Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Bảo Hiểm Xã Hội Huyện Đoan Hùng.

Quan, Phú Lâm, Phúc Lai, Sóc Đăng, Tây Cốc, Tiêu Sơn, Vân Đồn, Vân Du, Vụ Quang, Yên Kiện.Tổng diện tích tự nhiên của huyện Đoan Hùng là 302,4 km².

Đoan Hùng có hai tuyến đường Quốc lộ chạy qua là Quốc lộ số 2 từ Hà Nội đi Tuyên Quang, Hà Giang và Quốc lộ 70 từ thị trấn Đoan Hùng đi Yên Bái, Lào Cai (UBND huyện Đoan Hùng, 2021).

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.

Tình hình dân số và lao động.

Toàn huyện có 21 xã, 01 thị trấn, 276 khu hành chính (thôn). Dân số Đoan Hùng có 110.500 người của 14 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số, ngoài ra là dân tộc Cao Lan, Tày, Mường…Toàn huyện có 27.927 hộ, tỷ lệ hộ nghèo tính đến 2020 là: 7,7%.

Dân số huyện Đoan Hùng trước năm 1945 khoảng 4 vạn người, hầu hết là người Kinh. Mật độ dân số khoảng 500 người/1 km2. Nhân dân Đoan Hùng từ lâu đời phần lớn vẫn là dân nông nghiệp với phẩm chất cần cù, chịu khó. Qua nhiều thế hệ, người dân nơi đây đã sáng tạo ra nhiều giá trị văn hoá vật chất và tinh thần để xây dựng quê hương (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2021).

Lao động là lực lượng sản xuất quan trọng nhất trong mọi quá trình sản xuất. Dù máy móc có tự động hóa bao nhiêu cũng không thể thiếu sự quản lý, chỉ huy của người lao động. Đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, lao động vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn so với các ngành khác. Những năm gần đây, số nhân khẩu và lao động gia tăng rõ rệt. Tổng số nhân khẩu của huyện Đoan Hùng năm 2020 là 100.500 người.

Sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao.

Cơ sở vật chất ngành y tế, giáo dục và sức khỏe cộng đồng: trong những năm qua, các cơ sở y tế trong huyện đã được đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp từ các nguồn vốn của TƯ, tỉnh và chương trình mục tiêu quốc gia, đến nay các công trình đã được đưa vào sử dụng phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân. Hiện có 20/28 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế và 80% người dân tham gia các hình thức về bảo hiểm y tế (UBND huyện Đoan Hùng, 2020).

Giáo dục: Hệ thống trường học được đầu tư, nâng cấp, xây mới, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập được đầu tư mua sắm. Toàn huyện có 28 trường Mầm non, 28 trường Tiểu học, 26 trường THCS, 02 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm dạy nghề, trong đó có 29 trường đạt chuẩn quốc gia (Mầm non: 8 trường, Tiểu học: 17 trường, THCS: 4 trường). Thực hiện chương trình kiên cố hóa trường học đã có 460 phòng, lớp đạt kiên cố với số tiền đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Hệ thống thư viện trường học được trang bị đầy đủ, bậc Tiểu học có 28/28 trường, THCS có 26/26 trường đạt tiêu chuẩn thư viện chuẩn đạt tỷ lệ 100%. Việc ứng dụng công

nghệ thông tin vào chương trình giảng dạy đã được chỉ đạo tích cực, đến hết năm 2012, 100% các trường đã nối mạng internet, một số trường có phòng máy tính đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác đào tạo nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, chương trình và nội dung đào tạo được đổi mới, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế

- xã hội. Công tác hướng nghiệp dạy nghề ở các trường phổ thông được chú trọng (UBND huyện Đoan Hùng, 2020).

Đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, tổ chức vận động quần chúng nhân dân tham gia xây dựng đời sống văn hoá cộng đồng dân cư, tạo sự chuyển biến tích cực tư tưởng của người dân, cùng chung tay thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội ở địa phương tạo động lực nội sinh thúc đẩy phát triển và xây dựng nông thôn mới. Các di tích lịch sử văn hoá đã từng bước được trùng tu, tôn tạo, các lễ hội truyền thống được bảo tồn và phát triển. Các hoạt động văn hoá, văn nghệ thể thao quần chúng được quan tâm và phát triển.

Công tác truyền thanh, truyền hình luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của huyện, trong những năm qua công tác truyền thanh từ huyện đến xã đã biên tập và phát sóng trên 1.400 tin bài trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân trên địa bàn huyện (UBND huyện Đoan Hùng, 2020).

Tình hình phát triển kinh tế

Cơ cấu kinh tế Đoan Hùng là “Nông - lâm - nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ”. Là huyện có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/ năm. Từng bước đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và văn hóa. Tình hình chính trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2020).

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Đoan Hùng đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Giá trị sản xuất tăng đều qua các năm, từ 1.721,51 tỷ đồng năm 2018 lên 1.911,70 tỷ đồng năm 2020, tốc độ phát triển trung bình giai đoạn 2018

– 2020 đạt 5,38%. Cơ cấu kinh tế theo ngành có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị thương mại dịch vụ (từ 31,98% năm 2018 lên 32,80% năm 2020), giảm dần tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản (từ 35,33% năm 2018 xuống còn 32,89% năm 2020). Ngành công nghiệp cũng giảm dần tỷ trọng đóng góp trong tổng giá trị sản xuất của huyện, từ 32,69% năm 2018 tăng lên 33,32% năm 2020.

Huyện Đoan Hùng đã bước vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Mức thu nhập của người dân tăng, năm 2018 GTSX BQ/lao động là 68 triệu đồng đến năm 2020 GTSX BQ/lao động tăng lên đạt 28 triệu đồng chứng tỏ mức sống của người dân trong xã được cải thiện qua các năm. Giá trị sản xuất của các lĩnh vực tuy có tăng qua

các năm nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn còn chậm: Tỷ trọng các ngành nông nghiệp giảm nhẹ trong khi tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng và thương mại, dịch vụ có xu hướng tăng chậm. Ngành công nghiệp chủ đạo của huyện: sản xuất xi măng, sản xuất gạch xây dựng, sản xuất chè chế biến, sản xuất rượu –bia, chế biến thức ăn chăn nuôi.

Đoan Hùng vẫn là huyện thuần nông, sản xuất mang tính tự cung, tự cấp; xuất phát điểm kinh tế của huyện còn ở mức thấp trong khi tiềm năng phát triển khá, đặc biệt huyện có rất nhiều lợi thế để phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, gia cầm đặc sản, sản xuất chè hàng hóa, chè chất lượng cao. Huyện cũng có tiềm năng lớn trong phát triển tiểu thủ công nghiệp, sản xuất làng nghề. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư những năm trước đây thấp, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuống cấp, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, thu nhập và đời sống của nông dân còn gặp nhiều khó khăn (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2017).

2.1.2. Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Cùng với sự ra đời của ngành BHXH từ Trung ương đến địa phương thì BHXH huyện Đoan Hùng được thành lập theo quyết định số 1650/QĐ_TCCB ngày 12/07/1995 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 08/1995.

Tên đầy đủ: Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

Địa chỉ: Thị trấn Đoan Hùng - Huyện Đoan Hùng - Phú Thọ. Mã số thuế: 2600502125-003.

Đăng ký và quản lý bởi Chi cục Thuế Huyện Đoan Hùng.

Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng từ khi thành lập đến nay luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ cấp trên giao và nhiều năm liền đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc như năm 1997, 1998, 2000, 2010 , 2013, 2017; 2018 Bằng khen của Ủy ban tỉnh Phú

Thọ; năm 2001, 2004, 2006, 2013, 2015, 2017; Bằng khen của BHXH Việt Nam như

năm 1997, 1998, 2000, 2012, 2013; Cờ thi đua của BHXH Việt Nam năm 2000 và 2013 và đến năm 2020 Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng tiếp tục được BHXH Việt Nam tặng Cờ thi đua. Để đạt được những thành tích trên là do BHXH huyện Đoan Hùng có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm với trình độ chuyên môn và năng lực công tác tương đối đồng đều (100% cán bộ viên chức có trình độ từ đại học trở lên), có phẩm chất đạo đức, nhiệt tình trong công việc, có bản lĩnh chính trị và truyền thống đoàn kết nội bộ.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.

Tổ chức bộ máy của BHXH huyện Đoan Hùng, gồm Ban Giám đốc và 3 tổ nghiệp vụ: Tổ Thu, sổ thẻ và kiểm tra; Tổ Kế toán – chi trả và Giám định BHYT; Tổ

Thực hiện chính sách BHXH, Tiếp nhận và quản lý hồ sơ. Cụ thể cơ cấu tổ chức cán bộ của BHXH huyện Đoan Hùng được tổ chức như sau:


Ban giám đốc

Tổ trưởng tổ Thu số

thẻ và kiểm tra

Tổ trưởng Tổ


Kế toán – Giám định

Tổ trưởng Tổ chính sách – Tiếp nhận và quản lý hồ sơ

Bộ phận Thu và

kiểm tra

Bộ phận

Số thẻ

Bộ phận

Kế toán

Bộ phận Giám định

BHYT

Bộ phận Chính sách

BHYT

Bộ phận Tiếp nhận và quản lý

hồ sơ

Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.


Ghi chú:

- Chỉ đạo:

- Phối hợp:

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

2.1.2.3. Cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn cán bộ công chức Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

Xác định được chức năng, nhiệm vụ của BHXH huyện Đoan Hùng, Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội huyện luôn quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng lớn của Ngành cũng như của BHXH huyện. Đến nay, tổng số cán bộ công chức, viên chức của BHXH huyện gồm 17 người (Bảng 2.1)

Bảng 2.1. Cơ cấu và trình độ đội ngũ cán bộ BHXH huyện Đoan Hùng.


Nội dung

Số người

Cơ cấu

(%)

I. Trình độ chuyên môn



1. Cao học

4

23,53

2. Đại học

11

64,71

3. Trung học phổ thông

2

11,76

II.Trình độ lý luận chính trị



1. Cao cấp

1

5,88

2. Trung cấp

12

70,59

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

Quản lý thu Bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng - 5

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021)

Về trình độ chuyên môn, lý luận chính trị thì các cán bộ BHXH đều đã được qua đào tạo bài bản. Kết quả tổng hợp bảng 2.1 cho thấy trong tổng số 17 cán bộ thì: 15 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm 88,24%; số còn lại có trình độ trung học phổ thông chiếm 11,76%; số người có trình độ trung cấp chính trị là 12 người chiếm 70,59%; số người có trình độ cao cấp lý luận chính trị là 1 người chiếm 5,88%. Hầu hết các cán bộ đều có trình độ cơ bản về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công việc hiện tại. Bảo hiểm xã hội huyện có 16 đảng viên chiếm 94,12%. Cán bộ được bố trí, phân công nhiệm vụ đúng người đúng việc, phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Đây là điều kiện cơ bản để mỗi cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hàng năm.

Bảng 2.2. Cơ sở vật chất của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.


Nội dung

ĐVT

Số lượng

1. Trụ sở làm việc 3 tầng

Cái

1

2. Máy vi tính

Bộ

14

3. Máy in

Chiếc

9

4. Máy photocopy, Máy Scan

Chiếc

2

5. Bàn ghế làm việc

Bộ

17

Nguồn: BHXH huyện Đoan Hùng (2021) Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng gồm 1 trụ sở làm việc ba tầng khang trang,

sạch đẹp với 15 phòng làm việc và 2 hội trường, trụ sở mới được xây dựng kiên cố vào năm 2014. Cơ sở vật chất, thiết bị làm việc được trang bị đầy đủ đáp ứng tốt nhu cầu làm việc của cán bộ trong cơ quan. Nhờ có môi trường làm việc đầy đủ, khang trang

mỗi cán bộ viên chức cơ quan luôn yên tâm công tác, công hiến hết mình vì sự nghiệp phát trển BHXH, BHYT.

2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

2.2.1. Những nhân tố thuộc về trình độ phát triển kinh tế - xã hội.

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã thể hiện khi kinh tế - xã hội càng phát triển thì đời sống vật chất, tinh thần của con người được nâng cao và nhu cầu an toàn cũng được đặt lên hàng đâu. Trình độ phát triển của kinh tế - xã hội tác động rất lớn đến nhận thức, nhu cầu của con người. Trình độ phát triển của kinh tế - xã hội là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các hoạt động của con người nói chung và của công tác quản lý thu BHXH TN nói riêng.

Khi trình độ kinh tế - xã hội phát triên cao, hoạt động quản lý thu sẽ phát triển thuận lợi do nhà nước có khả năng tài chính cao để hỗ trợ các chính sách xã hội. Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cao và nền kinh tế phát triển bền vững thì thu nhập của NLĐ được cải thiện, đây là điều kiện cần thiết để NLĐ có động lực, sẵn sàng đóng BHXH TN. Mặt khác, khi đời sống kinh tế - xã hội phát triển thì nhận thức của NLÐ cũng tăng lên, bên cạnh mong muốn đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình, họ còn có ý thức tham gia BHXH TN để đề phòng khi rủi ro xảy ra làm cho họ bị giảm hoặc mất thu nhập.

Cơ cấu kinh tế Đoan Hùng là “Nông - lâm - nghiệp - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ”. Là huyện có nền kinh tế đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người 28 triệu đồng/ năm. Từng bước đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và văn hóa. Tình hình chính trị ổn định , an ninh, quốc phòng được giữ vững (Phòng thống kê huyện Đoan Hùng, 2020).

Cùng với sự phát triển kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước, nhất là 10 năm trở lại đây, kinh tế huyện Đoan Hùng đã có những bước tiến bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

Ngược lại khi trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển, thu nhập của NLÐ thấp, đời sống vật chất, tinh thần gặp nhiêu khó khăn, lúc này con người cần có chính sách xã hội hỗ trợ nhưng nguồn lực để thực hiện của nhà nước hạn chế. Lúc này càng cần có chính sách như BHXH TN để đảm bảo an sinh xã hội tuy nhiên việc triên khai thực hiện chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức. Để thực hiện tốt vẫn cần có chính sách hỗ trợ hợp lý của nhà nước, đồng thời tăng cường đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân.

2.2.2. Các nhân tố thuộc về chế độ chính sách của Nhà nước.

Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có tác động trực tiếp đến quản lý thu BHXH TN. Nêu chính sách về BHXH TN sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phù hợp với nhu câu và nguyện vọng của NLÐ sẽ hỗ trợ cho hoạt động quản lý thu BHXH TN phát triển và ngược lại. Chính sách càng cụ thể, rõ ràng và hợp lý càng có hiệu lực và dễ dàng trong thực hiện. Chính sách của Nhà nước thuộc về nhân tố chủ quan trong các hoạt động kinh tế - xã hội.

Chính sách chi trả tiền lương hưu.

Chính sách hỗ trợ tiền đóng cho người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Đoan Hùng.

Chính sách về loại hình đóng và hưởng chế độ BHXH TN.

Chính sách BHXH TN phải phù hợp với thực tiễn khách quan, hướng tới lợi ích của nhân dân lao động, có sự đảm bảo của Nhà nước nhằm tạo lòng tin cho NLÐ, có các chế độ khuyến khích, hỗ trợ phù hợp, cách thức tổ chức thực hiện phải đơn giản, thuận tiện. Như vậy chính sách Nhà nước càng hoàn thiện sẽ càng là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý thu BHXH TN, Góp phần cho hoạt động quản lý thu BHXH TN hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho chính sách thật sự đi vào đời sống.

2.2.3. Các nhân tố thuộc về ngành Bảo hiềm xã hội.

Bảo hiểm xã hội là đơn vị trực tiếp tổ chức triển khai và thực thi chính sách BHXH TN. Chính vì vậy hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng có vai trò chủ đạo, ảnh hưởng đến thành công hay thất bại của hoạt động quản lý thu BHXH TN. Điều này được thể hiện thông qua các văn bản chỉ đạo của ngành về chính sách BHXH TN, tổ chức bộ máy, cách thức triển khai, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý thu BHXH TN. Nếu người đứng đầu nhận thức được tầm quan trọng của chính sách BHXH TN sẽ có những chỉ đạo sát sao, phù hợp cho toàn ngành trong công tác triển khai từ việc đề ra mục tiêu, giao chỉ tiêu, kế hoạch cho đến xây dựng phương án thực hiện chi tiêu kế hoạch đó. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH TN cũng là một công tác quan trọng mà ngành Bảo hiểm xã hội cần quan tâm để phát triển đối tượng tham gia BHXH TN. Tiếp đến phải kể tới hệ thống tổ chức bộ máy: năng lực, trình độ của đội ngũ nhân sự và cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho quản lý thu BHXH TN. Đó là những nhân tố trực tiếp thực hiện chính sách, nếu đảm bảo được chất luợng của những nhân tố này sẽ đảm bảo được thành công của quản lý thu BHXH TN của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

2.2.4. Các nhân tố khác.

- Nhận thức, ý thức, tâm lý, thói quen của người lao động trên địa bàn Huyện về chính sách: Đây là các nhân tố tác động lớn đến quá trình thực hiện quản lý thu BHXH

TN. Tâm lý, thói quen "trẻ cậy cha, già cậy con" theo truyền thống Á Đông hoặc tự lo BHXH cho mình thông qua tiết kiệm hoặc tài sản là trở ngại cho việc triển khai, phát triển chính sách BHXH TN. Việc nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy của người lao động đội với chính sách BHXH TN có vai trò rất quan trọng, vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cho người lao động vừa giúp cho công tác quản lý thu BHXH TN được triển khai dễ dàng, thuận lợi.

- Trình độ học vấn của NLÐ cũng tác động rất lớn đến kết quả của hoạt động quản lý thu BHXH TN. Có thể nói một địa phương có trình độ dân trí cao, văn hóa xã hội phát triển, khả năng có thể tiếp cận với thông tin, khoa học – kỹ thuật thậm chí cả truyền thông của người dân dễ dàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chính sách xã hội phát triển đi sâu vào đời sống người dân hơn so với một địa phương có trình độ dân trí kém phát triển. Cụ thể, người lao động có trình độ học vấn cao có khả năng tiếp nhận và phân tích thông tin, xác định những yếu tố ảnh hưởng tốt hơn người lao động có trình độ học vấn thấp. NLÐ có trình độ học vấn cao thường có khả năng tiếp cận tốt hơn chính sách BHXH TN, có nhận thức tốt hơn và có thu nhập tổt hơn nên dễ dàng quyết định việc tham gia BHXH TN và ngược lại.

- Thu nhập của NLÐ cũng có vai trò then chốt, mang tính quyết định trong hoạt động quản lý thu BHXH TN. NLÐ Có thu nhập cao, ốn định sẽ săn sàng đóng BHXH TN. Ngược lại, người có thu nhập thấp, bấp bệnh - đây là đối tượng hướng tới của chính sách BHXH TN thì lại rất khó khăn khi quyết định tham gia. Như vậy đề quản lý thu BHXH TN hoạt động thuận lợi và hiệu quả thì chính sách BHXH TN phải có sự hỗ trợ phù hợp với các đối tượng có thu nhập thấp. Đây là những người thường có nhận thức và trình độ hạn chế, công tác quản lý thu phải có phương pháp giúp họ dể dàng tiếp cận cũng như dễ dàng tham gia BHXH TN.

Việc nhận thức được các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý thu BHXH TN là rất quan trọng, qua đó đánh giá được các tác động tích cực hay tiêu cực của các yếu tố này để từ đó đề ra các phương pháp thực hiện đúng đắn hiệu quả.

2.3. Phân tích thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bảo hiểm xã hội huyện Đoan Hùng.

2.3.1. Thực trạng bộ máy quản lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện của Bảo hiểm xã hội Huyện.

Cơ cấu tổ chức quản lý thu hiện nay theo quyết định 800/CQÐ-BHXH của BHXH Việt Nam về việc thành lập tổ nghiệp vụ, do đó BHXH huyện đã phân câp thành lập tổ quản lý thu tại đơn vị bao gồm 01 cán bộ là tổ trưởng và 03 cán bộ là thành viên chịu sự quản lý trực tiếp của phó giám đốc phụ trách thu. Việc tổ chức quản lý thu được thực hiện theo sơ đồ hình 2.3. sau:

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí