Tội Lợi Dụng Chức Vụ, Quyền Hạn Trong Khi Thi Hành Công Vụ Tro Ng Bộ Luật Hình Sự Năm 1999 Và Luật Sửa Đổi, Bổ Sung Bộ Luật Hình Sự Năm 2009

lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định

và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ" [29, Điều 219].

Trong BLHS 1985, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 221 thuộc phần các tội phạm về chức vụ (bộ luật này chưa có sự phân biệt tội phạm nào là tội phạm về tham nhũng, tội phạm nào là tội phạm về chức vụ khác).

Điều 221 quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lạm quyền

trong khi thi hành công vụ như sau:

Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc vượt quá quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của tổ chức xã hội hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 156, 238 và 239, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm [29].

Theo đó, hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và hành vi lạm quyền trong khi thi hành công ụv đều được quy định chung trong một điều luật - Điều 221, tuy nhiên do chưa có nhiều thực tiễn xét xử đối với tội phạm này, nên lúc đầu Điều 221 chỉ quy định một khung hình phạt, không quy định các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt.

Trong quá trình thực hiện BLHS 1985 cũng là những năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước với nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN đã nảy si nh nhiều vấn đề phức tạp trong xã hội. Tệ tham nhũng, lãng phí là vấn đề được cả xã hội quan tâm, lên án. Do yêu cầu của thực tiến đấu tranh chống tội phạm nên từ năm 1989 đến năm 1997, Quốc hội đã bốn lần sửa đổi, bổ sung BLHS vào các ngày: 28/2/1989; ngày 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997, trong đó quy định tại Điều 221 được sửa đổi bổ sung ba lần vào các ngày: 12/8/1991, ngày 22/12/1992 và ngày 10/5/1997 theo hướng tách hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ ra thành điều

luật riêng - Điều 221a; khi này Điều 221 được quy định như sau: "Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích Nhà nước, của xã hội, quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm… " [30].

Như vậy, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được cấu tạo lại thành nhiều khoản khác nhau, mức hình phạt cũng nghiêm khắc hơn nhiều so với Điều 221 chưa sửa đổi bổ sung: Điều 221 ban đầu quy định mức hình phạt cao nhất là 05 năm tù, sau khi được sửa đổi bổ sung lần thứ 3 vào ngày 10/5/1997 thì mức cao nhất đối với tội phạm này lên tới 20 năm tù. Việc tăng mức hình phạt từ 05 năm tới 20 năm tù thể hiện chính sách hình sự nghiêm khắc của Đảng và Nhà nước ta đối với loại tội phạm này, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, đồng thời giáo dục đạo đức cách mạng cho đội ngũ công chức, qua đó góp phần tạo niềm tin trong nhân dân với sự nghiệp lãnh đạo của Đảng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Ngoài ra, trong giai đoạn này các cơ quan bảo vệ pháp l uật ở Trung ương đã có một số văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong cả nước, trong đó có Thông tư liên ngành số 02/TTLN ngày 20/3/1993 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Bộ Tư pháp hướng dẫn một số quy định của Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 1985. Cụ thể trong mục b phần 2 về đường lối xử lý thì các ột i có tính chất tham nhũng cần phải bị xử lý nghiêm khắc, một trong số các tội được Thông tư này liệt kê có "Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 221)" [48].

Tóm lại, tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là tội phạm chỉ được quy định từ khi BLHS năm 1985 được ban hành. Việc quy định tội này tại một điều luật cụ thể trong bộ luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này. Ban đầu, nhà làm luật quy định hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và hành vi lạm quyền trong khi thi

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 3

hành công vụ chung trong một điều luật và chỉ quy định một khung hình phạt, không quy định các tình tiết là yếu tố định khung hình phạt. Nhưng sau ba lần BLHS được sửa đổi, bổ sung thì hành vi lạm quyền trong khi thi hành công vụ đã được tách ra thành điều luật riêng, Điều 221 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn cũng được chia thành nhiều khoản khác nhau, mức hình phạt cũng nghiêm kh ắc hơn so với Điều 221 chưa sửa đổi bổ sung: mức chênh lệch lên tới 20 năm tù. Điều này phần nào thể hiện chính sách hình sự nghiêm khắc, không khoan nhượng của Đảng và Nhà nước ta trước việc đấu tranh phòng và chống tội phạm lợi dụng chức vụ quyền hạn, đồng thời củng cố lòng tin của nhân dân đối với chế độ ta và từng bước làm trong sạch bộ máy của Đảng và Nhà nước.

1.3. TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TRO NG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2009

Kế thừa kinh nghiệm lập pháp, đấu tranh phòng, chống tội phạm kể từ

khi có BLHS năm 1985 và trớưc đó, cũng như dự kiến tình hình tội phạm trong thời gian tiếp theo, ngày 21 tháng 12 năm 1999, Quốc hội nước ta đã thông qua BLHS mới, trong đó tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được quy định tại Điều 281 thuộc mục A - các tội phạm về tham nhũng, thuộc chương XXI - các tội phạm về chức vụ.

Cũng như BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đều xếp tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ vào nhóm tội phạm về chức vụ, tuy nhiên trong phần tội phạm về chức vụ của BLHS năm 1985 chưa có sự phân nhóm thành các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ như ở BLHS năm 1999. Sự phân hóa thành các tội phạm về tham nhũng và các tội phạm khác về chức vụ trong BLHS năm 1999 xuất phát từ yêu cầu của thực tế đấu tranh phòng, chống nhóm tội phạm này và sự thống nhất với Pháp lệnh chống tham nhũng đã được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 2 năm 1998.

Trong Pháp lệnh chống tham nhũng đã liệt kê 11 hành vi tham nhũng được xây dựng trên cơ sở Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS ngày 10/5/1997 về các tội tham nhũng, ma túy và các tội phạm tình dục đối với trẻ em, trong đó có hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi ". Tuy nhiên trong quá trình soạn thảo BLHS năm 1999 ban soạn thảo đã xem xét lại 07 hành vi đích thực là tham nhũng thì được quy định trong mục A chương XXI, còn lại thì chuyển sang chương khác cho phù hợp với tính chất của hành vi phạm tội, một trong 07 hành vi đó có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Để phù hợp với quy định tại BLHS năm 1999, ngày 28/4/2000, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh chống tham nhũng, trong đó chỉ còn quy định 07 hành vi được coi là tham nhũng. Một trong 07 hành vi đó là lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ vì vụ lợi. Trong Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009, tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ được giữ nguyên như quy định tại BLHS năm 1999.

Do yêu cầu của cuộc đấu tranh chống tham nhũng, ngày 29 thán g 11 năm 2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng và sau đó là Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23/11/2012. Tại Điều 3 của Luật này đã liệt kê 12 nhóm hành vi tham nhũng, gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ

vì vụ lợi;

- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi;

- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước

vì vụ lợi;

- Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

- Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi [32].

Trải qua 20 năm kể từ khi BLHS năm 1985 - BLHS đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ra đời, qua bốn lần sửa đổi bổ sung BLHS năm 1985 tới khi có BLHS năm 1999 rồi khi có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009, hay trong pháp lệnh chống tham nhũng ngày 26/2/1998, Pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh chống tham nhũng ngày 28/4/2000, trong Luật phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005 và sau đó là Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23/11/2012… đều quy định về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn và thống nhất xếp hành vi này thuộc nhóm hành vi có tính chất tham nhũng. Điều này thể hiện sự đồng bộ trong pháp l uật, cũng như việc nhận thức hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn là hành vi nguy hiểm cho xã hội cao độ làm suy yếu chế độ XHCN, trực tiếp làm giảm lòng tin trong nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta.

Bộ luật hình sự năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thành công vụ đầy đủ hơn, chi tiết hơn, phản ánh được thực tế công tác đấu tranh phòng, ch ống loại tội phạm này trong thời gian qua, giúp cho công tác điều tra, truy tố, đặc biệt là công tác xét xử loại tội phạm này thuận lợi hơn trước đây.

1.3.1. Khái nệi m tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi

hành công vụ

Bộ luật hình sự 1999 quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn

trong khi thi hành công vụ như sau:

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị

phạt tù từ năm năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt

nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng [31, Điều 281].

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ có ba dấu hiệu đặc trưng bắt buộc: 1. Lợi dụng chức vụ quyền hạn làm trái với công vụ;

2. Gây thiệt hại cho lợi ích của các cơ quan nhà nước , các tổ chức xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; 3. Mối quan hệ nhân quả giữa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn và thiệt hại do hành vi đó gây ra..

Theo đó lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực thi quyền hạn của mình đã lợi dụng quyền hạn để làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Quyền hạn mà

người có chức vụ lợi dụng là những quyền năng gắn với mỗi chức danh trong phạm vi chức danh đó. Nếu người đó lại làm một việc vượt quá thẩm quyền của mình (tức là lạm quyền) thì phải xử lý theo Điều 282 BLHS.

Trong BLHS năm 1999 và Lậut sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009, Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ là một trong số 14 tội danh được quy định trong chương XXI - các tội phạm về chức vụ và là một trong số 07 tội danh được quy định tại mục A - các tội phạm về tham nhũng. Ngoài các đặc điểm chung của nhóm các tội phạm về chức vụ, nhóm các tội phạm về tham nhũng thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn có những đặc điểm riêng mà qua việc hiểu đúng khái niệm của tội này chúng ta có thể phần nào phân biệt tội này với các tội phạm khác.

"Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là hành vi lợi dụng, chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, do vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác" [53, tr. 377]. Còn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được hiểu là vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác, người có chức vụ, quyền hạn đã sử dụng quyền hạn của mình để làm trái với chức năng, nhiệm vụ công tác được giao.

Tại Điều 277 BLHS quy định:

Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ.

Người có chức vụ nói trên đây là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ [31].

Có thể thấy trước khi giải thích về người có chức vụ thì Điều 277 có

giải thích "Người có chức vụ nói trên đây" tức là "người đã có hành vi xâm

phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức trong khi thực hiện công vụ". Vì vậy trước khi tìm hiểu khái niệm người có chức vụ chúng ta cũng cần hiểu khái niệm cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 277 BLHS.

Đối với khái niệm cơ quan, có thể thấy khái niệm "cơ quan nhà nước" được quy định tại Điều 219 BLHS năm 1985 đã được sửa đổi thành "cơ quan". Quy định như vậy phần nào giúp cho việc hiểu khái niệm này đầy đủ hơn nhưng lại khiến việc xác định chính xác khái niệm này trong công tác điều tra, truy tố, xét xử trở nên phức tạp hơn. Nếu ở khái niệm "cơ quan nhà nước" trong BLHS năm 1985 tìh các cơ quan tiến hành tố tụng tương đối thống nhất đó là cơ quan thuộc hệ thống chính trị Nhà nước bao gồm các cơ quan Đảng, hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp), hệ thống các cơ quan hành pháp (Chính phủ, các Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp...), các cơ quan tư pháp, các đơn vị lực lượng vũ trang …, và các cơ quan của một số thành viên cấu thành của Mặt trận tổ quốc Việt Nam (như hệ thống cơ quan Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Liên đoàn lao động...), và các bộ phận có tính chất hành chính, điều hành trong các doanh nghiệp nhà nước.

Còn với khái niệm "cơ quan" quy định tại Điều 277 BLHS năm 1999 và Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của BLHS năm 2009 thì còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi thì không phải tự nhiên mà các nhà làm luật lại sửa đổi khái niệm "cơ quan nhà nước " trong Điều 219 thành khái niệm "cơ quan" trong Điều 277 BLHS năm 1999 nên không thể đồng nhất hai khái nệi m cơ quan và cơ quan nhà nước . Hiện nay các cơ quan nước ngoài, cơ quan quốc tế đóng tại Việt Nam ... cũng là chủ thể tham gia một số quan hệ pháp luật của Việt Nam (ví dụ quyền sở hữu tài sản tại Việt Nam của các cơ quan này được pháp luật Việt Nam bảo vệ) các hành vi xâm phạm quan hệ pháp luật này chịu sự điều chỉnh, xử lý của pháp luật Việt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/05/2022