BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………
BỘ NỘI VỤ
……/……
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
PHẠM ANH TUẤN
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 2
- Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao
- Chứcnăng, Nhiệmvụ, Quyền Hạncủa Tòaánnhândâncấpcao
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN - TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số : 8 38 01 02
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
HÀ NỘI - NĂM 2022
DANH MỤC CÁC CHŨ VIÉT TẮT
Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS
Bộ luật hình sự BLHS
Bộ luật dân sự BLDS
Bộ luật Tố tụng dân sự BLTTDS
Luật tố tụng hành chính TTHC
Luật tổ chức TAND TCTAND
Tòa án nhân dân TAND
Xã hội chủ nghĩa XHCN
Viện kiểm sát nhân dân VKSND
Bổ trợ Tư pháp BTTP
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã xác định Tòa án là: “Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phấm của công dân. Nghị Quyết đề ra nhiệm vụ đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, với mục tiêu là xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao.
Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 qui định Tòa án là "Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp ”
Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng đề ra mục tiêu đối với Tòa án: “Cụ thể hóa đầy đủ các nguyên tắc hiến định về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân và hoạt động xét xử. Tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử; bảo đảm nguyên tắc độc lập, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, của đương sự”. Đồng thời Đại hội XII nhấn mạnh 5 nhiệm vụ cải cách tư pháp cơ bản đối với Tòa án, trong đó nhấn mạnh vai trò của hoạt động xây dựng pháp luật, bảo đảm Tòa án thực sự là cơ quan xét xử và thực hiện quyền tư pháp mà Hiến pháp đã quy định. Đồng thời, Tòa án phải được tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và bảo đảm ba nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động là độc lập trong xét xử, tranh tụng trong xét xử và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, của đương sự. Nhấn mạnh nguyên tắc xét xử theo thẩm quyền của tòa án mà không phụ
thuộc vào đơn vị hành chính lãnh thổ. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp tục khẳng định "Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của Tòa án nhân dân".
Các quan điểm, định hướng nêu trên đều khẳng định vị trí trung tâm của Tòa án trong hệ thống cơ quan tư pháp và trọng tâm của công tác xét xử. Vì vậy, việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp được coi là một nhiệm vụ trọng tâm của quá trình cải cách tư pháp. Tuy nhiên, việc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 cũng đặt ra những vấn đề cần giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt trong bối cảnh chuẩn bị tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị, sơ kết việc thực hiện Luật Tổ chức TAND năm 2014. Trong thời gian qua công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, là một cấp Tòa án thực hiện chức năng xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, được tổ chức theo thẩm quyền xét xử, đảm bảo tính độc lập của Tòa án, tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao đã từng bước đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa (XHCN). Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập trong tổ chức và hoạt động dẫn đến công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao chưa tương xứng được với yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Từ những thực tế nếu trên, việc nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao, nhằm đánh giá thực trạng, nêu ra nguyên nhân, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm bảo đảm hiệu quả tổ chức và hoạt động có tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Do đó học viên chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân- Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Là một thiết chế quan trọng trong hệ thống chính trị nên tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân các cấp được các nhà khoa học pháp lý quan tâm, là vấn đề mang tính cấp thiết ở nước ta hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nhiều cấp độ như: Những công trình là đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ, sách chuyên khảo nghiên cứu về hệ thống tư pháp Việt Nam có liên quan đến Tòa án nhân dân, các bài viết trên các tạp chí, website: Cụ thể:
- Công trình khoa học cấp nhà nước:
+ Đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KX.04.06 "Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân".
- Các luận án, luận văn:
+ Luận án tiến sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà nội "Những vấn để lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống cơ quan Tòa án Việt Nam theo định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền" của tác giả Đồ Thị Ngọc Tuyết năm 2005.
+ Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học Xã hội “Đối mới tổ chức Tòa án nhân dân cấp huyện trong quá trình cải cách tư pháp ở Việt Nam” của tác giải Nguyễn Minh Sử năm 2011.
- Sách, bài viết của các nhà khoa học:
+ Sách “ Hệ thống Tòa án của một số nước trên thế giới” của tác Trương Hòa Bình, Ngô cường NXB Thế Giới năm 2014.
+ Sách “ Xây dựng Tòa án nhân dân xứng đáng là biểu tượng của công lý, lẽ phải, niềm tin” của PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Nxb Chính trị quốc gia sự thật năm 2019.
+ “Những vấn đề chủ yếu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền Việt nam” của TSKH.PGS Lê Cảm, tạp chí Tòa án nhân dân số 3 năm 2006;
+ “Cải cách tư pháp trong cơ cấu tổ chức quyền lực nhà nước” của tác giả
Nguyền Đăng Dung đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề 2011;
+ “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc tổ chức Tòa án theo tiêu chí chức năng, thẩm quyền” của tác giả Nguyễn Ngọc đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số chuyên đề 2011;
+ “Kiến nghị nhằm nâng cao vị thế độc lập của Thấm phán trong hoạt động xét xử” của tác giả Nguyễn Minh Sử đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số tháng 7, 2011.
+ “Một vài ý kiến về hoàn thiện hệ thống Tòa án nhân dân ở nước ta” của tác già Nguyễn Minh Sử đăng trên tạp chí Nhà nước và pháp luật, số tháng 7, 2011.
+ "Cải cách tư pháp và vấn đề tranh tụng" của tác giả Nguyễn Mạnh Kháng, tạp chí Nhà nước và pháp luật số 10.
+ Bài viết về: Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, tương xứng với chức năng, nhiệm vụ “Tòa án là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” của Đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao năm 2013
+ Bài viết về: “Hoạt động của Tòa án nhân dân trong thời kỳ mới” của Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Tưởng Duy Lượng năm 2014.
+ Bài viết về “Cải cách tư pháp nâng tầm vị thế của Hệ thống Tòa án nhân dân” của Tiến sĩ Lưu Bình Nhưỡng, Phó Chánh Văn phòng, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương năm 2014.
Tuy vậy các công trình, bài viết trên chủ yếu đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu chung nhất về tổ chức quyền lực Nhà nước, mối quan hệ trong thực hiện quyền lực nhà nước, về cơ cấu, tổ chức, có công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Tòa án, nhưng khác về phạm vi nghiên cứu (cấp tỉnh, cấp huyện) và thời điểm nghiên cứu. Mặt khác Tòa án nhân dân cấp cao được thành lập theo qui định của Luật tổ chức TAND năm 2014 với những chức năng, nhiệm vụ mới, thẩm quyền rộng hơn nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao hiện nay... Bởi vậy, luận văn tập trung nghiên
cứu về tổ chức và hoạt động của TAND từ thực tiễn TAND cấp cao tại Hà Nội theo hướng có hệ thống và toàn diện hơn, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình đổi mới, đảm bảo tính độc lập, thực hiện tốt chức năng, vai trò Toà án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm của tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn dưới góc độ Luật Hiến pháp và luật Hành chính nhằm làm sáng tỏ lý luận về tổ chức và hoạt động của TAND từ thực tiễn tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND từ thực tiễn Tòa cấp cao tại Hà Nội, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo đảm công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của Tòa án nhân dân nói chung và TAND cấp cao trong hệ thống Tòa án nhân dân ở Việt nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận văn đặt ra các nhiệm vụ cần nghiên cứu như sau:
Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án trong bộ máy nhà nước.
Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao tại Hà Nội, mối quan hệ về tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao tại Hà Nội. Đánh giá những kết quả đạt được trong tổ chức và hoạt động, chỉ ra những hạn chế, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân trong tổ chức và hoạt động của TAND nói chung và TAND cấp cao nói riêng.
Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm bảo đảm công tác tổ chức và
nâng cao chất lượng hoạt động của TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao tại Hà Nội. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của TAND cấp cao tại Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu công tác tổ chức và hoạt động của TAND cấp cao tại Hà Nội
- Về thời gian: Nghiên cứu từ năm 2015 (năm đầu thực hiện Luật Tổ chức TAND) đến năm 2020.
- Về nội dung: Lý luận, cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động, thực trạng và để ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của TAND từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng để nêu, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn.
Phương pháp so sánh, thống kê được sử dụng để cung cấp các số liệu cần thiết , đối chiếu, so sánh, làm rõ các nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Phương pháp mô tả để làm rõ những vần đề về hình thức tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân nói chung và Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội