xử lý hình sự chưa chấm dứt; chưa có cơ chế kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ sáu: Về chế độ chính sách chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao, chưa thể hiện tính đặc thù trong hoạt động của TAND. Sự độc lập của thẩm phán trong xét xử chưa được bảo đảm. Đây là vấn đề khó khăn không nhỏ trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân.
Công tác phân cấp quản lý cán bộ còn chưa kịp thời; công tác bảo vệ chính trị nội bộ còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, chưa có hướng dẫn cụ thể của Trunng ương đối với các trường hợp có vấn đề về lịch sử chính trị...
Thứ bảy: Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về tổ chức cán bộ và đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, giúp việc về tổ chức cán bộ còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Công tác phối hợp, sự quan tâm của cấp ủy các cấp trong công tác cán bộ còn chưa thường xuyên, chặt chẽ, hiệu quả…
Thứ tám: Thể chế các quy định của hiến pháp và luật tổ chức Tòa án nhân dân về quyền tư pháp của Tòa án, mối quan hệ giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp để thực hiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chưa rõ ràng. Cơ chế đảm bảo sự độc lập của thẩm phán và hội đồng xét xử còn thiếu do mối quan hệ quản lý hành chính với hoạt động tố tụng còn chưa rành mạch.
2.2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế, khó khăn, vướng mắc
a) Nguyên nhân khách quan:
Về hệ thống pháp luật: các quy định của pháp luật hiện nay mặc dù tương đối đồng bộ nhưng vẫn còn chưa phù hợp, một số quy định khó áp dụng nhưng lại chậm được sửa đổi, bổ sung trong đó có cả các quy định liên quan đến công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và cả những quy định liên quan đến trách nhiệm thực thi công vụ, thậm chí còn lĩnh vực chưa có pháp luật điều chỉnh như vấn đề sử dụng sau luân chuyển, đào tạo….
Số lượng biên chế, Thẩm phán chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động của các TAND qua công tác thống kê thực tiễn xét xử cho thấy số lượng các loại vụ, việc thuộc thẩm quyền của TAND tăng hằng năm, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, số lượng biên chế 15.237 người được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân bổ từ năm 2012, tại thời điểm đó số lượng các loại vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án các cấp phải giải quyết hơn 303.848 vụ việc/năm. Đến nay, số lượng vụ việc phải giải quyết tăng hơn 40% so với số lượng vụ việc tại thời điểm ban hành Nghị quyết số 473a/2012/NQ-UBTVQH13. Dự kiến và thực tiễn khi các Luật tố tụng về tư pháp có hiệu lực pháp luật (từ ngày 01/01/2018) thì số lượng các loại vụ việc thuộc thẩm quyền phải giải quyết của Tòa án sẽ tiếp tục tăng mạnh. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nên toàn bộ các cơ quan trong hệ thống chính trị từ nay đến năm 2021 phải thực hiện tinh giản tối thiểu 10% đội ngũ cán bộ hiện có. Do đó, mặc dù thẩm quyền được mở rộng và số lượng các loại vụ việc tăng nhưng các Tòa án không được tăng biên chế.
Chất lượng cán bộ, Thẩm phán còn chưa đáp ứng yêu cầu, vì những lý do như sau: Mặt bằng đào tạo, kinh nghiệm và năng lực công tác trong bản thân nội tại đội ngũ cán bộ, Thẩm phán của Tòa án các cấp còn chưa đồng đều giữa các vùng, miền nhất là so với các yêu cầu của cải cách tư pháp hiện nay (như: năng lực, kinh nghiệm, khả năng xử lý, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước…). Tính đến nay, 100% Thẩm phán Tòa án các cấp có trình độ cử nhân luật, nhưng số được đào tạo chính quy về chuyên môn, nghiệp vụ chỉ chiếm gần 35%, số còn lại hầu hết được đào tạo theo loại hình tại chức, chuyên tu, luân huấn hoặc từ xa. Số Thẩm phán này được sắp xếp làm việc tại Tòa án các cấp từ những giai đoạn lịch sử trước đây, có kinh nghiệm nhưng năng lực chuyên môn, khả năng tin học, ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ; số Thẩm phán được bổ nhiệm mới trong
Có thể bạn quan tâm!
- Mối Quan Hệ Giữa Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội Với Các Cơ Quan Thực Hiện Quyền Lực Nhà Nước
- Phân Tích Thực Trạng Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội
- Thực Trạng Về Cơ Cấu, Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội
- Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 9
- Quan Điểm Bảo Đảm Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao
- Bảo Đảm Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Phải Được Thực Hiện Một Cách Đồng Bộ Với Quá Trình Cải Cách Thể Chế, Cải Cách
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
những giai đoạn gần đây, đều được đào tạo chính quy nhưng kinh nghiệm, uy tín xét xử còn hạn chế.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, Thẩm phán nhưng do trong một giai đoạn dài (từ năm 2015 trở về trước) không có cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nên Tòa án nhân dân chưa chủ động trong công tác này, đã ảnh hưởng nhiều đến việc nâng cao chất lượng cán bộ, Thẩm phán; bên cạnh đó, chính sách khuyến khích Thẩm phán và công chức tự học tập còn chưa làm tốt, cùng với áp lực công việc gia tăng như hiện nay đã ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ theo quy định của Nhà nước và của Tòa án nhân dân.
Công tác luân chuyển, điều động cán bộ, Thẩm phán giữa các Tòa án còn gặp nhiều khó khăn do nguyên nhân chính sách kèm theo luân chuyển, điều động; năng lực, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ, Thẩm phán trong cùng một Tòa án còn chưa đồng đều, nên việc phân công nhiệm vụ còn có sự bất cập, những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng thường được phân công giải quyết nhiều việc hơn, nhất là những việc phức tạp so với những người khác. Bên cạnh đó, do việc xác định vị trí việc làm còn chậm đã ảnh hưởng đến công tác sắp xếp tổ chức bộ máy và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức.
b) Nguyên nhân chủ quan:
Nhận thức và triển khai thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND của một số cấp ủy, người đứng đầu Tòa án còn chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ và chưa thực sự quan tâm, đầu tư thích đáng cho công tác xây dựng Đảng, chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hành dân chủ trong Đảng; chất lượng công tác tư tưởng, tuyên truyền còn hạn chế; phong cách, lề lối làm việc chưa được đổi mới.
Do làm chưa tốt công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ nên thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, cán bộ có trình độ cao, có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề phức tạp nảy sinh.
Một số cán bộ, Thẩm phán có ý thức tổ chức kỷ luật yếu, phong cách làm việc chậm đổi mới, không chịu rèn luyện, tu dưỡng về phẩm chất, đạo đức; do sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường, cùng với chính sách tiền lương thấp, một số ít Thẩm phán và công chức bị chủ nghĩa cá nhân chi phối, có biểu hiện sa ngã, vi phạm quy chế nghề nghiệp, “ tự diễn biến” “ tự chuyển hóa” cá biệt có trường hợp đã bị xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
Công tác bổ nhiệm Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án, chánh tòa, phó chánh tòa còn chậm, vì những lý do sau: Sự phối hợp giữa các đơn vị chức năng trong công tác thẩm định hồ sơ còn làm chưa tốt (chưa có quy chế phối hợp), dẫn đến tình trạng chậm chễ và thiếu đồng bộ. Quy trình làm việc tại các đơn vị chức năng chưa khoa học, chất lượng đội ngũ cán bộ chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ; số lượng cán bộ làm công tác thẩm định hồ sơ còn mỏng một số cán bộ làm công tác thẩm định hồ sơ còn làm chưa hết trách nhiệm hoặc năng lực thẩm định hồ sơ còn yếu. Việc lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án thực hiện chưa đúng quy định, còn nhiều sai sót, thiếu giấy tờ, thiếu ý kiến cấp ủy cùng cấp gây mất nhiều thời gian trong thẩm định hồ sơ. Thành viên Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia là những lãnh đạo của các cơ quan, bộ, ngành làm việc kiêm nhiệm nên việc triệu tập phiên họp (theo Quy chế, Hội đồng họp 3 tháng/lần) của Hội đồng gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ bổ nhiệm Thẩm phán.
Nguồn tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán còn hẹp, chế độ đãi ngộ của thẩm phán còn bất hợp lý, điều kiện phương tiện làm việc còn khó khăn.
2.2.3.Thực trạng hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội
2.2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Trong thời gian qua TANDCC tại Hà Nội luôn nỗ lực và cố gắng thực hiện nhiệm vụ quyền hạn được giao. Góp phần quan trọng để TAND thực hiện tốt quyền tư pháp, cùng với các cơ quan tư pháp “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng bước hiện
đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”, là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời, phải là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm”.
Từ khi thành lập tháng 2 năm 2015 cho đến năm 2020, TAND cấp cao tại Hà Nội thụ lý giải quyết nhiều vụ, việc theo thủ tục phúc thẩm, đã giải trong đó có nhiều vụ án trọng điểm, thu hút sự quan tâm của dư luận như vụ Trịnh Xuân Thanh bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản; vụ Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm bị truy tố, xét xử về tội tham ô tài sản; Vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm bị truy tố, xét xử về các tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội tham ô tài sản; Vụ Đinh La Thăng và đồng phạm bị truy tố, xét xử về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, tội tham ô tài sản…Trong giải quyết các vụ, việc theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, TAND cấp cao tại Hà Nội đã tiếp nhận số lượng lớn các đơn yêu cầu giám đốc thẩm, tái thẩm để tiến hành phân loại, trả lời, kháng nghị, thụ lý giải quyết nhiều vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ. Cụ thể số lượng các loại vụ án, vụ việc đã tiếp nhận, thụ lý, giải quyết như sau:
Năm 2015:
- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thụ lý tổng cộng 1404 vụ, việc các loại; đã giải quyết được 648 vụ, việc; số còn lại hầu hết là mới thụ lý và trong thời hạn giải quyết theo qui định của pháp luật. Tiếp nhận đơn từ tháng 5 năm 2015 không kháng nghị (trả lời đơn) được 159 vụ việc các loại và ban hành được 16 quyết định kháng nghị. Đây là năm đầu thực hiện việc chuyển giao thẩm quyền xét xử từ Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại Hà Nội và các tòa chuyên trách sang TAND cấp cao tại Hà Nội, do vậy số lượng án, đơn chuyển sang chưa đầy đủ [29].
Năm 2016:
- Công tác xét xử phúc thẩm: Tổng thụ lý tổng số 1.274 vụ việc thụ lý mới đã giải quyết 1.258 vụ việc các loại theo thủ tục phúc thẩm (trong đó có 1085 vụ hình sự; 58 vụ dân sự, 52 vụ hành chính, 45 vụ kinh doanh thương mại, 18 vụ án hôn nhân & gia đình) trên. Tỷ lệ giải quyết trung bình các vụ việc theo trình tự phúc thẩm tính trên số thụ lý mới đạt 98,7%. Tuy nhiên do số vụ việc còn lại từ các năm trước đây còn 953 vụ việc, nên tổng số vụ việc phải giải quyết lên đến 2.227 vụ việc. So với cùng kỳ năm trước, số vụ việc đã thụ lý tăng 253 vụ việc (tăng 24,7%) (năm 2015 thụ lý 1021 vụ, việc); đã giải quyết tăng 516 vụ, việc (năm 2016 giải quyết được 742 vụ, việc) (tăng 69,5%); tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị hủy, sửa do lỗi chủ quan là 1,15% (14,5 vụ/1.258 vụ), thấp hơn tỷ lệ trung bình của 03 Tòa án nhân dân cấp cao (2,6%)[29].
Về công tác xét xử các vụ án hình sự: Đã giải quyết được 1.085 vụ với 1.950 bị cáo trên tổng số 1.040 vụ thụ lý mới (1.768 vụ phải giải quyết). Trong đó: đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với 407 bị cáo; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đối với 875 bị cáo; tăng hình phạt, không cho bị cáo hưởng án treo đối với 52 bị cáo; giảm hình phạt đối với 354 bị cáo; cho hưởng án treo 116 bị cáo; thay đổi tội danh đối với 03 bị cáo; hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại đối với 16 bị cáo. Về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính: Đã giải quyết được 173 vụ trên tổng số 234 vụ thụ lý mới (459 vụ phải giải quyết). Trong đó: Giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm 87 vụ; sửa bản án, quyết định sơ thẩm 15 vụ; hủy bản án, quyết định sơ thẩm để giải quyết lại 31vụ; đình chỉ xét xử phúc thẩm 40 vụ.
- Công tác tiếp nhận, phân loại, giải quyết đơn đề nghị và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Năm 2016 Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tiếp nhận 7.475 đơn các loại đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Đã phân loại, xử lý được 6.297 đơn, còn lại 1.178 đơn chưa xử lý; trong số đơn đã phân loại đã thụ lý mới 1.984 đơn (vụ) đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, còn lại 4.313 đơn không thuộc thẩm quyền, trùng lặp hoặc chưa đủ điều kiện thụ lý. Cộng năm trước chuyển sang là 1.274 đơn (vụ), tổng số phải giải quyết là 3.231 đơn (vụ) đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. (Trong đó Hình sự: 510 vụ;
Dân sự: 1.363 vụ, việc; Hôn nhân và gia đình: 206 vụ, việc; Kinh doanh thương mại: 269 vụ, việc; Lao động: 60 vụ, việc; Hành chính: 823 vụ, việc). Đã giải quyết được
1.141 vụ, việc các loại, đạt tỷ lệ 35,3% trên tổng số vụ, việc phải giải quyết (cao nhất trong 3 Tòa án nhân dân cấp cao) và đạt 57,5% trên tổng số vụ, việc thụ lý mới. Còn lại 2.095 vụ, việc đang được giải quyết.
Quyết định kháng nghị 103 vụ (Hình sự: 9 vụ; Dân sự: 50 vụ; Hành chính: 5 vụ; Kinh doanh thương mại: 18 vụ; Lao động: 05 vụ; Hôn nhân và gia đình: 16 vụ); Thông báo không có căn cứ kháng nghị (Trả lời đơn) và xử lý khác được 923 vụ, việc (Hình sự: 310 vụ; Dân sự: 204 vụ, việc; Hôn nhân và gia đình: 61 vụ, việc; kinh doanh thương mại: 41 vụ, việc; lao động: 19 vụ, việc; hành chính: 288 vụ, việc).
- Kết quả xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm: Trong tổng số 254 vụ việc thụ lý để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm (bao gồm 52 vụ từ năm 2015 chuyển sang và 202 vụ có kháng nghị mới) thì Ủy ban Thẩm phán đã xét xử được 184 vụ, đạt tỷ lệ 72,44% (trong đó chấp nhận kháng nghị 180 vụ, không chấp nhận kháng nghị 04 vụ); số còn lại đang trong thời hạn chuẩn bị xét xử là 70 vụ, việc.
- Về bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Trong năm công tác có 02 vụ việc phải bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thụ lý mới đã xin lỗi công khai người được bồi thường theo đúng qui định của pháp luật; đã khẩn trương tiến hành thương lượng về mức bồi thường, đối với vụ ông Trần Văn Thêm đã thương lượng được 03/07 yêu cầu bồi thường.
Năm 2017:
- Công tác giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm: Từ ngày 01/10/2016 đến 30/9/2017, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội thụ lý mới 1.319 vụ, việc các loại (tăng 145 vụ so với năm 2016), đã giải quyết 1511 vụ việc các loại theo thủ tục phúc thẩm (trong đó có 1.146 vụ án hình sự; 89 vụ dân sự, 188 vụ hành chính, 62 vụ kinh doanh thương mại, 22 vụ án hôn nhân & gia đình, 04 vụ án lao động) trên tổng số
1.319 vụ việc thụ lý mới. Tỷ lệ giải quyết các vụ việc theo trình tự phúc thẩm tính trên số thụ lý mới đạt 114,5% (1.511 vụ/1.319 vụ). Tuy nhiên do số vụ việc còn lại từ
các năm trước đây còn 969 vụ, nên tổng số vụ việc phải giải quyết lên đến 2.288 vụ nên tỷ lệ giải quyết trung bình đạt 66%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ giải quyết án theo thủ tục phúc thẩm trên tổng số phải giải quyết chưa cao. Về chất lượng xét xử: Tỷ lệ các bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội bị Hội đồng Thẩm phán TANDTC hủy do lỗi chủ quan là 1,78% (27 vụ/1.511 vụ)
Về công tác xét xử các vụ án hình sự: Đã giải quyết được 1.146 vụ với 1.938 bị cáo. Trong đó: đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với 351 bị cáo; giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm đối với 943 bị cáo; tăng hình phạt đối với 47 bị cáo; giảm hình phạt đối với 428 bị cáo; cho hưởng án treo 115 bị cáo; thay đổi tội danh đối với 08 bị cáo; hủy bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại đối với 47 bị cáo.
Về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính: Đã giải quyết được 365 vụ trên tổng số 583 vụ phải giải quyết (trên số thụ lý mới là 297 vụ). Trong đó: Giữ nguyên quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm 232 vụ; sửa bản án, quyết định sơ thẩm 25 vụ; hủy bản án, quyết định sơ thẩm để giải quyết lại 49 vụ; đình chỉ xét xử phúc thẩm 59 vụ.
- Kết quả giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm: tiếp nhận 11.648 đơn các loại có nội dung xem xét, đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, cộng với đơn năm 2016 chưa xử lý chuyển sang: 1.178 đơn. Tổng số đơn phải xử lý là 12.828 đơn. Trong số đơn phân loại đã thụ lý mới 2.390 đơn (vụ) đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, còn lại 9.519 đơn không thuộc thẩm quyền, trùng lặp hoặc chưa đủ điều kiện thụ lý. Cộng với vụ việc đã thụ lý từ những năm trước chuyển sang là 2.121 đơn (vụ), tổng số phải giải quyết là 4.511 đơn (vụ) đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (Trong đó Hình sự: 953 vụ; Dân sự: 2.095 vụ, việc; Hôn nhận và gia đình: 304 vụ, việc; Kinh doanh thương mại: 392 vụ, việc; Lao động: 47 vụ, việc; Hành chính: 720 vụ, việc).
Đã giải quyết được tổng số 1.725 vụ, việc các loại, đạt tỷ lệ 38,2 % (1.725/4511); cụ thể: Quyết định kháng nghị được 391 vụ (Hình sự: 271 vụ; Dân sự: