Vấn Đề Bảo Vệ Các Quyền Con Người Trong Trường Hợp Loại Trừ Trách Nhiệm Hình Sự Do Tính Chất Nguy Hiểm Cho Xã Hội Của Hành Vi Không Đáng Kể.


ích hợp pháp khác phải là biện pháp duy nhất và cuối cùng “không còn cách nào khác”. Tức là trong tình huống cụ thể đó không còn biện pháp nào hiệu quả hơn, ít gây thiệt hại hơn và có khả năng ngăn chặn, khắc phục, hạn chế thiệt hại do sự nguy hiểm thực tế đang đe dọa gây ra cho xã hội. Nếu ngoài hành vi được thực hiện mà đang còn tồn tại một khả năng hành động khác có thể không gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại mà hành vi được thực hiện gây nên, thì trong trường hợp đó không được coi là tình thế cấp thiết. Điều này đòi hỏi chủ thể rơi vào trường hợp này phải có sự đánh giá thật chính xác, nhanh chóng khả năng gây thiệt hại tức khắc của nguồn nguy hiểm và phải chọn phương án phù hợp [Xem: 6, tr.189-190]. Việc gây thiệt hại để tránh một thiệt hại lớn hơn phải cân nhắc kỹ lưỡng xem đó có phải là phương án cuối cùng và duy nhất chưa.

Tuy nhiên, trong thực tế, khi gặp phải trường hợp nguồn nguy hiểm đang đe dọa gây ra một thiệt hại cụ thể, không phải ai cũng có thể sáng suốt đánh giá và cân nhắc để lựa chọn một phương án tối ưu. Thực tế này đòi hỏi khi đánh giá một hành vi gây thiệt hại có thuộc trường hợp trong tình thế cấp thiết hay không và phương pháp mà người có hành vi sử dụng có phải là phương pháp duy nhất và cuối cùng hay không, phải căn cứ vào điều kiện khách quan và khả năng chủ quan của người thực hiện hành vi. Chẳng hạn: một dãy nhà tập thể bắt đầu cháy, cạnh đó có nguồn nước nhưng chỉ có một người ở đó và với khả năng của họ thì họ không thể chữa được bằng nước mà biện pháp duy nhất đối với họ đó là dỡ bỏ một đoạn mái nhà để ngăn chặn đám cháy lan rộng. Trong trường hợp này, về mặt khách quan có nhiều biện pháp để dập tắt đám cháy, nhưng về chủ quan của người chữa cháy với khả năng của họ, thì họ không còn cách nào khác là phải dỡ bỏ một đoạn nhà khác để ngăn ngừa đám cháy.


d) Thiệt hại trong tình thế cấp thiết gây ra phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Mục đích đặt ra đối với chế định tình thế cấp thiết là tạo cơ sở pháp lý để động viên, khuyến khích công dân mạnh dạn hành động trong tình thế cấp thiết biết hy sinh một lợi ích nhỏ để bảo vệ có hiệu quả một lợi ích lớn hơn cho xã hội. Chính vì vậy, điều kiện bắt buộc trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại cần phòng ngừa.

Trong tình thế cấp thiết, thiệt hại không bị giới hạn như trong trường hợp phòng vệ chính đáng. Trong tình thế cấp thiết, thiệt hại gây ra có thể đối với sở hữu về tài sản, tính mạng, sức khoẻ hoặc các thiệt hại khác. Tuy nhiên, thông thường việc gây ra thiệt hại là đối với sở hữu tài sản. Việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết cũng không bị giới hạn đối với người đang có hành vi xâm hại mà có thể gây thiệt hại cho xã hội hoặc một người nào đó không có liên quan. Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết phải nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh (xét về cả tính chất và mức độ). Việc so sánh hai lợi ích này không phải lúc nào cũng dễ dàng mà đòi hỏi chúng ta khi đánh giá so sánh giữa hai loại thiệt hại cũng cần phải xem xét một cách khách quan, toàn diện, bởi vì thiệt hại gây ra là có thật còn thiệt hại muốn tránh lại là trừu tượng, vô hình không thể cân, đo, đong, điếm được, nó chỉ là cái có thể xảy ra hoặc cùng lắm là tất yếu sẽ xảy ra nếu không được ngăn chặn. Pháp luật không quy định sẵn các tình huống cụ thể trong tình thế cấp thiết, nên khi nào có sự nguy hiểm đe dọa đến các lợi ích cần bảo vệ và một người đứng trước tình thế đó với trách nhiệm của mình lại có hai nghĩa vụ cùng phải thực hiện một lúc mà chỉ thực hiện được một nghĩa vụ, đòi hỏi phải lựa chọn biện pháp nào đó sao cho phù hợp với lợi ích xã hội để bảo vệ một lợi ích khác lớn hơn buộc phải gây thiệt hại nhỏ hơn, thì mới được pháp luật thừa nhận là ở trong tình thế cấp thiết [Xem: 6, tr.193].


1.2.1.5. Vấn đề bảo vệ các quyền con người trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự do tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể.

1) Căn cứ loại trừ trách nhiệm hình sự trong trường hợp gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng tính nguy hiểm cho xã hội của nó không đáng kể là do thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm trong việc gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, tức hành vi ấy không bị pháp luật hình sự quy định là tội phạm. Hành vi đó, có thể có thiệt hại (hoặc có khả năng gây thiệt hại) xảy ra trong thực tế khách quan, nhưng do tính chất và mức độ nhỏ nhặt của thiệt hại đó, nên nhà làm luật không coi hành vi ấy (mặc dù có những dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự cấm) là tội phạm [14, tr.541].

2) Điều kiện để tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể được loại trừ trách nhiệm hình sự, chúng ta cần xem xét một cách tổng thể các yếu tố có liên quan đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Có như vậy, mới có thể đánh giá được hết hành vi nào có tính chất nguy hiểm cho xã hội là đáng kể và hành vi nào là không đáng kể cho xã hội. Các yếu tố đó bao gồm:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.

a) Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại được luật hình sự bảo vệ. Quan hệ xã hội càng quan trọng bao nhiêu thì tính chất của hành vi đó càng nguy hiểm bấy nhiêu.

b) Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào tính chất và mức độ gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội bị xâm hại. Thiệt hại ở đây có thể là thiệt hại thực tế hay khả năng gây ra thiệt hại, có thể là thiệt hại vật chất (xác định bởi số lượng, trọng lượng, phần trăm…) hoặc phi vật chất (uy tín, danh dự, lợi ích tinh thần…). Thiệt hại hoặc khả năng gây thiệt hại càng cao bao nhiêu thì tính nguy hiểm cho xã hội càng cao bấy nhiêu.

Bảo vệ quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự trong pháp luật hình sự Việt Nam - 6

c) Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi còn phụ thuộc vào tính chất của hành vi khách quan. Thông qua diễn biến của hành vi phạm tội,


chúng ta có thể biết được trạng thái tâm lý của kẻ phạm tội khi thực hiện hành

vi. Phương thức thực hiện hành vi càng nguy hiểm, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, công cụ, phương tiện càng hiện đại thì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao.

d) Tính chất nguy hiểm cho xã hội còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ lỗi. Bất kỳ một hành vi phạm tội nào cũng được thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Một hành vi được thực hiện với lỗi cố ý bao giờ cũng nguy hiểm hơn nếu nó xâm phạm đến cùng một khách thể và gây thiệt hại vật chất như nhau.

e) Tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phụ thuộc vào động cơ, mục đích của người có hành vi phạm tội. Động cơ, mục đích của kẻ phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm. Động cơ, mục đích càng đê hèn, xấu xa thì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm càng cao. Ngược lại, hành vi ấy có thể được xem là tính nguy hiểm cho xã hội không đáng kể và sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự.

f) Tính nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, chính trị xã hội lúc và nơi hành vi phạm tội xảy ra.

g) Tính chất nguy hiểm cho xã hội phụ thuộc vào nhân thân người có hành vi phạm tội. Hành vi của con người luôn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Cùng một hành vi nhưng ở người này là một biểu hiện nhất thời, đột xuất nhưng ở người kia lại là kết quả của một quá trình nhận thức và tính toán sâu sắc. Điều này có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi cũng như quyết tâm thực hiện hành vi. Nhân thân càng xấu tính nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện càng cao.

Như vậy, pháp luật hình sự quy định những hành vi tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác nhằm phân biệt hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và hành vi nguy hiểm nào không phải là tội


phạm. Các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ căn cứ vào tính chất quan hệ xã hội bị xâm hại, mức độ gây thiệt hại, động cơ, mục đích, công cụ…phạm tội để xác định tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi từ đó xác định hành vi đó có phải là tội phạm hay không. Tội phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự, đây là một dạng trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý nào khác. Người chịu trách nhiệm hình sự phải bị tước bỏ hoặc hạn chế các quyền tự do, các quyền về thể chất, về vật chất hoặc tinh thần và thậm chí tước bỏ cả tính mạng của chủ thể đó (nếu bị áp dụng hình phạt tử hình). Do đó, việc pháp luật quy định những hành vi có tính chất nguy hiểm không đáng kể thì được loại trừ trách nhiệm hình sự thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam, hạn chế tội phạm và bảo đảm các quyền cơ bản nêu trên của con người (nếu bị coi là tội phạm thì các quyền cơ bản đó sẽ bị hạn chế hoặc bị tước bỏ)

1.2.1.6. Vấn đề bảo vệ các quyền con người trong trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi được thực hiện do người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

1) Căn cứ để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là sự thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm – người thực hiện hành vi đó chưa đủ tuổi để chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự, tức là có thiệt hại xảy ra trong thực tế khách quan, nhưng khi gây thiệt hại đó chủ thể chưa đạt đến độ tuổi để có khả năng nhận thức được hoặc khả năng điều khiển được hành vi của mình.

2) Những điều kiện để loại trừ trách nhiệm hình sự của hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự nhưng do sự chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là [14, tr.529]:


a) Khi gây thiệt hại về mặt pháp lý hình sự, chủ thể của hành vi phải là người mà theo các quy định của PLHS không phải chịu trách nhiệm hình sự vì chưa đủ tuổi.

b) Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đó phải được quy định một cách cụ thể và rõ ràng trong PLHS (chứ không thể là trong các ngành luật phi hình sự khác).

c) Chính vì chưa đạt đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đó theo luật định nên chủ thể không có khả năng nhận thức được hoặc khả năng điều khiển được hành vi của mình khi gây ra thiệt hại.

Pháp luật hình sự Việt Nam có quy định trên nhằm bảo vệ quyền trẻ em, người chưa thành niên phạm tội, những người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất cũng như tinh thần do đó hiểu biết về cuộc sống và pháp luật còn hạn chế, cần được giáo dục, cải tạo hơn là áp dụng hình phạt.

1.2.2 Bảo vệ quyền con người bằng cơ chế giám sát, khiếu nại tố cáo và xử lý vi phạm đối với các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh việc ghi nhận trong pháp luật hình sự hiện hành các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, vấn đề bảo vệ quyền con người bằng chế định này còn được nhà nước đảm bảo bằng cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của Quốc hội, các tổ chức chính trị - xã hội, giám sát của nhân dân… đối với các hoạt động thực thi pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện có vi phạm các quy định của pháp luật về các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự đối với các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.

Cùng với cơ chế kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm, nhà nước ta còn đảm bảo quyền con người bằng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự thông


qua quyền khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu phát hiện ra sai phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng. Đảm bảo thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là biện pháp quan trọng tạo điều kiện cho công dân phát hiện các vi phạm quyền tự do dân chủ của mình được pháp luật quy định. Bằng cách giải quyết khiếu nại đối với các hành vi, quyết định trái pháp luật xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân; tố cáo đối với hành vi vi phạm quyền công dân liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, nhà nước không chỉ xử lý cơ quan, cá nhân vi phạm mà quan trọng hơn nữa là chấm dứt hành vi vi phạm và phục hồi quyền hoặc lợi ích hợp pháp của công dân bị vi phạm. Chương XXXV của BLTTHS năm 2003 lần đầu tiên quy định về quyền khiếu nại, tố cáo cũng như trách nhiệm của người có thẩm quyền thay mặt nhà nước trong việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, nhằm khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại hoặc bồi thường thiệt hại cho họ. BLTTHS quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân không chỉ có quyền khiếu nại quyết định tố tụng mà còn có quyền khiếu nại cả hành vi tố tụng của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi tố tụng đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hơp pháp của mình (Điều 325); người khiếu nại có quyền được khôi phục quyền, lợi ích bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra (Điều 326); người bị khiếu nại có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra cho người khiếu nại (Điều 327).

Đối với những hành vi vi phạm của người tiến hành tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (ví dụ: trường hợp sự kiện bất ngờ lại xác định là có lỗi của người thực hiện hành vi; hành vi do người không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện lại xác định người thực hiện hành vi


có năng lực trách nhiệm hình sự; trường hợp phòng vệ chính đáng cơ quan tiến hành tố tụng lại xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng…) tùy từng mức độ vi phạm trong việc đánh giá hiện thực khách quan của vụ án mà người vi phạm có thể bị áp dụng các biện pháp kỷ luật hoặc bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của luật tố tụng hình sự.


KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Khi nghiên cứu chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thì việc xác định rõ bản chất pháp lý của chế định này là hết sức cần thiết. Xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều tranh luận khác nhau dẫn đến các tên gọi khác nhau về chế định trên. Qua những lập luận, phân tích trong luận văn người viết đã đưa ra được các quan điểm chủ yếu của các nhà làm luật Việt Nam, cũng như các quan điểm của các nhà nghiên cứu khoa học luật pháp về bản chất pháp lý của chế định này để từ đó xác định được bản chất pháp lý chính xác của chế định trên.

Bên cạnh đó, bằng việc phân tích vai trò của việc bảo vệ các quyền con người bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, luận văn đã chỉ rõ được các căn cứ cũng như điều kiện để các trường hợp: sự kiện bất ngờ, phòng vệ chính đáng, tính trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, tình thế cấp thiết, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi không đáng kể và hành vi được thực hiện do người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được loại trừ trách nhiệm hình sự. Phân tích làm rõ được các quyền con người được bảo vệ bằng chế định các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự trong các trường hợp trên. Đồng thời làm rõ được cơ chế bảo vệ các quyền con người bằng chế định các trường hợp hợp loại trừ trách nhiệm hình sự thông qua việc ghi nhận chế định trong trong pháp luật hình sự hiện hành cũng như quy định về cơ chế kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, bồi thường oan sai và quyền khiếu nại, tố

Xem tất cả 119 trang.

Ngày đăng: 31/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí