Chứcnăng, Nhiệmvụ, Quyền Hạncủa Tòaánnhândâncấpcao

Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết 49/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định tổ chức Tòa án 4 cấp, trong đó: “Tòa án nhân dân cấp cao xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có kháng cáo, kháng nghị và giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị”[5].

Kết luận 92/KL-TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị khóa X về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định về tổ chức Tòa án nhân dân: Tiếp tục thực hiện chủ trương tổ chức Tòa án nhân dân theo cấp xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Tòa án nhân dân được tổ chức 4 cấp như Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị.

Ngày 24/11/2014, Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, được Quốc Hội nước công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua là bước ngoặt quan trọng trong cơ cấu, tổ chức của hệ thống Tòa án. Tại điều 3 của Luật TCTAND năm 2014 qui định hệ thống Tòa án nước ta sẽ được tổ chức theo 4 cấp, gồm: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện [24].

Sự ra đời của Tòa án nhân dân cấp cao - một cấp tòa án trong hệ thống Tòa án nước ta là yêu cầu khách quan của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, có cơ sở lý luận và thực tiễn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và thể chế hóa quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước về xây dựng hệ thống các cơ quan tư pháp, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước Pháp quyền XHCN.

1.2.2. Chứcnăng, nhiệmvụ, quyền hạncủa Tòaánnhândâncấpcao

Theo Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn:

Xét xử phúc thẩm các vụ án do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ giải quyết chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật. (Nhiệm vụ này được tiếp nhận từ nhiệm vụ của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao theo Điều 24 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Tòa án cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam từ Hà Tĩnh trở ra bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

Giám đốc thẩm, tái thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của pháp luật. (Nhiệm vụ giải quyết các vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm được kế thừa từ nhiệm vụ của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo Điều 23; Điều 29 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2002). Tòa án cấp cao tại Hà Nội có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chức năng và nhiệm vụ của Tòa án nhân dân cấp cao được kế thừa từ chức năng xét xử phúc thẩm của các Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao; chức năng xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm kế thừa từ chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm của các Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao và Ủy ban Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Việc chuyển một phần nhiệm vụ của Tòa án nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân các tỉnh cho Tòa án nhân dân cấp cao đã khắc phục những hạn chế, tồn tại trong hệ thống

Tòa án từ nhiều năm, tạo thành một chỉnh thể thống nhất từ Trung ương tới địa phương; đảm bảo sự giám sát hoạt động, hiệu lực pháp lý giữa các cấp Tòa án.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Việc thành lập Tòa án nhân dân cấp cao đã làm giảm gánh nặng về khối lượng công việc cho Tòa án nhân dân tối cao, để Tòa án nhân dân tối cao tập trung, thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý hệ thống Tòa án, tổng kết kinh nghiệm xét xử, xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật và duy trì chức năng duy nhất trong hoạt động xét xử là giải quyết các vụ án theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm để đảm bảo hiệu lực pháp lý tối cao trong các quyết định của Tòa án nhân dân tối cao.

1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 4

Theo quy định tại Điều 30 Luật TCTAND và Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội quyết định thành lập 03 Tòa án nhân dân cấp cao: Tòa án nhân dân cấp cao Tại Hà Nội, TAND CC tại Đà Nẵng, TANDCC tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cơ cấu, tổ chức của các Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:

- Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án (không quá 04 người) là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới mười một người và không quá mười ba người.

- Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có Chánh tòa, phó chánh tòa (không quá 3 người), thẩm phán cao cấp.

- Bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân cấp cao: Nghị quyết số 957/NQ- UBTVQH13 ngày 28 tháng 05 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân cấp cao. Ngày ngày 04 tháng 7 năm 2015 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành các Quyết định 986/QĐ-TANDTC, 987/QĐ-TANDTC, 987/QĐ-TANDTC qui

định về bộ máy giúp việc của các Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh theo đó Bộ máy giúp việc gồm có

Văn phòng (đơn vị ngang cấp vụ Tòa án Tòa án nhân dân tối cao có các phòng trực thuộc là Phòng Hành chính tư pháp, phòng Kế toán quản trị; phòng tổ chức cán bộ, thanh tra và thi đua khen thưởng, phòng lưu trữ hồ sơ.

Phòng Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính;

Phòng Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại;

Phòng Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành

niên.

Các phòng nghiệp vụ trên có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất giúp Chánh

án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các bản án, quyết định về hình sự, hành chính đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; Giúp Chánh án TAND cấp cao tổ chức các phiên họp toàn thể hoặc phiên họp 03 Thẩm phán. Tham mưu tổng kết thực tiễn xét xử, tổng hợp các vướng mắc, những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công tác xét xử các vụ án về hình sự, hành chính.

Việc thành lập mới, sáp nhập hoặc chia tách các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.

Biên chế của các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định trên cơ sở biên chế được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ. Tòa án nhân dân cấp cao tại

Hà Nội chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 06 năm 2015 với Tổng số biên chế là 192 người gồm có các Thẩm phán cao cấp, thẩm tra viên, thư ký, công chức khác, người lao động.

Như vậy TAND cấp cao với vị trí là một cấp Tòa án trong hệ thống TAND thực hiện chức năng của TAND nói chung là thực hiện quyền tư pháp, xét xử, giải quyết các loại vụ án. Tuy nhiên TAND cấp cao có đặc điểm riêng và thể hiện rõ nhất về việc tổ chức theo thẩm quyền, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính. Có thể thấy Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh hiện nay vẫn được tổ chức tương ứng với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh, còn TAND cấp cao tổ chức theo khu vực, thực hiện thẩm quyền đối với nhiều tỉnh, thành khác nhau. Thẩm quyền theo vụ việc TAND cấp cao thực hiện xét xử phúc thẩm các vụ án của TAND cấp tỉnh bị kháng cáo, kháng nghị và chức năng giám đốc thẩm, tái thẩm như vậy khác với TAND cấp huyện chỉ xét xử, giải quyết sơ thẩm, TAND cấp tỉnh giải quyết sơ thẩm và phúc thẩm các loại vụ việc thì TAND cấp cao chỉ thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm và xem xét giám đốc tái thẩm các loại án theo phạm vi lãnh thổ được giao. Mặt khác để phù hợp với chức năng nhiệm vụ của TAND cấp cao do vậy bộ máy, tổ chức của TAND cấp cao được tổ chức thành các Tòa chuyên trách để xét xử phúc thẩm, phòng kiểm tra để giúp việc cho Ủy ban thẩm phán giám đốc thẩm, tái thẩm và bộ máy giúp việc để thực hiện các công tác về tổ chức cán bộ, văn phòng, quản trị. Mặc dù cũng thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm như Tòa án nhân dân tỉnh nhưng TAND cấp cao không tổ chức đoàn hội thẩm như Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung nghiên cứu làm rõ về vị trí vai trò của TAND trong bộ máy nhà nước đó là Tòa án là cơ quan xét xử của Nước CHXHCNVN, thực hiện quyền tư pháp, đồng thời làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND cấp cao tại Hà Nội là xét xử phúc thẩm các vụ án có kháng cáo, kháng nghị, giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo qui định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 và các luật tố tụng, cơ cấu tổ chức của TAND cấp cao nói chung và TAND cấp cao tại Hà Nội nói riêng. Tổ chức và hoạt động của TAND phải tuân thủ các nguyên tắc nhằm đảm bảo cho hoạt động của Tòa án thực sự độc lập, khách quan, tuân thủ đúng quy định của pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được làm rõ ở chương 1 là tiền đề cho việc nghiên cứu, phân tích thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao ở chương 2 và đưa ra giải pháp và kiến nghị hoàn thiện tổ chức và bảo đảm hoạt động cúa TAND nói chung và TAND cấp cao nói riêng.


Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

2.1.1. Đường lối, chính sách của Đảng về Tòa án nhân dân

Trải qua hơn 75 năm xây dựng và phát triển, hệ thống TAND đã không ngừng đổi mới cả về tổ chức và hoạt động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, nhiệm vụ ngày càng nặng nề đặt ra trong các giai đoạn cách mạng của đất nước. Địa vị pháp lý của tòa án được khẳng định là trung tâm của hoạt động tư pháp; tổ chức bộ máy dần được hoàn thiện; chức năng, nhiệm vụ được tăng cường; chất lượng, hiệu quả công tác không ngừng được nâng cao, hoàn thành tốt các chỉ tiêu, yêu cầu Quốc hội đề ra. Đội ngũ thẩm phán, cán bộ tòa án dần được củng cố về số lượng và nâng cao chất lượng; cơ sở vật chất, điều kiện bảo đảm có bước cải thiện đáng kể. Việc đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với xây dựng TAND trong sạch, vững mạnh trong thời gian gần đây theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI và XII) đã nâng cao vị thế, uy tín của tòa án và góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế, đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đạt được thành tựu trên trong suốt quá trình phát triển là do Đảng ta đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, cải cách tư pháp nói chung và tổ chức và hoạt động của Tòa án nói riêng. Đây là những nhiệm vụ quan trọng trong tiến trình đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng, củng cố Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đã được khẳng định trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng, như: Nghị quyết Trung ương 8 Khóa VII; Nghị quyết Trung ương 3 và 7 Khóa VIII; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính

trị ngày 02/01/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Đặc biệt, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”; Kết luận số 79- KL/TW ngày 28/07/2010 của Bộ Chính trị; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI… đã đề ra nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án theo hướng: “Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm: Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; Tòa án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Tòa án cấp cao được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm; Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Việc thành lập Tòa chuyên trách phải căn cứ vào thực tế xét xử của từng cấp Tòa án, từng khu vực. Đổi mới tổ chức Tòa án nhân dân tối cao theo hướng tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có kinh nghiệm trong Ngành”.Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị “về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, đã đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, với mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Ngày 28-7- 2010, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 79-KL/TW về “Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”[5], trong đó một lần nữa xác định phương hướng tổ chức Toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính, gồm 4

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 25/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí