Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

----------


NGUYỄN HOÀNG HÀ


CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI

(Qua hồi kýCát bụi chân aiChiều chiều)


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


THÁI NGUYÊN – 2009

Cái nhìn không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài Qua hồi ký Cát bụi chân ai và Chiều chiều - 1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

----------


NGUYỄN HOÀNG HÀ


CÁI NHÌN, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG HỒI KÝ CỦA TÔ HOÀI

(Qua hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều)


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam

Mã số : 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN


Người hướng dẫn khoa học :

T.S. MAI THỊ NHUNG


Thái Nguyên – 2009


MỤC LỤC

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………........... 1 1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………... 1

2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………….. 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………… 6

4. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 6

5. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………….. 7

6. Phương pháp nghiên cứu ………………………………………….. 7

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………….. 7

8. Cấu trúc luận văn ………………………………………………...... 8

PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………... 9

Chương 1: Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài……… 9

1.1. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài …………………………………… 9

1.1.1. Khái niệm hồi ký ……………………………………………… 9

1.1.2. Nhà văn Tô Hoài và hành trình viết hồi ký của tác giả ……….. 11

1.1.3. Đặc điểm hồi ký của Tô Hoài …………………………………. 14

1.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài ………………….. 16

1.2.1. Khái niệm cái nhìn nghệ thuật ………………………………… 16

1.2.2. Cái nhìn nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài ………………... 19

1.2.2.1. Cái nhìn chân thực mang đậm dấu ấn lịch sử ……………….. 19

1.2.2.2. Cái nhìn nhân bản nghiêng về cuộc sống sinh hoạt đời thường 25

Chương 2: Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài …… 39

2.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ……………………………….. 39

2.2. Không gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài ……………….. 44

2.2.1. Không gian hiện thực cụ thể gắn với những sự kiện đáng nhớ… 44

2.2.2. Không gian sinh hoạt đời thường………………………….. 57

Chương 3: Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài ……… 79

3.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật ………………………………….. 79

3.2. Thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài ………………….. 83

3.2.1. Thời gian lịch sử rộng mở đa chiều ………………………….. 83

3.2.2. Thời gian đời tư đồng hiện chồng chéo ………………………. 91

KẾT LUẬN ………………………………………………………….. 100

THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………. 104


PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Nhắc đến Tô Hoài là ta nhắc đến “một nhà văn có nghề nghiệp vững vàng với một công phu rèn luyện dẻo dai, bền bỉ”. Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật gần 70 năm, Tô Hoài đã trải qua những mốc lịch sử đặc biệt quan trọng: trong chiến tranh và sau chiến tranh, trước và sau cách mạng, trước và sau thời kỳ đổi mới văn học. Thành tựu xuất sắc và độc đáo của Tô Hoài là những đóng góp quan trọng cho nền văn học hiện đại Việt Nam. Đóng góp ấy thể hiện trên nhiều thể loại và đề tài: từ đề tài miền xuôi đến đề tài miền núi, từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện thiếu nhi đến kịch, ký,… . Hầu như ở thể loại và đề tài nào Tô Hoài cũng để lại dấu ấn rò nét, đúng như G.S Hà Minh Đức đã nhận xét: “Tô Hoài là một cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”.

1.2. Tô Hoài được độc giả biết đến từ những sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 với những truyện viết về đề tài thiếu nhi, về những con người ở một vùng quê ven đô. Những năm kháng chiến rồi hòa bình, ngòi bút của Tô Hoài chưa bao giờ ngưng nghỉ. Ông viết truyện ngắn, tiểu thuyết, hồi ký… trong đó hồi ký là thể loại có vị trí đặc biệt thể hiện đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn. Hồi ký của Tô Hoài thực sự được người đọc quan tâm và có những đánh giá sâu sắc khi các thể loại khác của ông đi vào giai đoạn gần như đã viên mãn.

Hai tập hồi ký Cát bụi chân ai Chiều chiều đã ghi lại hiện thực cuộc sống một cách chân thực, sinh động và sáng tạo. Nhắc đến hồi ký của Tô Hoài, chúng ta không thể không nhắc đến hai tập hồi ký này.

1.3. Tiếp cận và nghiên cứu văn học từ góc độ thi pháp là cách có sức hấp dẫn, hiệu quả khoa học cao. Bởi đối tượng của thi pháp học là tính quy luật nội tại của quá trình sáng tạo nghệ thuật văn chương. Trong đó hình thức là


phương thức tồn tại và biểu hiện của nội dung. Để hiểu được nội dung chỉ có con đường là khám phá về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Chính mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong nghệ thuật đã qui định cách tiếp cận của thi pháp học. Vì thế, việc nghiên cứu hồi ký của Tô Hoài từ góc độ thi pháp (cái nhìn, không gian và thời gian) sẽ cho chúng ta thấy rò hơn những giá trị các tập hồi ký của nhà văn Tô Hoài.

1.4. Lâu nay, các nhà nghiên cứu phê bình văn học đã dành nhiều công sức cũng như tâm huyết cho các sáng tác của Tô Hoài nhưng những công trình coi thể hồi ký là đối tượng chuyên biệt còn khá khiêm tốn. Đặc biệt, với mong muốn giúp giáo viên giảng dạy ở các bậc học cũng như bạn đọc yêu mến nhà văn Tô Hoài có một cái nhìn tổng quát về tác giả, đồng thời thấy được vẻ đẹp văn chương, sự cảm nhận tinh tế về hiện thực cuộc sống của nhà văn, chúng tôi chọn đề tài: “Cái nhìn, không gian và thời gian nghệ thuật trong hồi ký của Tô Hoài”.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Tô Hoài là một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam, một nhà văn “vừa vào nghề sớm lại vừa kéo dài tuổi nghề - một sự kéo dài đàng hoàng chứ không phải lê lết trong tẻ nhạt”(Vương Trí Nhàn). Trên nhiều trang viết của mình ông luôn có “một giọng điệu riêng, một cách nói riêng”(Phong Lê). Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã đem đến cho Tô Hoài một phong cách nghệ thuật đặc sắc. Bàn về giá trị văn chương Tô Hoài, xưa nay có rất nhiều ý kiến của các nhà văn, các nhà lý luận và phê bình văn học, nhưng nghiên cứu về hồi ký của ông thì cho đến nay chỉ có một vài bài viết và ý kiến nằm rải rác trong các công trình mang tính khái quát. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ điểm duyệt những nhận xét có liên quan đến hồi ký nói chung và những vấn đề có liên quan đến đối tượng


nghiên cứu của đề tài: Cái nhìn, không gian và thời gian trong hồi ký của Tô Hoài nói riêng.

Người đầu tiên nghiên cứu văn chương Tô Hoài là nhà nghiên cứu phê bình Vũ Ngọc Phan. Trong cuốn Nhà văn hiện đại, khi giới thiệu về Tô Hoài, Vũ Ngọc Phan đã có những đánh giá rất thiết thực và ý nghĩa về phong cách viết tiểu thuyết của Tô Hoài.

Sau năm 1945, Tô Hoài đã cho ra đời nhiều tác phẩm. Số lượng công trình nghiên cứu văn chương Tô Hoài cũng không ngừng gia tăng. Những nhà phê bình có tên tuổi yêu thích văn chương Tô Hoài như: Phong Lê, Nguyễn Đăng Mạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Vân Thanh, Nguyễn Văn Long, Vương Trí Nhàn, Trần Hữu Tá, Nguyễn Đăng Điệp… đã có những đánh giá thật tinh tế khách quan về các tác phẩm và văn chương của ông.

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh khi nhận xét khái quát về tự truyện, hồi ký của Tô Hoài đã khẳng định: “Hồi ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài … ở thể văn này, nhân vật trung tâm chính là cái tôi của người viết. Cho nên sự hấp dẫn của văn phong Tô Hoài xét đến cùng là sự hấp dẫn của cái tôi ấy ” [22. 43].

Trong bài viết Tô Hoài, sáu mươi năm viết, GS Phong Lê đã có những nhận xét rất tổng quát về các cuốn hồi ký của Tô Hoài từ Cỏ dại đến Chiều chiều. GS cho rằng: “Tô Hoài không chỉ là người có sức nhớ kỹ, nhớ dai mà hơn thế, những cái sống, cái nhớ của ông luôn dư đầy, là luôn luôn có mặt trong hiện tại. Một quá khứ luôn luôn được dồn về hiện tại, được hiện tại hóa – nhưng vẫn trong trang phục của quá khứ” [32. 43].

Qua bài viết Tô Hoài qua Tự truyện, PGS Vân Thanh lại nhận ra rằng: “Nhưng dẫu gần hoặc xa, dẫu là chuyện bản thân hoặc gia đình, làng xóm đâu đâu, qua những trang hồi ức của Tô Hoài, cũng vẫn một màu xám, một điệu buồn như vậy. Một cái buồn thấm vào tất cả từng tế bào, từng chân


lông của cơ thể xã hội… Tôi cho là Tô Hoài đã thực sự có đóng góp vào văn học ta mảng sống buồn bã, vật lộn của một thế hệ tuổi thơ – hoặc được nhìn qua cách nhìn trẻ thơ để nói một cái gì bản chất của cuộc đời cũ. Mảng sống đó rất có nét dáng, góc cạnh, trước hết vì khả năng nhớ dai và rất động ở ký ức của Tô Hoài”. [32. 382 - 383].

Tác giả Phạm Việt Chương trong Những gương mặt- Chân dung văn học Tô Hoài, cũng có nhận xét xác thực: “Chúng ta gặp lại Tô Hoài, tác giả của những tác phẩm phiêu lưu kỳ thú, khi anh viết về một loạt tác giả Việt Nam mà bạn đọc hằng yêu mến. Một điều dễ nhận, Tô Hoài sống, lăn lóc cùng các bạn văn thơ của mình viết về họ bằng bút pháp tả thực. Hiện thực trần trụi đọng lại thành kỷ niệm. Giọng văn hóm hỉnh mà không khinh bạc, anh điểm những câu kết gây cho người đọc nụ cười cố quên đi nỗi buồn nào do anh vừa kể qua,…” [32. 387].

Trong cuộc trao đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về Cát bụi chân ai, Trần Đức Tiến đã nhận xét: “Có thể nói, bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số “nhân vật lớn”của văn chương nước nhà từ một cự ly gần,… Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Huy Tưởng thì không nói làm gì – các ông đã trở thành người thiên cổ từ khi chúng tôi chưa ra đời, hoặc còn bé xíu. Còn Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, chúng tôi cũng hầu như không có cơ hội để gần gũi, thậm chí để biết mặt. Không có một nhịp cầu liên hệ nào khác giữa các ông với chúng tôi, ngoài chính tác phẩm của các ông – những tác phẩm mà hàng chục năm mài đũng quần trên ghế nhà trường, chúng tôi chỉ có việc ra sức tìm bằng được những cái hay, cái tuyệt! Bây giờ, qua Tô Hoài, chúng tôi được “nhìn” gần – một khoảng cách tàn nhẫn, nhưng chính vì thế mà chân thực và sâu sắc” [32. 394].

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí