Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 2

thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật..." [12]. Do đó, việc nghiên cứu đề tài này càng làm sáng tỏ về mặt khoa học, góp phần giải quyết một số vướng mắc, khó khăn khi áp dụng loại tội này trong thực tế.

Đó là lý do để tôi lựa chọn đề tài "tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên c ơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" làm luận văn thạc sĩ Luật học.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ nằm ở Mục A Chương XXI phần các tội phạm về tham nhũng. Qua tìm hiểu, nghiên cứu cho thấy, ở nước ta đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về các tội phạm tham nhũng nói chung trong đó phần nào đã đề cập đến tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công ụv như sách giáo trình Luật hình sự Việt Nam, sách Giáo trình của trường Đại học Luật Hà Nội, Bình luận khoa học hình sự của tác giả Đinh Văn Quế; về các bài viết trên tạp chí kiểm sát của Nguyễn Duy Giảng (2006); về luận văn tiến sĩ về các tội phạm tham nhũng theo pháp luật hình sự Việt Nam của Trần Văn Đạt (2012), Tình hình nguyên nhân và các biện pháp đấu tranh phòng, chống các tội phạm tham nhũng của Trần Công Phàn (2004)...

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát trên đây cho thấy, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội phạm tham nhũng nói chung, tuy nhiên ở cấp độ luận văn thạc sĩ, tiến sĩ thì chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các công trình nghiên cứu trước đây thường chỉ đi vào phân tích, bao quát tổng thể toàn bộ nhóm tội về tham nhũng mà không đi sâu, phân tích cụ thể tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành côngụv, các nhà nghiên cứu thường tập trung nhiều vào các tội có tính nghiêm trọng hơn và thường xuyên xảy ra hơn trong thực tế.

Có thể nói, đây là lần đầu tiên đề tài nghiên cứu về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được nghiên cứu dưới góc độ lý luận chung về Nhà nước và pháp luật. Do chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể nào về tội này nên chưa có sự nghiên cứu đầy đủ, toàn diện việc áp dụng pháp luật của tội này trong thực tiễn, qua đó chưa đưa ra được những giải pháp để áp dụng thống nhất pháp luật. Chính vì vậy trong thực tiễn áp dụng pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc vì vậy việc nghiên cứu đề tài "Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội)" là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn.

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn

3.1. Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam, nêu ra một số lý luận và thực tiễn xét xử, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện những vướng mắc khi áp dụng loại tội này trong thực tế nhằm nâng cao chất lượng xét xử loại tội này, góp phần đấu tranh có hệi u quả hơn trong việc phòng ngừa và chống tội phạm về tham nhũng trong tình hình hiện nay.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ làm rõ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn xét xử của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; qua đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử loại tội này.

Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Luật hình sự Việt Nam - 2

3.3. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử của tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ dựa trên số liệu những vụ án được đưa ra xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất những

giải pháp, hướng hoàn thiện cụ thể, có tính khả thi nhằm đảm bảo việc xét xử đối với loại tội này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn có tham khảo những công trình nghiên cứu của các giáo sư,

tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết trên tạp chí kiểm sát, báo khoa học pháp luật...

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn xét xử của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong 05 năm (2010 - 2014) trên địa bàn thành phố Hà Nội.

4. Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX, X và các Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49 -NQ/TW ngày 26/5/2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn.

5. Những điểm mới và đóng góp của luận văn

Luận văn đóng góp một số vấn đề về lý luận và thực tiễn xét xử tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 281 BLHS, qua đó đề ra hướng hoàn thiện, để áp dụng thống nhất pháp luật về loại tội này.

Bên cạnh đó, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết và bổ ích

dành cho các nhà lập pháp, các nhà nghiên cứu, cá n bộ giảng dạy pháp luật,

các nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên thuộc chuyên ngành hình sự tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức chuyên sâu cho các cán bộ đang công tác tại các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án được khách quan, có căn cứ và đúng pháp luật.

6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chương 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự về tội lợi dụng

chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ từ thực tiễn thành phố Hà Nội.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUY ĐỊNH TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ,

QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ


1.1. QUY ĐỊNH VỀ TỘI LỢI DỤNG CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ TỪ N ĂM 1945 ĐẾN TRƯỚC KHI CÓ BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985

Trước khi BLHS đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

được ban hành thì tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chưa được quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật nào mà chỉ được quy định rải rác trong một số văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Cũng

như khái niệm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công ụv

chưa được quy định.

Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, mặc dù còn bề bộn nhiều công việc trọng đại của đất nước nhưng Nhà nước ta đã rất chú trọng đến việc quản lý xã hội bằng pháp luật nhằm góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Ngày 10 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch nước ban hành Sắc lệnh số 47 về việc "giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam Bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc". Trong lĩnh vực hình sự, theo quy định của sắc lệnh này thì các đạo luật của chính quyền cũ tạm thời được giữ lại và được phép thi hành nếu những điều khoản trong các luật lệ cũ "không trái với nền độc lập của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa " [6, Điều 12]. Theo đó trong ĩlnh vực hình sự có 3 đạo luật tạm thời được giữ lại và thi hành đó là: Bộ "Luật Hình An Nam" ban hành năm 1921 được thi hành ở Bắc Bộ; Bộ "Hoàng Việt Hình Luật" ban hành năm 1933 đợưc thi hành ở Trung Bộ; Bộ "Hình pháp tu chỉnh" ban hành năm 1912 được thi hành ở Nam Bộ.

Trong thời kỳ này, để đảm bảo uy tín của cán bộ, công chức Nhà nước và cơ quan nhà nước, bảo vệ các lợi ích của Nhà nước, lợi ích chính đáng của tập thể và công dân, bảo đảm cho các cơ quan nhà nước hoạt động đúng đắn và chống tội phạm trong lĩnh vực này, Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hình sự về các tội phạm chức vụ. Ví dụ: Sắc lệnh số 223-SL ngày 17 tháng 11 năm 1946 của Chủ tịch nước trong đó quy định:

Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, hoặc phù lạm hoặc biển thủ công quỹ đều bị phạt khổ sai từ 05 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ, phù lạm hay biển thủ. Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công. Người phạm tội còn có thể bị xử tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản… [7].

Trong sắc lệnh này cũng đã đưa ra khái niệm về người có chức vụ. Điều 3 của sắc lệnh quy định: "Công chức gồm nhân viên trong Chính phủ, trong các Ủy ban hành chính các cấp, các cơ quan do nhân dân bầu lên, trong bộ đội và tất cả các người phụ trách một công vụ" [7, Điều 3]. Ngày 23 tháng 5 năm 1981, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ gồm 13 điều luật, trong đó quy định tương đối cụ thể về dấu hiệu đặc trưng của các tội nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ và lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi, quy định về các trường hợp tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hình phạt, quy định về hình phạt, về việc xử lý của hối lộ, xử lý hành vi trả thù người tố giác… Pháp lệnh trừng trị tội hối lộ là công cụ pháp lý quan trọng góp phần đấu tranh có hiệu quả với tội hối lộ trong thời gian đó.

Ngoài ra trong th ời gian này còn có Sắc lệnh số 200/SL ngày 08 tháng 7 năm 1948 của Chủ tịch nước coi công chức trong thời kỳ kháng chiến như bị trưng tập (liên quan đến tội đào nhiệm); Sắc lệnh số 154-SL ngày 17 tháng 11 năm 1950 của Chủ tịch nước ấn định những hình phạt trừng trị việc để tiết lộ

bí mật (liên quan đến tội cố ý làm lộ bí mật công tác và tội vô ý làm lộ bí mật công tác); Sắc lệnh số 267/SL ngày 15 tháng 6 năm 1956 của Chủ tịch nước quy định trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước và của nhân dân, cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch của Nhà nước (liên quan đến tội thiếu tinh thần trách nhiệm); Sắc luật số 03/SL/1976 được Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời ban hành ngày 15 tháng 3 năm 1976 quy định tội phạm và hình phạt trong đó quy định tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn và quy định tội đưa và nhận hối lộ, tuy nhiên Sắc luật không mô tả dấu hiệu pháp lý của tội phạm, không quy định tình tiết tăng nặng và không quy định hình phạt bổ sung… Qua việc Nhà nước ban hành một số các sắc lệnh như trên có thể thấy ngay từ những năm đầu của chính quyền cách mạng, Nhà nước ta đã thể hiện thái độ đấu tranh không khoan nhượng đối với loại tội này.

Tuy nhiên, trong tất cả các văn bản pháp luật chưa có văn bản nào quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, mà hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, ví dụ: tại khoản 4 Điều 19 của Pháp lệnh trừng trị các tội phản cách mạng ngày 30 tháng 10 năm 1967 quy định: "lợi dụng chức quyền để hoạt động phản cách mạng là trường hợp cần xử phạt nặng" '[54]; hay trong bản tổng kết ngày 10 tháng 8 năm 1970 của Tòa án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử loại tội giết người cũng quy định: lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giết người là tình tiết tăng nặng.

Tóm lại, pháp luật hình sự thời kỳ này về cơ bản đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cách mạng, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo hoạt động của các cơ quan nhà nước , tổ chức có hiệu quả. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên việc quy định về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ còn có nhiều hạn chế. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ không được quy định trong bất cứ

văn bản pháp luật nào; hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ chỉ được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự; Các tội phạm về chức vụ nói chung nếu có được quy định thì cũng nằm trong nhiều văn bản pháp luật đơn hành khác nhau, các dấu hiệu pháp lí, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ chưa được quy định cụ thể, chưa quy định về khái niệm "tội phạm chức vụ", còn khái niệm người có chức vụ mặc dù đã được quy định cho một số tội phạm cụ thể như nhận hối lộ, biển thủ công quỹ… nhưng nhìn chung chưa cụ thể.

1.2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1985 VỀ TỘI LỢI DỤNG

CHỨC VỤ, QUYỀN HẠN TRONG KHI THI HÀNH CÔNG VỤ

Ngày 27 tháng 6 năm 1985, BLHS đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được Quốc hội thông qua, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng về sự phát triển của pháp luật hình sự nước nhà và là cơ sở pháp lý để thực hiện việc đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. BLHS năm 1985 ra đời trên cơ sở tổng kết, kế thừa kinh nghiệm lập pháp hình sự và kinh nghiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm trước đây và dự kiến tình hình diễn biến của tội phạm trong thời gian tới. Đây là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên mà trong đó các tội phạm về chức vụ được phân loại thành một nhóm tội phạm và được quy định thành một chương riêng - Chương IX và khái nệim "tội phạm chức vụ" cũng đã được chính thức ghi nhận, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên tội lợi dụng chức vụ quyền hạn được quy định là một tội danh, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công cuộc đấu tranh chống loại tội phạm này.

Theo quy định của Điều 219 của BLHS 1985 thì "các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội do người có chức vụ thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ" [29], đồng thời luật cũng xác định "người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí