Phương thức tổ chức:
Phần a. Tổ chức học tập theo trạm
- Giáo viên hình thành các trạm học tập, yêu cầu các nhóm nghiên cứu kĩ thông tin
trong từng trạm học tập để hoàn thành nhiệm vụ học tập trong mỗi trạm.
- Hướng dẫn, tổ chức cho HS nghiên cứu và hoàn thành nhiệm vụ trong từng trạm.
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm trong từng trạm
Phần b.Thảo luận nhóm
- GV hướng dẫn HS sử dụng kết quả thu được trong phần a để hoàn thành phiếu học tập
- HS trao đổi, thảo luận trong nhóm để hoàn thnahf phiếu học tập
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận của nhóm
- GV nhận xét, đánh giá kết quả báo cáo của các nhóm và chốt kiến thức
4. Sản phẩm mong đơi:
HS hoàn thành các phiếu học tập, trả lời được các câu hỏi trong từng trạm và phiếu học tập trong phần b
2.2. Tìm hiểu các thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông
1. Mục tiêu:
HS trình bày được các thành tựu văn minh của Ai Cập, Ấn ĐỘ, Trung Hoa;
HS so sánh, nhận xét được các thành tựu văn minh và nêu được vai trò, ý nghĩa của các thành tựu đó trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người.
2. Nội dung
a) Đọc thông tin trong phụ lục số 2 để hoàn thành các phiếu bài tập:
Phiếu học tập số 1
Thống kê các thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông theo mẫu sau:
Thành tựu | |
Chữ viết | |
Văn học | |
Tư tưởng, tôn giáo | |
Toán học | |
Thiên văn | |
Y học | |
Khoa học |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 21
- Họ Và Tên: …………………………………… 2. Giới Tính: ……………….
- Xác Định Được Các Nền Văn Minh Cổ Trung Đại Phông Đông: Tên Gọi, Thời Gian, Vị Trí Địa Lý;
- Tổ chức dạy học các chủ đề môn Lịch sử lớp 10 ở trường Trung học phổ thông theo chương trình 2018 - 25
- Nội Dung: Hãy Quan Sát Các Hình Ảnh Dưới Đây Để:
- Mục Tiêu: Giúp Hs Nhận Xét, Đánh Giá Ý Nghĩa Của Văn Minh Đại Việt.
Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.
Phiếu học tập số 2
Trả lời | |
1) Em biết gì về những phát minh đầu tiên về những con số của người phương Đông cổ đại? | |
2) Em hãy kể tên 4 phát minh tiêu biểu của người Trung Hoa cổ trung đại | |
3) Người phương đông cổ đại đã phát minh ra lịch như thế nào? | |
4) Em ấn tượng nhất với phát minh nào của người phương Đông thời cổ trung đại? Vì sao? |
Phiếu học tập số 3
(1) Vẽ sơ đồ thể hiện những thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông
cổ đại theo cách hiểu của em.
(2) Mô tả những thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại theo cách thể hiện của em.
b) Từ kết quả của mục a, em hãy viết 10 dòng trình bày nhận xét hoặc suy nghĩ của em về những thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông
(3. Sản phẩm mong đợi
HS hoàn thành được các phiếu học tập
4. Phương thức tổ chức
Mục a. Tổ chức hoạt động học tập theo 3 nhóm và hoàn thành nhiệm vụ trong từng trạm học tập; kết thức hoạt động tại các trạm, HS hoàn thiện phiếu học tập .
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
- HS nghiên cứu tài liệu để hoàn thành các phiếu học tập
- Tổ chức cho HS báo cáo kết quả hoạt động của nhóm theo phiếu học tập mục 2.1
- GV tổ chức cho HS trao đổi thảo luận và nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm; chốt kiến thức
Mục b. Hoạt động cá nhân kết hợp với cả lớp
- GV hướng dẫn HS sử dụng kết quả trong ba phiếu học tập đã thống nhất ở mục a để viết nhận xét hoặc suy nghĩ của bản thân về các thnahf tự của người phương Đông cổ đại
tập
- HS nghiên cứu và hoạt thành nhiệm vụ cá nhân
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ theo các phiếu học
- GV nhận xét, chốt kiến thức trong từng phiếu học tập
Hoạt động 3. Đánh giá các thành tựu của văn minh cổ đại phương Đông
trong lịch sử loài người.
1. Mục tiêu: Giúp HS nhận xét, đánh giá ý nghĩa của văn minh cổ đại; có sự vận dụng liên hệ với văn minh cổ đại của người Việt cổ.
2. Nội dung: Từ kết quả trao đổi về lịch pháp và thiên văn, tư tưởng, tôn giáo; toán học; y học và kiến trúc điêu khắc, em có nhận xét gì về vai trò của các cư dân cổ đại trong LS hình thành và phát triển của con người?
3. Sản phẩm: HS trình bày được vai trò, ý nghĩa theo các minh chứng cụ thể trong từng lĩnh vực của cư dân cổ đại.
4. Phương thức tổ chức: Hoạt đông này có thể được tổ chức ở tiết 3. Kết thúc tiế 2, GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong phần luyện tập và chuẩn bị nội dung trong hoạt động này.
- Mục chuyển giao nhiệm vụ ( thực hiện cuối tiết 2): GV yêu cầu HS sưu tầm tư liệu để hoàn thành mục 3.
Hỗ trợ HS thực hiện nhiệm vụ:
Tổ chức báo cáo, trao đổi, thảo luận. Nhận xét và chốt liến thức
C. Hoạt động luyện tập
1. Mục tiêu:Củng cố kiến thức về các quốc gia cổ trung đại phương đông
2. Nội dung:
Câu 1. Sưu tầm các tư liệu lịch sử để phân tich cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông theo gợi ý sau:
Địa bàn xuất hiện của các quốc gia cổ đại phương Đông có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của các quốc gia này? | Các hoạt động kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là những hoạt động nào? | Cư dân của các quốc gia cổ đại phương động bao gồm những giai cấp và tầng lớp nào? Tầng lớp nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế, xã hội? | Vì sao chế độ xã hội cổ đại phương Đông được gọi là chế độ chuyên chế cổ đại | |
Câu 2.
Phiếu học tập số 1
Thống kê các thành tựu văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông theo mẫu sau:
Thành tựu | |
Chữ viết | |
Văn học | |
Tư tưởng, tôn giáo | |
Toán học | |
Thiên văn | |
Y học | |
Khoa học |
Phiếu học tập số 2
Trả lời | |
1) Em biết gì về những phát minh đầu tiên về những con số của người phương Đông cổ đại? | |
2) Em hãy kể tên 4 phát minh tiêu biểu của người Trung Hoa cổ trung đại |
4) Em ấn tượng nhất với phát minh nào của người phương Đông thời cổ trung đại? Vì sao? |
Phiếu học tập số 3
(1) Vẽ sơ đồ mô tả những thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại theo cách hiểu của em.
(2) Sưu tầm những hình ảnh về thành tựu văn hóa của người phương Đông cố đại theo từng lĩnh vực để hoàn thành một bài viết Giới thiệu văn hóa Ai Cập cổ đại bằng hình ảnh.
(3) Từ hình ảnh sưu tầm được hãy viết một bài mô tả thành tựu của văn hóa của các
cư dân cổ đại phương Đông?
D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
1) Sưu tầm tư liệu lịch sử về điều kiện hình thành và phát triển, các thành tựu văn hóa tiêu biểu của các quốc gia cổ đại phương Đông để viết một bài giới thiệu về các quốc gia cổ đại phương Đông bằng hình ảnh.
2) Đóng vai là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu cho du khách nước ngoài về nền văn minh sống Hồng của người Việt cổ
PHỤ LỤC: CÁC THÔNG TIN HÔC TRỢ THEO CÁC TRẠM HỌC TẬP
(Sử dụng cho hoạt động tìm hiểu cơ sở hình thành của một số nền văn minh cổ đại phương Đông)
Trạm số 1:
Thông tin hỗ trợ số 1
Sông Nin- Ai Cập
Sông Nin là một trong những con sông lớn nhất trên thế giới, dài 6497 km. Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 11, nước sông Nin dâng cao đem theo một lượng phù sa rất phong phú, bồi đắp cho vùng đồng bằng hai bên bờ ngày càng thêm màu mỡ. Mặt khác, sông Nin cung cấp nguồn thực phẩm thuỷ sản dồi dào cho cư dân. Bên cạnh đó, con sông này là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Do đó, nền kinh tế ở đây sớm phát triển. Nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp đều phát triển từ rất sớm, tạo điều kiện cho Ai Cập có thể bước vào xã hội văn minh sớm nhất thế giới. Chính vì vậy, nhà sử học Hêrôđôt đã nói rằng:” Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Sông Hoàng Hà- Trung Quốc | Sông Trường Giang- Trung Quốc |
Con người đã xuất hiện và sinh sống ở lưu vực sông Nin từ thời đồ đá cũ. Những tài liệu khoa học hiện đại đã xác minh rằng người Ai Cập thời cổ là những thổ dân châu Phi, hình thành trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Những thổ dân này đi lại săn bắn trên lục địa, khi đến vùng đồng bằng sông Nin, họ định cư ở đây và theo nghề trồng trọt và chăn nuôi từ rất sớm. Về sau chỉ có một chi của bộ tộc Hamit từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin, chinh phục thổ dân người châu Phi ở đây. Trải qua một quá trình hỗn hợp lâu dài, người Hamit và thổ dân ở đây đã đồng hoá với nhau, hình thành ra một bộ tộc mới, chính là người Ai Cập. Họ thuộc chủng tộc Môngôlôit và Nêgrôit. Người Ai Cập chỉ có một ngôn ngữ chính là tiếng Arập. Thông tin hỗ trợ số 2
Điều kiện tự nhiên Lãnh thổ Trung Hoa (Trung Quốc) thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ nhiều. Địa hình Trung Hoa đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên, khí hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc làm nông nghiệp.Trung Hoa có rất nhiều sông trong đó có hai con sông quan trọng nhất là Hoàng Hà và Trường Giang (hay sông Dương Tử). Những con sông này chảy qua đồng bằng làm cho đất đai phì nhiêu, tạo cơ sở cho kinh tế nông nghiệp sớm phát triển. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của nền văn minh Trung
Hoa. Lịch sử cổ đại Trung Hoa kéo dài gần 2000 năm (từ khoảng thế kỉ XXI TCN đến năm 221 TCN). Trong quá trình đó, địa bàn của Trung Hoa từ lưu vực Hoàng Hà đã dần dần được mở rộng. Tuy vậy, cho đến thế kỉ III TCN, phía bắc cả biên giới Trung Hoa chưa vượt qua dãy Vạn lí Trường Thành ngày nay, phía tây mới đến tỉnh đông nam của tỉnh Cam Túc và phía Nam chỉ bao gồm một dải đất nằm dọc theo hữu ngạn Trường Giang.
Con người đã sinh sống ở đất Trung Hoa cách đây hàng triệu năm. Dấu tích
người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn
500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên thuỷ ở Trung
Hoa bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời.
Cư dân Trung Hoa gồm nhiều dân tộc, nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gốc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay.(Dân núi Hoa sông Hạ). Trong đó, có 5 dân tộc đông người nhất là Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng. Dưới thời quân chủ, ở Trung Hoa tên nước được gọi theo tên triều đại.
Thông tin hỗ trợ số 3
Sông Hằng | Sông Ấn |
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ dương. Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh đồng ở Bắc Ấn. Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại gồm cả vùng đất ở các nước Ấn Độ, Pakixtan, Nêpan, Bănglađét ngày nay. Về cư dân, người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông Ấn là những người Đraviđa. Ngày nay những người Đraviđa chủ yếu cư trú ở miền nam bán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều tộc người Aria tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau
này, trong quá trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Arập, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều dòng máu.
Nhiệm vụ học tập
1) Dựa vào các thông tin hỗ trợ trên để hoàn thành phiếu học tập sau:
Ai Cập | Trung Hoa | Ấn Độ | |
Thời gian hình thành | |||
Địa bàn xuất hiện | |||
Điều kiện tự nhiên | |||
Dân cư |
2) Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chuyển kết quả và đặt câu hỏi cho trạm số 2
Trạm số 2:
Thông tin hỗ trợ
Hoạt động kinh tế của cư dân cổ đại phương Đông