước; cũng có thể là thiệt hại về tinh thần như gây ảnh hưởng xấu về chính trị, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức hoặc xâm phạm các quyền lợi tự do, dân chủ của công dân...
Trong mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhà làm luật qu y định "thiệt hại" là yếu tố bắt buộc nhưng lại không quy định mức độ thiệt hại. Có ý kiến cho rằng, sở dĩ như vậy vì tội này xâm phạm đến nhiều khách thể là lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, ngoài ra còn xâm hại hoạt động đúng đắn, uy tín của cơ quan, tổ chức. Nếu nói vậy, chúng ta cũng có thể so sánh với một số tội phạm về chức vụ (có khách thể tương tự nhau) như đối với tội "tham ô tài sản" quy định tại Điều 278 của BLHS: Tội "tham ô tài sản " xét ra có tính
chất mức độ nguy hiểm cao hơn tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ". Theo quy định tại Điều 278 thì người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý mức độ tài sản bị chiếm đoạt từ 02 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, nếu chiếm đoạt dưới 02 triệu đồng thì phải thuộc các trường hợp: Gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương các tội phạm về chức vụ (các tội phạm về tham nhũng), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm. Cũng tương tự như vậy, trong Điều 279 về tội "nhận hối lộ" là tội có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn tội lợi dụng chức vụ quyền trong khi thi hành công vụ cũng quy định mức 02 triệu đồng trở lên (giá trị của hối lộ) l à giới hạn bị coi là tội phạm; nếu của hối lộ dưới 02 triệu đồng thì phải thuộc các trường hợp tương tự như được nêu ở Điều 278 đã nêu ở trên. Trong khi đó, đối với tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trọng khi thi hành công vụ " là tội ít nguy hiểm hơn (thể hiện qua khung hình phạt quy định trong BLHS), ở loại tội này không quy định giá trị tài sản nên dù thiệt hại vật chất nhỏ (có thể chưa đến 02 triệu đồng) và thiệt hại phi vật chất dù ở mức ít nghiêm trọng, mức độ vụ lợi dù rất ít (chẳng hạn dưới 02 triệu đồng) vẫn bị coi là tội phạm, còn nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì đã bị xử lý ở khoản 2 Điều 281 BLHS.
Ví dụ như vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại thôn Trung Kiên, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội: Nguyễn Chí Hồng (Bí thư chi bộ), Trần Trung Kỳ (Trưởng thôn), Đỗ Thị Ninh (Phó trưởng thôn kiêm thủ quỹ) và Trần Văn Dần (Phó bí thư chi bộ) thôn Trung Kiên, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, từ đầu tháng 3/2011 trên cơ sở kế hoạch hỗ trợ xây dựng đư ờng bê tông do Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội phê duyệt và hỗ trợ kinh phí, Nguyễn Chí Hồng cùng với Trần Trung Kỳ, Đỗ Thị Ninh và Trần Văn Dần đã
tổ chức họp bàn và tổ chức hội nghị chi bộ đưa ra Nghị quyết về việc "quản lý giao thầu đất ao hồ, hoang hóa để thu tiền của nhân dân để xây dựng và giao cho cấp ủy trưởng thôn, các ban ngành đoàn thể trong thôn thực hiện".
Ngày 26/10/2011, Tr ần Trung Kỳ đại diện lãnh đạo thôn tổ chức hội nghị toàn thôn và đưa ra ch ủ trương trên tinh thần của Ngịhquyết thôn về việc giao thầu đất hồ, ao, hoang hóa để lấy kinh phí xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của thôn.
Sau cuộc họp đã có 67 hộ dân nộp đơn cho Kỳ để xin mua đất. Sau khi nhận đơn, Trần Trung Kỳ thống nhất với Nguyễn Chí Hồng, Trần Văn Dần, Đỗ Thị Ninh cùng trực tiếp tiến hành đo đất, thu tiền và giao đất cho những người đã đăng ký mua.
Tổng số đất mà lãnh đạo thôn Trung Kiên đã bán cho các hộ dân là 23.328,15m2 đều là đất nông nghiệp, trong đó có 1.710m2 là đất giao theo Nghị định 64/CP. Tổng số tiền thu được từ việc bán đất là 1.126.560.000 đồng. Ngoài số tiền này, thôn Trung Kiên còn số tiền tồn quỹ khóa trước và tiền nhân dân tự nguyện đóng góp là 29.424.000 đồng. Như vậy tổng số tiền thôn Trung Kiên có là 1.155.984.000 đồng.
Số tiền này được lãnh đạo thôn Trung Kiên sử dụng vào các nội dung làm đường bê tông ra nghĩa trang; nạo vét kênh mương; cải tạo, sửa chữa nhà văn hóa; mua trang thếit bị âm thanh và một số chi phí khác hết tất cả là 1.152.046.000 đồng.
Qua thẩm định, các cơ quan chức năng huyện Sóc Sơn và Hội đồng định giá xác định giá thành chi phí các nội dung trên là 1.106.444.000 đồng. Số chi vượt quá làm thất thoát, lãng phí là 49.540.000 đồng.
Hành vi của Nguyễn Chí Hồng, Trần Trung Kỳ, Trần Văn Dần và Đỗ Thị Ninh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với nhiệm vụ được giao làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Hành vi của các bị cáo chỉ phục vụ cho lợi ích cục bộ của một địa phương, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước [39].
1.4.3. Chủ thể
Theo pháp luật hình sự Việt Nam, chủ thể của tội phạm chỉ có thể là con người cụ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai cũng có thể trở thành chủ thể của tội phạm khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội quy định trong BLHS.
Trước tiên, cũng như chủ thể của các tội phạm khác, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng phải đảm bảo các yếu tố cần và đủ như đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 12, Điều 13 BLHS.
Điều 12 BLHS quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng [31].
Điều 13 BLHS quy định:
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự [31].
Sau đó, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ phải là: Người có chức vụ, quyền hạn.
Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn đã được phân tích ở trên.
Hiểu một cách ngắn gọn thì có thể xác định Người có chức vụ, quyền hạn qua
các dấu hiệu sau: Do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác; có hưởng lương hoặc không hưởng lương; Được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ; Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi phạm tội trong khi thực hiện công vụ.
Xuất phát từ bản chất Nhà nước XHCN, những người được trao chức vụ, quyền hạn phải là công bộc của nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, là đầy tớ của nhân dân. Chức vụ và quyền hạn mà họ có được chính là do nhân dân giao phó, thay mặt nhân dân, đại diện cho nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ, chức trách cụ thể. Nếu sử dụng đúng quyền hạn của mình, phát huy tốt năng lực và trách nhiệm thì được nhân dân tín nhiệm, tin tưởng và giao phó. Người có chức vụ càng cao thì trọng trách càng lớn. Nhưng đối với những kẻ tham nhũng, thì yếu tố chức vụ, quyền hạn lại trở thành một phương tiện thuận lợi để thực hiện những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật, hành vi phạm tội. Vì vậy tham nhũng là hành vi vi phạm pháp luật của người có chức vụ, quyền hạn.
Ví dụ, trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra ở Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội được đưa ra xét xử ngày 07/3/2014 vừa qua đã gây xôn xao, bức xúc trong xã hội xuất thời gian dài: Vương Thị Kim Thành là Trưởng khoa xét nghiệm, được hưởng lương và phải kiểm tra lại kết quả xét nghiệm trước khi trả kết quả xét nghiệm cho bệnh nhân; đối với các kỹ thuật viên của khoa xét nghiệm gồm: Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Xuyên và các kỹ thuật viên hợp đồng của khoa xét nghiệm gồm: Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn - đều được hưởng lương và phải tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy định kỹ thuật, thực hiện kỹ thuật phải chính xác, trung thực … Nhưng trong khoảng thời gian từ ngày 01/8/2012 đến 31/5/2013, Vương Thị Kim Thành (Bác sĩ, Trưởng khoa xét nghiệm) và các kỹ thuật viên, kỹ thuật viên hợp đồng khoa xét nghiệm là Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Ngà,
Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao (là trưởng khoa và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm) để thực hiện xét nghiệm huyết học không đúng quy định: làm xét nghiệm huyết học một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu), sau đó in thành nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm trả kết quả cho bệnh nhân và đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế với tổng số 789 kết quả xét nghiệm huyết học khống [41].
Nếu so sánh với chủ thể của các tội phạm về chức vụ khác thì thấy: các chủ thể này đều là người có chức vụ, quyền hạn. Tuy nhiên chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn lại có những điểm khác biệt.
Nếu so sánh với tội tham ô tài sản, thì người phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn có thể là người liên quan đến việc quản lý tài sản hoặc không; phạm vi của người phạm tội rộng hơn đối với tội tham ô. Còn nếu so sánh với tội nhận hối lộ thì chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chỉ khác ở chỗ: Chủ thể của tội nhận hối lộ không có hành vi gây thiệt hại cho lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận hối lộ.
Mặt khác, chủ thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn là chủ thể đặc biệt: Người có chức vụ quyền hạn. Nhưng không có nghĩa chỉ những người có chức vụ quyền hạn mới thực hiện được tội phạm này. Bởi vì đối với những vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có đồng phạm thì có thể có những đồng phạm là người không có chức vụ quyền hạn, những đồng phạm này đóng vai trò là người tổ chức, người giúp sức, người xúi giục… còn người thực hành thì bắt buộc phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Tuy nhiên, dù là người có chức vụ, quyền hạn hay không, là người thực hành tội phạm hay đồng phạm khác thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi họ thỏa mãn các quy định tại Điều 12, Điều 13 BLHS đã trích ở trên. Cụ thể:
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 (tội phạm rất nghiêm trọng) và khoản 3 (tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) Điều 281 BLHS. Tuy nhiên những người này cũng chỉ có thể là đồng phạm trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn, vì như đã phân tích ở trên. Trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn thì người thực hành phải là người có chức vụ quyền hạn, nhưng ở độ tuổi này họ chưa thỏa mãn dấu hiệu đặc biệt này.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn thuộc trường hợp quy đị nh tại khoản 1 Điều 281 BLHS mà chỉ những người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này vì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều 281 chỉ là tội phạm nghiêm trọng.
1.4.4. Mặt chủ quan
1.4.4.1. Lỗi
Lỗi là dấu hiệu không thể thiếu được của bất cứ cấu thành tội phạm nào. Theo pháp luật hình sự Việt Nam, lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Lỗi của người phạm tội là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS. Trong mặt chủ quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý, sự cố ý này là cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, tức là hành vi trái với công vụ, xâm hại lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, thấy trước được hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Không có trường hợp nào người phạm tội thực hiện tội phạm do lỗi cố ý gián tiếp.
1.4.4.2. Động cơ
Động cơ phạm tội được hiểu là động lực bên trong thúc đẩy người
phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý.