Điểm Mới Của Tội Chống Người Thi Hành Công Vụ Trong Bộ Luật Hình Sự Năm 2015


Nhận xét: BLHS năm 1999 đã có những điều chỉnh tiến bộ nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế của tội phạm, khắc phục hạn chế của BLHS năm 1985 trong việc quy định tội chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, BLHS năm 1999 vẫn còn quy định tình tiết mang tính định tính là “gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến khó áp dụng trong thực tiễn và nhiều quy định trong BLHS năm 1999 chưa được hướng dẫn cụ thể.

1.4.4. Điểm mới của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật Hình sự năm 2015

Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) ra đời thể hiện sự tiến bộ trong nội dung và kỹ thuật lập pháp của nhà nước ta. Trong BLHS này, tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 không có nhiều thay đổi so với BLHS năm 1999. Điều 330 BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa tình tiết định khung tăng nặng “gây hậu quả nghiêm trọng” thành “Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên”.

Kết luận chương 1

Thông qua chương 1 của luận văn, tác giả đã lần lượt phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội chống người thi hành công vụ, phân biệt tội chống người thi hành công vụ với một số tội danh khác mà có tình tiết định khung tăng nặng là “chống người thi hành công vụ”, ngoài ra, tác giả cũng đã khái quát lịch sử lập pháp của tội danh này giai đoạn từ năm 1945 đến khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật. Đây là cơ sở để tác giả phân tích quy định của BLHS năm 2015 về tội danh “chống người thi hành công vụ” và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đồng Nai.


Chương 2

THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI

2.1. Khái quát tình hình xét xử tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.1.1. Khái quát về tỉnh Đồng Nai

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km², chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thành phố Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai là tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên [52].

Có thể nói với vị trí địa lý và điều kiện giao thông thuận lợi nên tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ diễn ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang diễn ra rất phức tạp. Trong năm 2020, trên địa bàn tỉnh xảy ra 13 vụ chống người thi hành công vụ, làm bị thương 6 cán bộ, chiến sĩ công an. Các vụ chống người thi hành công vụ chủ yếu xảy ra trên lĩnh vực an ninh trật tự


và trật tự an toàn giao thông. Hành vi này thường xảy ra khi các đối tượng đã có những vi phạm về mặt hành chính trước đó.

2.1.2. Tình hình xét xử tội chống người thi hành công vụ tại tỉnh Đồng Nai

Theo số liệu thống kê của TAND tỉnh Đồng Nai thì từ năm 2016 đến năm 2020, TAND hai cấp tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử sơ thẩm 11754 vụ án, đối với 20661 bị cáo; trong đó, tội chống người thi hành công vụ là 61 vụ án đối với 104 bị cáo. Cụ thể:

Bảng 2.1. Tình hình tội phạm và tình hình tội chống người thi hành công vụ được đưa ra xét xử trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020

Năm

Tình hình tội phạm

Tội chống người thi hành công vụ

Tỷ lệ %


Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

Số vụ

Số bị cáo

2016

2.234

3.851

11

14

0,49

0,36

2017

2.475

4.171

12

15

0,48

0,35

2018

2.276

4.072

11

19

0,48

0,39

2019

2.427

4.329

13

27

0,53

0,63

2020

2.342

4.238

14

29

0,59

0,68

Tổng

11754

20661

61

104

0,51

0,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 93 trang tài liệu này.

Tội chống người thi hành công vụ từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai - 5

(Nguồn: TAND tỉnh Đồng Nai)

Qua bảng thống kê trên cho thấy, tội chống người thi hành công vụ chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số các tội phạm, với 0,51% về số vụ và 0,48% về số bị cáo, nhưng đang có xu hướng tăng dần về số vụ và số bị cáo vào năm 2019, 2020.


Bảng 2.2. Tình hình tội chống người thi hành công vụ và tội phạm thuộc Chương XXII (các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính) được xét xử sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Tội phạm thuộc

chương XXII

Tội chống người thi

hành công vụ

Tỷ lệ %

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

2016

94

112

11

14

11,7

12,5

2017

97

117

12

15

12,3

12,8

2018

102

121

11

19

10,7

13,2

2019

112

129

13

27

11,6

20,9

2020

117

132

14

29

11,9

21,9

Tổng

522

611

61

104

11,6

17,0

(Nguồn: TAND tỉnh Đồng Nai)

Qua bảng số liệu nêu trên, có thể thấy tình hình xét xử sơ thẩm tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai chiếm tỷ lệ cao so với nhóm tội thuộc chương XXII với 22 tội danh, có tỷ lệ 11,6% số vụ và 17,0 số bị cáo. Tội danh này có sự biến động qua các năm, diễn biến tội này có xu hướng tăng trong các năm từ năm 2019 đến năm 2020. Nếu như vào năm 2016 có tổng số 11 vụ án và 14 bị cáo đưa ra xét xử thì năm 2017 con số này đã tăng lên là 12 vụ án với 15 bị cáo. Đến năm 2018 thì số vụ án là 11 vụ và 19 bị cáo, đến năm 2019 thì số vụ án và số bị cáo tăng mạnh với 13 vụ án và 27 bị cáo, tăng lên 14 vụ với 29 bị cáo vào năm 2020. Đây là con số thể hiện sự tăng nhanh và phức tạp khó dự đoán của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Đồng Nai trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020. TAND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét


xử phúc thẩm 158 vụ án, với 196 bị cáo thuộc chương XXII (tội phạm xâm phạm trật tự quản lý hành chính); trong đó, tội chống người thi hành công vụ là 33 vụ đối với 40 bị cáo, chủ yếu là các bị cáo kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Bảng 2.3. Tình hình tội chống người thi hành công vụ và tội phạm thuộc Chương XXII (các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính) được xét xử phúc thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Tội phạm hình sự

thuộc Chương XXII

Tội chống người thi

hành công vụ

Tỷ lệ %

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

Số vụ án

Số bị cáo

2016

24

32

6

8

25

25

2017

31

37

7

8

22,5

21,6

2018

27

34

5

7

18,5

20,5

2019

35

41

7

9

20

21,9

2020

41

52

8

8

19,5

15,3

Tổng

158

196

33

40

20,8

20,4

(Nguồn: TAND tỉnh Đồng Nai)

Qua bảng thống kê nêu trên có thể thấy, tình hình tội chống người thi hành công vụ được đưa ra xét xử phúc thẩm chiếm tỷ lệ cao trong số các vụ án được đưa ra xét xử. Tình hình xét xử phúc thẩm trong năm 2016 là 06 vụ/08 bị cáo chiếm tỷ lệ 25% về số vụ và về số bị cáo, đến năm 2017 thì là 07 vụ/08 bị cáo, giảm hơn so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 22,5% về số vụ và 21,3% về số bị cáo, con số giảm hơn vào năm 2018 với 05 vụ /07 bị cáo chiếm tỷ lệ 18,5% về số vụ và 20,5% về số bị cáo; tuy nhiên, đến năm 2019 thì tăng lên với 07 vụ/ 09 bị cáo chiếm tỷ lệ 20% về số vụ và 21,9% về số bị cáo; năm 2020 là 08 vụ/08 bị cáo chiếm tỷ lệ 19,5% về số vụ và 15,3% về số


bị cáo. Điều này cho thấy tình hình tội chống người thi hành công vụ đưa ra xét xử phúc thẩm đang có xu hướng tăng và phức tạp, trong các vụ án về chống người thi hành công vụ các bị cáo có xu hướng kháng cáo, qua khảo sát các bản án thì các bị cáo chủ yếu kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt cho họ.

Ngoài ra, theo số liệu thống kê được từ TAND tỉnh Đồng Nai trong 05 năm giai đoạn từ 2016 đến năm 2020. TAND tỉnh Đồng Nai đã đưa ra xét xử phúc thẩm 33 vụ án, với 40 bị cáo tội chống người thi hành công vụ với tỷ lệ án hủy, án sửa cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Tỷ lệ số vụ án phúc thẩm tuyên sửa, hủy án sơ thẩm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Tội chống người

thi hành công vụ (1)

An bị sửa (2)

Án bị hủy (3)

Tỷ lệ %

Số vụ án

Số vụ án

Số vụ án

Số vụ án

(2)/(1)

Số vụ án

(3)/(1)

2016

6

2

0

33,3

0%

2017

7

3

0

42,8

0%

2018

5

3

0

60

0%

2019

7

4

0

57,1

0%

2020

8

4

0

50

0%

Tổng

33

15

00

45,4

0%

(Nguồn: TAND tỉnh Đồng Nai)

Qua bảng số liệu trên cho thấy số vụ án sơ thẩm về tội chống người thi hành công vụ bị cấp phúc thẩm hủy không có. Số vụ án bị cấp phúc thẩm sửa vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, nhưng chủ yếu là sửa theo hướng giảm nhẹ hình phạt vì tại cấp phúc thẩm bị cáo được hưởng một số tình tiết giảm nhẹ mới như bồi thường, khắc phục hậu quả, gia đình gặp khó khăn; v.v...


Trong giai đoạn này có 01 bản án đã bị TAND cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh hủy cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm là bản án hình sự sơ thẩm số 263/2017/HSST ngày 05/7/2017 của TAND thành phố Biên Hòa và bản án hình sự phúc thẩm số 283/2017/HSPT ngày 27/10/2017 của TAND tỉnh Đồng Nai do định tội danh không đúng.

Bảng 2.5. Chế tài được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Số bị cáo đã xét

xử

Cải tạo

không giam giữ


Án treo


Tù dưới 03

năm

Tù 03

năm đến 07

năm

Tù 07

năm đến 15

năm

Tù từ 15

năm đến 20

năm

Tù từ 20

năm đến chung

thân


Tử hình

2016

14

01

04

08

01

00

00

00

00

2017

15

02

03

09

01

00

00

00

00

2018

19

03

06

10

00

00

00

00

00

2019

27

03

08

14

02

00

00

00

00

2020

29

01

09

16

03

00

00

00

00

Tổng

104

10

30

57

07

00

00

00

00

(Nguồn: TAND tỉnh Đồng Nai) Qua bảng thống kê trên cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm

2020, trong các bị cáo bị xét xử về tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì không có trường hợp nào miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Các bị cáo chủ yếu bị áp dụng hình phạt tù dưới 03 năm tù với 57 bị cáo/ 104 bị cao, tiếp đó là số bị cáo được hưởng án treo là 30 bị cáo/ 104 bị cáo, sau đó là hình phạt cải tạo không giảm giữ, số bị cáo bị áp dụng mức hình phạt từ 03 năm đến 07 năm là 07 bị cáo.


Bảng 2.6. Nhân thân của các bị cáo bị xét xử về tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020


Năm

Số bị cáo đã bị xét

xử


Cán bộ công

chức, Đảng viên


Dân tộc thiểu số


Nữ

Từ đủ 14

đến dưới 16

tuổi

Từ đủ 16

đến dưới 18

tuổi

Tuổi từ 18

đến dưới 30

tuổi


Người nghiện ma tuý

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm

2016

14

00

02

00

00

00

08

01

01

2017

15

00

01

01

00

00

06

00

01

2018

16

00

02

00

00

00

07

00

00

2019

27

00

05

02

00

00

11

03

01

2020

29

00

07

02

00

00

13

01

02

Tổng

104

00

17

05

00

00

45

05

05

(Nguồn: TAND tỉnh Đồng Nai) Qua phân tích bảng trên cho thấy, trong giai đoạn từ 2016 đến năm

2020 có 104 trường hợp bị xét xử về tội chống người thi hành công vụ, trong đó tội phạm chủ yếu là nam giới; các đối tượng phạm tội chủ yếu là người trên 30 tuổi, tiếp đó là 45 trường hợp người từ đủ 18 tuổi đến dưới 30 tuổi; người nghiện ma tuý phạm tội là 05 trường hợp; các đối tượng phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm là 05 trường hợp. Đặc biệt không có trường hợp nào phạm tội là cán bộ công chức, Đảng viên.

2.2. Thực tiễn xét xử tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Thực tiễn định tội danh và áp dụng hình phạt tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Qua nghiên cứu các bản án của tòa án nhân dân hai cấp của tỉnh Đồng Nai cho thấy, đa số các vụ án đều được định tội danh và quyết định hình phạt đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Quá trình giải quyết vụ án đều tuân thủ đúng quy định pháp luật, bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng.

Xem tất cả 93 trang.

Ngày đăng: 24/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí