Các Tội Xâm Phạm Nghĩa Vụ, Trách Nhiệm Của Quân Nhân Theo Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Từ Năm 1945 Đến Trước Khi Ban Hành Bộ Luật Hình Sự


những thứ đã chiếm đoạt mà có; vật, tiền sinh lời từ việc sử dụng trái phép những thứ đã chiếm đoạt; vật, tiền mà người phạm tội được thuê, được thưởng về hành vi phạm tội như được thưởng do đối xử tàn án với tù binh khác, phá huỷ vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự). Như vậy, vật, tiền mà người phạm tội có được do mua bán, đổi chác những thứ do phạm tội mà có chỉ là một dạng của vật, tiền mà người phạm tội có được do thực hiện tội phạm mà có. Khi quyết định tịch thu vật, tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có cần lưu ý:

Thứ nhất, đối với vật, tiền mà người phạm tội chiếm đoạt trong quá trình thực hiện tội phạm thì không tịch thu mà phải trả lại chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu họ không có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc phạm tội hoặc vật đó không thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành. Riêng chiến lợi phẩm bị người phạm tội chiếm đoạt, thì phải tịch thu, sung quỹ nhà nước.

Thứ hai, đối với vật, tiền do mua bán, đổi chác những thứ đã chiếm đoạt mà có, thì không tịch thu mà trừ vào khoản phải bồi thường; nếu thiếu thì phải bồi thường thêm cho đủ, nếu còn thừa thì áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự tịch thu, sung quỹ nhà nước số tiền thừa đó. Trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tiền rồi dùng tiền mua tài sản thì phải kê biên tài sản đó để bảo đảm cho việc bồi thường [64, tr. 125]. Khi quyết định tịch thu vật, tiền do mua bán, đổi chác những thứ đã chiếm đoạt mà có cần xem xét quyền lợi của người tiêu thụ tài sản [64, tr. 125]:

+ Nếu người tiêu thụ tài sản biết tài sản do người khác phạm tội mà có (tức là hành vi đã cấu thành tội phạm quy định tại Điều 250 Bộ luật hình sự) và tài sản thu hồi được, thì áp dụng điểm a khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự tịch thu, sung quỹ nhà nước khoản tiền đã dùng để mua tài sản. Trường hợp


tài sản đã được người tiêu thụ bán đi, thì áp dụng điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự tịch thu toàn bộ số tiền thu được do bán tài sản đó;

+ Nếu người tiêu thụ không biết tài sản do người khác phạm tội mà có và tài sản thu được đã trả cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, thì áp dụng đoạn 1 khoản 2 Điều 436 Bộ luật dân sự buộc người phạm tội phải hoàn trả cho người tiêu thụ số tiền đã dùng để mua tài sản đó. Trường hợp tài sản đã được người tiêu thụ bán đi, sử dụng hết hoặc quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 225 Bộ luật dân sự, thì người phạm tội phải bồi thường cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; còn người tiêu thụ tài sản đó chỉ có thể tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng trong vụ án.

Thứ ba, vật, tiền sinh lời từ việc sử dụng trái phép những thứ đã chiếm đoạt và vật, tiền mà người phạm tội được thuê, được thưởng về hành vi phạm tội phải bị tịch thu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Bộ luật hình sự.

Đồng thời với việc quy định tịch thu, sung quỹ nhà nước vật và tiền trực tiếp liên quan đến việc thực hiện tội phạm (trong đó, có các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân), Bộ luật hình sự cũng quy định những vật, tiền không thể bị tịch thu mặc dù chúng cũng trực tiếp liên quan đến các tội phạm này. Đó là những vật, tiền thuộc sở hữu của người khác bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép. Và theo PGS.TS. Phạm Hồng Hải, thì quy định nêu trên hoàn toàn phù hợp với những tư tưởng được thể hiện trong Hiến pháp rằng Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của công dân [22, tr. 188].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

- Buộc công khai xin lỗi người bị hại là biện pháp tư pháp hình sự chung được áp dụng đối với mọi tội phạm gây thiệt hại về tinh thần. Do vậy, về nguyên tắc, thì biện pháp tư pháp này có thể áp dụng đối với người phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân gây thiệt hại về tinh


Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn - 10

thần (như người bị làm nhục trong vụ án về các tội quy định tại các Điều 319, 320, 321 Bộ luật hình sự). Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy, các Toà án quân sự chưa từng áp dụng biện pháp tư pháp này đối với người thực hiện các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân; và rất ít khi áp dụng đối với các tội phạm hình sự khác thuộc thẩm quyền xét xử của các Toà án quân sự. Có trường hợp, Toà án áp dụng nhưng người bị hại không cần; ngược lại có trường hợp Toà án áp dụng nhưng người bị hại không thi hành. Cho nên, PGS. TS. Phạm Hồng Hải đã rất đúng khi cho rằng, biện pháp buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại chỉ có thể áp dụng trên cơ sở tự nguyện của người phạm tội và sự đồng ý của người bị hại [22, tr. 188].

Mặt khác, tại khoản 2 Điều 42 Bộ luật hình sự mới chỉ quy định “Toà án buộc người phạm tội công khai xin lỗi người bị hại” mà không quy định buộc họ phải công khai xin lỗi tại phiên toà hay sau khi tuyên án. Cho nên, có ý kiến cho rằng người phạm tội chỉ xin lỗi người bị hại khi bản án có hiệu lực pháp luật và có quyết định thi hành bản án. Theo chúng tôi, nếu đợi bản án có hiệu lực mới xin lỗi thì sẽ mất ý nghĩa của biện pháp tư pháp này. Hơn nữa, việc thi hành biện pháp tư pháp này chỉ được thực hiện bằng cách duy nhất là bị cáo nói “xin lỗi.....” Vậy, nếu người bị áp dụng biện pháp này kiên quyết không nói ra cụm từ “xin lỗi...”, thì việc áp dụng biện pháp tư pháp này cũng không có tính khả thi.

- Bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tư pháp được quy định trong Bộ luật hình sự xuất phát từ tính chất nhân đạo trong chính sách về con người của Nhà nước ta [22, tr. 188], có thể áp dụng đối với: người thực hiện hành vi nguy hiểm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khẳ năng điều khiển hành vi của mình; người phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức


mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Mặc dù tại khoản 1 và 2 Điều 43 Bộ luật hình sự quy định bắt buộc chữa bệnh là biện pháp tuỳ nghi “có thể áp dụng” nhưng xuất phát từ đặc thù của chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, chúng tôi cho rằng, phải áp dụng biện pháp tư pháp này đối với quân nhân tại ngũ thực hiện hành vi nguy hiểm xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình và quân nhân phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khẳ năng điều khiển hành vi của mình. Đối với quân nhân dự bị trong thời gian huấn luyện, công dân được trưng tập và phục vụ trong quân đội, dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu thì có thể áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc giao cho gia đình trông nom. Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếu người bị bắt buộc chữa bệnh đã khỏi bệnh, thì Viện kiểm sát hoặc Toà án quyết định đình chỉ việc thi hành biện pháp này và quyết định tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hoặc đình chỉ vụ án đối với họ.

Có một vấn đề cần nghiên cứu là có áp dụng biện pháp tư pháp thay thế hình phạt đối với người chưa thành niên phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân hay không? Như đã trình bày, thì chủ thể của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là quân nhân đến 17 tuổi (là những người được nhận vào học ở các trường quân sự). Do vậy, về nguyên tắc thì vẫn có thể áp dụng biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Tuy nhiên, do đặc thù tổ chức của quân đội và cách thức quản lý bộ đội (quy định trong Điều lệnh quản lý bộ đội), chúng tôi cho rằng không nên áp dụng biện pháp tư


pháp thay thế hình phạt quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự đối với người chưa thành niên phạm các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

Ngoài việc bị kết án, bị áp dụng biện pháp cưỡng chế (hình phạt và các biện pháp tư pháp) thì “chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự” “chịu mang án tích” còn được coi là các hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân. Chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự được hiểu là việc người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm ngiã vụ, trách nhiệm của quân nhân bị: khởi tố bị can; áp dụng biện pháp ngăn chặn; triệu tập, hỏi cung; khám xét, thu giữ, kê biên tài sản... Người bị kết án (bị áp dụng hình phạt) về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân còn phải chịu mang án tích. Hậu quả của việc mang án tích là có thể bị coi là tái phạm, tái phạm nguy hiểm (theo quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự) và bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại điểm g khoản 1 Điều 48 Bộ luật hình sự nếu phạm tội trong thời gian chưa được xoá án tích.

Kết luận Chương 1


Từ những nội dung nghiên cứu nêu trên, có thể kết luận những vấn đề lý luận về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân như sau:

1. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Chương XXIII Bộ luật hình sự, do những người sau đây có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân: quân nhân tại ngũ; quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện; công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội; dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu.


2. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân không chỉ có ý nghĩa về lý luận, thực tiễn mà còn mang tính cấp thiết để bảo đảm sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là trách nhiệm pháp lý hình sự mà người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế, chịu mang án tích do Toà án áp dụng tuỳ thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó đã thực hiện.

4. Cơ sở khách quan của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân là việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là một tội phạm cụ thể xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân.

5. Cấu thành tội phạm là sở pháp lý của trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân, được ghi nhận trong luật hình sự, bao gồm: khách thể; mặt khách quan; chủ thể và mặt chủ quan của các tội phạm này.

6. Các hình thức trách nhiệm hình sự của các tội xâm phạm nghĩa vụ trách nhiệm của quân nhân bao gồm: các hình phạt chính; các biệp pháp tư pháp hình sự; sự tác động của hoạt động truy cứu trách nhiệm hình sự và án tích.



Chương 2‌‌

Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định

của pháp luật hình sự Việt nam


2.1. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999

2.1.1. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985

Trước năm 1985, Nhà nước ta chưa có Bộ luật hình sự. Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân được quy định tại Điều 50 Sắc lệnh số 71 ngày 22/5/1946 ấn định quy tắc lục quân Việt Nam (sau này được viện dẫn và quy định là Điều 7 Sắc luật số 163 ngày 23/8/1846 về việc tổ chức Toà án binh lâm thời tại Hà nội), bao gồm:


- Những hành vi nguy hiểm có tính cách nhà binh như đánh mất súng, đạn giao cho hoặc bán quần áo, súng đạn; kháng lệnh, hành hung cấp trên; đào ngũ; đầu hàng quân địch; tự ý rút lui trước quân địch không có cớ chính đáng; tự huỷ hoại cơ quan hoặc vũ khí khi không có chỉ thị của cấp trên hoặc không phải trường hợp bất đắc dĩ; lạm quyền uy hiếp các cơ quan hoặc nhân viên trong các ngành khác của Chính phủ; tuyên truyền để chia rẽ bộ đội; phá hoại việc quốc phòng; thông với quân địch; và tự huỷ hoại thân thể để trốn tránh nhiệm vụ [58, tr. 522];

- Hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội như “vì cẩu thả trong công vụ mà để xảy ra sự gì thiệt hại đến nhân dân hoặc bộ đội” [58, tr. 522];

- Và hiện tượng có tính chất tệ nạn xã hội có thể xảy ra cả trong và ngoài quân đội như “cờ bạc, nghiện hút” [58, tr. 522].

Nghiên cứu Điều 7 Sắc luật số 163 ngày 23/8/1946 thấy những tội phạm có tính cách nhà binh mới chỉ được quy định tại một điều luật gọi chung là “những tội phạm có tính cách nhà binh” mà chưa được quy định thành các tội danh cụ thể. Trong số các hành vi phạm tội có tính cách nhà binh: hành vi kháng lệnh, hành hung cấp trên, đào ngũ, đầu hàng quân địch là những hành vi mang tính khái quát cao có thể dùng để đặt tên tội danh; các hành vi còn lại là “những hành vi phạm tội thực tế” không có tính khái quát cao nên không thể dùng để đặt tên tội danh.

Bản chất của hành vi “vì cẩu thả trong công vụ mà để xảy ra sự gì thiệt hại đến nhân dân hoặc bộ đội” là hành vi thiếu trách nhiệm trong công vụ gây thiệt hại cho nhân dân hoặc bộ đội nhưng nhà làm luật đã không dùng cụm từ này mà dùng cụm từ như đã viện dẫn để mô tả tội phạm là không khoa học.

Nghiên cứu thực tiễn xét xử “những tội phạm có tính cách nhà binh”, chúng tôi thấy: một số tội phạm có tính cách nhà binh (do Sắc lệnh số 163

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/06/2022