Đánh Giá Thực Trạng Tổ Chức Kế Toán Tại Bảo Hiểm Xã Hội Tỉnh


hưởng đến công tác kế toán như thu thập thông tin không đầy đủ, phản ánh thông tin kế toán thiếu tính chính xác, không kịp thời. Ngoài ra, một số kế toán có tuổi đời còn trẻ nên còn chưa có kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ nên công việc kế toán không hiệu quả.

2.5.3. Nhu cầu thông tin kế toán

Tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam phải đáp ứng được nhu cầu thông tin kế toán của BHXH Việt Nam và một số cơ quan quản lý khác. Thực tế đơn vị chỉ cung cấp thông tin kế toán tài chính được tuân thủ chế độ kế toán và Thông tư số 107/2017/TT-BTC và Thông tư số 102/2018/TT-BTC.

Việc cung cấp thông tin kế toán tài chính tại BHXH quận Hai Bà Trưng được thể hiện bởi hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán, báo cáo theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC và Thông tư số 102/2018/TT-BTC.

Kế toán tài chính bắt buộc các đơn vị phải tuân thủ theo quy định chung của Nhà nước, thể hiện bởi hệ thống chứng từ, sổ sách, báo cáo do Nhà nước ban hành. Nhu cầu thông tin kế toán của các đối tượng sử dụng thông tin bao gồm những thông tin về tình hình tài chính, lưu chuyển tiền… của một đơn vị kế toán nhất định. Do vậy, họ đều có nhu cầu được cung cấp, đọc và hiểu thông tin kế toán phản ánh tình hình kinh tế của đơn vị trên các phương diện: Tài sản, kết quả thu, kết quả chi,cân đối thu chi… các thông tin chung khác.

Việc cung cấp thông tin kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam đòi hỏi phải nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đáng tin cậy, để phục vụ cho quản lý và việc ra quyết định. Vì vậy khi thực hiện yêu cầu phải thực hiện đúng tổ chức hệ thống báo cáo theo quy định.

2.6. Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh

Hà Nam

2.6.1. Những kết quả đạt được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Về tổ chức bộ máy:

Bộ máy kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam được tổ chức theo đúng chức năng, nhiệm vụ được quy định tại các văn bản của BHXH Việt Nam, đảm bảo

Tổ chức kế toán tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Nam - 13


thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Cán bộ làm công tác kế toán tại BHXH tỉnh có bằng cấp phù hợp với vị trí việc làm, có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam là mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán, đã đáp ứng được yêu cầu quản lý tại toàn tỉnh BHXH tỉnh Hà Nam, giảm bớt công việc kế toán cho mỗi cấp; bộ phận kế toán tại BHXH tỉnh vẫn kiểm tra được việc ghi chép, tổng hợp của bộ phận kế toán tại BHXH cấp huyện.

- Về tổ chức hệ thống chứng từ kế toán

BHXH tỉnh Hà Nam đã thực hiện tốt việc tổ chức thu nhận thông tin qua hệ thống chứng từ kế toán theo đúng quy định của Luật Kế toán; Thông tư hướng dẫn và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Những mẫu chứng từ BHXH tỉnh Hà Nam sử dụng đều là những mẫu chứng từ cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế, đặc thù nghiệp vụ tại BHXH tỉnh.

Trong quá trình phân loại, xử lý, kiểm soát, bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán, BHXH tỉnh đã chủ động xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ tương ứng của từng hoạt động nghiệp vụ tại BHXH tỉnh, đảm bảo theo đúng quy trình quy định của BHXH Việt Nam, tạo điều kiện và phân định rò chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong từng khâu trong chu trình.

- Về hệ thống tài khoản kế toán

BHXH tỉnh Hà Nam đã vận dụng, xây dựng hệ thống tài khoản kế toán theo hướng dẫn tại Thông tư số 102/2018/TT-BTC. Các tài khoản được sử dụng tại BHXH tỉnh đã phù hợp đặc thù nghiệp vụ tại BHXH tỉnh, đảm bảo hạch toán được đủ, đáp ứng được các yêu cầu về quản lý và kiểm soát thu, chi, sử dụng quỹ BHXH, BHYT, BHTN tại BHXH tỉnh.

- Về tổ chức hệ thống sổ kế toán

Sổ kế toán áp dụng tại BHXH tỉnh Hà Nam về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu phân loại và hệ thống hóa thông tin phản ánh trên chứng từ kế toán, cung cấp thông tin cho việc lập các báo cáo.


Hiện nay, BHXH tỉnh Hà Nam đang sử dụng ghi sổ trên phần mềm kế toán tập trung kết hợp quy trình ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái là tương đối phù hợp, đáp ứng được yêu cầu quản lý và in ấn, lập các báo cáo.

- Về tổ chức hệ thống báo cáo

BHXH tỉnh Hà Nam đã lập đầy đủ các báo cáo theo đúng mẫu quy định và phù hợp với yêu cầu cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng các báo cáo, đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính do kế toán cung cấp. Phương pháp lập, trình bày báo cáo bảo đảm tính thống nhất, tôn trọng nguyên tắc lập báo cáo.

- Về tổ chức kiểm tra

Công tác kiểm tra kế toán giữa các bộ phận kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam được thực hiện từ khi thu nhận thông tin ban đầu, đến xử lý, hệ thống hóa để đảm bảo tính chính xác, khách quan và hữu ích của thông tin kế toán cung cấp.

2.6.2. Hạn chế

- Về bộ máy tổ chức: Hiện nay, yêu cầu nhiệm vụ của công tác tài chính kế toán ngày càng nâng cao và tăng cường, khối lượng công việc thu chi liên tục, tuy nhiên số lượng cán bộ làm công tác tài chính kế toán quá ít (7/97 người), nên chưa thực sự tương xứng với nhiệm vụ đặt ra, do vậy, cán bộ kế toàn thường xuyên phải làm thêm giờ để đáp ứng yêu cầu công việc.

Ngoài ra, trình độ cán bộ kế toán cǜng chưa được đồng đều, một số cán bộ có tuổi đời trẻ nên kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ còn yếu và thiếu so với khối lượng công việc, do vậy cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần việc dẫn đến chuyên môn hoá không cao, giảm năng suất và hiệu quả công việc.

-Về tổ chức chứng từ kế toán: Trong quá trình tổ chức thực hiện, vẫn còn một số hạn chế sau:

+ Việc lập và ghi chép các yếu tố liên quan đến các nội dung ghi trên chứng từ kế toán đôi khi chưa đầy đủ, kịp thời, vẫn còn tình trạng khi lập chứng từ không ghi số hiệu chứng từ, hoặc một số chỉ tiêu chưa thể hiện đầy


đủ, nội dung nghiệp vụ phản ánh trên chứng từ đôi khi quá tóm tắt làm mất đi tính rò ràng, chính xác, gây những khó khãn nhất định cho phần ghi sổ và sắp xếp, phân loại chứng từ, gây khó khăn cho công tác kiểm tra, thanh tra kế toán…;

+ Công tác lưu trữ, quản lý chứng từ chưa được tốt, khoa học.

+ Việc luân chuyển chứng từ chưa được đảm bảo, dẫn đến ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.

- Về tổ chức hệ thống tài khoản kế toán:

Trong quá trình hạch toán các nghiệp vụ đặc thù của cơ quan BHXH theo Thông tư số 102/2017/TT-BTC, kế toán tại BHXH tỉnh phát tại Thông tư chưa hướng dẫn cụ thể một số bút toán sau:

+ Bút toán kết chuyển số thu BHYT trước cho năm sau về số thu phân bổ kǶ này; bút toán kết chuyển số thừa kǶ trước chưa phân bổ về số thu phân bổ kǶ này.

+ Hướng dẫn hạch toán kế toán đối với việc thanh quyết toán thuốc kháng HIV.

+ Hướng dẫn trường hợp ngân sách địa phương chuyển tiền hỗ trợ đóng BHYT toàn tỉnh cho BHXH tỉnh; trường hợp thoái thu BHXH, BHYT, BHTN Ngoài ra, tại Thông tư đang hướng dẫn nhầm tài khoản chi tiết của hạch

toán Ngân sách trung ương hỗ trợ đóng BHYT (TK 34213, 34223).

- Về tổ chức hệ thống sổ kế toán

Hệ thống sổ kế toán theo Thông tư số 102/2018/TT-BTC có một số điểm mới so với chế độ kế toán mới, tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, BHXH tỉnh Hà Nam khi ghi chép, in sổ kế toán vẫn còn thiếu một số chỉ tiêu (cụ thể như Sổ tổng hợp chi ốm đau, thai sản, dưỡng sức phụ hồi sức khỏe thiếu chỉ tiêu đóng BHYT;...).

Ngoài ra, kế toán BHXH tỉnh phát hiện có 02 sổ kế toán không tổng hợp số lên toàn tỉnh được, khi in báo cáo chỉ có số của mỗi văn phòng tỉnh:

- Sổ S 61-H: Sổ chi tiết hoạt động


- Sổ S88-BH: Sổ chi tiết lãi tiền gửi

-Về tổ chức báo cáo kế toán: Trong quá trình thực hiện thì có một số nội dung chưa đáp ứng yêu cầu quản lý của BHXH tỉnh, cụ thể:

+ Báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC do BHXH Việt Nam xây dựng: chưa tách kinh phí giảm trong năm thành hai nội dung là kinh phí thường xuyên/tự chủ và kinh phí không thường xuyên/tự chủ. Lý do: để theo dòi kinh phí chuyển năm sau tiếp tục sử dụng theo đúng nguồn.

+ Báo cáo chi tiết số thu BHXH, BHTN, BHYT cần thay đổi lại kết cấu và bổ sung thêm một số đối tượng tham gia BHYT (chỉ tiêu ốm đau dài ngày theo danh mục, NLĐ trong thời gian nghỉ việc hưởng thai sản theo quy định của pháp luật về BHXH) do tại Khoản 2 Điều 1 và Điều 13 Luật BHYT số 46/2014/QH13 có quy định bổ sung các đối tượng này.

+ Báo cáo số phải thu BHXH, BHTN, BHYT và lãi chậm đóng theo đơn vị sử dụng lao động (B16a-BH): chỉ phản ánh được số phát sinh trong năm, chưa phản ánh được số lǜy kế đến thời điểm báo cáo.

Ngoài ra, thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chưa có sự phân tích, giải thích số liệu, nguyên nhân tăng giảm trên báo cáo, số liệu tại một số báo cáo chưa khớp.

- Về công tác kiểm tra

Thực tế công tác kiểm tra kế toán tại đơn vị, ngoài những cuộc kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan cấp trên thì công tác kiểm tra tại đơn vị chưa thực sự hiệu quả và không có một hệ thống kiểm tra chuyên biệt.

- Về Phần mềm kế toán tập trung

Trong quá trình thực hiện thì cán bộ kế toán gặp một số khó khăn như:

+ Tháng 7/2019, phần mềm kế toán tập trung của Ngành được đưa vào sử dụng và yêu cầu BHXH tỉnh thực hiện chuyển đổi dữ liệu từ phần mềm cǜ sang phần mềm mới trong thời gian ngắn. Trong quá trình thực hiện, phần mềm phục vụ tổng hợp quyết toán lần đầu tiên tích hợp nên có xảy ra lỗi, ảnh


hưởng đến số liệu quyết toán.

+ Giao diện, cách sử dụng mới nên ban đầu kế toán viên còn mất nhiều thời gian nghiên cứu;

+ Về việc chuyển dữ liệu giữa các phần mềm còn bị sai lệch nhiều: ví dụ khi chuyển số liệu thu trên phần mềm TST (là phần mềm quản lý thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT của Ngành BHXH) lên bộ phận kế toán hạch toán trên phần mềm kế toán tập trung thì số liệu quyết toán thu bị hạch toán 2 lần số thu trước cho năm sau.

+ Biểu mẫu không đồng nhất giữa các phần mềm: ví dụ các chỉ tiêu tại biểu mẫu phần mềm giám định với phần mềm kế toán tập trung đang bị sai lệch, do đó, khi nhập số liệu vào phần mềm kế toán tập trung phải thực hiện điều chỉnh lại mã chi tiết, dẫn đến mất nhiều thời gian, thiếu chính xác.

+ Đường chuyền mạng internet chậm dẫn đến việc tải dữ liệu bị chậm

+ Khi thực hiện phần mềm kế toán tập trung, kế toán viên phải chuyển dữ liệu từ các phần mềm khác (phần mềm quản lý thu; phần mềm quản lý chi; phần mềm giám định,…) sang phần mềm kế toán tập trung nên mất nhiều thời gian, và gặp nhiều vướng mắc khi chuyển đổi dữ liệu.

2.6.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Năm 2019 là năm đầu tiên áp dụng chế độ kế toán mới theo Thông tư 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018, do đó cán bộ kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam còn lúng túng, gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Phần mềm kế toán tập trung mới đưa vào sử dụng trong toàn cơ quan

BHXH nên vẫn còn xảy ra nhiều lỗi.

* Nguyên nhân chủ quan

- Khối lượng công việc lớn nhưng số lượng cán bộ còn hạn chế, có nhiều cán bộ nữ có con nhỏ nên không tham gia được hết các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ.

- Để tổ chức kế toán được hoàn thiện và tốt còn cần sự phối hợp giữa bộ


phận khác trong đơn vị như phòng chế độ, thu, chi,… tuy nhiên giữa các bộ phận này có sự phối hợp chưa chặt chẽ dẫn tới vấn đề kiểm tra, xử lý các nghiệp vụ phát sinh còn chậm chễ, sai sót

- Cán bộ kế toán sắp xếp công việc chưa khoa học, nhiều lúc tổng hợp số

liệu, báo cáo cn chậm tiến độ; chưa nghiên cứu sâu các văn bản hướng dẫn

của Nhà nước, của Ngành về chế độ kế toán, chính sách BHXH, BHTN, BHYT.

- Về công tác kiểm tra: do khối lượng công việc nhiều, nhân lực còn chưa đủ đáp ứng hết nhiệm vụ chuyên môn nên chưa xây dựng tổ kiểm tra công tác kế toán chuyên biệt chuyên kiểm tra công tác kế toán của đơn vị.


Tiểu kết chương 2

Tại chương 2, tác giả nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán BHXH tỉnh Hà Nam. Các nội dung được trình bày bao gồm:

- Khái quát chung về BHXH tỉnh Hà Nam như lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy

- Quy trình quản lý tài chính tại BHXH tỉnh Hà Nam thông qua quy trình quản lý thu, chi BHXH.

- Thực trạng tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam: tổ chức bộ máy kế toán; tổ chức hệ thống chứng từ kế toán; tổ chức hệ thống tài khoản kế toán; tổ chức hệ thống sổ kế toán; tổ chức hệ thống báo cáo kế toán; tổ chức công tác kiểm tra; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán.

Thông qua những nội dung này, tác giả sẽ thực hiện đánh giá về kết quả đạt được, những hạn chế và đưa ra một số giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán tại BHXH tỉnh Hà Nam ở chương III.

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí