Phương pháp lịch sử dùng để phân tích, đánh giá, bình luận về thực trạng của công tác tổ chức và hoạt động của Tòa án cấp cao tại Hà Nội
Phương pháp khái quát hóa được dùng để nêu ra và phân tích, đánh giá những thành tựu kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân, giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động.
Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp với các phương pháp và sử dụng các phương pháp khác như: khảo sát thực tiễn, nghiên cứu luật, các báo cáo tổng kết, hồ sơ, bản án các vụ án đã được Tòa cấp cao xét xử từ năm 2015 đến nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của TAND từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội. Góp phần bổ sung vào lý luận về tổ chức và hoạt động của Hệ thống Tòa án nhân dân nói chung và Tòa án nhân dân cấp cao nói riêng. Đề tài cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tư liệu tham khảo trong việc lập kế hoạch, thực hiện việc chỉ đạo điều hành công tác tổ chức và hoạt động của các Tòa án nhân dân, nhằm nâng cao và phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp
cao.
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân - Từ thực tiễn Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội - 1
- Tổ Chức Và Hoạt Động Của Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao
- Chứcnăng, Nhiệmvụ, Quyền Hạncủa Tòaánnhândâncấpcao
- Mối Quan Hệ Giữa Tòa Án Nhân Dân Cấp Cao Tại Hà Nội Với Các Cơ Quan Thực Hiện Quyền Lực Nhà Nước
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
tại Hà Nội.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.
Chương 1
CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ TỐ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO
1.1. Khái quát về tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
1.1.1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước
Học thuyết Mác - Lenin cho rằng khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp không thể điều hòa được thì Nhà nước ra đời. Nhà nước ra đời đã trở thành công cụ bạo lực của giai cấp thống trị, nhằm đàn áp, cai trị giai cấp khác. Giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thống trị về kinh tế, nắm giữ quyền lực chính trị, quản lý xã hội, thể hiện ý chí giai cấp mình thành pháp luật và buộc các giai cấp khác trong xã hội phải tuân thủ. Để ý chí của giai cấp thống trị đi vào cuộc sống, trở thành ý chí chung của toàn xã hội thì nhà nước phải tổ chức ra bộ máy đề thực hiện nhiệm vụ này, đó chính là bộ máy hành pháp với lực lượng đàn áp, cưỡng chế là quân đội và cảnh sát. Đồng thời, để cho pháp luật - ý chí của giai cấp thống trị được tuân thủ trong đời sống xã hội, đòi hỏi phải hình thành một hệ thống cơ quan bảo đảm việc giám sát, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, đó là cơ quan xét xử. Hệ thống cơ quan nhân danh Nhà nước để xét xử các hành vi vi phạm pháp luật chính là Tòa án.
Như vậy, với sự ra đời của Nhà nước thì quyền lực nhà nước được thề hiện bởi: Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp; trong đó quyền tư pháp là quyền xét xử do Tòa án thực hiện và chức năng xét xử không thể tách rời khỏi Nhà nước. Ở chế độ chiếm hữu nô lệ và chế độ phong kiến, Nhà nước chủ yếu được tổ chức theo hình thức quân chủ, nên quyền lập pháp, hành pháp và xét xử đều tập trung vào giai cấp chủ nô và phong kiến. Vì vậy, Tòa án chưa được tổ chức thành hệ thống rõ nét và hoạt động độc lập với các tổ chức khác trong bộ máy nhà nước chiếm hữu nô lệ và phong kiến. Khi giai cấp tư sản và nhà nước tư sản ra đời. Các học giả tư sản trong thời kỳ này đã đưa ra các luận điểm cho rằng cần phải có sự tách bạch quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, trong đó điển hình là tư tưởng của John Locce, Montesquieu... Theo Montesquieu, quyền lực nhà nước được phân chia thành
quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp và tư tưởng phân chia quyền lực này đã trở thành hạt nhân của học thuyết "Tam quyền phân lập". Ông cho rằng để có một Nhà Nước pháp quyền theo quan niệm phân lập quyền lực của Nhà nước tư sản, cũng như các cơ quan nhà nước khác, thì Tòa án phải được tổ chức độc lập, có sự tham gia đối trọng và chế ước, kiểm soát với nhánh quyền lập pháp và hành pháp. Theo quan điểm của giai cấp tư sản thì Tòa án là cơ quan bảo vệ pháp luật quan trọng nhất, bảo vệ công lý và là người trọng tài vô tư, khách quan để đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các tranh chấp phát sinh trong thực tiễn đời sống xã hội. Muốn vậy, hoạt động của Tòa án phải được quy định để không chì giới hạn ở việc xét xử đối với hành vi của các cá nhân mà còn đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước. Hay nói cách khác, sự độc lập của Tòa án với cơ quan lập pháp và hành pháp là đảm bảo quan trọng nhất cho việc bảo vệ các quyền con người, hạn chế sự lạm quyền, xâm hại các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Tuy nhiên, tính độc lập của Tòa án trong Nhà nước tư sản cũng phụ thuộc rất nhiều vào cách thức tổ chức hình thức chính thể, nhưng cho dù được tổ chức theo hình thức chính thể nào thì sự độc lập của Tòa án chính là yếu tố quan trọng nhất để bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì chức năng chung của Nhà nước là quản lý xã hội, biến ý chí của giai cấp thống trị thành pháp luật và dùng các công cụ, biện pháp quyền lực để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện. Để quản lý Nhà nước, quyền lực nhà nước được thể hiện dưới các hình thức là xây dựng pháp luật, tố chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Các hình thức này tương ứng với ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Tư pháp là một lĩnh vực quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích của các chủ thể pháp luật. Như vậy, nói đến tư pháp là nói đến việc xét xử theo pháp luật và quyền tư pháp do hệ
thống Tòa án độc lập thực hiện với chức năng đặc trưng là xét xử, là một phương thức thực thi quyền lực nhà nước. Tòa án là cơ quan nhân danh Nhà nước thực hiện việc xét xử, bảo vệ công lý; hiệu lực, hiệu quả xét xử của Tòa án là thước đo tính dân chủ, công bằng và lòng tin của nhân dân. Bản chất hoạt động xét xử của Tòa án là áp dụng pháp luật và thông qua đó Tòa án chuyển tải, thể hiện quyền lực nhà nước, ý chí của giai cấp thống trị vào đời sống xã hội. Vì vậy, nếu Tòa án hoạt động không minh bạch, khách quan thì công lý không được bảo vệ, trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm. Đồng thời, thông qua hoạt động xét xử, các quy định pháp luật còn được chuyển tải đến các đối tượng khác trong xã hội, giúp họ nhận thức, nâng cao ý thức pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Như vậy, xét xử là chức năng quan trọng nhất của Tòa án. Khi đảm nhận chức năng xét xử, Tòa án có vai trò, vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước. Hoạt động xét xử là hoạt động nhân danh quyền lực Nhà nước để xem xét, đánh giá và phán quyết về tính đúng đắn của hành vi theo pháp luật hay tính công bằng trong các tranh chấp giữa các bên liên quan. Đặc trưng cơ bản của hoạt động xét xử là Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước và sự nhân danh quyền lực nhà nước đã làm cho các bản án, quyết định do Tòa án ban hành được bảo đảm thực thi bởi Nhà nước thông qua các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội, kiểu Nhà nước với chế độ chính trị khác nhau, bộ máy nhà nước được tổ chức khác nhau, trong đó Tòa án có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ cũng khác nhau.
Bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp [25]. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Tòa án nhân dân.
Do vậy, Tòa án nhân dân có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước;
Tòa án thực hiện quyền tư pháp, là nơi thể hiện công lý trong bộ máy nhà nước. Hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp là thước đo sự công bằng trong xã hội. Hoạt động xét xử được coi là hoạt động trọng tâm trong việc thực hiện quyền tư pháp và chức năng xét xử được Hiến pháp quy định là chức năng riêng Tòa án, bởi vậy, tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được quy định tương đối cụ thể trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam. Theo Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.[25], Bằng quy định này, lần đầu tiên trong Hiến pháp, cơ quan thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam được khẳng định là Tòa án nhân dân trong đó hoạt động xét xử là biểu hiện tập trung nhất của quyền tư pháp. Về nội hàm của quyền tư pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp hiên nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau như: Quyền tư pháp được hiểu là hoạt động xét xử của Tòa án và những hoạt động của các cơ quan, tổ chức khác trực tiếp liên quan đến hoạt động xét xử của Tòa án, nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp chế, trật tự pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Có quan điểm Quyền tư pháp là quyền mà Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động,. theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, bao gồm các thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng hành chính. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), Tòa án nhân dân, Cơ quan thi hành án đều thực hiện quyền tư pháp theo những mức độ khác nhau. Theo quan điểm của cá nhân, quyền tư pháp được hiểu: Quyền tư pháp là quyền lực nhà nước giao cho tòa án thực hiện, bao gồm trước hết là quyền xét xử và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; áp dụng, kiểm tra, hoặc hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước hạn chế quyền con người, quyền công dân; áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của
công dân theo quy định của pháp luật; quyết định, giám sát việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án; hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật; kiểm soát hoạt động tư pháp, hoạt động của cơ quan hành pháp theo cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước và các quyền khác bảo đảm để Tòa án thực thi quyền lực tư pháp theo quy định của pháp luật.
Với việc thực hiện chức năng xét xử, Tòa án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân [24]
Chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân được xác định :
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác[24].
Tòa án nhân danh nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam xét xử, những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính; giải quyết những việc dân sự, giài quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp; xem xét và kết luận cuộc đình công hợp pháp hay không hợp pháp. Ngoài ra, Tòa án còn có thẩm quyền giải quyết những việc khác theo quy định cúa pháp luật như: Ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn
hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù; ra quyết định miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm, miễn các khoản thu nộp ngân sách nhà nước; ra quyết định xoá án tích, áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Trong quá trình xét xử vụ án Tòa án phát hiện và kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc Hội[24].
1.1.2. Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân
Với tư cách là một trong các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, để thực hiện vai trò của cơ quan có chức năng xét xử, bảo đảm công lý, tổ chức và hoạt động của Tòa án phải được tổ chức trên cơ sở những nguyên tắc chung đã được Hiến pháp ghi nhận như nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ. Với chức năng riêng của mình so với các cơ quan Nhà nước khác, TAND còn được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc đặc thù:
- Các tòa án được tổ chức độc lập theo theo thẩm quyền xét xử:
Nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013 về TAND, ngày 24/11/2014 Quốc hội khóa XIII đã ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân (Luật TC TAND 2014). Theo đó, các nội dung hiến định mang tính chất cơ bản, nền tảng có liên quan đến TAND và hoạt động xét xử đều được cụ thể hóa trong Luật. Tuy nhiên, Luật TC TAND 2014 không chỉ cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013, mà còn đặt ra quy định mới, mang tính chất nguyên tắc cho tổ chức TAND. Cụ thể, quy định của Điều 5 “Các TAND được tổ chức độc lập theo thẩm quyền xét xử” [24]là một quy định mới chưa được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các bản hiến pháp trước đây.
Tinh thần chủ đạo của nguyên tắc được xác định trong Luật TC TAND 2014 là việc tổ chức TAND phải độc lập, bao gồm các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên trong yêu cầu về tính độc lập của thẩm phán, trong khi đó yếu tố bên ngoài đòi hỏi sự độc lập về tổ chức của TAND. Trước