Thực Trạng Công Tác Tổ Chức Giáo Dục Pháp Luật Ở Trường Thpt

Kết luận chương 1


Tóm lại, từ nghiên cứu các vấn đề lí luận chung, đặc biệt là nghiên cứu giáo dục pháp luật, nghiên cứu và tìm hiểu luật trong hệ thống các phương pháp tiếp cận hiện đại, chúng tôi có nhận xét như sau:

- Pháp luật là một hiện tượng xã hội nhưng rất gần gũi và cần thiết đối với đời sống của con người. Giáo dục pháp luật, luât cho mọi công dân là một nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội, trong đó giáo dục nhà trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Giáo dục nhà trường thông qua nội dung chương trình các môn học và các hoạt động giáo dục có ưu thế đặc biệt trong việc hình thành kiến thức pháp luật, hành vi pháp luật đúng đắn cho học sinh.

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc tổ chức GDPL, GDLGTĐB cho học sinh các trường THPT để xác định mục tiêu, bản chất của nhiệm vụ giáo dục pháp luật, của luật trong nhà trường là hình thành nhận thức, hiểu biết về pháp luật, coi trọng mục đích cảm xúc, hình thành động cơ và hành vi tích cực theo pháp luật, hành vi của nhân cách là kết quả cuối cùng của GDPL, GDLGTĐB, cả 3 mục đích trên tác động qua lại hữu cơ tạo thành một hệ thống.

- Khi tiến hành GDPL, GDLGTĐB phải hướng vào các mục tiêu đồng bộ, không thể tác động thiếu hệ thống và cần tuân thủ theo nguyên tắc giáo dục: trang bị kiến thức, hình thành tình cảm, giáo dục thói quen xử sự hợp pháp.

Với vấn đề cụ thể là "Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT" cần quan tâm tới:

- Các nhà làm luật, các chuyên gia về luật xem xét, đánh giá cụ thể các văn bản luật, cụ thể là luật giao thông đường bộ đã phù hợp với thực tế xã hội hay chưa. Khi tiến hành giáo dục pháp luật, cụ thể là luật giao thông đường bộ cần quan tâm tới những yếu tố nào?

- Các văn bản, các thiết chế đã đưa ra việc tổ chức giáo dục như thế nào cho phù hợp nhất hay chưa? Việc tổ chức lực lượng giáo dục luật để luật đi vào cuộc sống là vấn đề vào cuộc của toàn xã hội.

- Việc GDPL nói chung và GDLGTĐB phải dựa trên nền tảng học vấn phổ thông để xác định cách diễn đạt, ngôn ngữ, mức độ và liều lượng thông tin, cách thức tiến hành, các thức thực hiện sao cho hiệu quả nhất.

- Khả năng nhận biết của đối tượng học sinh về các vấn đề pháp luật, luật phụ thuộc vào các yếu tố: mức độ hiểu các văn bản; xử lí các tình huống (có tính chất ví dụ để minh họa); phương pháp giáo dục nhà trường; các phương tiện thông tin và truyền thông (báo, truyền hình, Internet…); đặc biệt là cách xử thế của xã hội với hành vi vi phạm pháp luật, luật (cách hành xử của trật tự viên, bảo vệ, công an, các cán bộ quản lí…).

- Với Luật giao thông đường bộ, nó là một luật trong vài trăm bộ luật, nhưng có sức ảnh hưởng của nó tới đời sống xã hội rất cao. Nó ảnh hưởng tới tâm lý, tình cảm, kinh tế, trật tự xã hôi, đến việc hình thành hành vi thói quen, đến sự pháp triển kinh tế tổng thể. Ai cũng hiểu không thực hiện Luật Giao thông đường bộ là sai, ai cũng biết không đội mũ bảo hiểm là sai nhưng đôi khi vì thói quen, vì việc xử lý chưa triệt để các hành vi vi phạm của các cơ quan chức năng dẫn đến nhờn luật. Cho lên trong việc đưa mọi người tới việc thực hiện đúng các văn bản luật cần sự vào cuộc của tất cả các ngành, các cấp, từ trung ương tới địa phương dưới sự chỉ đạo chung của Đảng, Nhà nước, Chính phủ xuống tới cấp tỉnh/TP trực thuộc TW; huyện/TX/TP trực thuộc tỉnh, Quận; xã/ phường/thị trấn; thôn, xóm/khu dân dư, tổ dân phố.

Nói tóm lại: Muốn giáo dục một nội dung diễn ra thường xuyên, liên tục như luật giao thông đường bộ đi vào cuộc sông, cần phải có sự vào cuộc của tất cả bộ máy nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, của ngành giáo dục và đào tạo, của toàn xã hội. Cho lên việc "Tổ chức các lực lượng trong việc giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT" là việc làm không của riêng ai.

Chương 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG TRONG GIÁO DỤC LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG, TỈNH HẢI DƯƠNG


Như đã giới thiệu ở phần Mở đầu của luận văn, để nghiên cứu thực trạng hoạt động tổ chức giáo dục pháp luật cho học sinh, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở một số trường THPT tại thành phố Hải Dương. Tuy nhiên, cách tiếp cận giáo dục đòi hỏi phạm vi rộng hơn đề tài nghiên cứu, là phải tiến ra cả tỉnh, cả nước, vì nó liên quan đến chế độ chính trị của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là nhận định về kết quả giáo dục pháp luật trong nhà trường. Trong phạm vi này, thành phố Hải Dương được coi là nghiên cứu trường hợp (Case Study).

2.1. Thực trạng công tác tổ chức giáo dục pháp luật ở trường THPT

Hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta hiện nay được phân thành 3 cấp: Tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Việc phân cấp học này căn cứ chủ yếu vào độ tuổi học sinh sao cho phù hợp với nội dung chương trình, hình thức, phương pháp giáo dục. Trong những năm qua, nội dung giáo dục pháp luật cụ thể cho từng cấp học, lớp học cũng được thể hiện như sau:

- Ở tiểu học: kiến thức GDPL được xây dựng lồng vào chương trình môn học đạo đức.

- Ở trung học cơ sở: kiến thức PL được lồng ghép vào nội dung giáo dục công dân.

- Ở trung học phổ thông: kiến thức PL được đưa vào môn giáo dục công dân chiếm tỷ trọng 50% khối kiến thức môn học này.

Mục đích của giáo dục pháp luật cho học sinh THPT là giúp cho học sinh nắm được sự cần thiết của PL, một số khái niệm cơ bản về PL, nội dung cơ bản của một số ngành luật thông qua một số văn bản pháp luật quan trọng như Hiến pháp và một số bộ luật. Nhà trường giáo dục học sinh thái độ tôn trọng PL,

đồng tình với những hành vi phù hợp PL, phản đối những hành vi vi phạm pháp luật, thái độ tích cực bảo vệ pháp luật, bảo vệ nhà nước. Về hành vi, giúp cho học sinh biết định hướng xây dựng hành vi, thói quen xử sự theo PL, bảo vệ PL, có khả năng nhận xét, phân tích đánh giá có luận cứ những hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là vi phạm pháp luật, biết tuyên truyền vận động người khác tôn trọng và làm theo PL, tránh những hành vi sai trái.

Về nội dung cụ thể của giáo dục pháp luật ở THPT: chương trình GDPL được biên soạn và giảng dạy trong môn GDCD và chiếm một tỷ trọng tương đối lớn (bố trí giảng 24 trên tổng số 41 tiết lý thuyết trong môn Giáo dục công dân) và được dạy ở lớp 12. Nội dung này được biên soạn và sắp xếp theo một trật tự, hợp logic của nhận thức và hành động. Mở đầu chương trình là những vấn đề mang tính khái quát giúp hình thành quan điểm thông qua việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về vai trò quản lý xã hội bằng PL, giúp cho các em thấy tính tất yếu, cần thiết, khách quan của việc nhà nước dựa vào PL, dùng pháp luật để quản lý xã hội. Từ xuất phát điểm đó, chương trình gồm những nội dung của một số luật, ngành luật cụ thể, thiết thực giúp học sinh nắm được những khái niệm cơ bản, những nguyên tắc chung, những quyền và nghĩa vụ của công dân trong các quan hệ pháp luật trong một số mặt của đời sống. Từ những cơ sở trên đây, nội dung GDPL được xây dựng thành các yêu cầu nhằm kích thích học sinh nâng cao trách nhiệm công dân bằng hành động thiết thực.

Theo chương GDPT thì GDPL được đưa vào giảng dạy chủ yếu là ở lớp 12 (trong môn Giáo dục công dân), Còn đối với lớp 10, lớp 11, nội dung môn GDCD gồm những vấn đề ít tính pháp lý. Chẳng hạn như lớp 10 gồm những vấn đề: công dân, gia đình, cộng đồng, quốc gia, nhân loại và lớp 11 gồm những vấn đề: công dân với kinh tế, công dân với đạo đức.

Nội dung giáo dục pháp luật ở lớp 12 gồm 3 nhóm vấn đề:

- Nhóm vấn đề thứ nhất gồm những tri thức pháp luật cơ bản nhằm làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết của PL trong đời sống, sự cần thiết phải quản lý xã hội theo PL. Từ đó, học sinh sẽ ý thức được ý nghĩa thiết

thực của việc học PL.

- Nhóm vấn đề thứ hai gồm những khái niệm PL cơ bản nhất. Thí dụ: Quy phạm pháp luật, Quan hệ pháp luật, Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý. Được học những vấn đề này, học sinh có thể tự tìm hiểu pháp luật, biết cách vận dụng PL để thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp lý của mình để đấu tranh bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Nhóm vấn đề thứ ba gồm những vấn đề cơ bản về các văn bản pháp luật quan trọng, về các ngành luật liên quan thường xuyên, phổ biến đến mọi người dân. Nhóm vấn đề này giúp cho học sinh biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với những quy định của PL. Như những quy định trong Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự.

Nghiên cứu toàn bộ nội dung GDPL được triển khai trong trường phổ thông và thể hiện trong nội dung 2 môn đạo đức và GDCD thấy rằng học sinh ở tất cả các lớp, các bậc học đã được học PL với những mức độ và biểu hiện khác nhau. Nội dung này gồm từ những vấn đề đơn giản, dễ tiếp thu và được nâng dần lên, mở rộng ra để phù hợp với nội dung giáo dục trong trường phổ thông các cấp. Với việc triển khai môn học pháp luật như vậy, học sinh sẽ từng bước làm quen với nội dung giáo dục mới và lĩnh hội kiến thức của nó một cách tự nhiên và ý thức được sự thiết thực, bổ ích của môn học.

Tóm lại, giáo dục pháp luật trong trường phổ thông có vị trí đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong việc hình thành những thế hệ công dân - người lao động đáp ứng các yêu cầu hiện tại và tương lai của xã hội. Tuy nhiên, ý thức tôn trọng, chấp hành PL của học sinh THPT hiện nay còn thấp, chất lượng dạy học các nội dung PL chưa cao, tính tích cực học tập của học sinh còn nhiều hạn chế, sách giáo khoa đã trở nên lạc hậu, nhiều nội dung không phù hợp với đặc điểm lứa tuổi THPT hiện nay, tài liệu, đồ dùng dạy học thiếu thốn, thời lượng dành cho một bài học ít, phương pháp giảng dạy còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn, chưa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. Kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục đã chỉ ra rằng, với nội dung pháp luật và những yếu tố liên

quan, để nâng cao chất lượng của công tác này đòi hỏi sự tham gia toàn diện của các lực lượng giáo dục và sự nỗ lực cao của bản thân người học.

2.2. Đánh giá chung về công tác tổ chức giáo dục pháp luật, và cụ thể với tổ chức giáo dục Luật giao thông đường bộ trong trường học

Giáo dục pháp luật trong trường THPT vừa là một hoạt động có tổ chức dựa trên cơ sở lý luận và có căn cứ thực tiễn, bao gồm hàng loạt những hoạt động khác nhau từ việc nghiên cứu, tổ chức hoạt động, biện pháp giáo dục và giảng dạy để đưa nội đung GDPL đến với học sinh một cách có hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu đã định. Mục tiêu GDPL và cụ thể với việc tổ chức phối hợp giáo dục Luật giao thông đường bộ là một vấn đề lớn được xác định ở mục tiêu giáo dục nhân cách, nó chi phối mọi khâu, mọi mắt xích, mọi yếu tố liên quan. Quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về thực trạng tổ chức GDPL trong trường phổ thông, đã cho thấy: để đạt được mục tiêu của GDLGTĐB trong trường THPT, cần một quá trình không ngừng nghiên cứu, tìm tòi với nhiều nỗ lực, đầu tư lớn của xã hội, chính quyền các cấp, của nhà trường, gia đình và của học sinh. Ở nước ta, công tác GDPL và cụ thể là GDLGTĐB mới được triển khai nên phải xác định đó là công việc cần được tiếp tục đổi mới để ngày càng hoàn thiện hơn.

- Kết quả khảo sát về nhận thức luật giao thông và Luật giao thông đường bộ:

Mặc dù đã được quan tâm, nhưng trên thực tế kết quả GDLGTĐB đạt được chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Kết quả khảo sát ở 735 học sinh THPT (285 nữ) về “Luật Giao thông đường bộ” có 29,4% các em biết, có tới 0,6 % số em được hỏi trả lời “không biết”, 70% “biết mơ hồ” và trong phiếu điều tra việc thực hiện luật giao thông đường bộ 60,57% số em trả lời “biết nhưng vẫn vi phạm”, 39,43% “thực hiện nghiêm túc”.

Những kết quả nghiên cứu nêu trên cho thấy thực trạng hiểu biết về pháp luật (và kéo theo thói quen sống và làm việc theo PL) của một bộ phận học sinh là rất hạn chế, nhiều người biết nhưng vẫn vi phạm. Nguyên nhân của thực trạng trên là do học sinh trung học hiểu biết về pháp luật còn chung chung, mơ hồ, nắm chưa thấu đáo. Mặt khác, còn bắt nguồn từ công tác phổ biến GDPL cho học sinh THPT chưa được chú trọng.

- Kết quả khảo sát về tình hình vi phạm pháp luật ở lứa tuổi học sinh:

Tình hình tội phạm trong khối học sinh - sinh viên những năm vừa qua ở thành phố Hải Dương cũng ở mức độ đáng chú ý. Số liệu thống kê của Viện Kiểm sát nhân dân TP.Hải Dương cho thấy tỷ lệ học sinh - sinh viên trong số người bị khởi tố hình sự luôn chiếm từ 0,34 đến 0,66%.

Con số này tuy thấp nhưng cũng là điều đáng phải bàn vì học sinh - sinh viên là những người sinh ra và lớn lên trong chế độ xã hội mới, được học tập và có trình độ nhận thức nhất định lẽ ra những hành vi tiêu cực, mà đặc biệt hành vi phạm tội là không có và không thể có được ở họ. Tất nhiên, một khi đã có hành vi phạm tội thì phải xem xét giải quyết và xử lý theo pháp luật. Dù dưới hình thức kỷ luật nào thì nó cũng để lại dấu ấn không tốt đẹp cho người thanh niên sắp bước vào đời: Với những hành vi phạm tội nghiêm trọng, phải áp dụng biện pháp cứng rắn, thì dấu ấn đó sẽ theo họ suốt đời, nhiều người không thể tiếp tục theo học thành nghề mà họ đã chọn lựa. Đã có trường hợp sinh viên - học sinh bị xử tử hình về tội giết người, cướp tài sản của công dân.

Con số học sinh - sinh viên phạm tội trong những năm qua đang diễn biến phức tạp. Điều này đòi hỏi các cấp các ngành của thành phố Hải Dương có sự phối hợp chỉ đạo các trường phổ thông - đặc biệt là trường THPT cần quan tâm hơn nữa đối với công tác giáo dục học sinh.

Học sinh - sinh viên đã phạm vào hầu hết tất cả các loại tội phạm được

quy định trong Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, theo số liệu thống kê về tội hình sự do Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Dương quản lý thì học sinh - sinh viên thường gây ra nhiều nhất là các tội gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản công dân.

Bảng 2.1: Tỷ lệ số học sinh-sinh viên vi phạm pháp luật


TT

Các tội

2012

2013

2014

2015

1

Cố ý gây thương tích

8,84

11,2

12,6

17,4

2

Gây rối trật tự công cộng

2,81

3,81

5,2

7,28

3

Các vi phạm các quy định về GTVT

2,16

2,81

2,4

2,7

4

Đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

0,7

0,95

1,71

2,45

5

Cưỡng đoạt tài sản công dân

2,68

5,54

6,75

6,04

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân TP Hải Dương năm 2016)

Nhìn vào danh mục các hành vi phạm tội, ta thấy sự sắp xếp theo thứ tự trên không theo các chương, điều trong Bộ luật Hình sự. Nếu đem so sánh số liệu tổng quát của các năm 2012, 2013, 2014, 2015 giữa số học sinh - sinh viên phạm từng tội đã bị khởi tố hình sự với tổng số học sinh - sinh viên đã bị khởi tố hình sự của tất cả các loại tội, ta có được một bảng thứ tự sau:

Bảng 2.2: Tỷ lệ học sinh - sinh viên phạm từng tội so với số học sinh - sinh viên đã bị khởi tố của tất cả các loại tội

STT

Các tội

Tỷ lệ %

1

Tội cố ý gây thương tích

11,1

2

Tội gây rối trật tự công cộng

4,5

3

Tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông

1,8

4

Tội đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc

1,1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân TP. Hải Dương năm 2016)

Ở tội gây rối trật tự công cộng và tội vi phạm các quy định về an toàn giao thông xảy ra trong khối học sinh - sinh viên những năm gần đây cho thấy ý thức công cộng và sự hiểu biết pháp luật của họ không cao. Đây cũng là vấn đề cần

tính đến trong việc GDPL trong nhà trường hiện nay, nhất là trong mấy năm gần

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí