Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 4

Nam. Vì thế các cơ quan như thế này cũng thuộc khái niệm cơ quan quy định tại Điều 277 BLHS.

Cũng tương tự khái niệm "cơ quan", khái niệm tổ chức quy định tại Điều 277 BLHS năm 1999 cũng được sửa đổi theo hướng rộng hơn khái niệm "tổ chức xã hội" quy định tại Điều 219 BLHS năm 1985. Hiện nay nước ta có các loại hình tổ chức là: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế. Việc xác định loại hình tổ chức nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 277 BLHS còn có nhiều quan điểm khác nhau.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, tiêu chí để xác định khái niệm "tổ chức" quy định tại Điều 277 BLHS là việc xác định công vụ. Những người theo quan điểm này cũng giải thích công vụ là việc công, người thực hiện công vụ là người làm nhiệm vụ vì việc công, Do đó các tổ chức được thành lập và hoạt động với mục đích phục vụ lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của cộng đồng… là đối tượng "tổ chức" quy định tại Điều 277 BLHS. Cũng theo ý kiến này, tất cả các loại hình tổ chức nêu trên, riêng đối với tổ chức kinh tế thì các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh có sự góp vốn của nhà nước, hợp tác xã, đều thuộc khái niệm tổ chức quy định tại Điều 277 BLHS.

Quan điểm thứ hai cho rằng, việc xác định loại hình tổ chức nào thuộc đối tượng "tổ chức" quy định tại Điều 277 BLHS nên căn cứ vào Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng chống tham nhũng năm 2011. Tại khoản 6 của Điều 2 Luật phòng chống tham nhũng quy định: "cơ quan, tổ chức, đơn vị bao gồm cơ quan nhà nước , tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp của Nhà nước và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản của Nhà nước" [32]. Như vậy, theo quan điểm này thì tổ chức xã hội và một phần của tổ chức kinh tế (các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghệi p 100% vốn nước ngoài…) không thuộc khái niệm tổ chức quy định tại Điều 277 BLHS.

Quan điểm thứ ba cho rằng, để phù hợp với các khái niệm khác quy định trong chương tội phạm về chức vụ thì khái niệm tổ chức quy định tại Điều 277 BLHS chỉ gồm các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và một phần của loại hình tổ chức kinh tế là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp mà Nhà nước có cổ phần và tham gia quản lý, điều hành. Ngoài ra ở nước ta hiện nay còn một loại hình tổ chức khác nữa là tổ chức hoặc cơ quan đại diện của tổ chức nước ngoài, tổ chức phi chính phủ … đặt tại Việt Nam. Những tổ chức này cũng tham gia một số quan hệ pháp luật của Việt Nam, tài sản của các tổ chức này được pháp luật Việt Nam bảo vệ như đối với tài sản của các tổ chức của Việt Nam.

Điều 141 thuộc chương IV - các tội xâm phạm sở hữu XHCN của BLHS năm 1985 quy định: "Người nào xâm phạm tài sản của các Nhà nước khác hoặc các tổ chức quốc tế thì bị xử theo những điều khoản tương ứng của Chương này" [29]. BLHS năm 1999 đã bỏ điều này nhưng lại tập trung các tội xâm phạm sở hữu vào một chương - Chương XIV điều chỉnh các hành vi xâm phạm tài sản, khô ng phân biệt hình thức sở hữu. Vì thế tinh thần của Điều 141 BLHS năm 1985 vẫn còn nguyên giá trị. Người có đủ dấu hiệu tại Điều 277 và Điều 278 BLHS, nếu chiếm đoạt tài sản của tổ chức quốc tế mà người đó có trách nhiệm quản lý, với đầy đủ các dấu hiệu định tội, thì phải bị xử lý về tội "tham ô tài sản ", nói như vậy để thấy rằng tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam cũng thuộc khái niệm "tổ chức" quy định tại Điều 277 BLHS.

Đối với khái niệm "công vụ ": Theo Nghị quyết 04/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1985 thì công vụ là một công việc mà cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện.

Công vụ không chỉ dừng lại ở khái niệm "công quyền" trong bộ máy nhà nước , mà còn bao gồm nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức trong hệ thống

chính trị mà Nhà nước chỉ là một cơ quan trong hệ thống đó. Những người được bầu cử, được bổ nhiệm, được tuyển dụng hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị khi thực hiện nhiệm vụ của mình đều được coi là thực hiện nhiệm vụ công (công vụ). Nhất là hiện nay cùng với xu thế phát triển của xã hội mà đã có rất nhiều lĩnh vực đã được tư nhân hóa, cổ phần hóa, xã hội hóa như hoạt động công chứng tư, bệnh viện tư, trường học tư… Có thể thấy rằng nhiều lĩnh vực của xã hội mà trong đó hành vi xử sự của cá nhân không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của bản thân họ mà đã ảnh hưởng đến lợi ích chung của cộng đồng, cho nên cách hiểu về công vụ không thể bó hẹp trong phạm vi những nhiệm vụ liên quan đến hoạt động công quyền mà nên hiểu ở phạm vi rộng hơn, đó là tất cả những hoạt động có liên quan đến lợi ích của cộng đồng (cả tư quyền và công quyền).

Mục 2 chương 2 Nghị quyết 04/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986 hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của BLHS năm 1985 giải thích:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Người thi hành công vụ là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy động làm nhiệm vụ (như: tuần tra, canh gác …) theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội [45].

Theo Nghị quyết thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định hoặc có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 4

Đây là định nghĩa đầu tiên về khái niệm "công vụ" và "người thi hành công vụ" trong một văn bản pháp luật hình sự và cho tới nay nay, chưa có một văn bản pháp luật thuộc ngành luật hình sự định nghĩa lại hai khái niệm này. Định nghĩa trên đây cũng thể hiện một trong những quan điểm hiện nay về "công vụ" và "người thi hành công vụ".

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 3 Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước

2009 cũng quy định:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án [35, Điều 3, Khoản 1].

Về khái niệm "làm trái công vụ", có một số quan điểm như sau:

Làm trái công vụ là việc người có chức vụ, quyền hạn không thực hiện công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình theo sự phân công của cơ quan, tổ chức của người đó, trong khi họ có nghĩa vụ phải thực hiện và có điều kiện để thực hiện:

Nghĩa vụ phải làm do cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội quyết định xuất phát từ vị trí công tác, chức năng, nhiệm vụ của cá nhân.

Có điều kiện để làm có nghĩa về điều kiện khách quan (các điều kiện công tác, điều kiện hỗ trợ việc thực hiện công việc được giao…) và điều kiện chủ quan (trình độ, năng lực, thể lực… của cá nhân ngư ời đó) cho phép họ thực hiện được nghĩa vụ trên.

Hành vi không thực hiện đầy đủ công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn theo sự phân công của cơ quan, tổ chức của người đó. Trường hợp này người có chức vụ, quyền hạn đã không làm đầy đủ nội dung công việc đó hoặc không làm đầy đủ thủ tục mà công việc đó yêu cầu.

Hành vi làm ngược lại với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu chung đối với cơ quan, tổ chức mà người có chức vụ, quyền hạn đang làm. Trường hợp này quy định chức năng, nhiệm vụ của người có chức vụ, quyền hạn không cho phép làm nhưng cá nhân người đó vẫn làm [Dẫn theo 23, tr. 46].

Tuy nhiên, thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thời gian qua còn gặp những khó khăn vướng mắc nhất định, một số quy định của pháp luật về những vấn đề này còn trừu tượng, chung chung, khó giải thích, khó áp dụng nhất là trong tình hình xã hội hiện nay đã có nhiều sự chuyển biến, thay đổi trên các phương diện khác nhau, nhiều lĩnh vực đã được xã hội hóa (những công việc trước đây chỉ có Nhà nước đảm trách giờ đã được giao cho nhân dân cùng làm). Vì vậy, về mặt nhận thức cần có sự thống nhất trong việc xác định như thế nào là người có chức vụ, quyền hạn và thế nào là lợi dụng chức vụ để phạm tội?

Khái niệm người có chức vụ, quyền hạn được đề cập chính thức đầu tiên trong thông tư hướng dẫn giải thích việc áp dụng Pháp lệnh Trừng trị tội hối lộ của Tòa án nhân dân tối cao ngày 06/8/1982: Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm những người được cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội chính thức giao đảm nhiệm một công tác thường xuyên hoặc nhất thời không kể Quy chế (do bổ nhiệm, dân cử, hợp đồng, nghĩa vụ, có hưởng lương hoặc không hưởng lương) hoặc cấp bậc như thế nào (người phụ trách hay nhân viên phục vụ) có quyền năng đối với người khác trong khi thực hiện công tác. "Người có chức vụ, quyền hạn" được quy định tại Điều 277 BLHS 1999

là người "do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ" [31].

Theo khái niệm này, có rất nhiều căn cứ khác nhau để xác định một người có chức vụ như: do được bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác… Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình thức nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ có. Như vậy, "người có chức vụ quyền hạn" có thể được hiểu một cách ngắn gọn là "người được giao thực hiện công vụ (mang tính chất hợp pháp) và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ đó".

Chẳng hạn: Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ phân luồng giao thông, xử lý các phương tiện tham gia giao thông vi phạm; dân phòng đang đuổi bắt tội phạm; bác sĩ được giao nhiệm vụ khám tuyển nghĩa vụ quân sự… Tất cả những người này đều được coi là người có chức vụ bởi vì họ được giao thực hiện công vụ vì lợi ích chung của toàn xã hội và có những quyền năng nhất định trong khi thi hành công vụ. Khi thi hành công vụ những người có chức vụ có thể được hưởng lương hoặc không hưởng lương. Công vụ giao cho người có chức vụ có thể là công vụ mang tính thường xuyên, lâu dài như: công việc của chuyên viên trong cơ quan hành chính nhà nước, của chiến sĩ Công an, của cán bộ chuyên trách trong tổ chức xã hội..., cũng có thể là công việc được giới hạn trong một khoảng thời gian nhất định như: công việc theo nhiệm kỳ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, nhiệm kỳ của Thẩm phán, nhiệm kỳ của Kiểm sát viên, công việc được xác định trong hợp đồng lao động, trong văn bản ủy quyền …

Mặt khác, khoản 3 Điều 1 của Luật phòng chống tham nhũng quy định:

3. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:

a) Cán bộ, công chức, viên chức;

b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

c) Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

d) Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền

hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó [32].

Đồng thời người có chức vụ là "người do bổ nhiệm, do được bầu cử" nên có thể coi họ là cán bộ , công chức và theo Điều 4 Luật Cán bộ, công

chức được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008 tìhcán bộ công

chức gồm:

1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnhđạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Vệit Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước [33, Điều 4].

Khái niệm cán bộ, công chức đã được giải thích cụ thể tại Nghị định số 06/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 25/01/2010 và Thông tư số 08/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 02/6/2011, theo đó công chức gồm những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Ngoài khái niệm người có chức vụ, một vấn đề khác cũng cần thiết phải xác định cụ thể thế nào là lợi dụng chức vụ để phạm tội. Người có chức vụ chỉ trở thành chủ thể của tội phạm khi họ đã lợi dụng chức vụ được giao để phạm tội. Chức vụ luôn gắn với những quyền năng nhất định, người có chức vụ có quyền được quyết định những công việc có liên quan đến lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, một người có chức vụ, quyền hạn chỉ có thể phạm tội lợi dụng chức vụ khi họ cố ý gây thiệt hại đến l ợi ích chung của cộng đồng… trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao, nếu người đó không gây thiệt hại đến lợi ích chung của cộng đồng mà lại gây thiệt hại đến lợi ích của mình thì không được coi là lợi dụng chức vụ để phạm tội không. Ví dụ như thủ quỹ và kế toán của Ủy ban nhân dân cấp xã cấu kết với nhau dùng công quỹ của ủy ban để mua hàng hóa nhằm bán kiếm lời nhưng bị lỗ và thâm hụt quỹ của cơ quan thì trường hợp này họ bị coi là đã lợi dụng chức vụ để phạm tội. Nhưng nếu thủ quỹ và kế toán cùng nhau bỏ vốn (vốn của bản thân) để đầu tư mua hàng hóa bán kếim lời nhưng bị lỗ thì những thiệt hại xảy ra họ phải gánh chịu, không ảnh hưởng đến lợi ích của cơ quan thì hành vi của họ không bị coi là tội phạm.

Xác định thế nào là người có chức vụ và việc lợi dụng chức vụ để phạm tội của người phạm tội là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa trong việc xác định tội danh và truy cứu trách nhiệm hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể nói, việc lợi dụng chức vụ để phạm tội là một tình tiết định khung tăng nặng đồng thời còn được xác định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí