Giáo Dục Luật Giao Thông Đường Bộ Và Kết Quả Của Giáo Dục Luật Giao Thông Đường Bộ

Biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh THPT là những cách thức cụ thể mà các lực lượng giáo dục sử dụng để tác động đến học sinh nhằm hình thành ở các em ý thức, thái độ, hành vi pháp luật đúng đắn, tạo ra nếp sống, thói quen - hành vi chấp hành pháp luật từ những yêu cầu cụ thể đến những nội dung các luật trong một thể chế, đích cuối cùng là hình thành một nhân cách có văn hóa pháp luật trong xã hội văn minh.

Biện pháp giáo dục luật giao thông đường bộ cho học sinh THPT là những cách thức cụ thể mà các lực lượng giáo dục sử dụng để tác động đến học sinh nhằm hình thành ở các em ý thức, thái độ, hành vi pháp luật về giao thông một cách đúng đắn, tạo ra nếp sống chuẩn theo luật giao thông, thói quen - hành vi chấp hành pháp luật giao thông từ những yêu cầu cụ thể đến những nội dung các luật trong một thể chế, đích cuối cùng là hình thành một nhân cách có văn hóa thực hiện đúng luật trong xã hội văn minh.

Vì thế, vấn đề đặt ra là người giáo dục phải hiểu biết sâu về kiến thức pháp luật, và phải nắm vững tri thức pháp luật, biết cách truyền tải và là tấm gương, là hình mẫu trong việc tuân thủ pháp luật. Bởi vì trong GDPL nguyên tắc: “Anh hãy làm giống như tôi” có ảnh hưởng to lớn đối với người được giáo dục.

Như vậy, có thể nói: bản chất của GDPL, GDLGTĐB là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của các quy định pháp luật hiện hành. Vì vậy, GDPL không đơn thuần là sự tác động đơn giản, nhất thời mà là một loại hoạt động có tổ chức với cấu trúc đồng bộ của nó bao gồm chủ thể, khách thể, đối tượng, nguyên tắc, mục đích và cách thức triển khai trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể. GDPL là một hoạt động giáo dục vừa có tính chất khoa học (với tư cách

là một nội dung khoa học), vừa có tính chất xã hội - nhân văn (với tư cách là

một hoạt động gắn bó và gần gũi với cuộc sống của chủ thể). Do đó, đòi hỏi cách tiến hành giáo dục vừa thận trọng tôn trọng các quy luật khách quan của hoạt động giáo dục, vừa đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của các thành phần tham gia, trong đó bản thân người học là yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Khái niệm biện pháp tổ chức GDPL, theo từ điển tiếng Việt thì: “Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể”. Trong giáo dục học, biện pháp giáo dục là yếu tố hợp thành của phương pháp, phụ thuộc vào phương pháp. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, phương pháp và có biện pháp có thể chuyển hóa cho nhau. Ở đây, các biện pháp tổ chức GDPL cho học sinh THPT bao hàm hai tầng bậc: Biện pháp lớn là cách giải quyết vấn đề có tính khái quát (cách tổ chức hoạt động GDPL có tính vi mô), loại biện pháp nhỏ nằm trong biện pháp lớn là những cách giải quyết, cách làm cụ thể (triển khai công tác GDPL thông qua các phương pháp, cách thức cụ thể).

Tổ chức thực hiện các biện pháp giáo dục và cụ thể là tổ chức phối hợp các lực lượng giáo dục luật giao thông đường bộ là quá trình tìm tòi, xây dựng luận cứ khoa học cho những cách làm giáo dục, việc xác định mục tiêu (hoặc định hướng chung cho biện pháp) là yếu tố quan trọng hàng đầu, tiếp đó là nội dung và quy trình thực hiện biện pháp bao gồm các cách thức (biện pháp hoặc thủ pháp) cụ thể, cuối cùng là dự kiến kết quả cho mỗi biện pháp. Trong các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, có những biện pháp giáo dục có thể triển khai để đo nghiệm kết quả nhằm xác nhận tính đúng đắn của biện pháp do người nghiên cứu đề xuất, tuy nhiên cũng nhiều biện pháp mới chỉ khảo nghiệm được tính khoa học, hợp lí và khả thi của nó thông qua phương pháp chuyên gia. Do vậy, ở góc độ giáo dục học, hệ thống các biện pháp giáo dục (đặc biệt là giáo dục đạo đức, pháp luật) thường rất khó xác định nội hàm, quá trình và kết quả.

Mục đích của các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục pháp luật cho

học sinh là đồng thời quán triệt cả 4 phương diện:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

a. Nhận thức

b. Thái độ

Tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục Luật giao thông đường bộ cho học sinh ở trường THPT thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương - 4

c. Hành vi

d. Kỹ năng

Như vậy, nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật; làm biến chuyển thái độ đối với pháp luật; rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề pháp luật và thay đổi hành vi là bốn yếu tố trên đây tác động lẫn nhau, bổ sung cho nhau, gắn kết với nhau. Tùy từng học sinh, từng nhà trường trong từng trường hợp mà tìm khâu đột phá thích hợp.

Theo đó, cách hiểu “tổ chức phối hợp các lực lượng trong giáo dục luật giao thông đường bộ” và “biện pháp tổ chức phối hợp giáo dục luật giao thông đường bộ” trong luận văn này được hiểu ở phương diện của lí luận giáo dục, không đặt trọng tâm vào các tiếp cận của quản lí giáo dục.

1.3.2. Giáo dục luật giao thông đường bộ và kết quả của giáo dục luật giao thông đường bộ

Theo quan điểm của khoa học pháp lý, GDPL, GDLGTĐB được hiểu trên cơ sở các nội dung mang tính lý luận và thực tiễn sau:

- Thứ nhất, quá trình hình thành ý thức của con người, là quá trình ảnh hưởng tác động thống nhất của các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan. Trong đó, các điều kiện khách quan đóng vai trò là những nhân tố ảnh hưởng, còn các nhân tố chủ quan đóng vai trò là những nhân tố tác động. Nhân tố ảnh hưởng có thể là tự phát theo chiều này hoặc chiều khác và mức độ “đậm nhạt” có thể khác nhau. Nhân tố trực tiếp bao giờ cũng là nhân tố tự giác, có ý thức, có chủ định theo một hướng nhất định. Giáo dục pháp luật là sự tác động của nhân tố chủ quan do các chủ thể có năng lực làm công tác giáo dục tiến hành. Đó là hoạt động có định hướng, có tổ chức thông qua nội dung, chương trình, phương pháp cụ thể của nhiều chủ thể (các tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, nhà trường). Bản thân chủ thể giáo dục với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình luôn luôn đặt ra mục đích nhất định để từ đó tiến

hành những biện pháp, hình thức nhằm hình thành ở chủ thể những yếu tố chủ quan, trước hết là tri thức, hiểu biết, tư tưởng, thái độ, tình cảm ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn về pháp luật. Đây chính là chức năng của giáo dục tiến bộ, trong đó có GDPL và cụ thể hơn là GDLGTĐB.

- Thứ hai, giáo dục pháp luật là một lĩnh vực cụ thể, là “cái riêng”, “cái đặc thù” trong mối quan hệ với giáo dục nói chung.

Như vậy, qua cách lý giải về những luận điểm khoa học như trên, có thể đưa ra quan niệm tương đối đầy đủ về GDPL như sau: Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống nhằm hình thành ở người học tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành, xây dựng lối sống theo pháp luật.

Mục đích của giáo dục pháp luật tập trung ở 3 khía cạnh:

(1) Mục đích nhận thức:

(2) Mục đích cảm xúc, hình thành động cơ.

(3) Mục đích hành vi tích cực theo pháp luật.

Theo lí luận nhận thức, cấu trúc tâm lí của hoạt động nhận thức gồm: hình thành tri thức, mở rộng và làm sâu sắc thêm, am hiểu, đánh giá… Các mức độ này hướng đến mục tiêu nhận thức theo cách đo 6 mức độ của B.S. Bloom gồm: nhận biết, thông hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá.

Với mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì pháp luật là ý chí, là mong muốn của đông đảo nhân dân trong xã hội. Dù ở mức độ nào thì tri thức pháp luật có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên, tri thức về pháp luật còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hành trang kiến thức để giúp họ vào đời một cách chắc chắn và quan trọng hơn, là tạo lập cho họ một nền tảng cho lối sống tự lập, sáng tạo, chủ động trong phạm vi các quy định của pháp luật. Đồng thời, ở phương diện công dân (civic), thì nhân

cách công dân hoàn chỉnh sẽ đóng góp vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền, dân chủ tiến bộ.

Mục đích tạo niềm tin vào pháp luật vào luật không phải là quá trình áp đặt từ hệ thống tri thức khái niệm mà là từ sự am hiểu, thực hiện tự nguyện, tuyên truyền phổ biến và biết tự điều chỉnh hành vi cá nhân dựa trên tiêu chí thỏa mãn lợi ích của số đông nhân dân lao động. Con đường để đạt đến cảm xúc của giáo dục pháp luật gồm việc giáo dục tình cảm công bằng, tình cảm trách nhiệm, tình cảm không khoan nhượng và tình cảm pháp chế. “Trong thực tế không ít người có tri thức pháp luật nhưng không có tình cảm đúng đắn đối với pháp luật nên không xử sự theo các quy định của pháp luật, thậm trí trở thành tội phạm”.

Kết quả của giáo dục pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng đã hình thành những thói quen của hành vi hợp pháp có biểu hiện ở các dạng sau đây:

a) Thói quen tuân thủ pháp luật (kiềm chế không làm những gì mà pháp luật cấm). Ví dụ, ở những học sinh tốt đã có thói quen không đi hàng hai, hàng 3 khi tham gia giao thông, không vượt đèn đỏ, luôn luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy điện hoặc xe máy.

b) Thói quen thực hiện nghĩa vụ pháp lí (thực hiện hành vi tích cực những gì pháp luật yêu cầu). Ví dụ như ở học sinh khi tham gia giao thông gặp người bị nạn sẵn sàng và nhiệt tình giúp đỡ.

c) Thói quen sử dụng pháp luật (sử dụng quyền mà pháp luật cho phép). Ví dụ như đối với học sinh là quyền được tìm hiểu về pháp luật, được biết khi mình tham gia giao thông bị xử lý vi phạm, phải biết mình phạm lỗi gì?

Suy đến cùng, sự hiểu biết (nhận thức đúng - sai, nông - sâu, bản chất hay không bản chất về pháp luật…) và tình cảm pháp luật của con người là nền tảng cho quá trình hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật. Nói cách khác, hành vi xử sự hợp pháp của con người trong cuộc sống là kết quả của các

quá trình nhận thức và quá trình hình thành tình cảm đối với con người. Theo đó, có thể khẳng định quá trình hình thành động cơ và thói quen hành vi pháp luật cho học sinh không thể có “đường tắt” mà cần tuân thủ các quá trình, các con đường giáo dục theo quy luật khách quan của nó.

1.3.3. Những quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước về GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng

Pháp luật và đường lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Về mặt pháp lí, quy định này có ý nghĩa quan trọng đối với toàn dân: thi hành Hiến pháp chính là thực hiện đường lối chính sách của Đảng và tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, Hiến pháp quy định mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Thực hiện đúng đắn đường lối chính sách của Đảng của Nhà nước và chính hành vi tôn trọng và thực hiện pháp luật.

Thực hiện không đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật đều làm tổn hại tới nhà nước và xã hội, làm tổn hại tới vai trò lãnh đạo của Đảng. Pháp luật được thực hiện nghiêm minh, chính xác và đầy đủ thì uy tín lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội được khẳng định.

Để thực hiện đúng đắn chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác GDPL, cụ thể là GDLGTĐB trong trường học, trước hết cần quán triệt đầy đủ đường lối chính sách của Đảng đối với phát triển, xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội. Đường lối chính sách của Đảng cũng như pháp luật là những hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, phản ánh cơ sở kinh tế xã hội. Do đó, nó cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ xung và có quá trình vận động như các hiện tượng khác. Chính vì thế, GDPL, GDLGTĐB với học sinh, sinh viên phải luôn luôn bắt nhịp những thay đổi trong đời sống chính trị, pháp luật của đất nước.

Khẳng định vấn đề này, từ văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu rõ: Cần coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền giải thích pháp luật. Đưa giáo dục pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng và Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân; cán bộ quản lý các cấp

từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức quản lý hành chính và hiểu biết pháp luật.

Ngay từ đầu những đầu dưới chế độ XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã xác định chủ trương GDPL, giáo dục các bộ luật vào các nhà trường. Đây là quá trình phát triển nhất quán trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Trong các văn bản, Chính phủ đã giao trách nhiệm cho các bộ, ngành, các đoàn thể xúc tiến công tác tuyên truyền GDPL nói chung và GDLGTĐB nói riêng cho các tầng lớp dân cư, coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các bộ, các ngành, các cơ quan tổ chức nhà nước, xã hội Trung ương và địa phương.

Với tinh thần đó, nghị quyết Trung ương II (khóa VIII) đã xác định nhiệm vụ cơ bản của giáo dục là:

- Xây dựng một nền giáo dục thấm nhuần sâu sắc tính nhân văn, tính dân tộc và tính hiện đại.

- Đi đôi với việc truyền thụ kiến thức, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao năng lực tư duy sáng tạo, là việc quan tâm bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho học sinh, sinh viên; khắc phục những tiêu cực, yếu kém trong nhà trường.

- Coi trọng giáo dục về lịch sử, văn hiến Việt Nam, giới thiệu tinh hoa văn hóa nhân loại cho thế hệ trẻ.

- Giáo dục đào tạo theo hướng “dạy người”, thông qua dạy chữ, dạy nghề “dạy người” là mục tiêu cuối cùng, mục tiêu cao nhất thể hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa. Giáo dục cho học sinh, sinh viên lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có bản lĩnh vững vàng, có tư duy sáng tạo và năng lực thực hành giỏi, có chí học tập, rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, vững vàng tiếp bước các thế hệ cha anh, góp phần đưa đất nước đến hưng thịnh, phú cường”.

Phát triển giáo dục, đi đôi với phát triển kinh tế, văn hóa là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và mỗi cộng đồng, của từng gia đình và mỗi công dân; kết hợp tốt giáo dục học đường với giáo dục gia đình, giáo dục xã hội.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước về giáo dục; nhà nước có chính sách, biện pháp quản lý tốt lĩnh vực giáo dục, kiểm tra chất lượng giáo dục, thống nhất chương trình, nội dung sách giáo khoa trong cả nước, hướng trường học đi vào trật tự, kỷ cương, nề nếp.

Những định hướng, nhiệm vụ cơ bản của sự nghiệp giáo dục nêu trên đặt ra cho xã hội, cho những người làm công tác nghiên cứu, quản lý giáo dục, cho những người trực tiếp giảng dạy trong nhà trường và cả cho học sinh hàng loạt vấn đề cần giải quyết, hướng nền giáo dục tới sự phát triển tương lai của đất nước. Kết quả của công tác giáo dục pháp luật, luật trong nhà trường phổ thông không chỉ dừng lại ở những kết quả đã đạt được. Điều đáng quan tâm hiện nay là khắc phục những khó khăn, hạn chế những khiếm khuyết để tiếp tục đổi mới, hoàn thiện góp phần vào việc thực hiện những định hướng, mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đòi hỏi chung đó, với phạm vi của mình, GDPL trong trường phổ thông, ở mức độ tổng quát nhất, phải góp phần hiệu quả nhất vào việc xây dựng nền văn hóa pháp luật trong đời sống nhà trường và xã hội. Xã hội càng phát triển, càng văn minh, con người cũng phải học hỏi và nắm vững được những kiến thức đúng đắn nhất để sống với nhau một cách nhân ái. Những kiến thức về pháp luật nói chung và LGTĐB nói riêng mà HS lĩnh hội được trong cuộc sống, trong nhà trường phổ thông nhất thiết phải là biểu hiện của nền văn hóa pháp luật. Trong một nền văn hóa mà ở đó, mỗi học sinh sẽ được trang bị những kiến thức cần thiết để suy nghĩ và hành động theo pháp luật, và cũng chính nền văn hóa đó có tác dụng ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, những hành vi lệch lạc. Nền văn hóa pháp luật giúp cho mọi học sinh tìm thấy tự do và tự giác trong hoạt động của mình bên cạnh những người khác.

Đây vừa là đòi hỏi khách quan, vừa là mục tiêu tổng quát của hành động GDPL trong trường phổ thông trong điều kiện phát triển hiện nay của đất nước.

Tại văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, phần IX của Báo cáo Chính trị có ghi rõ: “Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước,

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 29/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí