xuất khẩu theo các nguyên tắc: đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ thương mại quốc tế trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hợp tác bình đẳng và cùng có lợi, phấn đấu vì mục tiêu hoà bình - độc lập - ổn định, hợp tác và phát triển. Vấn đề xuất khẩu của Lào trong thời gian qua đã đạt những kết quả quan trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu ngày một tăng, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có tính chiến lược.
Tuy nhiên, vẫn còn không ít những tồn tại về cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, cơ sở hạ tầng, công nghệ sản xuất và các mặt hàng xuất khẩu chiến lược, vv… đòi hỏi phải được tiếp tục hoàn thiện để nâng cao kim ngạch và hiệu quả xuất khẩu nhằm khai thác tốt hơn những lợi thế so sánh của đất nước cũng như tăng cường sự đóng góp của thương mại vào việc phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới.
Từ yêu cầu của thực tế trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào” để làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan những công trình nghiên cứu có liên quan mật thiết đến đề tài luận án
Trong lĩnh vực xuất khẩu những năm qua đã có một số công trình nghiên cứu về chính sách thương mại tại Việt Nam cũng như tại Lào như: “Hoàn thiện chính sách thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của nước CHDCND Lào” của tác giả PHONGTISOUK (Năm 2006) nghiên cứu về chính sách thương mại nhằm thúc đẩy hàng nông sản. Đây là một luận văn thạc sĩ nghiên cứu về một khía cạnh mặt hàng nông sản, tác giả đã biết và nêu ra được tình hình sản xuất hàng nông sản trong những năm qua tại Lào và đã đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu mặt hàng nông sản của Lào.
Nghiên cứu của tác giả BOUNVIXAY KONGPALY (năm 2006)
“Thực trạng và một số giải pháp vĩ mô cơ bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu của nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào" là một luận văn thạc sỹ, nghiên cứu về thực trạng và một số giải pháp vĩ mô cơ bản nhằm thúc đẩy xuất khẩu của CHDCND Lào. Tác giả đã biết phân tích tình hình xuất khẩu của Lào trong thời kì năm 1996 – 2005 và từ đó đề xuất một số giải pháp vĩ mô cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả, kim ngạch xuất khẩu của Lào trong thời gian tới.
Năm 2002 tác giả KHAYKHAM VANNAVONGSY đã nghiên cứu một đề tài tiến sỹ “Mở rộng quan hệ kinh tế giữa CHDCND Lào với các nước láng giềng trong giai đoạn hiện nay”. Tác giả đã nêu ra tình hình kinh tế của Lào cũng như các nước láng giềng và đã đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước.
Có thể bạn quan tâm!
- Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - 1
- Đặc Điểm Và Vai Trò Của Xuất Khẩu Đặc Điểm Của Xuất Khẩu
- Khái Niệm, Nội Dung, Vai Trò Của Chính Sách Xuất Khẩu
- Tiêu Chí Và Phương Pháp Xác Định Mặt Hàng Chiến Lược
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
Tác giả VÕ VĂN QUYỀN (năm 2003) “Chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN” đã phân tích được thực tiễn chính sách thương mại của Việt Nam trong tiến trình hội nhập ASEAN và tìm ra các hạn chế, tồn tại của chính sách.
Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về chính sách của Nhà nước đối với xuất khẩu mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
Thứ nhất: nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược, mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Tham khảo một số kinh nghiệm nước ngoài trong chính sách xuất khẩu mặt hàng chiến lược vừa qua, để rút ra các bài học mà Lào có thể nghiên cứu và áp dụng.
Thứ hai là: phân tích thực trạng việc tổ chức và thực thi chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào giai đoạn vừa qua (2006 – 2010), các kết quả đạt được, những tồn tại và yếu kém và nguyên nhân của các tồn tại, yếu kém cần khắc phục.
Thứ ba là: đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và thực thi chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào trong giai đoạn tới (2011 – 2020).
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận án tập trung nghiên cứu về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược, những vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào giai đoạn 2006 - 2010.
- Phân tích các bài học về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược nước ngoài và thực trạng xây dựng và thực thi chính sách xuất khẩu mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào giai đoạn 2006 – 2010.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng và thực thi tốt chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào trong môi trường hội nhập kinh tế toàn cầu giai đoạn 2011 – 2020.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp triết học Mác – Lênin kết hợp với các quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào, các thành tựu của khoa học quản lý và các phương pháp truyền thống của khoa học xã hội để nghiên cứu, giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án, bao gồm:
Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. Phương pháp điều tra xã hội học.
Phương pháp tiếp cận hệ thống. Phương pháp nghiên cứu tư liệu, vv…
6. Những đóng góp của luận án
- Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các khái niệm: chính sách, chính sách xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu chiến lược, chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược.
- Đúc rút một số bài học kinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng
và thực thi chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược.
- Đánh giá thực trạng nhận thức, tổ chức xây dựng và thực thi chính sách xuất khẩu mặt hàng chiến lược của nước CHDCND Lào giai đoạn 2006 – 2010.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thực hiện tốt việc xây dựng và thực thi chiến lược xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 – 2020 về phương pháp lựa chọn mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Lào trong giai đoạn tới.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và bài học kinh nghiệm về chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược.
Chương 2: Thực trạng chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2006 - 2010.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc xây dựng và thực thi chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn 2011 - 2020.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG CHIẾN LƯỢC
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến chính sách
1.1.1 Khái niệm chính sách
Trên thế giới hiện nay, tình hình kinh tế của một số nước phát triển rất cao, đó là những nước đã phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản, Anh, Pháp, Australia, Canada v.v...Nhiều nước đang phát triển như Thái Lan, Singapore, Nga, Hàn quốc, Đài loan v.v...Kết quả của sự thành công đó một phần quan trọng là quan hệ thương mại quốc tế, trong đó chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc thu nhập ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước, phát huy thương mại quốc tế, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Vậy, chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược là chính sách gì, được khái niệm như thế nào. Việc đề ra chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược trong các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội có tầm quan trọng và cần thiết như thế nào. Ta có thể hiểu chính sách nói chung và chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược như sau:
Chính sách là tổng thể các quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực, các giảipháp, công cụ, nguồn lực mà nhà nước sẽ sử dụng để giải quyết một vấn đềđặt ra của xã hội thông qua các mục tiêu phải đạt theo định hướng phát triểnchung của nhà nước [8] Đoàn Thị Thu Hà, PGS.Tiến sỹ Nguyễn Thị Ngọchuyền (2006), Giáo trình kinh tế-xã hội, tr. 8-24, NXB khoa học kỹ thuật [11] Kinh tế các nước Đông nam Á (1997),Tr. 42, 40-70, NXB Thống kê, Hà nội.
[13] Lê Chi Mai (2001), Những vấn đề cơ bản về chính sách và quy trình chính sách, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, tr. 10, 15, 38..
Chính sách xuất khẩu các mặt hàng chiến lược là tồng thể các biện pháp
của nhà nước tác động đến việc giao dịch hàng hóa quốc tế với một số mặt hàng chiến lược nhằm mục đích trao đổi hàng háo với nước ngoài, thu lợi nhuận về kinh tế cao, tăng cường sức cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
1.1.2 Căn cứ hình thành chính sách
Căn cứ để lựa chọn vấn đề cho các chính sách kinh tế - xã hội là tính quan trọng và bức xúc của nó trong đời sống kinh tế xã hội. Những vấn đề có tính quan trọng và bức xúc được biểu hiện dưới các dạng sau:
Thứ nhất, vấn đề trở thành mâu thuẫn ngày càng gay gắt, hoặc trở thành vật cản đối với sự phát triển của đất nước. Chẳng hạn đối với Lào hiện nay là các vấn đề: đói nghèo, thủ tục hành chính...
Thứ hai, vấn đề đó là mối quan tâm lo lắng của nhiều người, có ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội. Những vấn đề ấy như: thuế, việc làm, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, tệ nạn xã hội,...
Ngày nay, khi quyết định chính sách, trước hết phải tính đến khách hàng của mình và đối thủ cạnh tranh cận kề, đồng thời phải tính đến khả năng có thể thu hút được các hoạt động xúc tiến và tài trợ của các tổ chức với hoạt động kinh doanh quốc tế của mình.
Do đó, khi lựa chọn chiến lược kinh doanh, không thể không tìm hiểu:
- Đặc điểm ngành hàng kinh doanh của quốc gia ở các nước trên thế giới.
- Khả năng đáp ứng, các vùng nguyên vật liệu đáp ứng sản xuất.
- Phân đoạn thị trường, phương thức thâm nhập thị trường
Do kinh tế thế giới ngày càng phát triển và đang có xu thế hội nhập kinh tế vùng và khu vực, tiến tới toàn cầu hóa. Do đó chính sách còn phải tính tới đặc điểm của các khối và các quốc gia thị trường mục tiêu.
Chính sách đúng tạo cơ sở cho các doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng kinh doanh phù hợp với môi trường trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tiềm năng, tránh các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh
doanh, cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một quốc gia trên thị trường[8] Căn cứ hình thành chính sách có thể hiểu là một mâu thuẫn xuất hiện trong đời sống kinh tế xã hội hoặc một nhu cầu thay đổi hoặc duy trì hiện trạng, đòi hỏi Nhà nước ban hành một chính sách kinh tế - xã hội nào đó để giải quyết theo những mục tiêu mong muốn.
Đó có thể là những vấn đề thường xuyên, quan trọng, mang tính phổ biến mà quốc gia nào cũng gặp (tài chính, tiền tệ, việc làm...), hoặc có thể là những vấn đề bức xúc, nổi cộm, cá biệt, nảy sinh trong một thời gian nhất định hoặc chỉ một số nước mới gặp (tham nhũng, nghèo đói, hậu quả chiến tranh, mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc...).
Trong quá trình vận hành của nền kinh tế thị trường luôn có những mâu thuẫn nảy sinh trong một lĩnh vực nào đó. Đó thường là những lĩnh vực quan trọng không nên để khu vực tư nhân làm (an ninh, quốc phòng...) hoặc những lĩnh vực mà khu vực tư nhân không muốn làm và không có khả năng giải quyết do vốn đầu tư quá lớn, công nghệ phức tạp, do tỷ suất lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài. Các mâu thuẫn đó ngày càng trở nên sâu sắc và đến một mức nhất định chúng trở thành “những vấn đề bức xúc”, nóng bỏng cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết (ví dụ: vấn đề lạm phát, sự thất bại trong cạnh tranh, độc quyền, sự phân bổ không hợp lý các nguồn lực, sự tàn phá tài nguyên và ô nhiễm môi trường, tình trạng nghèo khổ và bất bình đẳng, việc cung cấp hàng hóa công cộng...).
Những vấn đề về lợi ích của các giai cấp hoặc nhóm người nhất định trong xã hội, đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm, có chính sách điều tiết để thực hiện mục tiêu xã hội công bằng (người nghèo, người tàn tật, người có công với nước, các vùng sâu, vùng xa, dân tộc ít người...).
Những vấn đề chính là căn cứ đầu tiên để hình thành các chính sách. Các chính sách được xây dựng lên để giải quyết các vấn đề trên. Các vấn đề
có thể là rất nhiều, nhưng rõ ràng là không thể ngay một lúc giải quyết tất cả. Vì vậy việc đặt ra là lựa chọn vấn đề.
1.1.3 Nội dung vai trò của chính sách Nội dung của chính sách
Từ khái niệm nêu trên, có thể thấy những từ khóa chính của khái niệm gồm: vấn đề, chính quyền và sự lựa chọn. Có một vấn đề kinh tế - xã hội nào đó xuất hiện. Chính quyền sẽ lựa chọn nội dung, mục tiêu và cách thức giải quyết một vấn đề đó (để cho vấn đề tự phát triển cũng là một cách giải quyết). Sự lựa chọn đưa đến quyết định và toàn bộ quy trình này được đặt trong một môi trường tương tác của các tác nhân chính sách, tạo ra hàng loạt các ràng buộc trước khi chính sách xuất hiện và các tác động sau đó.
Chính sách bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Các giải pháp, phương pháp kĩ thuật, công cụ, quan điểm, nguồn lực và các mối quan hệ phải thực hiện để đạt được mục tiêu của chính sách.
Sơ đồ 1.1 Nội dung chính sách
Quan điểm Nguồn lực
Chuẩn mực của chính sách
Các giải pháp Công cụ Nguồn lực vv..
Thực thi chính sách
Mục tiêu trực tiếp
Các chính sách phân hệ
Nội dung của chính sách
Các mục tiêu cần đạt