* Về mặt ưu điểm:
- Việc triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho lao động làm việc trong các đơn vị tiểu thủ công nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp là phù hợp với nguyện vọng chung của đại đa số người lao động. Do đó, thực hiện bước đầu cho thấy:
- Đại bộ phận lao động ngoài quốc doanh muốn được Nhà nước ban hành chính sách bảo hiểm xã hội để được tham gia, nhu cầu tham gia nhiều chế độ nhưng do khả năng đóng góp có hạn nên trước mắt chỉ muốn tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tuổi già, để có điều kiện vật chất đảm bảo cuộc sống khi về già.
- Nông dân và lao động ngoài quốc doanh thu nhập để đóng bảo hiểm xã hội, tỷ lệ tham gia có thể từ 10% đến 15% thu nhập hàng tháng.
- Nông dân muốn được Nhà nước ban hành chính sách bảo hiểm xã hội, theo nhiều mức đóng góp và hưởng khác nhau để họ tham gia.
- Những địa phương tổ chức bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh thì ở đó nhân dân phấn khởi, gắn bó với chính quyền và thực hiện tốt các chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, như chính sách kế hoạch hóa gia đình.
* Về mặt nhược điểm:
Do Nhà nước chưa xây dựng và ban hành chính sách chế độ bảo hiểm xã hội riêng cho lao động ngoài quốc doanh, nên phần lớn các ngành, địa phương đều dựa vào chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc cho công chức, viên chức để quy định áp dụng cho những đối tượng này, vì vậy không phù hợp với đặc điểm lao động, tiền lương thu nhập và quan hệ lao động của các đơn vị kinh tế tập thể và cá thể.
Việc chỉ đạo, quản lý của các địa phương và Nhà nước chưa thường xuyên, chặt chẽ nên việc quy định các chế độ còn tùy tiện và chưa phù hợp, đặc biệt là quy định mức đóng góp và mức hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Quỹ bảo hiểm xã hội được hình thành từ các nguồn đóng góp với mức thấp và
việc tính toán tài chính chưa đúng nên ở nhiều địa phương nguồn quỹ không đảm bảo thu đủ chi. Cơ chế quản lý do không có sự quản lý ngành dọc, nên không điều tiết chung từ đó ảnh hưởng đến việc chi trả trợ cấp cho người lao động.
- Các chế độ bảo hiểm xã hội cho nông dân và lao động làm việc trong các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trước khi Nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý tạm đủ sống. Nhưng từ khi Nhà nước đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường, hạch toán kinh doanh thì quỹ bảo hiểm xã hội không còn sự bảo trợ của Nhà nước và do khả năng tăng trưởng quỹ không cao, nên đã ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho người hưởng trợ cấp.
- Việc phân cấp quản lý và tổ chức bộ máy thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động ở khu vực này thời gian qua chưa thống nhất, mỗi địa phương thực hiện mỗi khác nhau làm cho người lao động thiếu tin tưởng, không an tâm để tham gia. Vì vậy do đến nay theo báo cáo của Hội đồng liên minh các hợp tác xã và Hội Nông dân Việt Nam thì trong cả nước mới chỉ có chưa đầy 10 vạn người tham gia bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh, trong khi cả nước có gần 30 triệu người có nguyện vọng, nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội.
- Từ thực trạng tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho nông dân và cho nhân viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua, chúng ta thấy yêu cầu của đại đa số lực lượng lao động này là được tham gia bảo hiểm xã hội. Yêu cầu này cũng phù hợp với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, nhiệm vụ xây dựng, ban hành và quản lý thống nhất chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động ngoài quốc doanh là một nhiệm vụ cấp bách, nhằm góp phần tạo điều kiện cho nền kinh tế nhiều thành phần phát triển.
Công tác thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội chính là nhằm đưa quy định của Nhà nước về các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, về cơ chế quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội vào thực tế đời sống của xã hội, mang lại lợi ích thiết thực về bảo hiểm xã hội cho người lao động.
2.4. QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
2.4.1. Quy định về thủ tục hồ sơ đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thủ tục, hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện (chế độ hưu trí và tử tuất) được thực hiện như sau:
- Hồ sơ hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội;
+ Tờ khai cá nhân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
- Hồ sơ hưởng tử tuất đối với người tham gia bảo hiểm xã tự nguyện gồm:
+ Sổ bảo hiểm xã hội đối với người đang đóng bảo hiểm xã hội;
+ Giấy chứng tử, giấy báo tử hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố là đã chết;
+ Tờ khai của nhân thân theo mẫu do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
2.4.2. Quy định về trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội tự
nguyện
- Người lao động hoặc thân nhân của người lao động nộp hồ sơ nêu
trên cho tổ chức bảo hiểm xã hội. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với người hưởng lương hưu; 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ đối với
trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, chế độ tử tuất; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rò lý do.
- Mỗi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được cấp một quyển số bảo hiểm để theo dòi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định. Mẫu sổ bảo hiểm xã hội do tổ chức bảo hiểm xã hội quy định.
- Sổ bảo hiểm xã hội sẽ dần được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội điện tử trong quá trình áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rò lý do.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
Theo tài liệu báo cáo của nhóm Roberts và cộng sự (2002), trên cơ sở kết quả khảo sát tại 15 nước từ rất nghèo đến rất giàu đã đưa ra một số lý do chung về phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội thấp của lao động nông nghiệp và lao động phi kết cấu, đó là:
- Trình độ phát triển kinh tế thấp/ các nhóm thu nhập thấp không đủ nguồn tài chính để đóng góp;
- Một số cá nhân và doanh nghiệp không chịu tham gia, tìm cách để trốn tránh việc đóng góp;
- Không có đủ điều kiện để điều tra, phát hiện và thu phí đối với các doanh nghiệp cực nhỏ và người lao động khu vực phi kết cấu;
- Thiếu điều kiện về hạ tầng cơ sở và thể chế;
- Những khó khăn thực sự khi mở rộng phạm vi đến các vùng nông thôn do phạm vi rộng lớn và địa bàn phân tán.
Những kết luận này rất đáng tham khảo đối với Việt Nam khi tính toán phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảng 1 sau đây mô tả một số chiến lược làm tăng phạm vi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó cần có sự tham gia của tất cả các bên có liên quan.
Chính phủ đã sẵn sàng và quyết tâm triển khai thực hiện chương trình bảo hiểm xã hội tự nguyện và mở rộng đối tượng tham gia, song thực tế năng
lực triển khai có lẽ còn lâu mới đảm bảo để thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chương trình này. Cần có thời gian để chuẩn bị các điều kiện về hạ tầng kinh tế kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện khung thể chế.
Đối với người làm công ăn lương, lao động tự làm phi nông nghiệp và nông dân, một bộ phận đáng kể đã sẵn sàng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu thấy có lợi. Tuy nhiên, đa số họ còn thiếu hiểu biết về bảo hiểm xã hội tự nguyện và thiếu khả năng về tài chính và thu nhập để tham gia. Đối với nông dân, việc tham gia của họ còn cần phải vượt qua các trở ngại về khoảng cách và sự phân tán về mặt địa lý.
Nhóm nghiên cứu này đã đưa ra những dự báo xu hướng phát triển và khả năng thu hút của bảo hiểm xã hội tự nguyện trong thời gian tới bao gồm các bước sau:
* Về đối tượng dân số trong độ tuổi lao động
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước hết là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động. Đối tượng dân số trong độ tuổi lao động được thực hiện trên cơ sở dự báo về dân số theo từng nhóm tuổi, sau khi đã trừ đi số người dưới 15 tuổi và số người trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ. Do tỷ lệ gia tăng dân số sẽ tiếp tục giảm do những thành công trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, nên dân số trong độ tuổi lao động nước ta tăng nhanh trong thời gian từ nay đến năm 2010 [34], song sau đó tốc độ tăng dân số sẽ có xu hướng giảm xuống.
* Đối tượng theo số người làm việc trong nền kinh tế quốc dân và cơ cấu số người làm việc theo loại việc làm.
Số người làm việc trong nền kinh tế quốc dân và cơ cấu việc làm được thực hiện theo phương pháp mô phỏng vi mô dựa theo số liệu điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004. Với mục đích dự báo số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, cơ cấu việc làm được tính theo các nhóm sau đây: (1) làm công ăn lương; (2) làm nông nghiệp; (3) tự làm phi nông nghiệp; (4) hỗn hợp,
bao gồm những người đồng thời làm các loại công việc khác nhau nêu trên. Lý do phân nhóm này là vì chỉ trừ một số ngoại lệ như trong phần đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội đã nêu, hầu hết những người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm công ăn lương.
Biểu 3.1 cho thấy xu hướng tỷ lệ người làm công ăn lương tăng khá nhanh trong những năm qua (gấp đôi sau 6 năm). Lao động nông nghiệp giảm khá, song vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Những xu hướng này sẽ có tác động mạnh mẽ đến phạm vi và khả năng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam thời gian tới.
Biểu 3.1: Phân bố việc làm theo loại việc làm 1997-2004 (%)
1997-98 | 2002 | 2004 | |
Làm công ăn lương | 11,7 | 19,4 | 22,3 |
Nông nghiệp | 44,2 | 15,6 | 31,7 |
Tự làm phi nông nghiệp | 11,9 | 1,0 | 13,0 |
Hỗn hợp | 32,2 | 64,0 | 33,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Định Của Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Thực Tế Thực Hiện Pháp Luật Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện Ở Việt Nam
- Những Kết Quả Bước Đầu Và Nhận Xét
- Một Số Kiến Nghị Về Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Và Tổ Chức Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Quy Định Về Đối Tượng Tham Gia Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
- Một Số Biện Pháp Bảo Đảm Thực Hiện Bảo Hiểm Xã Hội Tự Nguyện
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nguồn: [20], [22], [25].
Dự báo số người có việc theo loại việc làm được thực hiện dựa theo số liệu mảng điều tra mức sống dân cư 2002 và 2004, qua đó ước tính xác suất một người sẽ có việc làm lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì được coi là có việc làm và ngược lại nếu có xác suất có việc làm nhỏ hơn 0,5 thì được coi như không có việc làm. Ví dụ, một người có xác suất có việc làm và làm công ăn lương lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì người đó coi như có việc làm là làm công ăn lương.
Theo số liệu thống kê, ước tính đến hết năm 2006 dân số nước ta trên 84 triệu người, lực lượng lao động cả nước là gần 45,3 triệu người trọng đó 75,03% ở nông thôn. Qua tổng kết việc thực hiện kế hoạch 5 năm 2001-2005, khu vực nông nghiệp tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất toàn ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân trong 5 năm khoảng 5,4% [37]. Kinh tế nông
thôn phát triển theo hướng đa dạng hóa ngành nghề, tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, giảm sản xuất thuần nông. Trong 5 năm qua, tỷ trọng công nghiệp trong kinh tế nông thôn đã cao hơn 6%, tỷ trọng dịch vụ đã cao hơn khoảng 4%, trong khi đó tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp hơn khoảng 10%. Quan hệ sản xuất ở nông thôn có chuyển biến tích cực, kinh tế trang trại được hình thành và phát triển, nhiều làng nghề được khôi phục, tạo được nhiều việc làm tại chỗ, đời sống ở vùng nông thôn đã được cải thiện đáng kể.
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong 5 năm qua đã có sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu thành phần và cơ cấu lao động theo hướng: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hướng giảm, tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế.
Về thành phần kinh tế:
Kinh tế Nhà nước tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3, nhằm cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là phương thức quan trọng nhất trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong giai đoạn 2001-2005 đã cổ phần hóa được 2.378 doanh nghiệp Nhà nước [38]. Trong quá trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước, nhiều chính sách được ban hành để ổn định đời sống cho người lao động. Dự kiến trong những năm tới tiếp tục thực hiện việc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, giảm dần sự bao cấp của Nhà nước. Như vậy, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có một số lượng lớn người lao động thuộc đối tượng dôi dư. Trong số này sẽ có những người đủ điều kiện hưởng lương hưu, nhưng cũng có rất nhiều người không đủ điều kiện nhận chế độ hưu trí. Khi đó, nếu chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện được thực hiện thì đây cũng là một kênh bổ sung đối tượng cho loại hình bảo hiểm xã hội tự nguyện, người lao động