3. Vi phạm trong việc thực hiện cấp đất giãn cư cho các hộ gia đình trong xã Ngọc Liệp làm nhà ở: Để thực hiện cấp đất giãn cư cho nhân dân làm nhà ở, Kiều Doãn Sy chỉ đạo lãnh đạo thôn Liệp Mai, Ngọc Bài, Ngọc Phúc, lập danh sách các hộ đề nghị cấp đất để làm nhà ở. Trong quá trình thực hiện, các thôn đã không thực hiện việc xét duyệt xem xét các hộ có nhu cầu đất ở thực sự mà đưa vào danh sách cả những hộ không thuộc đối tượng được cấp đất ở, như ở thôn Liệp Mai đưa cả những hộ ngoài địa phương, những hộ không có danh tính thực vào danh sách đề nghị cấp đất ở. Khi nhận được danh sách các thôn đưa lên, Tạ Văn Viện tổng hợp thành danh sách chung cho toàn xã, Kiều Doãn Sy biết danh sách là khống xong vẫn ký trình Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định giao đất. Trong quyết định cấp đất giãn cư của Ủy ban nhân dân huyện Quốc Oai thì có 71 hộ không đúng đối tượng được xét cấp đất. Khi thực hiện giao đất thì đã giao cho 81 hộ không có tên trong quyết định của Ủy ban nhân dân huyện và tiến hành thu tiền của các hộ nộp vào ngân sách xã.
Quá trình cấp đất giãn cư, Kiều Doãn Sy đồng ý cho thôn Ngọc Bài bớt lại 400m2 đất để bán cho 03 hộ dân (trong đó có hộ ông Tạ Quang Thiên) thu 600.040.000 đồng nộp vào ngân sách xã. Ngoài ra còn đồng ý cho thôn Ngọc Bài bán 300m2 thu 388.000.000 đồng, trong đó có 360.000.000 đồng để thôn Ngọc Bài sử dụng còn 28.000.000 đồng nộp vào ngân sách xã.
Thu tiền cấp đất giãn cư trước của 10 hộ dân thôn Liệp Mai, Ngọc Phúc được 328.552.000 đồng nộp vào ngân sách xã nhưng chưa có đất để giao.
4. Vi phạm trong việc ký hợp đồng cho thuê đất trái thẩm quyền: Kiều Doãn Syđã ký 02 hợp đồng cho thuê đất trái thẩm q uyền, thu 75.000.000 đồng nộp vào ngân sách xã.
5. Vi phạm trong việc bán đấu giá đất trái thẩm quyền:
Ngày 21/6/2004, Ủy ban nhân dân xã Ngọc Liệp cùng cán bộ thôn Ngọc
Phúc tổ chức bán đấu giá 594m2 đất sử dụng lâu dài cho 04 người ngoài địa
phương, thu 1.875.659.300 đồng. Số tiền này thôn Ngọc Phúc, đứng đầu là Tạ Văn La đã chi xây d ựng nhà tưởng niệm, nhà văn hóa, xây dựng đường thôn…
Ngày 26/8/2004, thôn Liệp Mai tổ chức bán đấu giá 875m2 đất cho 07
người ngoài địa phương, thu 2.207.500.000 đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng
Có thể bạn quan tâm!
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 6
- Phạm Tội Lợi Dụng Chức Vụ Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 8
- Tình Hình Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi
- Yêu Cầu Hoàn Thiện Các Quy Định Của Bộ Luật Hình Sự Việt Nam Năm 1999 Về Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 12
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
thôn Liệp Mai.
Hành vi của Kiều Doãn Sy, Tạ Văn Viện, Đỗ Hùng Chiến, Từ Văn Truật, Phí Xuân Hùng, Tạ Văn La đã vi phạm Luật đất đai, xâm phạm hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan nhà nước , tổ chức xã hội, chính quyền địa phương các cấp. Đồng thời xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, làm cho những người có nhu cầu cần thiết về chỗ ở thì không được giao đất, người đã có đất lại được giao đất, ngoài ra còn cấp bán đất cho cả người ngoài địa phương dẫn đến tình trạng mua đi bán lại để thu lời, gây dư luận tiêu cực, mất ổn định địa phương. Vụ án đã được Tòa án nhân dân huyện Quốc Oai xét xử sơ thẩm và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm, tuyên bố các bị cáo phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điểm c khoản 2 Điều 281 BLHS và áp dụng mức hình phạt thỏa đáng theo quy định của pháp luật [42].
1.5.3. Phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 281 Bộ luật hình sự
Khoản 3 của điều luật quy định hai tình tiết là yếu tố định khung hình phạt có nội dung như nhau nhưng lại có tính chất và mức độ nghiêm trọng khác nhau, đó là: gâyậhu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Nếu xét về kỹ thuật lập pháp thì quy định như thế này là chưa khoa học, tình trạng này không chỉ đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ mà chúng ta còn thấy ở nhiều tội phạm khác nhà làm luật cũng quy định như vậy.
Mặc dù hai tình tiết này đều được quy định trong cùng một khung
hình phạt nhưng khi quyết định hình phạt Tòa án vẫn có thể phân biệt trường
hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng và trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng để áp dụng hình phạt tương xứng với hành vi phạm tội và hậu quả mà tội phạm gây ra.
1.5.3.1. Gây hậu quả rất nghiêm trọng
Phạm tội thuộc trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng cũng tương tự như trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, chỉ khác ở chỗ: Hậu quả do hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây ra là hậu quả rất nghiêm trọng. Hậu quả rất nghiêm trọng do tội phạm này gây ra là những thiệt hại rất nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội, có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả rất nghiêm trọng do hành vi l ợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây ra:
Làm chết hai người;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 3 đến 4 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 5 đến 7 người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31 đến 60%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 101% đến 200% trở lên trong đó không có trường hợp nào có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng đến dưới
01 tỷ 500 triệu đồng;
Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản thuộc 2 đến 3 trường hợp được coi là hậu quả nghiêm trọng. ví dụ: làm chết 1 người và gây thiệt hại 400 triệu đồng;
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe thì thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng rất xấu tới việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà
nước, gây ảnh hưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội… trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ do hậu quả gây ra là rất nghiêm trọng [27, tr. 100-101].
1.5.3.2. Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Phạm tội thuộc trường hợp này cũng tương tự như trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại điểm c khoản 2 và trường hợp gây hậu quả rất nghiêm trọng nêu trên, chỉ khác ở chỗ: Hậu quả do hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây ra là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do tội phạm này gây ra là những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và những thiệt hại phi vật chất cho xã hội. có thể coi những thiệt hại sau là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng do hành vi l ợi dụng chức vụquyền hạn trong khi thi hành công vụ gây ra:
Làm chết ba người trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 5 người
trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 8 người
trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%;
Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người với tổng tỉ lệ thương tật của tất cả những người này từ 201% trở lên trong đó không có trường hợp nào có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;
Gây thi ệt hại về tài sản có giá trị từ 01 tỷ 500triệu đồng trở lên;
Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả
thuộc 4 trường hợp được coi là hậu quả nghiêm trọng;
Gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và tài sản mà hậu quả
thuộc 2 trường hợp được coi là hậu quả rất nghiêm trọng.
Ngoài các thiệt hại về tính mạng, tài sản, sức khỏe thì thực
tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như ảnh hưởng xấu
tới việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng về an ninh trật tự, an toàn xã hội… trong các trường hợp này phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ do hậu quả gây ra là đặc biệt nghiêm trọng [27, tr. 101-102].
So với khoản 3 Điều 221 BLHS năm 1985 thì khoản 3 Điều 281 BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 quy định theo hướng có lợi hơn cho người phạm tội mặc dù khung hình phạt của hai điều luật này là như nhau (từ mười năm đến mười lăm năm tù). Vì thế, nếu hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn có nhiều tình tiết quy định tại khoản 2 Điều 281 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mới bị phát hiện xử lý thì không áp dụng khoản 3 Điều 281 BLHS năm 1999 và cũng không áp dụng khoản Điều 221 BLHS năm 1985. Nếu hành vi phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01 /7/2000 mới bị phát hiện xử lý thì không áp dụng khoản 4 Điều 221 BLHS năm 1985 mà áp dụng khoản 3 Điều 281
BLHS năm 1999.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội theo khoản 3 Điều 281, Tòa án cũng cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VII BLHS. Nếu người phạm có hai tình tiết giảm nhẹ trở lên, không có tình tiết tăng nặng hoặc có những mức độ tăng nặng không đáng kể, người phạm tội có nhân thân tốt, không có tiền án tiền sự, đáng được khoan hồng, thì Tòa án có thể áp dụng dưới mức thấp nhất của khung hình phạt (dưới 10 năm tù) nhưng không được dưới 05 năm tù. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng, không có tình tiết giảm nhẹ h oặc có nhưng mức độ giảm nhẹ không đáng kể, là người tổ chức, phạm tội nhiều lần thì có thể bị phạt mức cao nhất của khung hình phạt (15 năm tù) [27, tr. 102].
1.5.4. Hình phạt bổ sung của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ
Khoản 4 điều này quy định hình phạt bổ sung đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngoài hình phạt chính người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng.
1.5.4.1. Hình phạt "cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định"
Theo quy định tại Điều 36 BLHS 1999, thì người bị kết án bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định trong thời hạn từ 01 đến 05 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt hoặc kể từ khi bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo. (Người bị kết án ở đây là người có chức vụ nhất định, người có chức vụ được hiểu như nội dung đã phân tích ở trên). Việc cấm đảm nhiệm chức vụ được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ thì có thể gây nguy hại cho xã hội.
So với Điều 221 BLHS năm 1985 quy định hình phạt bổ sung đối với tội phạm này thì khoản 4 Điều 281 BLHS năm 1999 có những sửa đổi bổ sung sau:
Bộ luật hình sự năm 1985 quy định: "có thể bị cấm đảm nhiệm những chức vụ nhất định từ hai đến năm năm" [29, Điều 229]. Còn BLHS năm 1999 quy định "còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm" [31, Điều 281, khoản 4].
Nếu căn cứ vào mức hình phạt thì khoản 4 Điều 281 BLHS năm 1999 nhẹ hơn Điều 221 BLHS năm 1985 nhưng theo nguyên tắc áp dụng hình phạt này thì khoản 4 Điều 281 BLHS năm 1999 quy định không có lợi cho người phạm tội vì ở khoản 4 Điều 281 thì việc cấm này là bắt buộc: "bị cấm" còn ở Điều 221 BLHS năm 1985 thì việc áp dụng chỉ là "có thể".
Vì vậy, nếu Tòa án áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định đối với người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ trước 0 giờ 00 ngày 01/7/2000 mà sau 0 giờ 00 ngày 01 /7/2000 mới bị phát hiện xử lý thì được áp dụng khoản 4 Điều 281 BLHS năm 1999.
1.5.4.2. Hình phạt bổ sung là phạt tiền
Theo quy định tại Điều 30 BLHS năm 1999: "… phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này quy định…" [31, Điều 30].
BLHS quy định: "Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng" [31, Điều 281, Khoản 4].
Như vậy theo quy định trên, đối với hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định" là bắt buộc còn đối với hình phạt bổ sung "phạt tiền" thì có thể được áp dụng tức không bắt buộc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khái niệm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Việc nghiên cứu đưa ra một khái niệm chung về tội này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa về thực tiễn, nhằm tìm ra những giải pháp đấu tranh, phòng, chống có hiệu quả đối với loại tội này.
Trên cơ sở phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ như sau: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi nguy hiểm cho xã hội đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn và uy tín của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân do người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình thực hiện trong khi thi hành công vụ nhằm mục đích vụ lợi.
Từ khái niệm trên thấy, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ có đặc điểm sau đây:
1. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xâm hại đến uy tín và hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
2. Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao để thực hiện hành vi trái với công vụ;
3. Chủ thể của tội là người có chức vụ, quyền hạn;
4. Mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc của tội này.
Dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:
1. Khách thể của tội là tổng thể những quan hệ xã hội tạo thành nội dung hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức và uy tín của cơ quan, tổ chức đó trước nhân dân. Khách thể trực tiếp của tội là những quan hệ xã hội cụ thể tạo thành nội dung hoạt động đúng đắn của từng cơ quan, tổ chức cụ thể, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
2. Mặt khách quan của tội gồm hành vi khách quan và hậu quả. Trong đó hành vi khách quan ủca tội là hành vi trái với những quy định về hoạt động, công tác của người có chức vụ, quyền hạn hoặc trái với thẩm quyền được giao, trái với lợi ích của xã hội, của cơ quan, tổ chức, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Hậu quả của tội là thiệt hại về vật chất của cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; về phi vật chất về các mặt chính trị, tư tưởng, tinh thần, danh dự, nhân phẩm.
3. Chủ thể của tội là người có chức vụ, quyền hạn như những người đại diện quyền lực Nhà nước; những người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến việc thực hiện chức năng tổ chức, điều hành, quản lý hành chính trong các cơ quan, tổ chức; những người giữ chức vụ, quyền hạn có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ tổ chức sản xuất, kinh doanh trong các cơ quan, tổ chức.