Khung Hình Phạt Của Tội Lợi Dụng Chức Vụ , Quyền Hạn Trong

vì nó đã làm tăng tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội. Đây là loại tội phạm dễ dàng gây hậu quả thiệt hại cho xã hội do những người có chức vụ thực hiện nên có điều kiện để thực hiện tội phạm mà những người khác không thể thực hiện được. Mặt khác, việc thực hiện tội phạm của những người có chức vụ có thể gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội, làm giảm uy tín của Nhà nước, của tổ chức và của các tầng lớp nhân dân, loại tội phạm này thông thường khó phát hiện, xử lý, tỷ lệ tội phạm ẩn là khá cao.

Với vai trò là công cụ hữu hiệu trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, BLHS đã xây dựng được những quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho vệic xác định tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện. Ví dụ ở một số tội phạm cụ thể, tình tiết định khung "lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội" dễ bị gây hiểu lầm cũng là "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội" bởi vì chức vụ, quyền hạn bao giờ cũng gắn với một công việc cụ thể, một nghề nghiệp nhất định. Nhưng cần phải lưu ý rằng, người lợi dụng nghề nghiệp để phạm tội chưa chắc đã là người có chức vụ mà việc phạm tội này chỉ gắn với công việc mang tính chất chuyên môn của họ như bác sĩ cố tình không cứu chữa bệnh nhân dẫn đến hậu quả bệnh nhân chết (điểm k, khoản 1, Điều 93 BLHS), hay bác sĩ lợi dụng nghề nghiệp cố ý truyền HIV cho người khác (điểm d, khoản 2, Điều 118 BLHS). Như vậy, người lợi dụng chức vụ để phạm tội phải là người có chức vụ, họ được giao thực hiện một công việc liên quan đến lợi ích của cộng đồng và đã sử dụng chức vụ được giao để thực hiện tội phạm. Cùng là người bác sĩ nêu trên, nếu họ chỉ đơn thuần thực hiện chức năng khám chữa bệnh cho mọi người thì họ không được coi là người có chức vụ mà chỉ được coi là người có nghề nghiệp, nhưng nếu họ được trưng dụng để thực hiện nhiệm vụ khám sức khỏe tuyển quân (nghĩa vụ quân sự) thì họ lại trở thành người có chức vụ, người có quyền quyết định một vấn đề nào đó liên quan đến lợi ích chung của cộng đồng.

1.3.2. Khung hình phạt của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong

khi thi hành công vụ

Điều 281 gồm 4 khoản, ngoài hình phạt bổ sung quy định ở khoản 4 thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 281 được cấu tạo lại thành 3 khoản và mức hình phạt cũng nhẹ hơn so với Điều 221 BLHS 1985: mức cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 3 Điều 281 là "từ mười năm đến mười lăm năm" trong khi khoản 4 Điều 221 có khung hình phạt từ mười lăm năm đến hai mươi năm tù. "Tại khoản 1 Điều 281 quy định thêm loại hình phạt cải tạo không giam giữ, khoản 3 được quy định theo hướng nhập khoản 3 và khoản 4 của Điều 221 BLHS năm 1985; bỏ tình tiết "có nhiều tình tiết" quy định tại khoản 2, khoản 3 điều này" [27, tr. 7]. So sánh với quy định tại Điều 221 BLHS năm 1985 sửa đổi bổ sung năm 1997 thì Điều 281 trong BLHS 1999 và luật sửa đổi bổ sung BLHS năm 2009 đã được sửa đổi để phù hợp hơn với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này.

1.4. DẤU HIỆU PHÁP LÝ HÌNH SỰ CỦA TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ,

QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

1.4.1. Khách thể

Khách thể của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được luật hình

sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Theo pháp luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của luật hình sự là những quan hệ xã hội được quy định trong Điều 8 BLHS 1999 là: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân và các lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN. Hành vi bị coi là tội phạm là hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội như nêu trên.

Khoa học luật hình sự Việt Nam phân biệt ba loại khách thể gồm khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Trong đó khách thể loại là nhóm quan hệ có cùng tính chất được nhóm quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ khỏi nhóm tội phạm. Khách thể loại là cơ sở để hệ thống các quy phạm trong phần các tội phạm của BLHS thành từng chương.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 5

Khách thể loại của tội tham nhũng nói chung là những quan hệ được luật hình sự bảo vệ, đảm bảo sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và uy tín của các cơ quan, tổ chức đó. Ngoài ra, khách thể của loại tội này cũng có thể là quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Hoạt động của các cơ quan, tổ chức bao gồm việc tổ chức con người, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Như phân tích ở trên có thể thấy , khách thể của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức. Tội phạm làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, mất uy tín, mất lòng tin của nhân dân vào Nhà nước. Mặc dù hành vi phạm tội gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nhưng không vì thế mà cho rằng khách thể của tội này là những thiệt hại thực tế xảy ra của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những thiệt hại này chỉ là hậu quả của hành vi phạm tội.

Hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức là hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nhờ những hoạt động đúng đó, các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp luật được bảo đảm thực hiện, các bên tham gia quan hệ pháp luật có thể là cơ quan, tổ chức, cá nhân (công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch). Sự xâm hại tới hoạt động đúng đắn trong những quan hệ này có thể gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, xã hội và các cá nhân.

Ví dụ: Trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra ở Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội nêu trên: Hành vi "làm xét nghiệm huyết học một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu), sau đó in thành nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm để trả kết quả cho bệnh nhân và đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế " của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín đạo đức nghề nghiệp, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức nói riêng và ngành y tế nói chung, đồng thời ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Hay trong vụ án lợi dụng chức vụ quyền hạn xảy ra năm 2013 ở xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, các bị cáo là: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ngọc Liệp, cán bộ địa chính xã Ngọc Liệp, cán bộ kế toán ngân sách xã, tưr ởng thôn Ngọc Bài, trưởng thôn Ngọc Phúc, trưởng thôn Liệp Mai… đã lợi dụng công việc được giao để thực hiện một số việc làm không đúng tại địa phương mình quản lý, làm trái quy định của Luật đất đai năm 2003 gồm: Thu hồi rồi đổi đất thổ cư cho một số hộ gia đình để mở rộng khuôn viên chùa Liệp Mai, đường làng thôn Liệp Mai khi chưa có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cấp đất tái định cư cho các hộ dân để mở rộng đường Láng - Hòa Lạc: Tự ý cấp thêm đất, giao thêm đất cho các hộ dân; Lập danh sách khống trong đó có cả những hộ ngoài địa phương, những hộ không có danh tính thực, hộ không thuộc đối tượng được cấp đất ở … để trình Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai ra quyết định giao đất rồi giao đất cho các hộ không đúng đối tượng, không có tên trong Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Ký hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền, bán đấu giá đất trái thẩm quyền… các hành vi này của các bị cáo đã phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn, việc làm của các bị cáo đã vi phạm Luật đất đai 2003, làm ảnh hưởng tới việc quản lý của Nhà nước về đất đai, xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội, chính quyền địa

phương các cấp. Đồng thời xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của công dân, làm cho những người có nhu cầu cấp thiết về chỗ ở thì không được giao đất, người đã có đất lại được giao đất, ngoài ra còn cấp đất bán cho cả những người ngoài địa phương dẫn đến tình trạng mua đi bán lại đất để thu lời… gây dư luận tiêu cực trong quần chúng nhân dân, mất ổn định địa phương, công dân khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, hậu quả chưa được khắc phục…

1.4.2. Mặt khách quan

Trong mặt khách quan của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS gồm hành vi k hách quan và hậu quả của tội phạm, Đây là những dấu hiệu quan trọng để phân biệt tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ với các tội phạm khác có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn.

1.4.2.1. Hành vi

Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ cũng tương tự như hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và các tội phạm khác có việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như là một phương tiện để thực hiện tội phạm.

Hành vi làm trái công v ụ tức là không làm hoặc làm không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao. Người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng chức vụ, quyền hạn đó một cách trái phép nhằm mục đích mà họ đặt ra, nếu không sử dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có thì không thực hiện được hành vi phạm tội.

Ví dụ, trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra tại bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức nói trên bác sĩ trưởng khoa xét nghiệm đã không kiểm tra lại kết quả xét nghiệm, không ký vào các kết quả này trước khi trả cho

bệnh nhân, còn các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm đã in trước các kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm (mẫu máu) cũ để trả cho bệnh nhân ngoại trú hoặc cho nhân viên các khoa khác.

Hành vi lợi dụng chức vụ , quyền hạn trong khi thi hành công cụ của người có chức vụ đã gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Những thiệt hại này có liên quan trực tiếp tới chức vụ, quyền hạn của người phạm tội. Nếu người phạm tội không có chức vụ mà họ đang đảm nhiệm thì họ khó có thể thực hiện được hành vi gây thiệt hại, chức vụ chính là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện hành vi gây thiệt hại một cách dễ dàng. Nếu hành vi phạm tội không liên quan tới chức vụ thì cho dù được thực hiện bởi người có chức vụ thì cũng không cấu thành tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo quy định tại Điều 281 BLHS.

Ví dụ, vẫn là bác sĩ trưởng khoa trên, trong quá trình đi rút tiền ngân hàng (tiền gửi tiết kiệm), do sơ suất cán bộ ngân hàng đã trả thừa 10 triệu đồng và khi ngân hàng phát hiện đã yêu cầu trả lại nhưng vẫn cố tình không trả thì khi đó hành vi của vị bác sĩ này đã phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản quy định tại Điều 141 BLHS chứ không cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Mặc dù chủ thể của tội phạm vẫn là người có chức vụ - Trưởng khoa xét nghiệm và hành vi phạm tội cũng gây thiệt hại cho lợi ích của cơ quan nhưng vì hành vi phạm tội không liên quan tới chức vụ được giao - Trưởng khoa xét nghiệm cho nên không cấu thành tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS.

Bởi vậy, để xác định hành vi của một người có chức vụ, có trái với công vụ của họ hay không thì phải căn cứ vào các văn bản quy định liên quan về công vụ của người đó. Nếu trong khi thi hành công vụ người đó lại làm một việc vượt quá thẩm quyền của mình (lạm quyền) thì đó là lạm dụng chức vụ, quyền hạn và phải xử lý theo Điều 282 BLHS. Đây là dấu hiệu cơ bản để

phân biệt giữa hành vi lợi dụng chức vụ , quyền hạn với hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong nhiều tội phạm có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn và lạm dụng chức vụ, quyền hạn.

Ví dụ: để xác định hành vi của Trưởng khoa xét nghiệm và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm có phải trái công vụ hay không thì phải dựa vào các quy định liên quan tới nhiệm vụ cụ thể của họ, sau đó mới so sánh họ đã làm hoặc không làm những gì, trái công vụ ra sao...

Cụ thể: Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức là đơn vị sự nghiệp có nguồn thu, trực thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội, chịu sự quản lý toàn diện của Sở Y tế, chịu sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Y tế, thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, trong đó khoa xét nghiệm có nhiệm vụ thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chuẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị.

Theo quy chế của Bệnh viện (ban hành kèm theo Quyết định của Bộ Y tế số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997) tại phần V mục 17 quy định về công tác xét nghiệm như sau:

Bác sĩ và kỹ thuật viên tiến hành làm các xét nghiệm theo đúng quy định kỹ thuật, thực hiện kỹ thuật phải bảo đảm tính chính xác, trung thực …

Trước khi trả kết quả xét nghiệm trưởng khoa hoặc viên chức có trình độ kỹ thuật cao nhất có trách nhiệm kiểm tra lại kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp kết quả có nghi vấn phải báo cáo trưởng khoa để đối chiếu với lâm sàng, khi cần phải xét nghiệm lại.

Trưởng khoa xét nghiệm phải kiểm tra lại kết quả xét nghiệm và ký trước khi trả kết quả cho khoa điều trị, bệnh phẩm còn lại chỉ được hủy sau khi trưởng khoa đã ký duyệt [2].

Quá trình thực hiện nhiệm vụ: T ừ ngày 01/8/2012 đến 31 /5/2013,

Vương Thị Kim Thành (Bác sĩ, Trưởng khoa xét nghiệm) và các kỹ thuật viên

khoa xét nghiệm là Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao (là Trưởng khoa và các kỹ thuật viên khoa xét nghiệm) để làm không đúng và làm các việc không được phép làm trong khi xét nghiệm: làm xét nghiệm trên máy một mẫu bệnh phẩm (mẫu máu), sau đó in thành nhiều kết quả xét nghiệm huyết học rồi tự ký vào các phiếu xét nghiệm, gắn kết quả trả cho các bệnh nhân, cho người thân đến xin kết quả xét nghiệm để đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế để tăng thu cho bệnh viện - vi phạm quy chế Bệnh viện (ban hành kèm theo quyết định của Bộ Y tế số 1895/1997/BYT-QĐ ngày 19/9/1997) về Quy trình xét nghiệm, cụ thể: Thành, Sơn, Nhung, Trang, Lan, Ngà, Xuyên đã thực hiện 24.857 xét nghiệm huyết học, trong đó có 1.544 kết quả xét nghiệm bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú trùng nhau (một mẫu bệnh phẩm trùng nhiều nhất là 4 kết quả và trùng ít nhất là 2 kết quả) gồm:

724 bệnh phẩm được làm xét nghiệm, nhưng lại in ra 1.448 kết quả

giống nhau (một mẫu bệnh phẩm in ra 02 kết quả).

28 bệnh phẩm được làm xét nghiệm, nhưng lại in ra 84 kết quả giống

nhau (một mẫu bệnh phẩm in ra 03 kết quả).

03 bệnh phẩm được làm xét nghiệm, nhưng lại in ra 12 kết quả giống

nhau (một mẫu bệnh phẩm in ra 04 kết quả), cụ thể:

Vương Thị Kim Thành - Trưởng khoa xét nghiệm: trực tiếp in 35 kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 1 kết quả trùng 03, 16 kết quả trùng 02, như vậy Thành đã trực tiếp in 18 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học khống.

Nguyễn Đồng Sơn - Kỹ thuật viên hợp đồng: trực tiếp in 90 kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 45 kết quả trùng 02, như vậy Sơn đã trực tiếp in 45 phiếu kết quả xét nghiệm huyết học khống.

Nguyễn Thị Hồng Nhung - Kỹ thuật viên: trực tiếp in 317 kết quả xét

nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm cũ, trong đó có 5 kết quả trùng 3, 151 kết

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí