Thực Trạng Về Cơ Cấu, Tổ Chức Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội

các công chức từ các Tòa chuyên trách của TAND tối cao được phân bổ về TAND cấp cao tại Hà Nội.

2.2.2. Thực trạng về cơ cấu, tổ chức Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

2.2.2.1. Cơ cấu, tổ chức và kết quả đạt được về công tác tổ chức, cán bộ.

Bộ máy của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm: Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao; các Tòa chuyên trách và Bộ máy giúp việc với cơ cấu nhân sự gồm có: Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức khác và người lao động. Trong đó:

Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án TAND tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án TAND cấp cao có số lượng 13 thành viên. Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn: Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng; Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao. Việc xét xử giám đốc thẩm của Tòa án cấp cao do Hội đồng xét xử 3 thẩm phán hoặc toàn thể ủy ban thẩm phán theo qui định của Luật tố tụng.

Các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, gồm: Tòa hình sự xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa dân sự phúc thẩm giải quyết các vụ việc dân sự, Tòa hành chínhgiải quyết các vụ án hành chính, Tòa kinh tế giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, Tòa lao động giải quyết các vụ việc lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên giải quyết các vụ án Hôn nhân, gia đình và các vụ án hình sự có người

tham gia tố tụng là người chưa thành niên. Trong trường hợp do nhu cầu công tác cần thành lập thêm các Tòa chuyên trách khác, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Các Tòa chuyên trách có nhiệm vụ, quyền hạn: Phúc thẩm các vụ án mà bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, gồm Văn phòng và các đơn vị khác. Chánh án TAND tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của TAND cấp cao, có chức năng, nhiệm vụ giải quyết các nhóm công việc sau: Tổ chức và tổng kết công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; giúp việc cho Chánh án xem xét các bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án nhân dân cấp dưới để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo thẩm quyền; quản lý nhân sự, ngân sách, cơ sở vật chất, công tác hành chính tư pháp tại Tòa án nhân dân cấp cao. Về bộ máy giúp việc của TAND cấp cao tại Hà Nội gồm có:

Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có Chánh Văn phòng, không quá 03 Phó Chánh văn phòng và các đơn vị chức năng gồm: Phòng Hành chính tư pháp; Phòng Kế toán Quản trị; Phòng Tổ chức - Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng; Phòng Lưu trữ hồ sơ. Các phòng trực thuộc Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội gồm có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các công chức, người lao động khác.

Nhiệm vụ, quyền hạn Văn phòng TAND cấp cao tại Hà Nội là: Thực hiện những công việc về hành chính tư pháp và thống kê, tổng hợp; Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ;Triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin; Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội trong việc quản lý công sản, ngân sách, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao; Tham mưu cho Chánh án Tòa án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

nhân dân cấp cao tại Hà Nội về công tác Tổ chức Cán bộ, công tác thanh tra và công tác thi đua khen thưởng; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội.

Văn phòng TAND cấp cao được qui định là đơn vị tương đương cấp vụ do đó có các phòng trực thuộc là: Phòng Hành chính tư pháp - Thực hiện công tác văn thư, quản lý con dấu của TAND cấp cao tại Hà Nội; Tiếp nhận, thụ lý hồ sơ vụ việc theo thủ tục phúc thẩm và các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp cao tại Hà Nội; Giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho lãnh đạo TAND cấp cao trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền của TAND cấp cao tại Hà Nội; chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc TAND cấp cao tại Hà Nội thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật; Trực tiếp trả kết quả giải quyết các yêu cầu của đương sự (bản sao bản án, trích lục bản án...); làm đầu mối phối hợp các đơn vị trong việc thực hiện công tác rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật về lý lịch tư pháp; tham mưu cho lãnh đạo TAND cấp cao tại Hà Nội trong thực hiện công tác thống kê - tổng hợp tình hình hoạt động của TAND cấp cao; xây dựng các báo cáo của TAND cấp cao tại Hà Nội để báo cáo với Chánh án TAND Tối cao và với các cơ quan hữu quan khác; tham mưu cho Chánh án quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng, khai thác, duy trì, phát triển Trang thông tin điện tử và cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành của TAND cấp cao tại Hà Nội.

Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 7

Phòng Kế toán Quản trị Tham mưu cho Chánh Văn phòng về công tác quản lý tài chính và kế toán, đảm bảo quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính theo chế độ quy định của Nhà nước; quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị hoạt động của cơ quan TAND cấp cao tại Hà Nội; lập kế hoạch duy tu, bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết

bị hoạt động; tổ chức mua sắm các trang thiết bị, văn phòng phẩm theo đề nghị của các đơn vị và sự phê duyệt của Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội; Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết, công tác bảo vệ và công tác y tế, chăm lo sức khỏe của công chức, người lao động trong cơ quan; Tổ chức quản lý, điều hành và sử dụng các phương tiện đúng mục đích theo sự chỉ đạo của lãnh đạo Văn phòng; Kiểm tra, theo dõi về mặt kỹ thuật các phương tiện đúng định kỳ theo quy định;

Phòng Tổ chức - Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng Giúp Chánh văn phòng tham mưu cho Chánh án trong việc quản lý, thực hiện công tác Tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, người lao động của cơ quan; Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan; tham mưu cho Chánh án giải quyết các khiếu nại, tố cáo với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý; theo dõi, quản lý thông tin trên các phương tiện thông tin truyền thông liên quan đến hoạt động của Tòa án và cán bộ, công chức trong đơn vị.

Phòng Lưu trữ hồ sơ: Thực hiện công tác lưu trữ, khai thác hồ sơ và các tài liệu nghiệp vụ theo quy định; Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh Văn phòng.

Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức và nhân viên khác. Có nhiệm vụ, quyền hạn: Nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về hình sự, hành chính đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Giúp Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội tổ chức các phiên họp toàn thể hoặc phiên họp 03 Thẩm phán của Uỷ ban Thẩm phán khi xem xét, giải quyết các vụ án hình sự và hành chính; cử thư ký các phiên họp này; tổng kết thực tiễn

xét xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án về hình sự, hành chính;

Phòng Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức và nhân viên khác. Có nhiệm vụ, quyền hạn là nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội giải quyết các đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về dân sự, kinh doanh - thương mại đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Giúp Chánh án tổ chức các phiên họp toàn thể hoặc phiên họp 03 Thẩm phán của Ủy ban Thẩm phán khi xem xét, giải quyết các vụ án dân sự, kinh doanh - thương mại; cử thư ký các phiên họp này; tổng kết thực tiễn xét xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án về dân sự, kinh doanh - thương mại.

Phòng Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên có Trưởng phòng, không quá 02 Phó trưởng phòng, các Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các công chức và nhân viên khác. Có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh án TAND tại Hà Nội giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về lao động, gia đình và người chưa thành niên đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Giúp Chánh án tổ chức các phiên họp toàn thể hoặc phiên họp 03 Thẩm phán của Ủy ban Thẩm phán khi xem xét, giải quyết các vụ án lao động, gia đình và người chưa thành niên; cử thư ký các phiên họp này; Tham mưu cho Chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội tổng kết thực tiễn xét xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án về lao động, gia đình và người chưa thành niên.

Về công tác tổ chức cán bộ, xác định cán bộ là gốc của mọi công việc, nên TAND cấp cao tại Hà Nội luôn quan tâm kiện toàn, đảm bảo dân chủ, công khai, khách quan và đúng qui định; trước khi xem xét bổ nhiệm, quy

hoạch đều được thông qua tập thể lãnh đạo và Đảng ủy. Các công chức được quy hoạch, bổ nhiệm đảm bảo đủ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức lối sống và chuyên môn nghiệp vụ.Trong quá trình hoạt động, số Thẩm phán cao cấp của các TAND cấp cao đã được bổ sung đáp ứng yêu cầu xét xử, giải quyết các vụ việc của từng Tòa án. Hiện nay TAND cấp cao tại Hà Nội có biên chế là 192 người gồm có các Thẩm phán cao cấp, thẩm tra viên, thư ký, công chức khác, người lao động, về thẩm phán có 45 thẩm phán cao cấp 4 người là lãnh đạo quản lý, 13 thẩm phán là thành viên ủy ban thẩm phán. Cùng với việc bố trí đủ nhân sự cho các TAND cấp cao, Chánh án TAND tối cao đã ban hành quyết định bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo tại các TAND cấp cao tại Hà Nội; quyết định cử thành viên Ủy ban Thẩm phán của các TAND cấp cao. Về tổ chức bộ máy, các Tòa chuyên trách, bộ máy giúp việc của các TAND cấp cao tại Hà Nội được thành lập bảo đảm phù hợp với khối lượng công việc và đặc thù. Sau 05 năm đi vào hoạt động, bộ máy, cơ cấu tổ chức của các Tòa án nhân dân cấp cao cơ bản được kiện toàn, hoạt động ổn định, thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ chuyên môn theo thẩm quyền của mình.

2.2.2.2. Khó khăn, hạn chế, vướng mắc trong công tác tổ chức, cán bộ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được công tác tổ chức, cán bộ của TAND và TANDCC tại Hà Nội còn có những hạn chế, yếu kém, khó khăn, vướng mắc cần tập trung khắc phục có hiệu quả để tiếp tục thi hành có hiệu quả Luật tổ chức TAND năm 2014, tập trung cơ bản vào một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất: Về tổ chức, bộ máy: Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, thành lập Tòa sơ thẩm khu vực chưa thực hiện, hiện nay Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh hiện nay vẫn được tổ chức tương ứng với đơn vị hành chính. Cho dù số lượng án ít hay nhiều, quy mô dân số, diện tích khác nhau nhưng vẫn có số lượng biên chế, chức danh chức vụ như nhau là bất hợp lý. Mặt khác yêu cầu xây dựng Tòa án

chuyên sâu, hiện đại, có chuyên môn hóa cao đòi hỏi có các tòa chuyên trách, bộ phận giúp việc sẽ không thực hiện được.

Một số quy định còn gặp khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; tổ chức bộ máy giúp việc của các Tòa án nhân dân còn chồng chéo, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, như:

Tòa án nhân dân tối cao không tổ chức các Tòa chuyên trách. Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện. Giúp việc cho Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hiện nay có 3 Vụ Giám đốc kiểm tra (chỉ có các Thẩm tra viên). Căn cứ vào quy định của các luật tố tụng về tư pháp thì các loại đơn khiếu nại tư pháp sẽ vẫn chuyển đến Tòa án nhân dân tối cao. Do đó trong thời gian tiếp theo, việc xem xét, giải quyết đối với những đơn khiếu nại tư pháp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao sẽ quá tải, đồng thời đều là các vụ việc có tính chất phức tạp nên nếu không có các Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp tại 03 Vụ Giám đốc kiểm tra thì sẽ tăng áp lực, ảnh hưởng đến chất lượng của công tác này;

Tổ chức bộ máy giúp việc của TAND cấp cao còn nhiều bất cập; chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị còn chồng chéo giữa các cấp tòa án chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là trong tình hình hiện nay thực hiện chủ trương của Đảng về tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả.

Việc gộp chức năng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng thành một phòng tại Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp tỉnh chưa phù hợp; chức năng, nhiệm vụ của bộ phận hành chính-tư pháp tại các Tòa án chưa thống nhất.

Việc tổ chức các đơn vị làm công tác Giám đốc, kiểm tra tại các Tòa án nhân dân cấp cao chưa phù hợp với quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và chưa bảo đảm tính đồng bộ giữa các cơ quan tư pháp (Viện kiểm sát cấp cao là các Viện chuyên môn (là đơn vị cấp vụ loại II), trong khi đó ở Tòa án nhân dân cấp cao được tổ chức thành các phòng chức năng).

Số lượng các Tòa án nhân dân cấp cao (3 tòa ở Bắc, Trung, Nam) còn hạn chế gấy áp lực cho công việc, khó khăn trong giải quyết các loại vụ án, làm tăng chi phí, thời gian giải quyết mỗi loại vụ việc.

Thứ hai: Về đội ngũ cán bộ, Thẩm phán: Số lượng biên chế, Thẩm phán của Tòa án nhân dân các cấp chưa bảo đảm đáp ứng yêu cầu theo cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhiệm vụ, thẩm quyền của các TAND được quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 và các đạo luật về tố tụng tư pháp (mới được Quốc hội khóa XIV thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), cùng với khối lượng công việc ngày càng gia tăng như hiện nay.

Chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Tòa án nhân dân các cấp chưa đáp ứng yêu cầu; đội ngũ cán bộ, công chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao và đội ngũ chuyên gia đầu ngành đủ sức giải quyết những vấn đề pháp lý đặt ra trong điều kiện hội nhập quốc tế còn hạn chế; còn thiếu nhiều các chức danh tư pháp, nhất là Thẩm phán ở các Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thứ ba: Về công tác cán bộ: Công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ ở một số Tòa án chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nguồn cán bộ còn hạn chế, các quy trình thực hiện còn thể hiện sự lúng túng, hình thức, chưa thực chất, hiệu quả. Công tác thi tuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thẩm phán, các chức danh lãnh đạo, quản lý còn chậm, nguồn bổ nhiệm thẩm phán còn bó hẹp chủ yếu từ thẩm tra viên, thư ký; công tác bố trí chức danh lãnh đạo chủ chốt không phải là người địa phương đang được từng bước thực hiện, tuy nhiên còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có hướng dẫn cụ thể của Trung ương.

Thứ tư: Về đào tạo, bồi dưỡng: chậm đổi mới, chưa đáp ứng nhu cầu của đội ngũ cán bộ và chưa thực sự gắn kết với các khâu trong công tác cán bộ, nhất là quy hoạch cán bộ. Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.

Thứ năm: Về quản lý cán bộ ở một số Tòa án công tác quản lý cán bộ còn lỏng lẻo, tình trạng cán bộ, Thẩm phán vi phạm kỷ luật, có một số trường hợp bị

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí