thẩm phán tòa án các cấp
Ba là: Mối quan hệ giữa các cấp Tòa án
Với tư cách là một cấp Tòa án thực hiện thẩm quyền xét xử phúc thẩm, giám độc thẩm, tái thẩm Tòa án nhân dân cấp cao chịu sự giám sát của Tòa án nhân dân tối cao bằng công tác chuyên môn (giám đốc việc xét xử của TANDCC), Tòa án tối cao hướng dẫn công tác xét xử, giám đốc thẩm, tái thẩm, lãnh đạo chỉ đạo, quyết định về cơ cấu, tổ chức công tác cán bộ của Tòa án nhân dân cấp cao. Trong mối quan hệ với TAND tỉnh, TAND huyện thì TAND cấp cao chủ yếu thực hiện xét xử phúc thẩm các bản án của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TAND cấp huyện, cấp tỉnh. Như vậy, theo các quy định trong pháp luật hiện hành thì TAND cấp cao có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà nước cũng như trong hệ thống cơ quan xét xử của nước ta. Mô hình tổ chức hoạt động, thẩm quyền của Tòa án cấp cao thể hiện rõ nét nguyên tắc độc lập theo thẩm quyền, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo nguyên tắc đảng lãnh đạo và đảm bảo sự giám sát của cơ quan dân cử đối với hoạt động của Tòa án cấp cao.
Bốn là: Quan hệ giữa Toà án với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan tố tụng và thi hành án.
Thông qua hoạt động xét xử toà án sẽ đánh giá tính đúng đắn các hành vi pháp lý của cơ quan điều tra, phán xử hành vi truy tố của Viện kiểm sát có đúng quy định pháp luật hay không và đưa ra phán quyết để cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động thi hành án. Trong mối quan hệ bên trong này, xét xử là hoạt động trung tâm, là hoạt động thể hiện tập trung nhất bản chất của quyền tư pháp.
Mặc khác, pháp luật trao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của Toà án trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Chính quy định này đã có ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tư pháp của Toà án trong hệ thống cơ quan tư pháp.
Như vậy, trong pháp luật nước ta, Toà án có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà nước. Qua phân tích cho thấy rằng: sự phụ thuộc của Toà án vào hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) là tương đối lớn. Tính chất trung tâm của Toà án trong hệ thống các cơ quan tư pháp chưa được bảo đảm do sự tác động từ phía Viện kiểm sát nhân dân thông qua quyền giám sát hoạt động xét xử. Chính những đặc điểm này về vị trí của Toà án trong bộ máy Nhà nước đã ảnh hưởng đến hoạt động của toà án, đặc biệt là yêu cầu có tính nguyên tắc hiến định của hoạt động xét xử của Toà án phải độc lập, chỉ tuân theo pháp luật.
2.1.4. Một số yếu tố khác
Thứ nhất, Quy mô dân số và quy mô nền kinh tế tăng nhanh, đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng đã kéo theo sự gia tăng mạnh các loại tội phạm, tranh chấp và khiếu kiện, nhất là các tội phạm phi truyền thống, tội phạm xuyên quốc gia và các loại tranh chấp mới. Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của kinh tế số, kinh tế chia sẻ đã làm phát sinh nhiều loại tranh chấp chưa từng xảy ra trước đây, đặt ra nhiệm vụ cho Tòa án phải theo kịp xu thế và giải quyết kịp thời.
Thứ hai, quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật thời gian qua đã giao thêm cho Tòa án nhiều nhiệm vụ, thẩm quyền mới để phù hợp với vị trí, vai trò là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Trong đó, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng. Xu thế mở rộng thẩm quyền, tăng thêm nhiệm vụ cho Tòa án cũng góp phần dẫn tới thực trạng số lượng vụ việc Tòa án phải giải quyết hằng năm tăng trung bình 8%. Thực tế cho thấy, số lượng vụ việc Tòa án giải quyết năm 2020 cao gấp hơn 3 lần so với năm 2005.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao
- Chứcnăng, Nhiệmvụ, Quyền Hạncủa Tòaánnhândâncấpcao
- Mối Quan Hệ Giữa Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội Với Các Cơ Quan Thực Hiện Quyền Lực Nhà Nước
- Thực Trạng Về Cơ Cấu, Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội
- Thực Trạng Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội
- Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Thứ ba, thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND đang tồn tại mâu thuẫn lớn giữa sự gia tăng mạnh về số lượng công việc phải giải quyết với yêu cầu tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW, ngày 17-4-2015, của
Bộ Chính trị, “Về việc tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”; giữa việc thực hiện chế độ, chính sách theo quy định hiện hành với việc bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, tương ứng với sự gia tăng về khối lượng và hiệu quả công tác, cũng như theo yêu cầu ngày càng cao của cải cách tư pháp.
Thứ tư, yêu cầu, đòi hỏi của nhân dân đối với hoạt động của Tòa án ngày càng cao; nhiệm vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân đặt ra cho hệ thống TAND trọng trách lớn, phải không ngừng nỗ lực để nâng cao uy tín trước nhân dân, thực sự là chỗ dựa của người dân trong bảo vệ công lý.
Thứ năm, xu thế hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng đã và đang đặt ra yêu cầu phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết quốc tế của Việt Nam, chủ động, tích cực tham gia có trách nhiệm vào các định chế pháp lý quốc tế. Do vậy, Tòa án phải rà soát, đề xuất cải cách thể chế, pháp luật cho phù hợp; đồng thời, khẩn trương đào tạo nguồn cán bộ chất lượng cao, đủ trình độ giải quyết các tranh chấp quốc tế, các vụ việc có yếu tố nước ngoài và các loại vụ việc mới phát sinh thuộc thẩm quyền.
Thứ sáu, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã tạo ra thời cơ đối với Tòa án trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để đổi mới tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động; tăng cường công khai, minh bạch; tạo các điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận công lý; tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của tòa án theo thời gian thực tế.
Thứ bảy, cải cách tư pháp nói chung, đổi mới tổ chức và hoạt động của tòa án nói riêng là xu thế toàn cầu, có tính liên tục, phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, nhiệm vụ này đặc biệt cần thiết trong bối cảnh nền tư pháp còn nhiều yếu kém, hạn chế trên các phương diện: thể chế pháp lý, tổ chức bộ máy, năng lực trình độ và điều kiện bảo đảm. Bên cạnh đó, thực tiễn thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và một số đạo luật về tố tụng tư pháp đã bộc lộ nhiều vướng
mắc, bất cập trong tổ chức và hoạt động cần sớm được sửa đổi để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Tòa án xứng đáng là biểu tượng của công lý, lẽ phải và niềm tin.
Thứ tám, hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện, nhưng thực tiễn thi hành cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời, đầy đủ yêu cầu của thực tiễn. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 sau hơn 5 năm thi hành cũng đã phát sinh nhiều bất cập cần phải nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, để phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp, bảo đảm tính độc lập của Tòa án, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Đối với TAND cấp cao tại Hà Nội Theo Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 Ngày 28-5-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hiện nay có 03 Tòa án nhân dân cấp cao là: TAND Cấp cao tại Hà Nội có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; các tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Có thể thấy TAND cấp cao tại Hà Nội hiện nay có phạm vi thẩm quyền lớn nhất với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trải rộng hết các tỉnh phía bắc kéo dài đến Nghệ an, Hà tĩnh, đây là nhiệm vụ nặng nề, phạm vi thẩm quyền rộng dẫn đến công tác xét xử phúc thẩm của Tòa cấp cao tại Hà Nội hết sức khó khăn, dễ dẫn đến việc kéo dài thời gian giải quyết vụ án đặc biệt là các vụ án dân
sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, mặt khác việc triệu tập đương sự, các thành phần tham gia tố tụng khác cũng gặp khó khăn. Phạm vi thẩm quyền rộng dẫn đến số lượng các vụ án phải giải quyết theo thủ tục phúc thẩm, giải quyết đơn kiếu nại của Tòa cấp cao tại Hà Nội trong những năm gần đây luôn cao trung bình thụ lý 1.823 vụ án trên 1 năm theo trình tự phúc thẩm, trung bình gần 8000 đơn kiếu nại phải phân loại giải quyết trên năm. Về số lượng cán bộ 3 Tòa án nhân dân cấp cao có tổng số 309 người, gồm: 102 Thẩm phán cao cấp, 205 Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và 02 công chức khác, tuy nhiên cơ cấu số lượng thẩm phán, thư ký, thẩm tra viên tại các tòa cấp cao cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ giải quyết các loại án của mỗi Tòa cấp cao.
2.2. Phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã được QH khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua với 11 chương, 98 điều quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của TAND; về Thẩm phán, Hội thẩm và các chức danh khác trong TAND; về bảo đảm hoạt động của TAND. Quốc hội cũng thông qua Nghị quyết số 81/2014/QH13 về việc thi hành Luật TCTAND năm 2014.
Theo quy định của Hiến pháp mới, nhiều nội dung quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của TAND, về Thẩm phán TAND đã được bổ sung, sửa đổi. Do đó, Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) đã thể chế hóa các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp; bảo đảm cụ thể hóa tinh thần cũng như các quy định của Hiến pháp về Tòa án. TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử. Quyết định giám đốcthẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là quyết định cao nhất,không bị kháng nghị.
TAND được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.
Điều 3 của Luật quy định về tổ chức TAND bao gồm: TANDTC; TAND cấp cao; TAND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; TAND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (và tương đương) và Tòa án quân sự. Như vậy, Tòa án được tổ chức trong một hệ thống thống nhất là hệ thống TAND, gồm các TAND và các Tòa án quân sự. Trong đó, các TAND được tổ chức gồm 4 cấp theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính theo định hướng đã được xác định trong Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 79-KL/TW của Bộ Chính trị. Việc tổ chức các TAND theo hướng này là phù hợp với các nguyên tắc về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền tư pháp, đó là tổ chức theo thẩm quyền xét xử, bảo đảm độc lập xét xử..., góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động của Tòa án hiện nay. Đây cũng là phương thức để nâng cao vị trí, vai trò của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN.
Tòa án có thể tự kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND tại Điều 2 của Luật có nhiều điểm mới, quan trọng như: Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền: a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp; c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về
các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm.
Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật. Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Về nhiệm kỳ làm việc của Thẩm phán: Theo Luật Tổ chức TAND năm 2002 thì nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm. Thời gian này là ngắn và chưa phù hợp, ít nhiều tạo tâm lý không yên tâm làm việc của Thẩm phán, thậm chí có nhiều trường hợp còn có tâm lý e ngại trước những tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm; nhất là khi đến gần thời điểm tiến hành bổ nhiệm lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm nguyên tắc “độc lập” của Thẩm phán khi xét xử bị ảnh hưởng. Nhiệm kỳ Thẩm phán quá ngắn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác tổ chức, quản lý của ngành Tòa án, gây tốn kém thời gian, vật chất cho công tác tái bổ nhiệm. Do vậy, theo quy định tại Điều 74 của Luật mới thì nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 5 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
Như vậy theo quy định tại Hiến pháp và Luật TCTAND năm 2014 thì Tòa án nhân dân cấp cao là một cấp Tòa án trong hệ thống Tòa án nước CHXHCNVN. Ngày 28/5/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 thành lập 3 TANDCC, trong đó TANDCC tại Hà Nội thực hiện phạm vi thẩm quyền đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phía bắc.
Như đã phân tích ở chương 1 thì sự ra đời của Tòa cấp cao Hà Nội là yêu cầu khách quan và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, trên cơ sở lý luận về vị trí vai trò, đặc thù của TAND. Về phạm vi thẩm quyền TANDCC Xét xử phúc thẩm các vụ án
do TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND thuộc phạm vi thẩm quyên theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật. Chức năng và nhiệm vụ của TAND cấp cao được kế thừa từ chức năng xét xử phúc thẩm của các Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội; chức năng xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm kế thừa từ chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Thẩm phán của TAND cấp tỉnh. Việc chuyển một phần nhiệm vụ của TAND tối cao và TAND các tỉnh cho Tòa án nhân dân cấp cao đã khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hệ thống Tòa án từ nhiều năm, tạo thành một chỉnh thể thống nhất từ Trung ương tới địa phương; đảm bảo sự giám sát hoạt động, hiệu lực pháp lý giữa các cấp Tòa án. Việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao Hà Nội đã làm giảm gánh nặng về khối lượng công việc cho TAND tối cao, để TAND tối cao tập trung, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý hệ thống Tòa án, tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, giải quyết các vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm theo qui định của Luật tố tụng.
Những ngày đầu thành lập, TANDCC tại Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận số lượng các loại án của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội và lượng đơn giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách của TANDTC, Ủy ban thẩm phán Tòa án của 28 tỉnh, thành chưa giải quyết, bàn giao lại, đây là khối lượng rất lớn. Bên cạnh đó biên chế công chức, người lao động được giao chưa đủ và cơ sở vật chất, phương tiện làm việc còn thiếu thốn. Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được 5 năm nhưng TANDCC tại Hà Nội đã kế thừa, phát huy các ưu điểm, truyền thống của Tòa phúc thẩm TAND tối cao và tiếp nhận nguồn nhân lực có chất lượng cao là