2. Công tác giám sát hoạt động của PVFC
Nội dung công việc | Thời gian | |
1 | Giám sát việc triển khai kế toán quản trị và phân tích hoạt động kinh doanh | Hàng tháng |
2 | Giám sát tình hình thực hiện khắc phục các kiến nghị sau kiểm tra của BKS, KTNB, KTNN, thanh tra NHNN | Hàng tháng |
3 | Giám sát công tác ban hành các văn bản của HĐQT, chỉ đạo nghiệp vụ và công tác khác. | Hàng tháng |
4 | Giám sát tình hình thực hiện nội dung nghị quyết của Tập đoàn, HĐQT PVFC. | Hàng tháng |
5 | Giám sát hoạt động của các công ty trực thuộc thông qua các báo cáo của người đại diện vốn góp: PVFCLand, PVFCInvest, PVFC Capital, PVR, PVFI, Phú Đạt, Hải Đăng, Mỹ Khê,… | Hàng quí |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam - 26
- Tóm Tắt Kết Quả Khảo Sát
- Kế Hoạch Kiểm Toán Nội Bộ Năm 2010 Của Tổng Công Ty Tài Chính Cổ Phần Dầu Khí
- Hướng Dẫn Kiểm Tra Nghiệp Vụ Huy Động Vốn Của Công Ty Tài Chính Cổ Phần Sông Đà (Sdfc)
- Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam - 31
- Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các công ty tài chính Việt Nam - 32
Xem toàn bộ 260 trang tài liệu này.
3. Công tác báo cáo
Nội dung tên báo cáo | Thời gian | |
1 | Báo cáo kế hoạch thực hiện công việc của Ban Kiểm toán nội bộ | Trước ngày 05 hàng tháng |
2 | Báo cáo kết quả kiểm toán các đơn vị | 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm toán |
3 | Xây dựng và đăng ký kế hoạch KTNB năm 2011 trình BKS, TGĐ, HĐQT phê duyệt | Trước ngày 30/11/2010 |
4 | Đăng ký kế hoạch KTNB năm 2011 tới thanh tra NHNN, Vụ các ngân hàng | Trước ngày 31/12/2010 |
5 | Các loại báo cáo khác | Theo yêu cầu |
4. Công tác nhân sự
Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đầy đủ theo định biên nhân sự năm 2010 và hoàn thành đến hết quí I/2010 như sau:
Chức danh | Số lượng | Địa điểm làm việc | |
Tháng 12/2009 và Quí I/2010 | Trưởng KTNB | 1 | HO |
Phó trưởng KTNB | 1 | HO | |
Kiểm toán viên chính bậc 1 | 2 | HO | |
Kiểm toán viên chính bậc 2 | 2 | HO | |
Kiểm toán viên | 5 | HO | |
Trợ lý kiểm toán viên | 2 | HO | |
Nhân viên HCTH | 1 | HO | |
Tổng HO | 14 | ||
Tháng 12/2009 và Quí I/2010 | Kiểm toán viên khu vực | 1 | HCM |
Kiểm toán viên chính bậc 1 | 1 | HCM | |
Kiểm toán viên chính bậc 2 | 1 | HCM | |
Kiểm toán viên | 1 | HCM | |
Trợ lý kiểm toán viên | 1 | HCM | |
Tổng HCM | 5 |
(Nguồn: Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí, 2009)
Phụ lục 2.4. Kế hoạch kiểm toán nội bộ năm 2010 của Công ty Tài chính Cổ phần
Điện lực
1. Căn cứ:
- Căn cứ Quy chế Kiểm toán nội bộ của Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.
- Căn cứ Kế hoạch kiểm toán nội bộ của Công ty năm 2010.
2. Đối tượng, thời gian, thời kỳ kiểm toán:
- Đơn vị được kiểm toán: Phòng Đầu tư & Tư vấn, Phòng Nguồn vốn & Quản lý dòng tiền, Phòng Thu xếp vốn & Tín dụng, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Kế hoạch & Thị trường, Phòng Pháp chế & Kiểm soát nội bộ, Văn phòng, Phòng Quản lý rủi ro & tái thẩm định, Bộ phận Phòng chống rửa tiền, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đà Nẵng và các đơn vị khác liên quan.
- Thời gian kiểm toán : Từ ngày 04/01/2011 đến ngày 31/01/2011.
- Thời kỳ kiểm toán : Quý IV & năm 2010.
3. Nội dung, yêu cầu kiểm toán:
3.1. Nội dung:
* Kiểm tra việc xây dựng và ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình của Công ty liên quan đến các hoạt động: Đầu tư và tư vấn, Nguồn vốn & Quản lý dòng tiền, Thu xếp vốn & Tín dụng, Kế toán, Tổ chức nhân sự, Công nghệ thông tin, Kế hoạch thị trường, Văn phòng, Quản lý rủi ro & tái thẩm định và Phòng chống rửa tiền.
* Kiểm tra các hoạt động đầu tư và dịch vụ:
- Chứng khoán kinh doanh;
- Chứng khoán đầu tư;
- Góp vốn đầu tư dài hạn;
- Uỷ thác đầu tư;
- Bảo lãnh, phát hành trái phiếu;
- Các hoạt động đầu tư khác.
* Kiểm tra các hoạt động nguồn vốn:
- Đối với các Tổ chức tín dụng:
+ Tiền gửi, tiền vay của Công ty tại các Tổ chức tín dụng;
+ Tiền gửi, tiền vay của các Tổ chức tín dụng tại Công ty;
+ Các khoản uỷ thác và nhận uỷ thác.
- Đối với các tổ chức kinh tế:
+ Huy động vốn thông qua Tài khoản trung tâm;
+ Các khoản uỷ thác và nhận uỷ thác.
- Các hoạt động huy động vốn khác.
- Hoạt động mua bán, kinh doanh ngoại tệ.
* Kiểm tra các hoạt động tín dụng:
- Hoạt động cho vay:
+ Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài ngành điện;
+ Nhận uỷ thác và Uỷ thác cho vay;
+ Cho vay đồng tài trợ;
+ Các hoạt động tín dụng khác.
- Công tác Quyết toán hỗ trợ lãi suất ngắn hạn.
- Hoạt động bảo lãnh.
* Kiểm tra hoạt động thu xếp vốn.
* Kiểm tra Báo cáo tài chính năm 2010.
* Kiểm tra Công tác tổ chức nhân sự, tiền lương.
* Kiểm tra Công tác công nghệ thông tin.
* Kiểm tra Công tác lập, giao và đánh giá việc thực hiện kế hoạch
* Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.
* Kiểm tra Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội quy, quy chế và quy
định của Công ty.
* Công tác pháp chế.
* Công tác tái thẩm định.
* Công tác quản lý rủi ro.
* Kiểm tra Công tác văn phòng.
* Kiểm tra Công tác phòng chống rửa tiền.
* Kiểm tra việc lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
* Kiểm tra các nội dung trên của 2 chi nhánh.
3.2 Yêu cầu:
- Kiểm tra việc chấp hành các qui định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định có liên quan khác của Nhà nước.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy chế, quy định của Công ty.
- Kiểm tra tính trung thực, đầy đủ của các số liệu báo cáo tài chính, hoạt động đầu tư, ngồn vốn và tín dụng.
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các hợp đồng, các điều khoản của hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng.
- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về lưu trữ hồ sơ, chứng từ.
4. Trách nhiệm thực hiện
Bộ phận Kiểm toán nội bộ, Phòng Đầu tư & Tư vấn, Phòng Nguồn vốn & Quản lý dòng tiền, Phòng Thu xếp vốn & Tín dụng, Phòng Kế toán, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Công nghệ thông tin, Phòng Kế hoạch & Thị trường, Phòng Pháp chế & Kiểm soát nội bộ, Văn phòng, Phòng Quản lý rủi ro & tái thẩm định, Bộ phận Phòng chống rửa tiền, Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Chi nhánh Đà Nẵng và các bộ phận khác liên quan có trách nhiệm thực hiện kế hoạch này.
(Nguồn: Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực, 2010)
Phụ lục 2.5. Hướng dẫn kiểm tra nghiệp vụ đầu tư của Tổng Công ty tài chính cổ phần Dầu khí – PVFC (Trích)
I. CÁC VĂN BẢN THAM CHIẾU:
1. Danh mục văn bản quy phạm pháp luật:
- Luật Doanh nghiệp năm 2005.
- Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
- …
2. Danh mục văn bản nội bộ:
- Quyết định giao thẩm quyền phê duyệt, ký kết văn bản tại PVFC.
- Nghị quyết về phân hạn mức phán quyết tín dụng và đầu tư tại PVFC.
- Quy định mức thu phí dịch vụ tư vấn tài chính tại PVFC.
- Quy chế đầu tư năm 2009.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Chuẩn bị kiểm tra:
Các đơn vị tiến hành kiểm tra phân công chuẩn bị các điều kiện cần thiết kiểm tra như sau:
- Các Văn bản pháp lý, Quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn và các chỉ đạo liên quan đến hoạt động đầu tư để thực hiện kiểm tra;
- Các ý kiến của thanh tra Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán PV, kiểm toán PVFC tại các văn bản thanh tra, kiểm tra PVFC,…;
- Các kiến nghị của Đoàn kiểm tra của các lần kiểm tra trước mà đơn vị kiểm tra chưa khắc phục hoặc khắc phục chưa đầy đủ.
- In sao kê về nghiệp vụ từ phần mềm nghiệp vụ của PVFC.
2. Kiểm tra thông qua dữ liệu hệ thống phần mềm đầu tư:
- Cán bộ kiểm tra in sao kê từ phần mềm nghiệp vụ đầu tư và tiến hành đối chiếu với Bank Kế toán và hồ sơ
- Sau khi lấy số liệu từ phần mềm nghiệp vụ và Bank Kế toán, CBKT tiến hành đối chiếu các thông tin về: tỷ lệ phần trăm tham gia góp vốn/ đầu tư, tổng số tiền tham gia góp vốn/ đầu tư, số tiền đã tham gia góp vốn/đầu tư, nguồn sử dụng để đầu tư/ góp vốn
…
3. Kiểm tra thực tế hồ sơ:
3.1. Kiểm tra dự án:
a. Kiểm tra theo quy định về ngành nghề, đối tượng, chỉ thị 1638, tỷ trọng hạn mức đầu tư và danh mục đầu tư:
a.1. Về lĩnh vực ngành nghề, đối tượng khách hàng:
- PVFC thực hiện đầu tư về lĩnh vực ngành nghề và đối tượng khách hàng theo đúng quy định tại Quy chế hoạt động đầu tư và Hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động đầu tư của PVFC và quy định hiện hành của PVFC tại thời điểm xem xét đầu tư.
a.2. Về địa bàn đầu tư:
- PVFC thực hiện đầu tư theo đúng quy định về quản lý thị trường, khách hàng tại PVFC.
a.3. Tỷ trọng hạn mức đầu tư và danh mục đầu tư:
- CBKT lưu ý tỷ trọng và hạn mức đầu tư của TCT đã được HĐQT phê duyệt định kỳ hàng năm đối với từng lĩnh vực ngành nghề và cảnh báo kịp thời khi đầu tư vượt mức giới hạn.
b. Kiểm tra hồ sơ pháp lý của Chủ đầu tư dự án, hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư:
b.1. Pháp lý đối với Chủ đầu tư dự án:
CBKT tiến hành kiểm tra việc cung cấp đủ hồ sơ của khách hàng cho PVFC và sự phù hợp, logic của từng loại hồ sơ đưới đây:
Chủ đầu tư phải có đủ các giấy tờ sau cung cấp cho PVFC khi PVFC tham gia đầu tư:
- Quyết định thành lập (đối với doanh nghiệp Nhà nước).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- …
b.2. Pháp lý đối với dự án đầu tư: CBKT lưu ý kiểm tra các thủ tục sau
- Các quyết định bổ nhiệm Giám đốc dự án, kế toán trường dự án
- Báo cáo nghiên cứu khả thi, tiền khả thi (đối với dự án nhóm A)
- …
c. Kiểm tra hồ sơ tài chính qua báo cáo tài chính:
- Kiểm tra việc cung cấp đủ hồ sơ của khách hàng cho PVFC và sự phù hợp, logic của từng loại hồ sơ đưới đây:
+ Báo cáo tài chính tại Quý gần nhất của năm.
+ Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập (nếu có).
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (nếu có) - (02 năm gần nhất)…
- Kiểm tra và đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư thông qua một số các chỉ tiêu tài chính cơ bản sau:
1- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Hệ số thanh toán Tổng tài sản
=
tổng quát Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
- …
2- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản:
- Hệ số nợ :
Hệ số nợ = 3- Một số nhóm hệ số khác…
d. Kiểm tra hồ sơ đầu tư dự án:
Tổng nợ phải trả Tổng tài sản
- Công văn mời tham gia đầu tư dự án: bản gốc, người đại diện ký công văn phải phù hợp với hồ sơ pháp lý.
d1. Kiểm tra hồ sơ thẩm định, trình đầu tư dự án: kiểm tra tính chính xác các thông tin trên tờ trình của cán bộ đầu tư, cần phải nêu rõ được trong phương án đầu tư
* CBKT thông qua một số chỉ tiêu tham khảo khi kiểm tra tính hiệu quả của dự án:
1- Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV): Theo phương pháp này, người ta đưa các khoản thu và các khoản chi của dự án về hiện tại và so sánh chúng với nhau:
n CFi n ICi
NPV (1r)i(1r)i
i1
…
i0
2- Phương pháp tỷ suất doanh lợi nội bộ (IRR): Tỷ suất doanh lợi nội bộ là một tỷ suất chiết khấu làm cân bằng giữa giá trị hiện tại của thu nhập với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Nói cách khác, tỷ suất doanh lợi nội bộ chính là tỷ lệ chiết khấu sao cho giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng 0.
…… n
CFi
n ICi
NPV (1IRR)i (1IRR)i 0
i1 i0
d.2. Kiểm tra thẩm định độc lập:
Tất cả các khoản đầu tư đều phải qua TĐĐL trừ các khoản đầu tư do Tập đoàn Dầu khí quốc gia VN chỉ định đầu tư và các khoản đầu tư mua công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu và các công cụ nợ để hưởng lãi; các khoản đầu tư chứng khoán niêm yết theo tỷ trọng và hạn mức đầu tư CK niêm yết do HĐQT TCT phê duyệt hàng năm. Báo cáo TĐĐL được lập theo đúng quy định, quy trình và phải có đề xuất ý kiến của bộ phận TĐĐL về việc tham gia đầu tư.
d.3. Kiểm tra cấp phê duyệt đầu tư:
- Việc phân cấp quyết định đầu tư phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và quy định tại Quy chế đầu tư:
- Các phương án đầu tư phải được trình tới cấp có thẩm quyền phê duyệt đầu tư theo phân cấp và báo cáo các cấp có liên quan. Trong thời hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc, các cấp thẩm quyền phê duyệt đầu tư phải có quyết định về phương án đầu tư.