thành: các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người; các tội xâm sở hữu; hoặc các tội xâm phạm trật tự công cộng...
- Tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ là hành vi lạm dụng sự cần thiết cho nhiệm vụ quân sự gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân như trường hợp chỉ cần: huy động một số lượng không lớn tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân cho nhiệm vụ quân sự nhưng lại huy động một lượng tài sản quá lớn; phá một phần tài sản của Nhà nước, của tổ chức, công dân để làm đường phục vụ nhu cầu quân sự nhưng lại phá tất cả... Theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì việc huy động tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân) và của công dân cho nhiệm vụ quân sự được thực hiện dưới hình thức quyết định trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của cơ quan có thẩm quyền [50, tr. 6]. Khi trưng mua tài sản, người có tài sản và người có thẩm quyền quyết định trưng mua thoả thuận giá trưng mua tài sản căn cứ vào giá phổ biến trên thị trường. Cơ quan tài chính địa phương chịu trách nhiệm thanh toán tiền trưng mua tài sản cho người có tài sản bị trưng mua. Đối với tài sản trưng dụng, thì người có tài sản bị trưng dụng được bồi thường thiệt hại khi: tài sản bị mất, bị hư hỏng; hoặc bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng tài sản trực tiếp gây ra [50, tr. 20-21]. Theo chúng tôi, các quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản tuy có làm hạn chế tính phổ biến của hành vi lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thi hành nhiệm vụ. Nhưng việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thi hành nhiệm vụ có ý nghĩa rất lới đối với việc răn đe, phòng ngừa tội phạm. Do vậy, cần tiếp tục quy định tội phạm này trong Bộ luật hình sự.
Mặt khác, nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế, thấy tại các Điều 33 và 53 Công ước Gieneve ngày 12/8/1949 về bảo vệ các thường dân trong
thời kỳ chiến tranh quy định: “Sự cướp phá bị cấm; và không được phép phá huỷ các động sản hay bất động sản của cá nhân, hay của tập thể tư nhân, của quốc gia, hay của các tổ chức xã hội hay hợp tác xã, trừ phi sự phá huỷ đó trở nên tối cần thiết cho những cuộc hành quân [5, tr. 178, 187]”. Và như đã trình bày, thì Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gia nhập các Công ước quốc tế về bảo vệ nạn nhân các cuộc chiến tranh, Nghị định thư (số
I) bổ sung các Công ước quốc tế này và đang nghiên cứu khả năng gia nhập Nghị định thư (số II) bổ sung các Công ước quốc tế về bảo vệ nạn nhân các cuộc xung đột vũ trang không mang tính quốc tế [4, tr. 1-12]. Do vậy, việc nghiên cứu sửa đổi quy định của Bộ luật hình sự về tội lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ theo hướng quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật quốc tế về bảo vệ các nạn nhân trong các cuộc xung đột vũ trang mang (hoặc không mang) tính quốc tế gây thiệt hại về tài sản cho nhân nhân trong khu vực có hoạt động quân sự là việc làm rất có ý nghĩa.
Kết luận chương II
Từ những nghiên cứu nêu trên, có thể kết luận một số điểm về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Các Tội Xâm Phạm Chế Độ Công Tác Hàng Ngày Của Quân Nhân
- Các Tội Xâm Phạm Chế Độ, Quy Tắc Bảo Quản, Sử Dụng Vũ Khí, Phương Tiện Kỹ Thuật Quân Sự
- Các Tội Xâm Phạm Quan Hệ Đoàn Kết Quân, Dân
- Cơ Cấu Từng Loại Tội Phạm (Về Số Vụ Và Số Bị Cáo) Về Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân (Trong Thời Gian Từ 2000 Đến 2009)
- Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 19
- Nội Dung Hoàn Thiện Bộ Luật Hình Sự Về Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
1. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân lần đầu tiên được quy định tại văn bản hành chính quân sự quy định về việc quản lý bộ đội; sau đó được quy định trong Sắc luật về tổ chức Toà án binh và được gọi là “những tội phạm có tính cách nhà binh”.
2. Trong Bộ luật hình sự năm 1985, các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: được quy định tại Chương XI Phần các tội phạm, bao
gồm 28 tội phạm cụ thể, tăng 15 tội so với quy định tại Sắc luật 163 ngày 23/8/1946; và đã có tiến bộ nhiều về kỹ thuật lập pháp.
3. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 1999, bao gồm 27 tội. So với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985, thì các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 giảm 1 tội. Cũng như Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 vẫn giành một điều luật (Điều 315) quy định những người phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
4. Việc quy định là tội phạm và phải chịu hình phạt đối với những hành vi nguy hiểm xâm phạm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; sẵn sàng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
5. Quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân vẫn chưa khắc phục được những bất cập trong các quy định của Bộ luật hình sự năm 1985 về các tội phạm này.
Chương 3
thực tiễn áp dụng và những kiến nghị Hoàn thiện bộ luật hình sự về các tội
xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
3.1.1. Số liệu các vụ án và số người bị điều tra, truy tố, xét xử về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
- Theo thống kê của Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng, thì trung bình mỗi năm: số vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chiếm 23,17% số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự bị các cơ quan điều tra hình trự trong Quân đội khởi tố; số người bị khởi tố về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chiếm 23,55% số người bị các cơ quan điều tra hình sự khởi tố về các tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự (xem Biểu 3.1).
Biểu 3.1: Tỷ lệ số vụ án và số người bị khởi tố về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân tính trên tổng số vụ án và số người phạm tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự bị các Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội khởi tố (từ năm 2000 đến 2009)
% sè vô
% sè ng• êi bÞkhëi tè
100
80
60
40
20
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
- Theo thống kê của Viện kiểm sát quân sự Trung ương, thì trung bình mỗi năm: số vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chiếm 23,15% số vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự bị các Viện kiểm sát quân sự truy tố; số bị can bị truy tố về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chiếm 23,34% số bị can bị truy tố về các tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự (xem Biểu 3.2).
Biểu 3. 2: Tỷ lệ số vụ án và số bị can bị truy tố về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân tính trên tổng số vụ án và số bị can về các tội thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự bị các Viện kiểm sát quân sự truy tố (từ năm 2000 đến 2009)
% sè vô
% sè bÞcan
100
80
60
40
20
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
- Theo thống kê của Toà án quân sự Trung ương, thì trung bình mỗi năm: số vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chiếm 23,23% số vụ số vụ án bị các Toà án quân sự xét xử; số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân chiếm 23,37 % số bị cáo bị các Toà án quân sự xét xử về (xem Biểu 3.3)
Biểu 3.3: Tỷ lệ số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân tính trên tổng số vụ án và số bị cáo bị các Toà án quân sự xét xử (từ năm 2000 đến 2009)
% sè vô
% sè bÞc¸ o
100
80
60
40
20
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Những số liệu nêu trên cho thấy, số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không nhiều so với số vụ án và số bị cáo bị xét xử về các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân. Việc ít hoặc không xảy ra vụ án nói chung, trong đó có các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân có nguyên nhất xuất phát từ quan điểm đấu tranh phòng chống tội phạm trong Quân đội được thực hiện theo nguyên tắc “lấy phòng ngừa để chống”. Cho nên, các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong quân đội chủ động phòng ngừa tội phạm bằng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quân nhân. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho quân nhân được thực hiện bằng nhiều hình thức, trong đó hoạt động nói chuyện pháp luật, tổ chức xét xử lưu động và viết thông báo về việc xét xử các vụ án hình sự gửi các đơn vị đóng quân trên địa bàn quản hạt làm tài liệu giáo dục chung là những hình thức quan trọng.
Theo báo cáo tổng kết công tác năm của ngành Toà án quân sự, thì từ năm 2000 đến 2009 toàn ngành Toà án quân sự đã: tổ chức nói chuyện pháp luật được 39.059 giờ cho hàng chục vạn lượt cán bộ, chiến sỹ các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn quản hạt; đưa 2.106 vụ án (trong đó có các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân) về địa phương, đơn vị nơi xảy ra tội phạm để xét xử lưu động; và viết 1.017 thông báo xét xử gửi các đơn vị quân đội trong địa bàn làm tại liệu giáo dục chung [65-72, 74, 75]. Việc làm rò tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nguyên nhân, điều kiện xảy ra tội phạm tại các phiên toà xét xử lưu động và trong “Thông báo về việc xét xử vụ án”; kết tội và áp dụng hình phạt nghiêm khắc có ý nghĩa rất lớn đối với việc tuyên truyền, giáo dục pháp cho những người tham dự phiên toà những người được phổ biến “Thông báo về việc xét xử vụ án”.
Đồng thời với hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, các đơn vị quân đội đã làm tốt công tác quản lý bộ đội, công tác đảng, công tác chính trị và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội. Do vậy, đã hạn chế và ở nhiều đơn vị đã triệt tiêu được nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, trong đó có các vụ án về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.
Nghiên cứu tổng số các bản án do các Toà án quân sự xét xử về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi thấy trong số 27 tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự năm 1999, thì các tội phạm sau đây đã từng được các Toà án quân sự xét xử: Tội chống mệnh lệnh; Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh; Tội cản trở đồng đội thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm; Tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; Tội làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới; Tội làm nhục, hành hung đồng