Hệ Số Icor Và Trưởng Inh Tế Việt Na Giai Đoạn 1995 – 2019


Giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng cũng có sự biến động khác biệt giữa các năm. Năm 2006-2007 đã đánh dấu thành công trong quá trình hội thập kinh tế quốc tế là chính thức được kết nạp vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Sau 5 năm gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực thể hiện ở tốc độ tăng GDP năm 2006 đạt 6,98%, năm 2007 đạt 7,13%. Đây là thời kỳ có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn này và cũng cao nhất trong cả giai đoạn 2006-2016. Tốc độ tăng GDP của Việt Nam năm 2007 cao nhất trong các nước SE N (6,1%), đứng vị trí thứ 3 Châu Á sau Trung Quốc (11,3%) và Ấn Độ (khoảng 9%). Thành tựu lớn nhất năm 2007 của nước ta là việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt mức kỷ lục.

Tổng số vốn đầu tư nước ngoài bao gồm vốn đăng ký mới và vốn tăng thêm của các dự án cũ bổ sung cả năm 2007 đạt trên 20,3 tỉ USD tăng 69,17% so năm 2006 (12 tỉ USD) và gần bằng vốn đầu tư của 5 năm 1991-1995 là 17 tỉ USD, là mức cao nhất từ trước đến thời điểm này. Vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào các ngành dịch vụ, công nghiệp và nông – lâm thuỷ sản trong đó: ngành dịch vụ 63,7%, công nghiệp 35,0%, ngành nông - lâm nghiệp thủy sản 1,3%. Đóng góp vào kết quả tăng trưởng năm 2007 của kinh tế phải kể đến sự tăng trưởng của các ngành sản xuất và dịch vụ. Tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,6% đạt kế hoạch đề ra (10,5-10,7%); khu vực dịch vụ tăng 8,68% vượt kế hoạch đề ra (8,0-8,5%). Về giá trị sản xuất công nghiệp (t nh theo giá so sánh năm 1994) năm 2007 tăng 17,1% so với năm 2006, trong đó khu vực kinh tế nhà nước tăng 10,3%; khu vực ngoài nhà nước tăng 20,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,2%. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã làm suy giảm tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế trong đó có Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn giảm từ 7,05% giai đoạn 2006-2007 xuống còn 5,83% giai đoạn 2008-2010.

Trong giai đoạn 2006-2019, vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng cả về quy mô và tốc độ tăng, tuy nhiên tỷ lệ tăng vốn đầu tư công rất biến động, tăng mạnh trong giai đoạn 2008-2010 đặc biệt là năm 2009 do k ch cầu đầu tư của Ch nh phủ và giảm mạnh


nhất vào năm 2011 do ch nh sách thắt chặt chi tiêu công. Hiệu quả của việc đầu tư vốn đối với nền kinh tế được thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng GDP. Hình 2.10, mô tả sự quan hệ biến động theo thời gian của hai chỉ tiêu: tỷ lệ tăng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước và tỷ lệ tăng tưởng GDP. Ta thấy, có những thời kỳ vốn đầu tư của khu vực Nhà nước tăng nhanh nhưng tỷ lệ tăng GDP chưa tương xứng.

Hình 2.11: Hiệu quả đầu tư c ng qua ICOR


Nguồn Tổng cục th ng kê và tính toán của tác giả Vốn đầu tư toàn xã hội 1

Nguồn: Tổng cục th ng kê và tính toán của tác giả

Vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh chủ yếu là do đầu tư công (chiếm tỷ trọng cao nhất) tăng rất mạnh mẽ, giữ mức trên 53% trong suốt cả thập kỷ từ 1996- 2005. Trong giai đoạn 2006-2010 xuống còn 39,1% và tiếp tục giảm còn 38,4% trong giai đoạn 2011-2019 (Bảng 2.2). Hệ số Vốn đầu tư công/GDP luôn chiếm tỷ lệ cao và tăng mạnh hơn các thành phần vốn đầu tư từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong nước và khu vực FDI. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy hiệu quả đầu tư công luôn thấp hơn hiệu quả đầu tư toàn nền kinh tế và các khu vực đầu tư còn lại khi đánh giá thông qua chỉ số ICOR thể hiện ở Hình 2.11và Hình 2.12. Trong đó giai đoạn 2011 - 2019, khoảng cách giữa hệ số ICOR của Vốn đầu tư công so với các thành phần còn lại khá cao, cao hơn so với giai đoạn 2006-2010.


Hình 2.12: Hệ số ICOR và trưởng inh tế Việt Na giai đoạn 1995 – 2019


Nguồn S liệu của Tổng cục Th ng kê IMF và tính toán của tác giả Kết quả 2

Nguồn: S liệu của Tổng cục Th ng kê, IMF và tính toán của tác giả

Kết quả từ Hình 2.9 và Hình 2.10 cho thấy, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trong giai đoạn 1995-2019. Hiệu quả của đầu tư công ở Việt Nam trong giai 2011-2019 có hệ số ICOR trung bình của nền kinh tế là 6,25 trong khi của giai đoạn 2006-2010 là 6,08. Thế nhưng tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn từ năm 2011-2019 đạt trung bình ở mức 6,3%/năm, cao nhất là năm 2018 và 2019 (trên 7%). Và kết quả ở hình 3.10, thể hiện tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư công phần lớn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khá nhiều năm (các năm 2009, 2012-2014, 2016). Như vậy, trung bình 1 đồng vốn đầu tư công giúp GDP tăng 0,42 đồng. Trong khi đó, 1 đồng vốn đầu tư từ khu vực FDI làm GDP tăng 0,73 đồng; từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước và hộ dân cư làm GDP tăng 0,45 đồng. Điều này cho thầy việc tái cơ cấu đầu tư công trong giai đoạn 2011-2019 vẫn chưa thực sự tạo ra tác động lớn tới tăng trưởng kinh tế, hay có thể nói cách khác rằng sự đầu tư công chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản nhất là do sự yếu kém trong các khâu của hệ thống quản lý đầu tư công của Việt Nam. Từ các khâu phê duyệt dự án, giải ngân vốn đầu tư, thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện dự án đầu tư công.

Điển hình tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng mạnh vào giai đoạn 2006-2007,


mức tăng trưởng GDP trung bình là 7,05%, cao hơn mức tăng trưởng giai đoạn 2006-2019 (6,18%) mặc dù tỷ lệ tăng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước giảm xuống. Từ nửa cuối năm 2007, khi các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu trở nên khó khăn như: sự bất ổn trên thị trường tài ch nh, giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng của các nước công nghiệp chậm lại; Ch nh phủ đã ưu tiên chuyển hướng sang ổn định kinh tế. Trong đó, Ch nh phủ thực hiện cắt giảm chi tiêu công bằng việc ngừng các dự án đầu tư công kém hiệu quả và tạm dừng các dự án mới. Kết quả là, năm 2008 tỷ lệ tăng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước giảm xuống với tốc độ âm 3,09%, tỷ lệ tăng trưởng GDP giảm từ 7,13% năm 2007 xuống 5,66% năm 2008. Một điểm chú ý trong giai đoạn này là cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng tài ch nh bắt đầu ở Mỹ rồi lan rộng đến toàn bộ hệ thống tài ch nh có ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Cùng với việc thực hiện các ch nh sách khác, Ch nh phủ đã thực hiện gói k ch cầu đẩy tỷ lệ tăng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước lên 22,56% vào năm 2009 trong khi đó tăng trưởng kinh tế vẫn tiếp tục suy giảm. Bước sang giai đoạn 2011-2019, Ch nh phủ bắt đầu thu lại ch nh sách k ch cầu, thực hiện các ch nh sách thắt chặt trong nước để đối phó với những bất ổn kinh tế vĩ mô, nền kinh tế Việt Nam phục hồi nhanh chóng từ sau khủng hoảng kinh tế. Trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 6,06% (cao hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực Nhà nước là 5,45%). Sự biến động này cho thấy cách thức tăng trưởng trong thời kỳ này là đã dần dần chuyển từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu.

Trong giai đoạn 2006-2010 hệ số ICOR của khu vực công tăng liên tục đỉnh điểm là năm 2009 với mức 11,47. Sự biến động của này chứng tỏ hiệu quả đầu tư của khu vực công trong giai đoạn này giảm liên tục. Lý do giải thích sự tăng lên mạnh của hệ số ICOR là Chính phủ tiếp tục mở rộng ch nh sách đầu tư công nhằm tăng vốn đầu tư cho khu vực này đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Giai đoạn 2011-2019, hiệu đầu tư của khu vực công ngày càng được cải hiện hơn: hệ số ICOR có xu hướng giảm xuống, sau khi tăng cao vào giai đoạn 2009- 2010 hệ số ICOR giảm xuống mức 7,35 vào năm 2012 rồi tăng lên 10,62 vào năm


2014 và đạt mức 8,26 vào năm 2019. Điều này thể hiện để tạo ra được một đơn vị giá trị gia tăng thì cần nhà nước cần đầu tư lượng vốn t hơn. Kết quả này có được là do trong giai đoạn 2011-2019, nhiều văn bản Luật được thay thế văn bản Luật cũ, cũng như văn bản Luật mới được ban hành đã tác động đến hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước như: Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi 2013 và Luật Xây dựng 2014, Luật Đầu tư công 2014...

Lý do là kể từ năm 2011, năm bắt đầu triển khai tái cấu trúc đầu tư công Chính phủ thực hiện mở rộng và tăng cường quản lý về đầu tư công. Hàng loạt các văn bản pháp luật về đầu tư công được sửa đổi, xây dựng và ban hành tạo hành lang pháp lý đồng bộ nằm tăng cường quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư công góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư. Một nội dung quan trọng trong tái cấu trúc đầu tư công là việc triển khai chỉ thị số 1792/CT-TTG của Thủ tướng Ch nh phủ : Về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Ch nh phủ vào cuối năm 2011. Sự quyết tâm của ch nh phủ trong việc quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiểu chỉnh phủ được thể hiện qua các nguyên tắc sau:

(i) Việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải bám sát mục tiêu và định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 của cả nước và của các ngành, các địa phương.

(ii) Từng bước điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng giảm dần đầu tư công. Tăng cường các biện pháp huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có khả năng thu hồi vốn.

(iii) Trong khi chưa sửa đổi phân cấp quản lý đầu tư, các Bộ, ngành, địa phương phải tuân thủ đúng quy chế hiện hành về quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tư (kể cả dự án mới và dự án điều chỉnh quyết định đầu tư),

(iv) Việc bố trí vốn từ ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải được lập theo kế hoạch đầu tư 5 năm phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã


hội và được phân khai ra kế hoạch đầu tư từng năm. Riêng kế hoạch vốn đầu tư của giai đoạn 2011 - 2015 thì lập kế hoạch đầu tư hàng năm cho năm 2011, 2012 và kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015). Việc xây dựng kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ năm 2012 phải t nh đến cân đối chung của cả giai đoạn 2011 - 2015. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch đầu tư 3 năm (2013 - 2015 ) trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2012; trong đó dự kiến về khả năng nguồn vốn và cân đối vốn theo ngành, lĩnh vực; mức vốn bổ sung có mục tiêu của 3 năm (có chia ra từng năm) để các Bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng và triển khai thực hiện đầu tư. Tương tự như vậy cho giai đoạn 2016-2020.

(v) Đối với việc quản lý và phân cấp quản lý đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ sẽ có quy định cụ thể về cơ chế quản lý các chương trình này.

Chỉ thị 1792 đã khắc phục được tình trạng phê duyệt nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Ch nh phủ , quyết định đầu tư dàn trải, phân tán như thời kỳ trước được hạn chế.

Sau chỉ thị 1792, nhằm góp phần quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư công Thủ tướng ch nh phủ cũng bàn hành một số chỉ thị như: Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2012 về loại bỏ những rào cản và hoàn thiện cơ chế, chính sách để nâng cao hiệu quả đầu tư, Chỉ thị số 14/CT-TTg năm 2013 về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, trái phiếu chỉnh phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg năm 2013 về việc tăng cường đẩy mạnh công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành sử dụng vốn nhà nước…

Năm 2015, rất nhiều văn bản liên quan tới đầu tư công được ban hành trong đó quan trọng nhất là Luật đầu tư công được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/1/2015. Luật đầu tư công ra đời thiết lập một khuôn khổ thống nhất trên tất cả các giai đoạn của quản lý đầu tư công từ lập kế hoạch đến thẩm định, phê duyệt và giao kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản có tác động tích cực tới đầu tư công như: Nghị định số


15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nghị định này đã mở rộng cánh cửa thu hút nguồn lực của khu vực ngoài nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực nút thắt của nền kinh tế nước nhà như kết cấu hạ tầng, cung ứng dịch vụ công, khoa học công nghệ, kh tượng thủy văn, khu công nghiệp, khu công nghệ cao...; Nghị định số 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư…

Bảng 2. 3: ICOR của hu vực Nhà nước và toàn bộ nền inh tế



2006 - 2010

2011 – 2019

ICOR của toàn bộ nền kinh tế (ICOR)

6,08

6,27

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

6,32

5,96

ICOR của khu vực Nhà nước (ICOR_NN)

8,64

8,67

ICOR_NN/ICOR

1,42

1,38

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 255 trang tài liệu này.

Nguồn:Tổng cục th ng kê và tính toán của tác giả Có nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả của đầu tư công, song đều dựa trên những giả định quan trọng bởi đầu tư công nhiều khi còn gắn với các mục tiêu phi kinh tế và có các tác động lan tỏa đến các khu vực khác. Nếu giả thiết hiệu quả của đầu tư công bằng với hiệu quả của đầu tư từ các khu vực khác, chỉ số hiệu suất vốn

- sản lượng (ICOR) có thể được sử dụng để t nh hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế. Theo đó, hệ số ICOR của Việt Nam đã tăng từ mức bình quân 6,18% trong giai đoạn 1996-2000 lên 7,04% trong các năm 2001-2005 trước khi giảm trở lại còn 6,18% giai đoạn 2006- 2010. Bảng 2.7 cho thấy, ICOR của khu vực Nhà nước luôn cao hơn ICOR của toàn bộ nền kinh tế trong cả 2 giai đoạn 2006-2010 và 2011- 2019. Cụ thể, giai đoạn 2006-2010, để tăng một đồng GDP cần phải đầu tư vốn Nhà nước cao hơn 1,42 lần so với lượng vốn trung bình của nền kinh tế, con số này giảm xuống chỉ còn 1,38 lần trong giai đoạn 2011-2019 . Điều này có nghĩa hiệu quả đầu tư của khu vực Nhà nước thấp hơn của toàn bộ nền kinh tế. Đầu tư của khu vực nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư toàn nền kinh tế, nhưng hiệu quả thấp nên đã làm giảm mức hiệu quả đầu tư chung của nền kinh tế.


Hình 2.13: ICOR trung bình của một số quốc gia Châu Á giai đoạn 2011-2014


Nguồn Trần Xuân Vinh 20 6 So sánh với các nước trong khu vực chỉ số ICOR của 3

Nguồn:Trần Xuân Vinh 20 6

So sánh với các nước trong khu vực, chỉ số ICOR của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2014 cao hơn Malaysia, Philippines và Indonesia và Lào. Cụ thể, chỉ số ICOR của Việt Nam là 6,92 thì của Indonesia chỉ là 3,86; Philippines là 4; Malaysia là 5,1. Thậm ch , so với Lào nền kinh tế “được coi là” kém phát triển hơn, ICOR của Việt Nam còn cao gấp hơn 2,5 lần (ICOR của Lào chỉ có 4,2). Như vậy, hệ số ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực. T nh toán cho thấy ICOR của khu vực kinh tế nhà nước thậm ch còn cao hơn nhiều so với các khu vực khác, phản ánh hiệu quả đầu tư công ở Việt Nam còn tương đối thấp (Hình 2.13). Tuy nhiên, cũng nhận thấy rằng việc sử dụng ICOR để đánh giá hiệu quả đầu tư công ở Viêt Nam chưa thật ch nh xác theo như thông lệ quốc tế.

Theo Trần Xuân Vinh (2016), đầu tư công của Việt Nam có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay, dù cơ cấu trong tổng đầu tư có biến động do đầu tư ở các khu vực khác. Nguồn lực cho đầu tư công liên tục được bổ sung cho thấy khu vực kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng trong đầu tư và phát triển kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư tập trung khá nhiều ở các ngành hạ tầng, trong khi ít tập trung vào các ngành trực tiếp phục vụ phát triển con người (như giáo dục, y tế). Hiệu quả của đầu tư công nhìn chung còn hạn chế, thấp hơn so với khu vực tư nhân và thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế ở Đông Á trong thời kỳ phát triển tương ứng.

Xem tất cả 255 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí