Bộ luật hình sự năm 1985 và 1999 đều không quy định trường hợp “đã tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội mới” thì có bị coi là tái phạm nguy hiểm không? Đây là vấn đề lý luận cũng như thực tiễn còn có ý kiến trái ngược nhau. Có ý kiến cho rằng Bộ luật hình sự không quy định thì không được áp dụng vì không thể làm xấu hơn tình trạng của bị can, bị cáo. Nhưng có ý kiến cho rằng: một người đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà còn bị coi là tái phạm nguy hiểm, do đó một người là tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích lại phạm một tội mới thì cũng cần phải coi họ là tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng ta chỉ coi là tái phạm nguy hiểm đối với trường hợp BLHS quy định “Đã tái phạm chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý”, trong trường hợp người phạm tội là tái phạm nguy hiểm, chưa được xóa án tích lại phạm tội mới do vô ý thì dù tội đó là tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng thì cũng không nên coi là tái phạm nguy hiểm.
Ví dụ: Nguyễn Văn H phạm tội buôn lậu theo quy định tại điểm c khoản 2 điều 153 BLHS (thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm), nay lại phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, theo khoản 3, Điều 202 BLHS (tội rất nghiêm trọng do vô ý), thì khi xét xử Nguyễn Văn H về tội này cũng không được coi đây là trường hợp tái phạm nguy hiểm.
Mức độ tăng nặng của tình tiết tái phạm nguy hiểm phụ thuộc vào tính chất tái phạm và tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm mà người phạm tội đã thực hiện. Nếu đã là tái phạm nguy hiểm mà lại tái phạm nguy hiểm nữa thì mức độ tăng nặng phải nhiều hơn.
Bộ luật hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định “tái phạm nguy hiểm” tại điểm g, khoản 2 Điều 48 là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự và quy định là tình tiết định khung hình phạt tại 62 điều luật, gồm Khoản 1 các điều 93, 104; khoản 2 các điều 111, 112, 113, 114, 116,
120, 133, 134, 135, 136, 137, 138, 139, 140, 142, 143, 153, 154, 155, 156,
157, 158, 160, 164, 164a, 181a, 181b, 181c, 182a, 191a, 193, 194, 195, 196,
197, 198, 200, 221, 224, 226a, 226b, 230, 231, 232, 233, 236, 238, 245, 248,
249, 250, 251, 252, 253, 254, 255, 257, 267, 268, 280.
Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạm nguy hiểm là những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, bởi đây là những trường hợp đã phạm tội hoặc đã có án tích nhưng lại vẫn tiếp tục phạm tội thể hiện tính nguy hiểm cao của nhân thân người phạm tội. Người phạm tội tỏ ra coi thường các quy tắc của cuộc sống xã hội, coi thường pháp luật, không rút ra bài học của quá khứ, không chịu sửa chữa, cho nên phải bị xử phạt nặng... Tái phạm phải xử phạt nặng hơn phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm cũng phải xử phạt nặng hơn tái phạm [8, tr.403].
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người (Điểm m khoản 1 điều 49 Bộ luật hình sự)
Có thể bạn quan tâm!
- Ý Nghĩa Của Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội
- Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội Trong Luật Hình Sự Một Số Nước Trên Thế Giới
- Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội trong luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn tại địa bàn tỉnh Hà Giang) - 7
- Kết Quả Xét Xử Các Vụ Án Hình Sự Sơ Thẩm Và Số Bị Cáo Áp Dụng Tình Tiết Tăng Nặng Tnhs Của Tand Hai Cấp Tỉnh Hà Giang
- Nguyên Nhân Hạn Chế Của Tình Hình Áp Dụng Các Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội Ở Hà Giang
- Hoàn Thiện Pháp Luật Và Các Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Áp Dụng Tình Tiết Tăng Nặng Trách Nhiệm Hình Sự Thuộc Về Nhân Thân Người Phạm Tội
Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.
“Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác” để phạm tội là người phạm tội có những việc làm dối trá, lừa lọc một cách tinh vi, quỷ quyệt, độc ác và tàn nhẫn, dã man để phạm tội, những thủ đoạn làm người bị hại khó có thể phát hiện, né tránh cũng như gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra khó lường hết mức độ nghiêm trọng, gây sự ghê sợ, phẫn uất trong xã hội. Tuy nhiên, để xem xét đánh giá người phạm tội có dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác để phạm tội hay không còn tuỳ vào từng trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Với mục đích chiếm đoạt tài sản của nạn nhân, người phạm tội đã dùng thủ đoạn sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng cao cho nạn nhân sử dụng (với liều lượng có thể gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của nạn nhân), đối với trường hợp này được coi là người phạm tội đã dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác.
“Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người” là trường hợp người phạm tội tuy chỉ mong muốn tấn công một đối tượng cụ thể nào đó, nhưng đã dùng thủ đoạn, phương pháp, phương tiện không chỉ có khả năng gây nguy hiểm cho một người mà có thể nhận thấy có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhiều người, nhưng vẫn bỏ mặc để thực hiện. Ví dụ: Vì mâu thuẫn với chị T (nghi chị T ngoại tình với chồng mình) nên chị V đã bỏ thuốc diệt chuột vào nồi cơm của gia đình chị T. Đối với trường hợp này, nếu chỉ có một người chết thì đây là trường hợp dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người, ngược lại nếu người phạm tội chỉ bỏ thuốc chuột vào thức ăn riêng của người đó và làm người đó chết, thì trường hợp này không coi là dùng thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người nhưng có thể coi là dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác để phạm tội.
Bộ luật hình sự quy định tình tiết tăng nặng dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tội hoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người” là tình tiết định khung ở các điều luật khoản 1, Điều 93, 104; khoản 2 các Điều 138, 138, 140, 165, 166, 251, 278, 280, 289, 290, 297, 309 BLHS.
e) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm (Điểm 0 khoản 1 điều 49 Bộ luật hình sự)
Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm là trường hợp người phạm tội dùng những thủ đoạn tinh vi để xóa bỏ dấu vết, đánh lạc hướng các cơ quan điều tra hay có những hành động bằng vũ lực nhằm cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và người phạm tội.
Người phạm tội sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã không biết ăn năn hối cải, nhận ra lỗi lầm của mình, mà có những hành vi xảo quyệt sẵn sàng làm tất cả những gì có thể bất chấp sự nguy hiểm cho người khác để trốn tránh, che dấu tội phạm mà mình đã thực hiện chứng tỏ nhân thân người phạm
tội rất xấu. Bộ luật hình sự quy định tình tiết hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốn tránh, che dấu tội phạm là tình tiết tăng nặng chung và là tình tiết định khung hình phạt ở tội giết người để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác (theo điểm g khoản 1 Điều 93 BLHS).
2.1.2.2. Những qui định áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi quyết định hình phạt
Quyết định hình phạt là một giai đoạn rất quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Quyết định hình phạt đối với người phạm tội có ý nghĩa về chính trị, xã hội và pháp lý. Quyết định hình phạt có căn cứ, đúng pháp luật, công bằng là tiền đề, điều kiện để đạt được mục đích của hình phạt, nghĩa là mới có khả năng cải tạo, giáo dục người bị kết án trở thành người có ích cho xã hội, mới có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung [8, tr.379].
Khi quyết định hình phạt đối với những người phạm tội, Tòa án không những phải cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện, nhân thân người phạm tội mà còn phải cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS. Bởi vì, quy định về tội phạm trong điều luật bao giờ cũng là tổng quát vì thế nó không thể hàm chứa tất cả những dấu hiệu, những yếu tố, những tình tiết có ảnh hưởng đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng trường hợp phạm tội cụ thể. Những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS là những tình tiết làm cho những trường hợp phạm tội cụ thể của tội phạm khác nhau về mức độ nguy hiểm. Những tình tiết này có ý nghĩa về mặt lượng hình để tăng hoặc giảm nhẹ trong một khung hình phạt nhất định, chứ không có tính chất bắt buộc như tình tiết định tội và tình tiết định khung hình phạt. Khi xét xử, Tòa án phải xác định tội danh, khung hình phạt trước sau đó mới đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.
Về thực chất, tăng nặng TNHS là những tình tiết nói lên mức độ nguy hiểm khác nhau của hành vi phạm tội xét về phương diện kết quả chủ quan
hoặc tính chất, mức độ nguy hiểm khác nhau của nhân thân người phạm tội. Các tình tiết tăng nặng TNHS trong một vụ án cụ thể và đối với người phạm tội cụ thể chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong vụ án và cũng chỉ làm cho tội phạm thay đổi mức độ nguy hiểm trong phạm vi một cấu thành tội phạm chứ không làm thay đổi tính chất của tội phạm ấy. Việc BLHS cụ thể hóa các tình tiết này tại Điều 48 BLHS nhằm mục đích bắt buộc Tòa án phải cân nhắc riêng các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án, đồng thời, hướng dẫn cho các Tòa án khi xem xét, cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng như cân nhắc đặc điểm nhân thân người phạm tội, tránh sự tùy tiện và thiếu thống nhất khi vận dụng các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS.
Để việc vận dụng những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS được chính xác, cần phải quán triệt đầy đủ nội dung, ý nghĩa pháp lý của từng tình tiết cụ thể được quy định tại Điều 48 BLHS và đồng thời phải chú ý những đặc điểm sau:
- Những tình tiết đã được sử dụng là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt không được coi là tình tiết tăng nặng TNHS (khoản 2 Điều 48). Bởi vì, một tình tiết nào đó, nếu đã được vận dụng để định tội hoặc định khung hình phạt thì không thể sử dụng để tăng nặng hình phạt vì như vậy sẽ làm tăng hai lần so với mức độ đích thực mà tình tiết đó chi phối.
- Xuất phát từ nguyên tắc pháp chế và nguyên tắc nhân đạo, Tòa án có thể coi những tình tiết ngoài tình tiết đã được quy định tại khoản 1 Điều 46 là tình tiết giảm nhẹ nhưng không được coi là tình tiết tăng nặng ngoài các tình tiết được quy định tại khoản 1 Điều 48 BLHS. Ngoài ra, đối với những tình tiết tăng nặng TNHS, người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước thì mới được áp dụng đối với họ. Nếu có lý do họ không thấy trước hoặc không thể thấy trước thì dù tình tiết đó có thể xảy ra họ cũng không phải chịu trách nhiệm.
- Các tình tiết tăng nặng TNHS có giá trị pháp lý, xã hội, chính trị không đồng đều nhau. Có những tình tiết tác động rất lớn đến việc quyết định hình phạt và đối với mọi trường hợp phạm tội nhưng có tình tiết tác động ít hơn, có tình tiết chỉ có ý nghĩa đáng kể với một số tội phạm, còn đối với những tội phạm khác thì chỉ có ý nghĩa rất hạn chế.
- Đối với những vụ án vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng TNHS thì cần phải có quan điểm đánh giá toàn diện, đầy đủ trong một thể thống nhất các tình tiết giảm nhẹ lẫn các tình tiết tăng nặng TNHS. Tức là, Tòa án không những phải đánh giá riêng lẻ từng tình tiết mà còn phải đánh giá tổng hợp chúng trong mối quan hệ biện chứng, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau trong toàn bộ vụ án. Trên cơ sở đó, Tòa án mới có thể rút ra kết luận các tình tiết này có giá trị pháp lý, ý nghĩa, mức độ giảm nhẹ, tăng nặng hơn các tình tiết kia và có ảnh hưởng nhiều đến việc quyết định hình phạt hơn nhóm kia hoặc ngược lại. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp Tòa án không được coi thường, bỏ qua, không chú ý đến nhóm các tình tiết có giá trị, ý nghĩa thấp hơn.
- Các tình tiết tăng nặng TNHS cho phép tăng nặng trong giới hạn của khung hình phạt nhất định. Dù có nhiều tình tiết tăng nặng Tòa án cũng không được quyết định cho người phạm tội một hình phạt cao hơn mức tối đa đã quy định trong khung hình phạt nhất định nhưng Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất mà điều luật quy định cho tội phạm hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHS (Điều 47). Đây là một quy định thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nam.
- Khi đánh giá cân nhắc tình tiết tăng nặng TNHS Tòa án phải ghi cụ thể trong bản án những tình tiết nào được coi là tình tiết tăng nặng. Việc chỉ ra một cách cụ thể các tình tiết tăng nặng trong bản án làm cho hình phạt được tuyên có sức thuyết phục, có căn cứ hơn đối với người bị kết án và những
người khác, tạo điều kiện cho việc giáo dục, cải tạo người phạm tội thể hiện tính công bằng, đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án cấp trên kiểm tra tính hợp lý và tính có căn cứ của bản án trong công tác giám đốc xét xử.
Việc cân nhắc các tình tiết tăng nặng TNHS được quy định trong luật không phải là quyền mà nghĩa vụ của Tòa án. Nghĩa là, trong mọi trường hợp, Tòa án phải cân nhắc các tình tiết tăng nặng có trong vụ án, cùng với các tình tiết khác để có đầy đủ căn cứ quyết định một hình phạt hợp lý, công bằng, phù hợp với lỗi của bị cáo.
2.2. Thực tiễn áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở Hà Giang
2.2.1. Tình hình áp dụng các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thuộc về nhân thân người phạm tội ở Hà Giang
Nhân thân người phạm tội là một căn cứ quan trọng trong xác định trách nhiệm hình sự và có vai trò quan trọng trong việc định tội, định khung hình phạt và quyết định hình phạt. Chính vì thế, nó được coi là một dấu hiệu bắt buộc phải xem xét trong căn cứ quyết định hình phạt quy định tại Điều 45 Bộ luật hình sự năm 1999, và cũng bởi tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội không chỉ thể hiện ở chỗ hành vi phạm tội đã thực hiện, mà còn biểu hiện ở chỗ trong những điều kiện nhất định, người phạm tội có tiếp tục thực hiện tội phạm nữa không.
Để đảm bảo cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả đòi hỏi chúng ta không những phải xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật mà còn phải đưa ra một hình phạt nghiêm minh, đủ để trừng trị, giáo dục người phạm tội nói riêng và góp phần răn đe, trấn áp, phòng ngừa tội phạm nói chung. Chính vì vậy đặt ra nhiệm vụ quan trọng cho Toà án khi quyết định hình phạt phải xem xét, đánh giá chứng cứ vụ án một cách khách quan, toàn diện, đánh giá nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội như thế nào, giải quyết mối quan hệ
giữa hành vi phạm tội được thực hiện với người đã thực hiện hành vi đó, điều này giúp cho Tòa án đánh giá được bản chất của người phạm tội từ đó có thể đánh giá được khả năng tự cải tạo, giáo dục của họ; đánh giá các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của người phạm tội trong đó có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ thuộc nhân thân người phạm tội.
Khi xem xét nhân thân người phạm tội với tư cách là một căn cứ quyết định hình phạt thì phải nhận thức đúng về hình phạt, nó luôn luôn là hình phạt cho hành vi phạm tội đã thực hiện chứ không phải cho nhân thân người phạm tội. Xem xét nhân thân người phạm tội khi quyết định hình phạt không có nghĩa là xem xét nhân thân nói chung mà Tòa án chỉ xem xét những đặc điểm của nhân thân người phạm tội cần được phân tích, đánh giá, cân nhắc khi quyết định hình phạt. Và chỉ những đặc điểm về nhân thân sau đây mới được xem xét khi quyết định hình phạt:
- Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
- Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục của họ;
- Những đặc điểm về nhân thân người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ, do vậy đòi hỏi Tòa án phải cân nhắc, đánh giá khi quyết định hình phạt, đảm bảo cho hình phạt đã tuyên có tính thực tế, phù hợp với nguyên tắc của luật hình sự cũng như đáp ứng mục đích trừng trị, cải tạo, giáo dục người phạm tội.
Thực tiễn giải quyết, xét xử án của TAND hai cấp tỉnh Hà Giang trong những năm qua cho thấy, về cơ bản các vụ án hình sự đã được đưa ra xét xử kịp thời, đúng quy trình tố tụng. Các phán quyết, quyết định hình phạt của Toà án đảm bảo áp dụng đầy đủ các căn cứ theo quy định Điều 45 BLHS “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, nhân thân