Phạm Tội Lợi Dụng Chức Vụ Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành

tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì động cơ phạm tội cũng là dấu hiệu pháp lý bắt buộc. Ngay ở câu đầu tiên của điều luật, nhà làm luật đã quy định "người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác…", theo đó, động cơ phạm tội là động cơ vụ lợi ho ặc động cơ cá nhân khác, nếu không xác định được động cơ phạm tội thì hành vi lợi dụng chức vụ trong khi thi hành công vụ không cấu thành tội này.

Khoản 5 Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng 2005 quy định: "Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng" [32].

Như vậy, vụ lợi được xác định, không chỉ riêng trường hợp người có chức vụ, quyền hạn đã đạt được lợi ích mà còn bao gồm cả trường hợp người đó sẽ đạt được lợi ích trong tương lai. Đồng thời lợi ích bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần.

Theo pháp luật hình sự Việt Nam, lợi ích vật chất được xác định có giá trị ở mức từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp (gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương XXI, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…).

Lợi ích tinh thần là một khái niệm chưa được xác định một cách rõ ràng và khó có thể đưa ra tiêu chí chung để xác định. Tuy nhiên có thể kể đến một số lợi ích mà người có chức vụ, quyền hạn khi thực hiện hành vi phạm tội mong muốn đạt được như huân chương, huy chương, bằng khen hoặc một số hình thức khen thưởng khác…

Động cơ vụ lợi là động cơ mưu cầu lợi ích vật chất cho mình hoặc cho người khác mà mình quan tâm như người thân, địa phương, cơ quan hay đơn vị công tác của họ...;

Động cơ cá nhân khác có thể hiểu là vì lợi ích phi vật chất của mình,

của người khác mà mình quan tâm, trong thực tế có thể là vì nể nang, vì tình

cảm cá nhân, vì danh vọng, vì địa vị xã hội, vì động cơ củng cố địa vị, uy tín

cá nhân hoặc quyền lực cá nhân... mà không mưu cầu lợi ích vật chất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

1.4.4.3. Mục đích

Mục đích của người phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 7

người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.

Đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì mục đích người phạm tội mong muốn đạt được là mục đích vụ lợi mà cụ thể là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích thu lợi bất chính như nhận tiền, tài sản…

Khi thực hiện hành vi phạm tội, người có chức vụ, quyền hạn có mục đích chiếm đoạt tiền hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

Ví dụ, trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn xảy ra ở Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội: Vương Thị Kim Thành - Trưởng khoa xét nghiệm thừa nhận: trong khoa có việc in khống kết quả xét nghiệm và bản thân bị cáo cũng có trực tiếp in, nhưng không có mục đích gì mà do nể nang người nhà của nhân viên trong bệnh viện xin để đưa vào hồ sơ và một số khoa xin để thanh toán tiền bảo hiểm y tế, tăng thu nhập cho bệnh viện, bị cáo biết việc làm của mình là sai... Các bị cáo: Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn đều thừa nhận: có in trước các kết quả xét nghiệm huyết học từ các bệnh phẩm (mẫu máu) cũ để trả cho bệnh nhân ngoại trú hoặc cho các nhân viên các khoa khác. Mục đích là để khoa xét nghiệm và các khoa khác đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế, tăng nguồn thu cho bệnh viện. Các bị cáo biết việc làm của mình là sai nhưng làm theo sự chỉ đạo của cấp kỹ thuật viên trưởng…

Trong vụ án này các bị cáo đều có lỗi cố ý trực tiếp: các bị cáo nhận thức được hành vi của mình là sai, làm trái quy định của ngành y tế và thấy trước được hậu quả của hành vi là làm giảm uy tín của bệnh viện nói riêng và

của ngành y tế nói chung, đồng thời ảnh hưởng tới lợi ích của cơ quan bảo hiểm xã hội nhưng với những động cơ khác nhau (trưởng khoa thì cho rằng động cơ của mình là do nể nang các nhân viên trong bệnh viện, các nhân viên thì làm vì chỉ đạo của cấp trên) các bị cáo vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội trong một thời gian dài, và cùng chung mục đích là đưa vào hồ sơ thanh toán bảo hiểm y tế, tăng nguồn thu cho bệnh viện. Số tiền bảo hiểm xã hội huyện Hoài Đức đã thanh toán cho bệnh viện từ các hồ sơ có phiếu xét nghiệm khống lên tới 16.569.000 đồng và đã được bệnh viện chi hết vào khoản tiền hỗ trợ tăng thêm cho tất cả cán bộ nhân viên trong bệnh viện theo từng quý [41].

Hay trong vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại thôn Hà Lâm 2, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội: Đỗ Xuân Hạ là trưởng thôn Hà Lâm 2, Hoàng Thị Thắng là phó thôn Hà Lâm 2, các bị cáo chỉ có quyền hạn quản lý tổ chức nhân dân trong thôn thực hiện theo chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, quản lý tạm vắng, tạm trú và tổ chức hội nghị thôn. Các bị cáo không có thẩm quyền san lấp ao hồ và chuyển nhượng đất do xã quản lý nhưng vì vụ lợi cho thôn, muốn nhân dân trong thôn có đường đi thuận lợi, để thôn đạt tiêu chí làng văn hóa và nhằm nâng cao uy tín cá nhân nên trong các năm 2005 và 2006 các bị cáo đã lợi dụng chức vụ trưởng và phó thôn đứng ra tổ chức cho san lấp hai hồ Ông Báu và Ông Điều sau đó bán lại cho những người dân có nhu cầu để lấy tiền trả tiền lấp hồ và xây dựng đường, nâng cấp trường học. Các bị cáo đều thừa nhận hành vi của mình là trái quy định pháp luật [43].

Tóm lại, theo pháp luật hình sự Việt Nam, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải có đầy đủ bốn yếu tố cấu thành tội phạm như trên, các yếu tố đó tạo nên sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích vụ lợi. Trong bất kỳ trường hợp nào, nếu không có đầy đủ đồng thời

cả bốn dấu hiệu như trên thì không thể quy kết bất kỳ người nào phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây là đặc điểm chung của tội phạm tham nhũng nói chung và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ nói riêng.

1.5. CÁC TRƯỜNG HỢP PHẠM TỘI CỤ THỂ

1.5.1. Phạm tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành

công vụ thuộc khoản 1 Điều 281

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại khoản 1 Điều 281 là tội phạm nghiêm trọng, có khung hình phạt từ cải tạo không giam giữ đến ba năm, bị phạt tù từ một năm đến năm năm. Đây là cấu thành cơ bản và không có các tình tiết định khung hình phạt. So với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn quy định tại Điều 221 BLHS năm 1985, nếu chỉ căn cứ vào hình phạt tù thì khoản 1 Điều 281 BLHS năm 1999 không nặng hơn và cũng không nhẹ hơn, nhưng khoản 1 của Điều 281 có quy định hình phạt cải tạo không giam giữ nên có thể thấy khoản 1 Điều 281 là quy định có lợi cho người phạm tội. Nếu hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mới bị phát hiện xử lý thì Tòa án có thể áp dụng khoản 1 Điều 281 BLHS năm 1999 để có thể áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người phạm tội.

Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo khoản 1 Điều 281 BLHS, Tòa án cũng phải căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại chương VII của BLHS. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 46 BLHS, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể được áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ hoặc dưới mức thấp nhất của khung hình phạt tù (dưới một năm tù). Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 60 BLHS thì được hưởng án treo, Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 48

BLHS, không có tình tiết giảm nhẹ quy đ ịnh tại Điều 46 BLHS thì có thể bị

phạt tới 05 năm tù.

1.5.2. Phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công

vụ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 281 Bộ luật hình sự

1.5.2.1. Trường hợp phạm tội có tổ chức

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn cả và có những dấu hiện đặc trưng cơ bản: có sự bàn bạc trước và kế hoạch thực hiện tội phạm tương đối tỷ mỷ và đầy đủ (hoặc rất đầy đủ, tỷ mỷ). Có sự phân công vai trò thực hiện tội phạm khác nhau giữa những người đồng phạm tương đối cụ thể và chặt chẽ (hoặc cụ thể và chặt chẽ), tức là ngoài người thực hành còn có các dạng người đồng phạm khác như: người tổ chức, người xúi giục… trong quá trình bàn bạc kế hoạch, phân công vai trò giữa những người đồng phạm đã tạo nên một sự liên kết về mặt chủ quan tương đối bền vững (hoặc bền vững); trước khi phạm tội thường đã hình thành một tổ chức nhất định của những người đồng phạm; thường tồn tại trong thời gian dài, thực hiện nhiều tội phạm hoặc nhiều lần phạm tội.

Nghiên cứu luật hình sự của một số nước trên thế giới cho thấy rằng trong BLHS của nhiều nước, phạm tội có tổ chức cũng được quy định là một trong những hình thức đồng phạm; là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; là tình ti ết tăng nặng định khung hình ph ạt đối với nhiều tội phạm cụ thể. Chẳng hạn, khoản 3 Điều 36 BLHS 1996 của Cộng hòa Liên bang Đ ức quy định"phạm tội được coi là có tổ chức nếu có sự liên kết chặt chẽ của một nhóm người để thực hiện một hoặc một số tội phạm" [20, tr. 60]. Như vậy theo quy định của điều luật này, phạm tội có tổ chức có hai dấu hiệu: có sự liên kết chặt chẽ của một nhóm người; mục đích liên kết là để thực hiện một hoặc một số tội phạm.

Ở nước ta, ngay từ khi chưa có BLHS, trong một số văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến vấn đề phạm tội có tổ chức. Chẳng hạn, Thông tư số 442/TTg ngày 19/01/1955 của Thủ tướng có đề cập đến "Cướp đường hay

trộm có tổ chức", "đánh bị thương có tổ chức" [44, tr. 135] hoặc trong Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, phạm tội có tổ chức chỉ quy định là tình tiết định khung hình phạt mà chưa được định nghĩa cụ thể, do đó các cơ quan pháp luật còn lúng túng, sai sót khi áp dụng tình tiết "có tổ chức" để xử lý người phạm tội.

Cho đến nay, trong cả hai BLHS, phạm tội có tổ chức được chính thức quy định "là hình th ức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm" [29, Khoản 3 Điều 17], [31, khoản 3 Điều 20]. Tuy nhiên khái niệm này còn chung chung, trừu tượng và vì vậy về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự vẫn còn có những quan điểm khác nhau về khái niệm "phạm tội có tổ chức" và các dấu hiệu của nó.

Tác giả Đinh Văn Quế quan niệm: "Phạm tội có tổ chức là trường hợp nhiều người cố ý cùng bàn bạc, câu kết chặt chẽ với nhau, vạch ra kế hoạch để thực hiện một tội phạm dưới sự điều khiển thống nhất của người cầm đầu" [27, tr. 12]. Theo quan niệm này, phạm tội có tổ chức là một hình thức đồng phạm có sự phân công vai trò giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó mỗi người thực hiện một hoặc một số hành vi và phải chịu sự điều khiển của người cầm đầu; phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có thông mưu trước tức là có sự thỏa thuận, bàn bạc trước giữa những người đồng phạm.

Tương tự quan điểm trên, PGS.TS Đỗ Ngọc Quang lập luận:

Phạm tội có tổ chức với tính chất là một hình thức đồng phạm thì ngoài những dấu hiệu chung của đồng phạm, phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác như: có sự phân công vai trò người cầm đầu, chỉ huy trong số những người cùng tham gia thực hiện một tội phạm; trước khi thực hiện tội phạm có vạch ra kế hoạch với sự tính toán kỹ càng chu đáo… để cùng thống nhất hành động [26, tr. 53].

Như vậy, hai quan điểm này có sự thống nhất là đối với hình thức phạm tội có tổ chức phải có sự phân công vai trò, nhiệm vụ khác nhau giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm, trong đó có vai trò cầm đầu, chỉ huy việc phạm tội và trước khi thực hiện tội phạm, những người đồng phạm có sự bàn bạc thống nhất về kế hoạch phạm tội một cách kỹ càng, chu đáo.

Trái với quan điểm trên, một số nhà nghiên cứu luật hình sự khác cho là không phải trong bất kỳ trường hợp phạm tội có tổ chức nào cũng đều nhất thiết phải có sự phân công vai trò giữa những người đồng phạm.

"Thực tiễn xét xử còn cho thấy các Tòa án cũng chưa có quan điểm thống nhất về phạm tội có tổ chức được quy định trong BLHS, cho nên còn có sự lẫn lộn phạm tội có tổ chức với những trường hợp đồng phạm khác" [38, tr. 29]. Có Tòa thì cho rằng phạm tội có tổ chức là trường hợp những người đồng phạm có sự câu kết với nhau lâu dài và phải phạm nhiều tội hoặc phạm tội nhiều lần.

Ngày 16/11/1988, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP hướng dẫn bổ sung áp dụng một số quy định thuộc Phần chung của BLHS trong đó có giải thích:

… Nói chung trong những trường hợp đồng phạm, những người phạm tội thường có sự bàn bạc trước với nhau và có sự phân công thực hiện tội phạm, nhưng không phải trường hợp nào có sự thông mưu, bàn bạc trước và có sự phân công vai trò thực hiện tội phạm đều là phạm tội có tổ chức. Phạm tội có tổ chức phải có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Sự câu kết này có thể được thể hiện dưới các dạng sau:

Những người đồng phạm đã tham gia một tổ chức như: đảng phái, hội, đoàn phản động, băng, ổ nhóm trộm cắp... có những tên chỉ huy cầm đầu. Tuy nhiên, cũng có khi tổ chức phạm tội không có những tên cầm đầu mà chỉ là sự tập hợp những tên chuyên phạm tội đã thống nhất cùng nhau hoạt động phạm tội.

Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần

theo một kế hoạch thống nhất từ trước.

Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch chung thống nhất, được tính toán kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi còn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm… [46].

Theo quy định của Khoản 3 Điều 20 BLHS hiện hành thì phạm tội có tổ chức trước hết là một hình thức đồng phạm. Vì thế phạm tội có tổ chức phải có những dấu hiệu đặc trưng chung của đồng phạm. Tuy nhiên "phạm tội có tổ chức không phải là một hình thức đồng phạm thông thường mà là một hình thức đồng phạm đặc biệt" [38, tr. 31]. Tính chất đặc biệt của hình thức đồng phạm này được đặc trưng bởi dấu hiệu "có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm". Đây là đểi m khác biệt cốt yếu nhất nói lên tính chất nguy hiểm cho xã hội cao hơn của phạm tội có tổ chức so với các hình thức đồng phạm khác. Đặc điểm này "vừa thể hiện mức độ liên kết chặt chẽ về mặt chủ quan, vừa thể hiện mức độ phân hóa vai trò, nhiệm vụ cụ thể về mặt khách quan của những người đồng phạm" [17, tr. 142].

Như vậy, mức độ câu kết chặt chẽ hay chưa đến mức chặt chẽ giữa những người cùng tham gia thực hiện tội phạm là căn cứ để phân biệt phạm tội có tổ chức với các hình thức đồng phạm thông thường khác (đồng phạm không có tổ chức). Sự câu kết chặt chẽ giữa những người phạm tội có tổ chức làm cho trường hợp phạm tội có tổ chức có tính tổ c hức chặt chẽ và tính kế hoạch thống nhất. Đây là hai thuộc tính thể hiện rõ bản chất, đặc trưng của hình thức phạm tội có tổ chức. Do vậy, để thừa nhận một trường hợp đồng phạm cụ thể là phạm tội có tổ chức thì trước hết phải có tính tổ chức chặt chẽ.

Một vấn đề nữa được đặt ra là "sự phân công vai trò giữa những người đồng phạm" có phải là dấu hiệu bắt buộc của phạm tội có tổ chức hay không. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm có tổ chức cho thấy hầu như

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí