Tình Hình Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi

4. Mặt chủ quan của tội bao gồm các yếu tố: lỗi, mục đích, động cơ. Ở tội này người có chức vụ, quyền hạn đã nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, tức là hành vi trái công vụ, xâm hại lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của công dân, thấy trước được hậu quả và mong muốn hậu quả xảy ra. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Mục đích mà người phạm tội mong muốn đạt được là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác. Mục đích này được đặt ra do động cơ tư lợi bên trong cá nhân thúc đẩy.

Đến nay, việc hiểu đúng và áp dụng thống nhất pháp luật đối với loại tội này trên thực tế còn có nhiều bất cập, chưa thống nhất đã gây những khó khăn nhất định trong thực tiễn xét xử loại tội phạm này.

Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI


2.1. TÌNH HÌNH TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI

THI HÀNH CÔNG VỤ TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2014

Trong những năm qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác đấu tranh, phòng chống tội tham nhũng nói chung và tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều vụ án lớn được phát hiện điều tra, truy tố, xét xử, đã truy thu được số tiền thất thoát cho Nhà nước, nhiều bị cáo phải chịu những hình phạt thỏa đáng, qua đó đã dần tạo nên niềm tin trong nhân dân, góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng, bảo vệ chế độ XHCN, giữ vững an ninh, chính trị, an toàn xã hội.

* Trong thời gian từ 2010 đến 2014, trên địa bàn thành phố Hà Nội tổng số vụ án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là 88 vụ (trong khi cả nước là 409 vụ); số bị cáo là 320 (cả nước là 1.626 bị cáo); số vụ án được đưa ra xét xử là 58 (cả nước là 249); số bị cáo được đưa ra xét xử là 203 (cả nước là 725 bị cáo);

1.1. Hình phạt chính được áp dụng là:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Hình phạt phạt tiền: 01 bị cáo.

Hình phạt cải tạo không giam giữ: 10 bị cáo.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 10

Hình phạt tù cho hưởng án treo: 84 bị cáo.

Hình phạt tù có thời hạn:

+ Tù từ 03 năm trở xuống: 63 bị cáo.

+ Tù từ trên 03 năm đến 07 năm: 44 bị cáo.

+ Tù từ trên 07 năm đến 15 năm: 01 bị cáo.

+ Tù từ trên 15 năm đến 20 năm: 0 bị cáo.

1.2. Hình phạt bổ sung được áp dụng:

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn: 01 bị cáo.

- Phạt tiền: 0.

Cụ thể:

Năm 2010: Số vụ án thụ lý là 15 (74 bị cáo), số vụ đã xét xử 10 (50 bị cáo), áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ 08, phạt tù cho hưởng án treo 33, tù từ 03 năm trở xuống 05, tù từ trên 03 năm đến 07 năm 04 bị cáo.

Năm 2011: Số vụ án thụ lý là 06 (19 bị cáo), số vụ đã xét xử 01 (01 bị cáo), áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ 0, phạt tù cho hưởng án t reo 01, tù từ 03 năm trở xuống 0, tù từ trên 03 năm đến 07 năm 0 bị cáo.

Năm 2012: Số vụ án thụ lý là 30 (91 bị cáo), số vụ đã xét xử 23 (68 bị cáo), áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ 02, phạt tù cho hưởng án treo 24, tù từ 03 năm trở xuống 26, tù từ trên 03 năm đến bảy năm 16 bị cáo; hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ 01 bị cáo.

Năm 2013: Số vụ án thụ lý là 17 (46 bị cáo), số vụ đã xét xử 10 (19 bị cáo), áp dụng hình phạt tiền 01, cải tạo không giam giữ 0, phạt tù cho hưởng án treo 08, tù từ 03 năm trở xuống 04, tù từ trên 03 năm đến bảy năm 06 bị cáo.

Năm 2014: Số vụ án thụ lý là 20 (90 bị cáo), số vụ đã xét xử 14 (65 bị cáo), áp dụng hình phạt tiền 0, cải tạo không giam giữ 0, phạt tù cho hưởng án treo 18, tù từ 03 năm trở xuống 28, tù từ trên 03 năm đến 07 năm 18 bị cáo, tù từ trên 07 năm đến 15 năm 01 bị cáo [59].

Trên cơ sở số liệu trên có thể thấy, số vụ án về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 05 năm từ 2010 đến 2014 còn thấp so với thực tế xảy ra. Điều đó thấy tội phạm ẩn của tội này còn rất nhiều. Qua khảo sát tại một số địa phương trên thành phố Hà Nội thấy nhiều vụ án đã xảy ra nhưng việc đưa vào xử lý còn hạn chế.

2.2. ÁP DỤNG HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN

HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

2.2.1. Áp dụng hình phạt chính

Nhìn chung, trong thời gian qua, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nhận thức ngày càng tốt hơn về các quy định của pháp luật, chính sách và đường lối xử lý các tội phạm về tham nhũng cho nên cơ bản công tác xét xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã góp phần tăng cường công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng đạt hiệu quả tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương, xét xử kịp thời, đúng thời điểm, tạo dư luận tốt trong xã hội.

Việc Tòa án áp dụng hình phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính) đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thấy, theo quy định của BLHS 1999 thì điều kiện để áp dụng hình phạt này phải là đối với tội phạm ít nghiêm trọng tức là mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 03 năm tù. Thế nhưng, theo quy định của Điều 281 BLHS 1999 thì mức cao nhất của khung hình phạt (khung cơ bản) là 05 năm tù, tức là tội phạm nghiêm trọng. Vì vậy, về nguyên tắc không được áp dụng hình phạt này đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công v ụ, áp dụng như vậy là trái pháp luật, không đủ nghiêm để phòng chống tội phạm về tham nhũng.

Đối với việc xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời gian qua về việc chống tham nhũng thì Đảng, Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương rất quan tâm, có nhiều hướng dẫn áp dụng pháp luật cho nghiêm để đề cao công tác đấu tranh chống tham nhũng, song thực tế có một số trường hợp lợi dụng tình tiết giảm nhẹ quá mức để cho hưởng án treo là chưa nghiêm.

Ví dụ: Vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, trong khi bị cáo đầu vụ Vương Thị

Kim Thành bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn thì những bị cáo còn lại là Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Xuyên, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Đồng Sơn đều bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Hành vi của các bị cáo là nghiêm trọng, đã làm ảnh hưởng đến uy tín, đạo đức nghề nghiệp, làm thất thu ngân sách, các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý, tham gia tích cực nên việc áp dụng hình phạt tù cho hưởng án treo là không thỏa đáng.

2.2.2. Áp d ụng hình phạt bổ sung"cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định"

2.2.2.1. Việc quy định hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ

nhất định" trong Bộ luật hình sự hiện hành

Điều 36 quy định hình phạt bổ sung này có thể được áp dụng kèm theo hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn hoặc án treo là quá rộng và không phù hợp cả về lý luận với thực tiễn áp dụng. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định có thể nói là nghiêm khắc hơn hình phạt cảnh cáo, phạt tiền hoặc thậm chí cả đối với hình phạt cải tạo không giam giữ. Vì vậy quy định nó bổ sung và hỗ trợ cho những hình phạt chính đó rõ ràng là không ưtơng xứng. Hơn nữa thấy trên thực tế thì hình phạt này thường được áp dụng với hình phạt tù có thời hạn.

Cấm đảm nhiệm chức vụ về bản chất là hình phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo với hình phạt chính chứ tuyệt đối không phải là kèm theo án treo với tư cách là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, nên việc quy định áp dụng hình phạt này với người được hưởng án treo như quy định tại Điều 36 và Điều 60 Bộ luật hiện hành là không đúng.

Điều 36 BLHS không quy định những chế tài cần thiết xử lý những trường hợp người bị kết án không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm hình phạt bổ sung này.

Khoản 5 Điều 57 BLHS chỉ quy định miễn chấp hành phần hình phạt

còn lại đối với hình phạt cấm cư trú và quản chế trong trường hợp người bị

kết án đã chấp hành được một nửa thời hạn hình phạt và cải tạo tốt mà không đề cập tới hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ trong khi người bị kết án đáp ứng đầy đủ điều kiện tương ứng [51, tr. 11].

2.2.2.2. Việc áp dụng hình phạt bổ sung "cấm đảm nhiệm chức vụ

nhất định" trong thực tiễn xét xử

Việc quy định áp dụng hình phạt bổ sung có ý nghĩa trong việc hỗ trợ hình phạt chính để đạt được mục đích của hình phạt. Đồng thời nó có ý nghĩa cho việc phòng ngừa nhằm tránh nguy cơ tái phạm của người bị kết án trong thời gian nhất định. Hơn nữa hình phạt bổ sung còn có ý nghĩa giáo dục nhằm hạn chế các tội phạm khác về tham nhũng có thể xảy ra.

Bên cạnh những ý nghĩa trên thì việc quy định áp dụng hình phạt này

còn có những hạn chế:

Việc áp dụng hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ trong thời gian qua còn ít, (từ năm 2010 đến năm 2014, trên địa bàn thành phố Hà Nội mới áp dụng duy nhất 01 trường hợp). Do đó có thể thấy hình phạt này chưa phát huy được hết tác dụng của nó trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm và mong muốn của nhà làm luật.

Tòa án nhân dân tối c ao chưa có văn bản hướng dẫn kịp thời về loại hình phạt bổ sung này đồng thời trong thực tiễn xét xử thường có ít trường hợp Tòa án cấp trên nhận xét việc áp dụng hình phạt bổ sung của Tòa án cấp dưới là đúng hay sai mà chỉ nhận xét chung chung.

Người bị kết án thì không nắm được bản chất của hình phạt bổ sung. Đa số người phạm tội khi bị Tòa án tuyên cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung đều nghĩ rằng khi họ chấp hành xong hình phạt chính là xong, khi chấp hành xong hình phạt chính thì đã chấp hành xong án, việc tuyên hình phạt bổ sung chỉ là hình thức [51, tr. 12].

Ví dụ: Vụ án xảy ra tại Bệnh viện đa khoa huyện Hoài Đức, Hà Nội,

các bị cáo Vương Thị Kim Thành, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Thu Trang,

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Vương Thị Lan, Nguyễn Đồng Sơn và Nguyễn Thị Xuyên đều bị đưa ra xét xử và bị áp dụng hình phạt chính là tù có thời hạn, phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tuy nhiên các bị cáo đặc biệt là bị cáo Thành không bị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, như vậy có thể thấy việc áp dụng loại hình phạt này chưa nghiêm, chưa thống nhất, qua đó để lại những kẽ hở nhất định tạo điều kiện để việc phạm tội vẫn có nguy cơ tiếp tục xảy ra.

2.2.3. Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự 1999 đối với tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ

Một số trường hợp Tòa án có nhận thức chưa chính xác cho là việc bị cáo nộp lại khoản tiền do phạm tội mà có là tình tiết giảm nhẹ hình phạt, do đó đã áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo mà không chú trọng đúng mức đến yêu cầu bảo vệ khách thể quan trọng là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, nên việc xét xử không đáp ứng được yêu cầu phòng, chống tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS.

Ví dụ: Vụ án Nguyễn Chí Hồng, Trần Trung Kỳ, Trần Văn Dần và Đỗ Thị Ninh, phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại thôn Trung Kiên, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trong quá trình quản lý, sử dụng số tiền thu được từ việc giao thầu diện tích ao, hồ, đất hoang hóa, xen kẹt … đã làm thất thoát, lãng phí 49.540.000 đồng. Quá trình điều tra, bị cáo Nguyễn Chí Hồng, Trần Văn Dần, mỗi bị cáo nộp 10.000.000 đồng để khắc phục hậu quả nên Tòa án nhân dân huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS để áp dụng cho hai bị cáo.

Tương tự như trên, vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Bệnh viện đa khoa Hoài Đức, Hà Nội, quá trình phạm

tội, các bị cáo Vương Thị Kim Thành, Vương Thị Lan, Nguyễn Thị Thu Trang, Nguyễn Thị Hồng Nhu ng, Nguyễn Đồng Sơn, Nguyễn Thị Ngà, Nguyễn Thị Xuyên đã lợi dụng chức vụ được giao để làm không đúng và làm các việc không được phép làm trong khi xét nghiệm để nhằm thanh toán bảo hiểm y tế, số tiền mà cơ quan bảo hiểm y tế huyện Hoài Đức, Hà Nội bị thất thu là 16.569.000 đồng. Quá trình điều tra, bệnh viện Hoài Đức đã tự nguyện nộp trả khoản tiền 16.569.000 đồng cho cơ quan bảo hiểm xã hội Hoài Đức nên Hội đồng xét xử đã áp dụng tình tiết giảm nhẹ "tự nguyện bồi thường, khắc phục hậu quả" theo quy định t ại điểm b khoản 1 Điều 46 BLHS để áp dụng đối với tất cả các bị cáo.

Như vậy, qua số ví dụ trên có thể thấy trong thời gian qua, việc áp dụng quy định của pháp luật vào việc xét xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phần nào còn hạn chế, chưa đúng pháp luật, chưa nêu cao tác dụng đấu tranh phòng chống loại tội phạm này.

2.3. NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC KHI ÁP DỤNG TỘI LỢI DỤNG

CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ không quy định mức độ thiệt hại do hành vi làm trái công vụ gây ra phải đến mức độ nào đó mới bị coi là tội phạm nên trên thực tế có vụ án người có chức vụ, quyền hạn đã làm trái công vụ được giao thu tăng số tiền hoặc thu thấp đi số tiền phải thu nhưng nếu chưa đến mức độ gây ra một thiệt hại nhất định (thiệt hại có giá trị cụ thể, ví dụ như ở tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 165 BLHS) thì sẽ không cấu thành tội này, khi đó có thể sẽ chuyển sang tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ phải có dấu hiệu "vụ lợi" hay "động cơ cá nhân khác". Nhưng vẫn chưa có một khái nhiệm cụ thể, rõ ràng về vấn đề này.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí