Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 6

Bộ đội nằm giữa rừng già Gió về, thức tỉnh giấc mơ diệt thù.

[12]

Gian nan, khó khăn, thử thách không làm họ nhụt chí. Trong chiến tranh thì sự hy sinh là không thể tránh khỏi. Nhưng cái chết nào có đe dọa được các anh, trước lưỡi hái của tử thần, các anh bình tĩnh đến hóm hỉnh:

Anh đi ra trận phen này, Chẳng may mà bị thằng Tây nó cù

Ai về nhắn mẹ thằng cu

Nuôi con khôn lớn trả thù cho cha.

[12]

Một điều thật đặc biệt nữa đó là tinh thần nhân ái pha chút lãng mạn hồn nhiên ở các anh. Khác với những người lính thời phong kiến khi ra trận “nước mắt như mưa”, hay những anh hùng thời xưa chỉ biết tới gươm đao, lửa máu, các anh bộ đội là những chiến sĩ bình dị mang huyết thống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Vì lẽ đó mà trái tim của họ là trái tim biết yêu thương, dễ rung động trước mọi khung cảnh của thiên nhiên và hoàn cảnh của con người:

Rung rinh cành lá ngụy trang,

Bướm vàng ngơ ngác tưởng hàng cây xanh.

[9]

Đâu chỉ biết chém giết, trước giờ phút xung trận, họ còn lo lắng cho số phận của những sinh vật nhỏ bé, dành cho những sinh vật ấy những mong ước tốt đẹp nhất:

Chim ơi, giặc đã đến gần

Bay đi kẻo nữa súng gầm nơi đây Mai ngày gió tạnh, quang mây

Ở đâu tùy mày, ta chẳng can đâu.

[12]

Bên cạnh tình yêu gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng chí cũng là một trong những động lực giúp những người lính thêm vững vàng, có thêm niềm tin và sức mạnh để vượt qua những thử thách của cuộc chiến đấu:

Anh em đồng chí nặng tình

Pháo ngàn cân cũng nhẹ tênh như thường.

[9]

Chính sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội đã giúp họ vượt qua những giây phút nguy hiểm, khó khăn để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.

Bên cạnh hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ là hình ảnh những người dân quân du kích bảo vệ xóm làng. Mặc dù không khoác áo lính nhưng những người quân dân du kích vẫn mang những phẩm chất đáng quý của người lính. Với tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng, lòng căm thù giặc sâu sắc, các anh du kích dũng cảm, kiên cường và luôn luôn lạc quan, tin tưởng trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ:

Một năm chín tháng dưới hầm Mặc da xanh bủng, mặc cằm đầy râu

Hết nằm bãi sậy, rừng lau

Lại nằm bụi dứa, hầm sâu quanh nhà Mười đồn ta quét còn ba

Sờ cằm cứ ngỡ tuổi già năm mươi Ba đồn quét gọn một hơi

Soi gương thấy tuổi hai mươi trở về!

[9]

Cùng với hình ảnh người chiến sĩ, người dân quân du kích, hình ảnh người dân công tiếp vận cũng xuất hiện khá nhiều trong ca dao kháng chiến.Tuy không trực tiếp cầm súng chiến đấu nhưng với đôi bồ, chiếc đòn gánh, chiếc xe đạp thồ hay con thuyền chở gạo, chở đạn ra chiến trường, họ trở thành đội quân trợ lực không thể thiếu của anh em bộ đội:

Áo em mưa ướt mấy lần

Gạo thơm vẫn giữ trắng ngần như bông Yêu sao dòng suối gương trong

In hình cô gái dân công qua rừng.

Ngày mai đồn giặc nổ tung Nhớ cô gùi đạn đi cùng sáng nay.

[12]

Nếu lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của người lính, người dân quân du kích được thể hiện bằng việc chiến đấu, giết giặc thì lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của những người dân công lại được thể hiện ở sự kiên trì, chịu đựng vượt khó:

Núi cheo leo đèo heo gió hút Dặm bạt ngàn đồng lụt, đường chênh

Chập chờn mây núi lênh đênh Quê hương vai gánh nặng tình là đây.

[12]

Mặc dù “dân công gánh nặng đường dài” nhưng khi tập hợp thành đội ngũ với khí thế bừng bừng, với niềm tin vào chiến thắng của cuộc chiến đấu thì sức mạnh của họ trở thành phi thường, không gì ngăn cản:

Dân công đỏ đuốc sáng rừng

Người đi điệp điệp trùng trùng dài ghê Mạnh như nước lũ tràn về

Bước đi rầm rập cạn khe, sạt đèo.

[12]

Tấm lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết, căm thù giặc sâu sắc cùng với sự dũng cảm, kiên cường, lạc quan, tin tưởng trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ của những anh bộ đội cụ Hồ, người dân công du kích, người dân công tiếp vận giúp chúng ta thấy được ý chí quyết tâm đánh giặc, sự bình tĩnh, gan góc và tự tin của cả dân tộc trong những cuộc chiến đấu không cân sức trong hai cuộc chiến đấu trường kì của dân tộc.

2.1.2. Đề tài lãnh tụ

Đề tài lãnh tụ chiếm 282/1.159 (khoảng 24,33%) bài ca dao đã khảo sát.

Những bài ca dao về đề tài lãnh tụ không phản ánh một cách cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà chủ yếu nói lên những cảm xúc sâu sắc và chân thành của nhân dân ta dành cho Người. Qua những dòng cảm xúc ấy, chúng ta thấy nổi bật lên là hình ảnh lãnh tụ ưu tú, tiêu biểu cho lòng yêu nước chân chính và tinh thần cách mạng vô song của dân tộc ta:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Cụ Hồ.

[12.9]

Lòng yêu nước của Bác được thể hiện trước nhất là lòng yêu dân. Từ khi còn ở quê nhà cho đến những năm bôn ba nơi đất khách chịu lao động cực khổ, chịu bao cảnh đói rét, chịu bao cảnh tù đày cho đến những năm lãnh đạo cách mạng nước nhà, Người “tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào”. Bác chỉ có một ham muốn tột bậc “là làm sao cho nước ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám cũng như thành công của cuộc kháng chiến chống Pháp đã giúp Bác thực hiện được phần nào tâm nguyện của mình. Tình yêu của Bác dành cho dân tộc Việt Nam đã được nhân dân khắc ghi chính vì vậy mà hình ảnh Người luôn rực sáng trong ca dao từ 1945 đến 1975:

Trên trời có ông sao Rua, Việt Nam ta có Cụ Hồ, em ơi! Ánh sao Rua sáng ngời một góc, Gương Cụ Hồ tỏ khắp năm châu.

[12.9]

Công ơn của Bác đối với dân tộc Việt Nam chỉ có thể đem so sánh với thiên nhiên cao lớn và vĩnh hằng:

Ơn nào sâu bằng ơn Cụ Hồ

Nguồn bao nhiêu nước ơn Cụ Hồ bấy nhiêu.

Đố ai lên được trời cao

Đố ai đếm được công lao cụ Hồ.

[12.10]


Mặc dù là một vị lãnh tụ với trăm ngàn công việc bộn bề của đất nước nhưng Bác luôn gắn bó máu thịt, theo sát mọi tầng lớp nhân dân, Bác quan tâm tới nhân dân ta từ việc lớn tới việc nhỏ, từ việc đánh giặc, sản xuất, học tập đến việc ăn, ở, vui chơi, rèn luyện thân thể. Sự quan tâm, gắn bó ấy của Bác với dân được thể hiện khái quát qua câu ca dao:

Cụ Hồ với dân Như chân với tay Như chày với cối Như cội với cành.

[12.10]

Chính vì vậy mà những khẩu hiệu “Bác Hồ muôn năm!”, “Hồ Chủ Tịch muôn năm!” đâu phải chỉ là những lời hô hào bình thường của nhân dân với vị nguyên thủ, đó còn là tiếng nói của tình cảm thiêng liêng thốt lên tự nơi sâu thẳm tâm hồn của hàng triệu triệu người dân Việt Nam:

Chúng con ở bốn phương trời Quay về hướng Cụ muôn lời chúc mong

Dài lâu như núi như sông

Cụ Hồ sống mãi trong lòng chúng con.


[46. 496]

Bác yêu thương dân như yêu con, nhân dân yêu kính Bác như cha. Tình cảm giữa lãnh tụ và nhân dân đã hòa vào nhau làm nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù:

Lòng Bác rộng khắp bao la,

Lòng dân, lòng Bác chan hòa nước non.

Chúng cháu ghi nhớ công ơn,

Quyết giết giặc Pháp rửa hờn cho dân.

[46.497]

Như vậy, hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh luôn sáng rực và là nguồn cảm hứng vô cùng dồi dào trong ca dao từ 1945 đến 1975.

2.1.3. Đề tài sản xuất xây dựng

Có 126/1.159 (khoảng 10,53%) bài ca dao đã khảo sát thuộc đề tài sản xuất xây dựng.

Đọc ca dao từ 1945 đến 1975 chúng ta thấy nhân dân ta không chỉ anh dũng, quả cảm trong chiến đấu mà còn rất tích cực tăng gia sản xuất để vừa có lương thực chi viện cho tiền tuyến cũng như vừa đảm bảo cuộc sống ấm no ở hậu phương:

Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ dệt vải, thấy cha đi bừa Thấy em mải miết xe tơ

Thấy cháu “i, tờ” ngồi học bi bô Thì ta vâng lệnh Bác Hồ

Cả nhà yêu nước thi đua phen này.

[12]

Nếu như người chồng tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nơi phương trời đầy đạn lửa thì người vợ cũng rất hăng hái, đảm đang với việc tăng gia sản xuất nơi quê nhà:

Cha đi cứu nước, cứu nhà

Mẹ “ba đảm nhiệm” thay cha mọi bề.

[12]

Toàn dân ta từ anh bộ đội, người nông dân, công nhân đến người buôn bán không quản ngại những khó khăn, vất vả, đồng lòng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước:

Bộ đội góp máu góp xương

Nhà nông góp thóc, công thương góp tiền.

[12]

Không chỉ đoàn kết trên mặt trận chiến đấu, nhân dân ta còn yêu thương, giúp đỡ nhau trong sản xuất để nâng cao hiệu quả lao động:

Việc nhà nông tốn công, tốn sức Làm một mình biết lúc nào xong Rủ nhau vào tổ đổi công

Dẫu rằng trăm việc cũng không ngại gì.

[12]

Bên cạnh âm hưởng ngợi ca, cổ vũ chiến đấu, lao động, sản xuất, ca dao cũng có một số ít bài châm biếm, phê phán một bộ phận người lười biếng:

Nhặt phân anh ngại bẩn tay Xuống ruộng đi cày ngại đỉa, ngại trâu...

[12]

Đối tượng để nhân dân lên án, phê phán không chỉ có những người lao động mà còn có một số viên chức mang tư tưởng cơ hội, tự tư, tự lợi:

Mỗi người làm việc bằng hai Để cho chủ nhiệm mua đài mua xe

Mỗi người làm việc bằng ba

Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân.

[6]

Như vậy, trong không khí đấu tranh dầu sôi lửa bỏng của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, quần chúng nhân dân lao động đã ứng tác nhiều bài ca dao mới mang dấu ấn của thời hiện đại. Dấu ấn ấy thể hiện tập trung và chủ yếu ở đề tài trung tâm của ca dao thời kì này: đề tài đấu tranh cách mạng, đề tài lãnh tụ, đề tài sản xuất xây dựng. Ca dao từ 1945 đến 1975 đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của nó đó là vừa phục vụ công cuộc chiến đấu ở tiền tuyến, vừa phục vụ sản xuất ở hậu phương, có ý nghĩa động viên, khuyến khích quân dân cả nước thi đua giết giặc, thi đua sản xuất.

2.2. Cảm hứng chủ đạo


Trong giáo trình Lí luận văn học tập 2, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khẳng định “Cảm hứng trong các tác phẩm trước hết là niềm say mê khẳng

định chân lý, lý tưởng, phê phán, phủ định sự giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, là sự lên án, tố cáo các thế lực đen tối, các hiện tượng tầm thường.” [49. 204] và “Nội dung của cảm hứng tư tưởng trong tác phẩm bao giờ cũng là một tình cảm xã hội đã được ý thức. Đó có thể là những tình cảm khẳng định như ngợi ca, vui sướng, biết ơn, tin tưởng, yêu thương, đau xót, thương tiếc… Đó có thể là những tình cảm phủ định các hiện tượng tiêu cực, xấu xa như tố cáo, căm thù, phẫn nộ, châm biếm, chế giễu, mỉa mai… Các tình cảm đó gợi lên bởi các hiện tượng xã hội được phản ánh trong tác phẩm tạo thành nội dung cảm hứng của tác phẩm” [49.206]

Bàn về vai trò của cảm hứng chủ đạo, chúng tôi thống nhất với ý kiến cảm hứng chủ đạo là “trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm” [30. 38], là “điều kiện không thể thiếu được của việc tạo ra những tác phẩm đích thực” bởi nó “biến sự chiếm lĩnh thuần túy trí óc đối với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành.” [30. 39]. Như chúng ta đã biết cảm hứng chủ đạo trước hết và bắt nguồn từ đề tài, có quan hệ mật thiết với đề tài vì vậy khi xác định cảm hứng chủ đạo của các chuỗi lời ca dao thì việc phân loại theo tiêu chí đề tài là việc làm cần thiết.

Trong một công trình nghiên cứu, PGS. TS Nguyễn Hằng Phương đã đưa ra bảng số liệu sau:


Số lời ca dao 1945–1975

đã khảo sát

Đề tài (lời, %)

Đấu tranh

cách mạng

Lãnh tụ

(Hồ Chủ tịch)

Sản xuất xây dựng

Tổ quốc đất nước

Phản chiến

Các đề tài khác

1.159

(100%)

333

(28,73%)

282

(24,33%)

122

(10,52%)

57

(4,91%)

47

(4,05%)

318

(27,44%)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.

Nhận diện ca dao người Việt từ 1945 đến nay - 6

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/10/2023