Thực Trạng Triển Khai Các Biện Pháp Tổ Chức Gdpl, Luật, Luật Giao Thông Đường Bộ Cho Học Sinh Trường Thpt Ở Tp. Hải Dương

đây, Chính phủ đang đề cao công tác an toàn giao thông trong quốc gia.

- Kết quả khảo sát về công tác phối kết hợp các lực lượng trong xã hội:

Tổ chức phối hợp phổ biến GDPL, luật, luật giao thông đường bộ là yêu cầu khách quan, là khâu đầu tiên của việc thi hành PL sau khi văn bản được nhà nước ban hành. Phổ biến GDPL là nhiệm vụ của ngành Tư pháp và là trách nhiệm chung của tất cả các ngành, các cấp, các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng,

Hoạt động phổ biến GDPL có nội dung rộng, hình thức đa dạng, phong phú. Nội dung đó liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng và theo yêu cầu chuyên môn của từng lĩnh vực, từng ngành nghề. Với mỗi nội dung, mỗi loại đối tượng có thể có nhiều hình thức khác nhau. Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mỗi ngành, mỗi cấp trên từng lĩnh vực mà công tác phổ biến, GDPL được tiến hành với nội dung, hình thức thích hợp nhằm phát huy được tính sáng tạo và đem lại hiệu quả trong công việc. Vì vậy, hoạt động phổ biến, GDPL, Luật không thể tiến hành một cách đơn phương, độc lập mà cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể. Phối hợp tổ chức phổ biến GDPL là yêu cầu xuất phát từ thực tế, từ tính chất xã hội và tính đặc thù của chính hoạt động phổ biến, GDPL đưa PL đến với mọi người, mọi nhà, mọi tầng lớp nhân dân. Sự phối hợp trong hoạt động phổ biến, GDPL tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cơ quan, đoàn thể thực hiện tốt nhiệm vụ phổ biến, GDPL đồng thời, nâng cao hiệu quả chung của công tác này trong phạm vi toàn xã hội.

Thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước và tổ chức các phong trào hành động cách mạng của tuổi trẻ, động viên tuổi trẻ đi đầu chống các hiện tượng tiêu cực, các tệ nạn xã hội, Đoàn TNCS các cấp đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về vai trò của PL trong đời sống xã hội, nâng cao ý thức chấp hành PL trong đông đảo học sinh.

Việc tuyên truyền phổ biến GDPL, luật được gắn với các đợt sinh hoạt

chính trị, các đợt hoạt động nhằm thực hiện nhiệm vụ của Đoàn, Hội, Đội. Đó là một phương thức chủ yếu được nhiều cơ sở giáo dục thường xuyên thực

hiện. Ví dụ:

- Gắn việc động viên thanh niên lên đường nhập ngũ với việc phổ biến giáo dục và học tập Luật Nghĩa vụ quân sư.

- Gắn các hoạt động về dân số - sức khoẻ, môi trường với việc tuyên truyền về Luật Hôn nhân - gia đình và Luật Môi trường.

Ngoài ra, những cơ sở Đoàn, Hội còn tổ chức phổ biến giáo dục các chuyên đề pháp luật phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng thanh niên.

Như vậy, có thể thấy các tổ chức cơ sở của Đoàn, Hội, Đội trong công tác phổ biến GDPL nói chung thường hướng vào việc tuyên truyền phổ biến những Bộ luật cơ bản liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của học sinh, xuất phát từ nhu cầu của học sinh và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị cơ quan, trường học. Tuy nhiên, qua thực tế công tác phổ biến GDPL cho học sinh cho thấy phạm vi các luật được đề cập còn quá ít so với hệ thống pháp luật hiện hành của nhà nước ta hiện nay. Nội dung được đề cập trong từng luật cũng rất hạn chế. Phần lớn học sinh mới chỉ hiểu biết được vai trò ý nghĩa của luật, phạm vi điều chỉnh của luật một số điều cơ bản trong từng bộ luật. Trong một buổi hoặc một số buổi sinh hoạt về chủ đề này, tác dụng tuyên truyền phổ biến GDPL, luật không sâu và thiếu vững chắc.

Thực tế nêu trên đã chứng tỏ rằng, đối với thanh niên học sinh, các tổ chức Đoàn, Hội, nhà trường, gia đình vẫn được xem là những mắt xích quan trọng trong việc GDPL nói chung và giáo dục Luật giao thông đường bộ nói riêng, nâng cao ý thức PL cho các đối tượng học sinh. Nhận định nêu trên cho thấy sự nỗ lực và chủ động của các tổ chức Đoàn, Hội, Song một thực tế là chúng ta còn quá ít lực lượng làm nhiệm vụ GDPL, giáo dục Luật cho học sinh. Điều đó càng đòi hỏi phải nâng cao hơn nữa vị trí và vai trò của ngành tư pháp đối với việc thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng này.

Kết quả khảo sát cũng đã cho thấy nổi lên các hạn chế cơ bản sau đây:

- Tại TP. Hải Dương nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung, mạng lưới

tuyên truyền viên về PL là những cán bộ chưa có đủ kiến thức và năng lực tuyên truyền PL cần thiết để đáp ứng được những đòi hỏi cần thiết của công việc quan trọng này. Bởi vậy, việc tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn cho các đội viên tuyên truyền PL thuộc hệ thống Đoàn, Hội lại là một vấn đề đang được đặt ra.

- Điều kiện, cơ sở vật chất trường học còn thiếu; điều kiện học tập, sinh hoạt của học sinh còn bất cập. Trong khi đó điều kiện kinh tế của từng gia đình khác nhau nên thực tế đã xảy ra tình trạng học sinh phải bỏ học giữa chừng vì không đủ điều kiện kinh tế để tiếp tục theo học. Do vậy, không những đã ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục mà còn là những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh ra những hiện tượng tiêu cực như: trộm cắp tài sản của bạn bè, nợ, cắm quán hoặc trộm cắp tài sản của công.. .để lấy tiền chi tiêu, thậm chí còn bàn nhau để đi cướp tài sản của người khác. Điều đáng nói là khi học sinh vi phạm pháp luật thì nhà trường và các cơ quan liên quan không xác định rõ trách nhiệm của mình.

- Công tác quản lý học sinh trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc hình thành và bồi dưỡng nhân cách theo mục tiêu giáo dục. Trên thực tế, nhà trường chủ yếu là nơi cung cấp những tri thức về mặt sách vở cho cho sinh. Công tác quản lý học sinh vẫn còn nhiều thiếu sót, nặng về hình thức, chủ yếu quản lý học sinh những giờ lên lớp, còn ngoài giờ lên lớp thì nhà trường không quản lý nổi. Đây cũng là một điều có thể giải thích được vì sao trong một số vụ án, số học sinh phạm tội chủ yếu ở ngoài trường, ngoài xã hội, ngoài giờ lên lớp là chủ yếu.

- Sự kết hợp giữa nhà trường và chính quyền địa phương sở tại nơi nhà trường đóng trên địa bàn đó cũng còn chưa được chú ý đúng mức. Nhà trường địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ, vẫn còn biểu hiện tình trạng nhà trường chỉ chăm lo truyền đạt kiến thức. Còn việc bảo đảm trật tự an ninh là việc của chính quyền sở tại. Do vậy đã xảy ra trường hợp các đối tượng ngoài

xã hội vào trường học hoạt động phạm tội như trộm cắp, trấn lột, đánh nhau với

học sinh nhà trường hoặc móc nối với học sinh trong trường để hoạt động phạm tội. Nhưng việc ngăn chặn phòng ngừa các hiện tượng trên còn ở mức độ thấp, chưa có hiệu quả.

Nhìn chung, công tác GDPL nói chung và cụ thể với việc giáo dục Luật giao thông đường bộ nói riêng còn thiếu hệ thống và chưa đồng bộ trong và ngoài nhà trường. Mục tiêu biến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm thành phong trào quần chúng rộng khắp và chưa thu hút đông đảo quần chúng cùng tham gia chưa thực hiện được. Giáo dục ý thức tự giác chấp hành PL của toàn thể học sinh còn yếu, nên vẫn còn xảy ra các hiện tượng thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai trái không đám đấu tranh, thậm chí “người ngay” sợ “kể gian”, lảng tránh khi thấy bọn tội phạm hoạt động, không kết hợp và giúp đỡ các cơ quan bảo vệ PL ngăn chặn và đấu tranh phòng chống bọn tội phạm. Cá biệt có học sinh còn bị lôi kéo vào các hành động phạm tội, chưa phân biệt được việc đấu tranh bảo vệ quyền lợi của học sinh với hành vi phạm tội như những vụ gây rối trật tự công cộng mà những kẻ phạm tội lại chính là học sinh.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có các nguyên nhân cụ thể như:

- Nguyên nhân chủ quan bên trong của từng học sinh đã vi phạm luật, luật giao thông là sự thiếu thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện và phấn đấu của họ. Nguyên nhân này cũng phần nào phản ánh một thực tế khách quan xét theo góc độ lứa tuổi với những diễn biến tâm lí rất phức tạp đã cho thấy họ là những người mới lớn, sự từng trải trong cuộc sống bị hạn chế nên so với nhóm người lớn tuổi khác thì kém vững vàng hơn trong việc chống lại những ảnh hưởng xấu tác động,

- Sự kém hiểu biết, thiếu ý thức tôn trọng kỷ cương PL, luật, luật giao thông đường bộ của một bộ phận dân cư cùng với sự buông lỏng quản lý xã hội dẫn đến tình trạng tự do vô kỷ luật, ứng xử thô bạo trong các quan hệ xã hội.

- Sự thiếu trách nhiệm của gia đình, việc chiều con quá mức trong việc

giáo dục, dạy dỗ con cái, chất lượng quản lý và giáo dục học sinh ở nhà trường bị giảm sút, sự buông lỏng quản lý của các tổ chức xã hội hoặc không còn thích hợp trong hoàn cảnh mới.

2.3. Thực trạng triển khai các biện pháp tổ chức GDPL, Luật, Luật giao thông đường bộ cho học sinh trường THPT ở TP. Hải Dương

Nghiên cứu thực trạng triển khai các biện pháp tổ chức giáo dục pháp luật ở một số trường THPT TP.Hải Dương đã cho thấy nổi lên một vấn đề bức xúc - đó là đội ngũ giáo viên, người tổ chức thực hiện các biện pháp giáo dục, đánh giá và quyết định chất lượng giáo dục.

* Tình hình đội ngũ GV giáo dục công dân THPT tại thành phố Hải Dương:

- Tình hình số lượng giáo viên THPT (giảng dạy môn Giáo dục công dân)

Bảng 2.3: Tình hình số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên GDCD cấp THPT các trường THPT thành phố Hải dương (môn GDCD năm học 2015 - 2016)


Cấp


Tổng số GV


Nữ

Dạy đúng

chuyên môn

Dạy chéo

chuyên môn


Chất lượng dạy

SL

TL

SL

TL

Tốt

Khá

Đạt yêu

cầu

THPT

15

9

14

93,3%

1

6,7%

12

80%

2

13,3%

1

6,7%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 7

(Nguồn: Sở GD - ĐT năm 2015)

Số lượng giáo viên đang dạy GDCD cấp THPT tại TP Hải Dương nhưng không được đào tạo đúng chuyên môn (dạy chéo môn) còn đạt tỷ lệ cao {6,7%). Qua khảo sát cho thấy, số giáo viên dạy không đúng chuyên môn này bao gồm:

- Cán bộ quản lý, cán bộ Đảng, đoàn thể tham gia bộ môn GDCD là 01 người (chiếm 6,7% so với tổng số giáo viên GDCD ở THPT).

Chất lượng giáo viên được ghi nhận ở bảng trên thường là do các giáo viên trong nhóm bộ môn, tổ bộ môn đánh giá thông qua việc dự giờ lẫn nhau nên trong chừng mực nhất định không thể loại trừ sự xuê xoa, nể nang, nhưng

vẫn còn 6,7% chỉ đạt yêu cầu. Trên thực tế qua trao đổi với các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THPT và cán bộ chỉ đạo chuyên môn của Sở thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều (ước khoảng 20%).

Như vậy, khó khăn cơ bản đối với công tác giáo dục nói chung và GDPL nói riêng là công tác giáo viên.

Bảng 2.4: Các phương pháp thường sử dụng trong giờ lên lớp của giáo viên (Số liệu năm 2015)

STT

Phương pháp

Điểm số TB

Hạng

Độ lệch chuẩn

1

Nêu vấn đề

7,813

1

2,124

2

Thuyết giảng

6,538

2

3,048

3

Tổ chức cho HS thảo luận

5,161

3

3,086

4

Tổ chức cho HS thuyết trình

5,229

4

3,016

5

Tổ chức thi tình huống đố vui

4,507

5

2,972

6

Tham quan thực tế

3,309

6

2,973

7

Sử dụng phương pháp kỹ thuật

2,948

7

2,901

8

Tổ chức trò chơi sắm vai

2,271

8

2,399

Bảng trên cho thấy: hiện nay giáo viên GDCD đang sử dụng phương pháp nêu vấn đề là phổ biến nhất. Sau đó, đến phương pháp thuyết giảng, tổ chức cho học sinh thảo luận, cuối cùng là tổ chức trò chơi đóng vai. ở bảng trên cũng cho thấy có 2 phương pháp khá cần thiết nhưng chưa được quan tâm đúng mức, có lẽ do tổn phí nhiều thời gian và kinh phí như phương pháp thi gỉải quyết tình huống đố vui, tham quan thực tế, sử dụng phương tiện kỹ thuật.

Tóm lại, kết quả điều tra cùng với kết hợp sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác cho thấy trong giảng dạy pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng, các giáo viên đã có cố gắng hạn chế thuyết giảng, bước đầu sử dụng một số phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như: nêu vấn đề, thảo luận, xử lý tình huống.... Tuy nhiên, trong thực tế, thời lượng giảng dạy còn ít, thiếu, chưa thường xuyên, tâm lý sống theo hiệu ứng đám đông vẫn còn

tồn tại ở bộ phận học sinh. Cụ thể việc vi phạm Luật giao thông ở việc đội mũ bảo hiểm, đi hàng 2, hàng 3, việc vượt đèn đỏ, việc đi sai làn đường, rồi việc cố tình đi các loại phương tiện chưa đến được đi vẫn còn rất nhiều….

+ Thực trạng các hình thức tuyên truyền giới thiệu Luật giao thông đang được sử dụng:

Bảng 2.5: Các hình thức tuyên truyền đang được sử dụng ở các trường, các lớp, phương pháp tuyên truyền:

TT

Hình thức tuyên truyền

Số lượng

Phần trăm

1

Tuyên truyền dưới cờ

9/9

100%

2

Tuyên truyền trên lớp

21/177

11,7%

3

Tuyên truyền bằng Hội thảo, Hội thi

3/9

33,3%

4

Tuyên truyền bằng tài liệu, tờ rơi

4/9

44,4%

Qua bảng trên cho thấy hình thức tuyên truyền còn nhiều hạn chế, chỉ tuyên truyền chung chung, chưa cho học sinh nhập vai bằng các hội thi, hội diễn, chưa chú trọng đến tờ rơi, tài liệu tuyên truyền (kinh phí dành cho công tác tuyên truyền còn hạn chế).

+ Về các biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy và tuyên truyền giáo dục pháp luật và giáo dục Luật giao thông đường bộ:

Với câu hỏi về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng thì được các thầy cô giáo trả lời là phải tạo hứng thú học tập cho học sinh. Muốn nâng cao hứng thú học tập cho học sinh thì cần phải thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau:

Bảng 2.6: Những biện pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền Luật giao thông đường bộ. (Phiếu điều tra với giáo viên và cán bộ quản lý các trường THPT thành phố Hải Dương)

STT

Biện pháp

Tỉ lệ

Phần trăm

(%)

1

Phải đổi mới phương pháp tuyên truyền

337/452

74.55

2 N

âng cao trình độ tuyên truyền viên

325/452

71,90

3

Đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền

401/452

88,72


4 N

âng cao điều kiện tuyên truyền

431/452

95,35

5

Tổ chức nhiều hoạt động NGLL

286/452

63,27

Bảng trên cho thấy, thầy cô giáo và cán bộ quản lý được tham khảo ý kiến nhất trí cho rằng: muốn tạo hứng thú cho học sinh học tập nắm bắt về pháp luật nói chung và Luật giao thông đường bộ nói riêng thì phải đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ giáo viên, đổi mới nội dung giảng dạy, nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất, nâng cao về điều kiện tuyên truyền. Nhưng ta quan tâm tới bảng trên ta thấy một thực trạng là đại đa số các giáo viên đều yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp tuyên truyền, nhưng có một thực trạng xảy ra là nhiều giáo viên ngại tổ chức HĐGDNGLL.

Qua tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với các giáo viên tại các trường khảo sát và một số trường THPT khác, chúng tôi đã tìm ra nguyên nhân của sự mâu thuẫn trên là: hầu hết các giáo viên mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng yêu cầu làm thì nhiều, nhưng nhiều khi giáo viên cũng là người, không phải là cái máy, chỉ có biết làm, không biết cuộc sống gia đình ra sao, chưa có chính sách, cơ chế, kinh phí quan tâm tới giáo viên, tuyên truyền viên trong nhà trường hợp lý, dẫn đến mọi cái cứ chung chung.

Tóm lại, các giáo viên thấy cần phải đổi mới đồng bộ các yếu tố tác động đến chất lượng giáo dục pháp luật và cụ thể là giáo dục luật giao thông đường bộ, trong đó, trước hết cần phải chuyển biến ở những yếu tố quan trọng cấp bách nhất.

+ Về những yêu cầu đòi hỏi đổi mới tuyên truyên viên, giáo viên trong giai đoạn hiện nay:

Trên cơ sở các bảng phiếu hỏi thu thập được tại các trường khảo sát, chúng tôi có bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Những yêu cầu đối với giáo viên, tuyên truyền viên để tuyên truyền tốt Luật giao thông đường bộ

TT

Những yêu cầu đối với giáo viên

Tỉ lệ

Phần trăm

1

Nắm vững mục đích nội dung tuyên truyền

439/452

97,12

2

Nắm vững kiến thức về luật giao thông đường bộ

255/452

56,41

Nắm vững kiến thức xã hội và thực tiễn cuộc sống

về lĩnh vực tuyên truyền

153/452

33,84

4

Kết hợp nhiều phương pháp trong tuyên truyền

20/452

4,42

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/09/2023