Phát Triển Du Lịch Cội Nguồn Góp Phần Phát Triển Ngành Du Lịch, Tăng Ngân Sách Và Thúc Đẩy Sự Phát Triển Kinh Tế Của Địa Phương

phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.

Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006): Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển bao giờ cũng xuất phát từ thực tế. Phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, từ yếu đến mạnh, bao hàm trong đó một số giai đoạn phát triển có cả đường cong, đường dích dắc, vừa liên tục vừa đứt đoạn, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Ðó là một quá trình tích lũy và chuyển hóa không ngừng giữa lượng và chất, thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập theo con đường phủ định của phủ định. Nó bao hàm cả những bước tiệm tiến và cả những bước nhảy vọt. Trong quá trình phát triển của mình, trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006).

Theo Nguyễn Ngọc Nông (2004), trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau, các ngành nghề đó hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau. Sự gia tăng về số lượng, chất lượng của các hoạt động dẫn đến sự phát triển của chính hoạt động ngành nghề đó. Sự phát triển bao gồm nhiều vấn đề rộng lớn và phức tạp. Ông cho rằng: Phát triển là xu hướng tự nhiên của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng người, là từ mà con người đưa ra làm mục tiêu cho từng ý tưởng và việc làm của mình, là mục đích mà con người vươn tới.

Trong xã hội, sự phát triển của mỗi cá thể, mỗi tổ chức đều có thể làm ảnh hưởng đến những cá thể khác và ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn xã hội. Mặt khác, những chủ trương, đường lối, chính sách, những chương trình phát triển của một quốc gia cũng đều có tác động mạnh mẽ đến mỗi cá thể trong xã hội. Những tác

động qua lại đó có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển của một quốc gia, một cộng đồng nhưng cũng có thể làm ngưng trệ sự phát triển hoặc đẩy lùi sự phát triển. Qua đó cho thấy, phát triển tác động đến con người theo cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp đó là sự cải thiện về đời sống vật chất và tinh thần. Mục đích của sự phát triển là nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của con người (Nguyễn Ngọc Nông, 2004). Vì vậy, chúng ta cần cố gắng để đạt được sự phát triển theo cách mà nó đem lại lợi ích cho hầu hết mọi người trong xã hội.

Tóm lại, có thể hiểu phát triển là quá trình vận động tiến lên từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa dạng, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chỉ có mục tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp.

b) Khái niệm phát triển du lịch cội nguồn

Phát triển du lịch cội nguồn là quá trình mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tài nguyên du lịch cội nguồn, dịch vụ du lịch cội nguồn, thu hút khách du lịch cội nguồn, góp phần tăng doanh thu, lợi nhuận của hoạt động du lịch cội nguồn và thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, môi trường ở địa phương (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006; Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005).

Phát triển du lịch cội nguồn có nghĩa là sự tăng lên về số lượng và chất lượng du lịch tại khu vực có tài nguyên du lịch cuội nguồn. Có nghĩa là sự kết hợp các hiện tượng, các mối quan hệ nảy sinh từ sự tác động qua lại giữa khách du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền địa phương nơi đón khách du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của khách du lịch đối với công đức tổ tiên, nhân chứng lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc tại các viện bảo tàng, các di tích lịch sử văn hoá, các di sản văn hoá hay các lễ hội địa phương và mục đích của các chủ thể khác tham gia vào các mối quan hệ đó với xu hướng ngày càng rộng hơn, chất lượng hơn, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn và cũng hoàn thiện hơn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Phát triển các hoạt động du lịch cội nguồn phải đáp ứng được các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và quan tâm đến người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch cội nguồn

trong tương lai (Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). Phát triển du lịch cội nguồn cần có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, môi trường trong khi vẫn duy trì được sự toàn vẹn về giá trị văn hóa của dân tộc (Dương Văn Sáu, 2004; Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005). Điều quan trọng trong phát triển du lịch cội nguồn là bảo đảm sự cân bằng giữa số lượng và chất lượng; giữa khai thác và bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch cội nguồn; cân đối giữa yêu cầu phát triển và khả năng quản lý, trong đó nguồn nhân lực du lịch cội nguồn đóng vai trò then chốt để hướng tới sự phát triển bền vững (Dương Văn Sáu, 2004).

Nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ - 4

Phát triển du lịch cội nguồn phải đảm bảo tính bền vững, đó là quá trình phát triển cân đối, sự kết hợp đồng bộ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động du lịch cội nguồn và giữa các mặt kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường của địa phương. Các mặt trong tổng thể đó luôn có mối quan hệ qua lại, gắn bó, hỗ trợ, tác động lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển hoặc cũng có thể kìm hãm nhau nếu sự kết hợp đó không khoa học (Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Hữu Vui, 2006).

Từ những phân tích trên, theo nghĩa rộng có thể hiểu phát triển du lịch cội nguồn là quá trình vận động tiến lên của hoạt động du lịch cội nguồn từ không có đến có, từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đến đa dạng, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, từ chỉ có mục tiêu kinh tế đến có mục tiêu tổng hợp (kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và môi trường), đồng thời quá trình này mang tính ổn định, tạo ra thu nhập, góp phần nâng cao đời sống cho người dân ở địa phương.

Theo nghĩa hẹp, phát triển du lịch cội nguồn là sự tăng lên về giá trị và số lượng tài nguyên du lịch cội nguồn, tăng lên về số lượng và chất lượng cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực cho du lịch cội nguồn, xúc tiến du lịch cội nguồn. Đồng thời, gia tăng kết quả và đóng góp của du lịch cội nguồn cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Trong quá trình nghiên cứu phát triển du lịch cội nguồn ở tỉnh Phú Thọ, luận án phân tích các nội dung phát triển du lịch cội nguồn theo nghĩa hẹp và phát triển du lịch cội nguồn đảm bảo theo nguyên tắc được quy định trong Luật du lịch (Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005):

Phát triển du lịch cội nguồn bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch cội nguồn.

Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch cội nguồn, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cội nguồn.

Bảo đảm sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong phát triển du lịch cội nguồn.

Góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại và giao lưu quốc tế để quảng bá hình

ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Phát triển đồng thời du lịch cội nguồn trong nước và quốc tế, tăng cường thu hút ngày càng nhiều khách du lịch cội nguồn nước ngoài vào Việt Nam.

1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch cội nguồn

Việc phát triển du lịch cội nguồn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, sản phẩm du lịch cội nguồn cũng mang tính liên ngành và có quan hệ với nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Nó thường mang tính đặc thù và không thể so sánh giá cả của nơi này với nơi khác, vì ở mỗi khu vực có những điều kiện phát triển du lịch cội nguồn riêng biệt (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008). Những địa điểm du lịch cội nguồn hấp dẫn sẽ thu hút du khách, từ đó thúc đẩy các ngành thương mại, dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp phát triển. Theo đó, vai trò của phát triển du lịch cội nguồn được biểu hiện qua các nội dung sau:

1.1.2.1. Phát triển du lịch cội nguồn góp phần phát triển ngành du lịch, tăng ngân sách và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương

Phát triển du lịch cội nguồn là một trong những biện pháp hữu hiệu để phát triển và đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng ngành du lịch của địa phương, từ đó đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế của địa phương (Phạm Trung Lương và cs., 2000; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008; Trần Thị Mai, 2009). Du lịch cội nguồn phát triển tạo điều kiện cho người dân sinh sống trong vùng mở rộng kinh doanh, phát triển

kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện đời sống qua các hình thức kinh doanh nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, các sản phẩm quà lưu niệm, các dịch vụ du lịch nhỏ lẻ,... Đồng thời, du lịch cội nguồn có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy các loại hình du lịch khác, tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Do đó, phát triển du lịch cội nguồn góp phần phát triển ngành du lịch, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương đồng thời đẩy mạnh kinh tế phát triển (Lê Thị Thanh Thủy và cs., 2012).

1.1.2.2. Phát triển du lịch cội nguồn sẽ thu hút lao động và tạo ra nhiều việc làm

Hoạt động kinh doanh du lịch cội nguồn đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều ngành, yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành, là cơ sở cho các ngành khác phát triển. Nên việc khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch cội nguồn đòi hỏi điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực đó phải phát triển. Theo đó, sẽ góp phần tạo việc làm cho người lao động thông qua việc phát triển các ngành kinh tế. Đồng thời, khi có một dự án hoạt động thì sẽ thu hút lao động đến tìm việc làm, nhất là những lao động sống trong vùng dự án (Phạm Trung Lương và cs., 2000; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008; Trần Thị Mai, 2009). Như vậy, phát triển du lịch cội nguồn không chỉ mang lại việc làm cho bản thân những người lao động trong ngành mà còn thu hút và tạo việc làm cho cả lao động của các ngành khác trong khu vực.

1.1.2.3. Phát triển du lịch cội nguồn sẽ kích thích đầu tư ở địa phương

Du lịch cội nguồn được tạo nên từ hàng loạt các dịch vụ khác nhau. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng thường có khả năng sinh lợi thấp nên Nhà nước thường là người đứng ra thực hiện công tác này nhằm tạo điều kiện cho du lịch cội nguồn phát triển (Phạm Trung Lương và cs., 2000; Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2008; Trần Thị Mai, 2009). Từ đó, sẽ kích thích sự đầu tư phát triển du lịch cội nguồn của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp, kéo theo sự đầu tư ở các ngành khác trong khu vực như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng,…

1.1.2.4. Phát triển du lịch cội nguồn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc

Khai thác, bảo tồn, bảo vệ và phát huy giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn

là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch cội nguồn nói riêng. Lịch sử đã chứng minh, ý thức về cội nguồn, đồng bào, dân tộc chính là căn nguyên sâu xa làm nên bao chiến thắng kỳ diệu. Và con người luôn nỗ lực thoát khỏi các sự kìm hãm vô hình hoặc hữu hình, để trở về với những giá trị truyền thống, rồi dùng tri thức xây dựng, nhằm làm cho truyền thống ấy thăng hoa và trở thành những giá trị vĩnh hằng (Nguyễn Tiến Khôi, 2013). Phát triển du lịch cội nguồn có ý nghĩa lớn đối với việc khai thác, bảo tồn, bảo vệ các di sản văn hóa dân tộc, di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội ở địa phương. Ngoài ra, phát triển du lịch cội nguồn còn góp phần phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc (Quản Hoàng Linh, 2012; Nguyễn Tiến Khôi, 2013).

1.1.2.5. Phát triển du lịch cội nguồn góp phần khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, lòng yêu nước và giáo dục tính nhân văn cho thế hệ trẻ

Thông qua du lịch cội nguồn, con người được thay đổi môi trường, thỏa mãn được trí tò mò, đồng thời mở mang kiến thức, đáp ứng lòng ham hiểu biết. Du lịch cội nguồn tạo điều kiện cho con người mở mang hiểu biết lẫn nhau, mở mang hiểu biết về lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, đạo đức, chế độ xã hội,... của dân tộc mà du khách viếng thăm. Mặt khác, du lịch cội nguồn còn là phương tiện giáo dục lòng yêu đất nước, giáo dục tính nhân văn cho thế hệ trẻ, giữ gìn và nâng cao truyền thống dân tộc (Nguyễn Tiến Khôi, 2013). Thông qua các chuyến du lịch cội nguồn, người dân có điều kiện làm quen với cảnh đẹp, với lịch sử và văn hóa dân tộc, qua đó thêm yêu đất nước mình.

1.1.3. Đặc điểm phát triển du lịch cội nguồn

Du lịch cội nguồn thực chất là loại hình du lịch sử dụng tài nguyên văn hóa, tinh thần. Theo đó, du lịch cội nguồn chỉ là tên gọi theo tài nguyên được sử dụng cho hoạt động phát triển du lịch. Phát triển du lịch cội nguồn bao hàm những đặc điểm của phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch, đó là phát triển loại sản phẩm phi vật chất, chất lượng sản phẩm phần lớn phụ thuộc sự cảm nhận của khách du lịch cội nguồn, đây là loại sản phẩm không thể chuyển đổi quyền sở hữu dịch vụ, không thể di chuyển dịch vụ và là dịch vụ trọn gói. Bên cạnh đó, phát triển du lịch cội nguồn còn có những đặc điểm riêng, đó là:

1.1.3.1. Phát triển du lịch cội nguồn gắn liền với việc phát huy các giá trị văn hóa dân tộc

Du lịch cội nguồn là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tri ân của du khách đối với tổ tiên, nhân vật lịch sử, giá trị nhân văn của dân tộc (Lê Thị Thanh Thủy và Phạm Quang Sáng, 2010). Du lịch cội nguồn mang tới cho khách du lịch những tư liệu, hình ảnh, phong tục tập quán,… của các thế hệ cha ông, của dân tộc được hình thành trong lịch sử. Hoạt động này giúp cho du khách tìm hiểu diện mạo cuộc sống của các thế hệ tổ tiên, đồng thời cũng thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Du lịch cội nguồn là dịp để các thế hệ đương thời hướng về cội nguồn dân tộc, tri ân công đức tổ tiên, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Du khách tham gia hoạt động du lịch cội nguồn là thực hiện hành trình về với ký ức dân tộc, cũng là về với những giá trị nhân văn sâu sắc của dân tộc. Ngay cả du khách nước ngoài cũng coi đây là cơ hội giúp họ hiểu đầy đủ hơn về bề dày lịch sử cùng truyền thống vẻ vang của dân tộc mà họ viếng thăm. Do đó, phát triển du lịch cội nguồn luôn gắn liền với việc phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc.

1.1.3.2. Phát triển du lịch cội nguồn luôn gắn với địa bàn hoạt động là các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và các lễ hội

Phát triển du lịch cội nguồn là phát triển hoạt động du lịch tại những nơi có tài nguyên du lịch cội nguồn. Do đó, các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và các lễ hội là địa bàn hoạt động chủ yếu của du lịch cội nguồn (Dương Văn Sáu, 2004; Nguyễn Thị Huệ, 2008). Trên thực tế, những chuyến du lịch cội nguồn đều có hoạt động tại các di tích lịch sử văn hóa và lễ hội, thiếu những đối tượng đó, tức là thiếu đi nội dung và địa chỉ của du lịch cội nguồn. Trong kho báu các di sản của quá khứ để lại, các lễ hội là một trong những tài nguyên quý giá nhất của du lịch cội nguồn, vì thế, các lễ hội ngày càng được phát triển cả về hình thức, nội dung, thời gian lẫn quy mô và nó là địa bàn hoạt động chính của du lịch cội nguồn. Bên cạnh đó, các di tích lịch lịch sử văn hóa, bảo tàng với không gian vật chất cụ thể, chứa đựng các giá trị điển hình lịch sử cũng là địa bàn hoạt động không thể thiếu của phát triển du lịch cội nguồn.

1.1.3.3. Phát triển du lịch cội nguồn gắn liền với công tác bảo tồn, sưu tầm và khôi phục các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng hay lễ hội ở địa phương

Hoạt động của các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng và lễ hội là một khâu quan trọng trong dây chuyền hoạt động của du lịch cội nguồn (Nguyễn Thị Huệ, 2008; Lê Thị Thanh Thủy và Phạm Quang Sáng, 2010). Những nhà khoa học lịch sử, khoa học nhân văn trong đó có những người làm công tác bảo tồn di tích, tổ chức lễ hội đã tạo cơ sở cho loại hình du lịch cội nguồn phát triển. Họ là những người nghiên cứu để xác định giá trị của hệ thống các di tích và cũng chính họ công phu nghiên cứu sưu tầm để dựng nên các bảo tàng, phục dựng các lễ hội truyền thống, các trò diễn dân gian,… để du lịch cội nguồn đứng trên cái nền đó mà phát triển. Do đó, phát triển du lịch cội nguồn luôn gắn liền với việc bảo tồn, sưu tầm và khôi phục các di sản văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, bảo tàng, lễ hội ở địa phương.

1.1.3.4. Phát triển du lịch cội nguồn có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ trong sự phát triển của các ngành khác

Việc phát triển du lịch cội nguồn sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác, vì sản phẩm du lịch cội nguồn mang tính liên ngành có quan hệ đến nhiều lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Du lịch cội nguồn phát triển sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của du khách. Xuất phát từ nhu cầu này của du khách mà kinh tế du lịch không ngừng mở rộng hoạt động của mình thông qua mối quan hệ liên ngành trong nền kinh tế, đồng thời làm biến đổi cơ cấu ngành trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa, phát triển du lịch cội nguồn đòi hỏi các hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho du khách phải có chất lượng cao, phong phú và hấp dẫn, cho nên các doanh nghiệp phải không ngừng sáng tạo, cải tiến, phát triển sản phẩm. Theo đó, các doanh nghiệp phải đầu tư trang thiết bị, tuyển chọn và sử dụng lao động có tay nghề cao để đáp ứng được nhu cầu của du khách. Vì vậy, phát triển du lịch cội nguồn không cạnh tranh mà có mối quan hệ chặt chẽ hữu cơ trong sự phát triển các ngành khác.

1.1.4. Nội dung phát triển du lịch cội nguồn

1.1.4.1. Phát triển tài nguyên du lịch cội nguồn

Khi phát triển du lịch, mỗi địa phương đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút du khách. Và, tài nguyên du lịch chính là cơ sở để tạo nên sắc

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 12/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí