3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
- Nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và cần có ý thức trong việc quyết định tìm tói, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực một cách hợp lý, hiệu quả.
- Tổ chức đổi mới các phương pháp qua các hội thi: giáo viên dạy giỏi, thi giáo án, thi làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên phế liệu,..
- Ứng dụng cộng nghệ thông tin và sử dụng các phương pháp hiện đại trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Giáo viên cần tạo cho trẻ có nhiều cơ hội để học thông qua môi trường cho trẻ học tập. Môi trường ở đây không chỉ dừng lại ở trong lớp học mà tận dụng tất cả không gian trong và ngoài lớp học nhằm tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi.
- Giáo viên tạo cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau để trẻ chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện
GV phải tổ chức nhận thức đúng về việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, về việc nhận xét trẻ khi trẻ thực hiện đúng hay sai. Chỉ cho trẻ biết cách thay đổi cách thực hiện mới.
GV phải nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức, nắm chắc việc thực hiện chuyên môn của mình về nội dung, phương pháp, đánh giá trẻ khi trẻ thực hiện theo yêu cầu của hoạt động tổ chức.
GV phải tâm huyết với nhiệm vụ và nghề của mình, thực sự quan tâm đến trẻ, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ khi trẻ chơi cũng như trẻ chơi khi ở nhà.
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mg 5-6 Tuổi Ở Các Trường Mn Huyện Peck, Tỉnh Xiêng Khoảng
- Thực Trạng Kết Quả Tham Gia Các Loại Trò Chơi Trong Hoạt Động Vui Chơi Của Trẻ 5-6 Tuổi
- Một Số Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ Mg 5-6 Tuổi Ở Các Trường Mn Huyện Peck, Tỉnh Xiêng Khoảng, Nước Chdcnd Lào
- Kết Quả Khảo Nghiệm Tính Khả Thi Và Tính Cần Thiết Của Các Biện Pháp Tổ Chức Hoạt Động Vui Chơi Cho Trẻ
- Họ Tên:........................................................................................................
- Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ở các trường Mầm non huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng, nước CHDCND Lào - 15
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
3.2.4. Biện pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi để sử dụng trong hoạt động vui chơi cho trẻ
3.2.4.1. Mục tiêu
Hiệu quả tổ chức hoạt động vui chơi của trẻ có nhiều yếu tố tác động trong đó môi trường vật chất nói chung, đồ dùng, đồ chơi cho các loại trò chơi
gắn với các hình thức tổ chức, nhiệm vụ giáo dục có ảnh hưởng quan trọng. Trong nhiều trò chơi, nếu không có đồ dùng, đồ chơi thì trẻ không thể thực hiện được trò chơi. Xuất phát từ thực tiễn nguồn đồ dùng, đồ chơi của trẻ ở các trường mầm non huyện Pack, tỉnh Xiêng Khoảng còn nhiều hạn chế. Nếu GV làm được nhiều đồ dùng, đồ chơi sẽ tăng cường điều kiện tiên quyết cho chất lượng hoạt động vui chơi ở trẻ.
3.2.4.2. Nội dung
Tổ chức làm đồ dùng, đồ chơi với hình dạng, màu sắc và công dụng đa dạng từ nhiều nguồn nguyên vật liệu khác nhau để sử dụng trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ, gồm:
Những đồ dùng, đồ chơi ngoài trời sử dụng trong các khu vực hoạt động ngoài trời của trẻ: Khu vực thiên nhiên, Khu vực hoạt động với cát và nước, Khu vực tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian; Khu vực chơi tự do với các nguyên vật liệu mở được làm từ sỏi, cát,
Những đồ dùng, đồ chơi trong phòng lớp để sử dụng trong tổ chức hoạt động vui chơi ở các góc hoạt động cho trẻ được làm từ chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu.
3.2.4.3. Cách thực hiện
Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức cho GV làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ theo năm học;
Căn cứ vào kế hoạch của nhà trường, GV chủ động rà soát nguồn đồ dùng, đồ chơi của trẻ hiện có ở lớp; căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch tổ chức HĐVC cho trẻ để lập danh mục các đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, Xác định những đồ dùng, đồ chơi có thể được bổ sung theo năng lực làm đồ dùng, đồ chơi của GV (gồm đồ dùng, đồ chơi trong lớp và đồ dùng đồ chơi ngoài trời);
Phối hợp với gia đình, huy động cha mẹ trẻ hưởng ứng và tham gia vào hoạt động sáng tạo đồ dùng, đồ chơi phục vụ hoạt động vui chơi cho trẻ ở lớp phụ trách bằng cách kêu gội sự quyên góp của gia đình về nguyên vật liệu; thời
gian và sự tham gia con người cùng GV thực hiện việc làm đồ dùng, đồ chơi cho từng lớp.
Tổ chức các hoạt động vui chơi tích hợp trải nghiệm thực tiễn với các nguyên vật liệu mở như lá cây, sỏi, giấy báo, cát, phấn… để tạo ra các sản phẩm tạo hình mà trẻ có thể sử dụng ngay trong quá trình chơi và giữ gìn cho những hoạt động chơi lần sau của mình và lớp.
Ví dụ:
Góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ GV giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào theo các trò chơi học tập ở các chủ đề, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được GV giúp.
Góc phân vai: Các loại vỏ hộp bánh, hộp sữa, hộp đựng mỹ phẩm với màu sắc đẹp mắt được tận dụng làm đồ chơi nấu ăn: xoong, nồi, bát, và để trưng bày cho cửa hàng bách hóa; tạo các món ăn từ đất nặn: thịt bò, xôi đỗ; làm các món nem từ túi nilong (làm vỏ quấn nem), giấy màu vụn, xốp màu vụn (làm nhân nem); làm các món bánh từ đất nặn trắng và vàng (bánh trôi và bánh rán); Tạo tranh từ giấy vẽ, bút màu các món ăn có màu sắc đẹp, hấp dẫn bằng việc dạy trẻ cắt và dán để trang trí góc chơi và làm cùng trẻ;
Góc xây dựng: Tạo ra hoa (cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh dây thép); Tạo cây cây dừa, cây vạn tuế (dùng giấy bìa cũ làm thân, xốp làm lá); Làm hàng rào (dùng thìa sữa chua xếp chéo và xốp màu xanh làm cỏ).
Góc học tập: Sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về các trang phục để trang trí góc. Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô.
Tổ chức các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ ở phạm vi các lớp, khối lớp, các hội thi GV làm đồ dùng, đồ chơi giúp cấp trường, cấp huyện và sử dụng ngay các sản phẩm được tạo ra cho các hoạt động vui chơi của trẻ.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Phòng GD & TT; nhà trường quan tâm đến tầm quan trọng của việc làm đồ dùng, đồ chơi cho hoạt động chơi của trẻ;
Nhà trường có kế hoạch và biện pháp chỉ đạo GV, phối hợp với gia đình để tổ chức thực hiện hoạt động làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ trong GV các lớp;
Tổ chức được nhiều cuộc thi về năng lực GV, đặc biệt là năng lực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động chuyên môn của GV nói chung, phục vụ tổ chức HĐVC cho trẻ nói riêng;
Nhà trường có nguồn kinh phí hỗ trợ GV làm đồ dùng, đồ chơi; Có biện pháp phối hợp hiệu quả với gia đình.
GV nhiệt tình, trách nhiệm, có năng lực làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ; tích cực dự thi các hoạt động chuyên môn, phát huy tính sáng tạo của bản thân, có thể đề xuất ra những phương tiện dạy trẻ từ huy động tại chỗ để thay thế các phương tiện bị hỏng, cũ… và để trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
3.2.5. Biện pháp 5: Thiết kế và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
3.2.5.1. Mục tiêu
Môi trường hoạt động vui chơi trong trường MN có vai trò quan trọng đối với việc học tập và vui chơi của trẻ. Việc thiết kế và sử dụng môi trường tổ chức HĐVC cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm sẽ giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu được chơi, phát triển óc tò mò, tích cực vui chơi, học tập, phát huy tích cực sáng tạo, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành, phát triển toàn diện.
3.2.5.2. Nội dung
Để hoạt động vui chơi của trẻ được diễn ra theo yêu cầu sư phạm của giáo viên và nhu cầu hoạt động của trẻ thì ngoài việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động, giáo viên cần phải chú ý đến việc tạo lập và sử dụng môi trường cho trẻ vui chơi.
Môi trường vật chất: Không gian chơi cần bố trí phù hợp để tạo điều kiện cho trẻ chủ động trong việc lấy và sử dụng; thúc đẩy sự bộc lộ tình cảm
tích cực trong tiếp xúc, trong hoạt động và phát triển phẩm chất cá nhân của trẻ. Việc bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi cần phải đa dạng, mang tính mở, phải có sự hấp dẫn để kích thích trẻ hoạt động tích cực. Đồ dùng, đồ chơi cần phải được bổ sung, thêm mới thích hợp với từng chủ đề.
Môi trường tâm lý: Trẻ chia sẻ, hợp tác với cô, với bạn khi trẻ được sống trong môi trường thoải mái, vui vẻ. Giáo viên có thể cho trẻ cùng tham gia vào việc bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, trình bày sản phẩm ở các góc, điều đó đem lại cho trẻ cảm giác là thành viên của lớp học nên hứng thú hơn, sẵn sàng chia sẻ ý tưởng chơi và gợi nhu cầu giao tiếp, thể hiện những cử chỉ, hành vi đẹp với mọi người…
3.2.5.3. Cách thực hiện
Lập kế hoạch xây dựng và tổ chức môi trường tâm lý và môi trường vật chất trong tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi trong phạm vi nhà trường và phạm vi lớp học;
Tổ chức cho GV ở các lớp xây dựng không gian chơi phù hợp để tạo điều kiện cho trẻ chủ động trong việc lấy và sử dụng; bố trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi đa dạng, mang tính mở; bổ sung đồ dùng, đồ chơi thích hợp với từng chủ đề, từng hoạt động của trẻ. GV chủ động xây dựng môi trường HĐVC ở các lớp (phối hợp với các GV, nhân viên trong trường; tổ chức cho trẻ cùng thực hiện, huy động sự phối hợp của cha mẹ trẻ).
Tổ chức cho GV ở các lớp xây dựng môi trường tâm lý để tổ chức HĐVC cho trẻ: Căn cứ vào những yêu cầu sư phạm, GV xây dựng và thực hiện nội quy lớp học, nội quy hoạt động chơi cho trẻ; tổ chức các biện pháp để trẻ chủ động chia sẻ, hợp tác với cô, với bạn khi chơi, rèn luyện kĩ năng lắng nghe, tôn trọng, thực hiện tích cực và tự giác các yêu cầu của cô và hoạt động… Khuyến khích sự tự tin, tự chủ ở trẻ.
Môi trường bên ngoài lớp học
Nhà trường quản lý nghiên cứu, tìm hiểu như khu chơi thể thao (cột bóng rổ, thang leo, sân chơi bóng đá mini…); khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời
(cầu trượt, đu quay, bập bênh, nhà bóng…); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi…; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối; khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ… hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ…
Môi trường giáo dục của trường thực sự an toàn, đảm bảo vệ sinh về nguồn nước, không khí, vệ sinh an toàn trong ăn uống. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn vệ sinh và tạo sự hấp dẫn đối với trẻ. Có hàng rào bảo vệ xung quanh khu vực trường.
Môi trường bên trong lớp học
- Tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh.
- Các đồ dùng và học liệu giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động phải được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.
- Trang trí môi trường lớp học phù hợp với tính chất của các hoạt động, phù hợp với từng lứa tuổi. Trong lớp bố trí không gian phù hợp dành cho hoạt động chung của lớp và hoạt động theo sở thích, khả năng của nhóm nhỏ hoặc cá nhân. Có khu vực dành riêng để chăm sóc đối với trẻ có nhu cầu đặc biệt.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Ban giám hiệu các nhà trường và GV nhận thức đúng tầm quan trọng của việc xây dựng và tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm và đổi mới giáo dục mầm non hiện nay;
GV được bồi dưỡng về năng lực thiết kế và tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm;
GV có nhu cầu đổi mới trong xây dựng và tổ chức môi trường HĐVC cho trẻ và có năng lực thực hiện;
GV tiếp tục hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động của lớp và toàn trường.
Gv phải tích cực tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp hoặc tìm hiểu các địa chỉ trên mạng internet để có thể tham khảo cách thiết kế môi trường cho trẻ học tập hàng ngày.
GV tổ chức cho trẻ chơi theo thời điểm, trong lớp, và ngoài trời, trò chơi gồm các loại như: ví dụ : Trò chơi dân gian... trò chơi đóng vai, trò chơi vận động…
GV chủ động thay đổi tích cực trong cách tiếp cận với trẻ, linh hoạt trong việc sử dụng hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ
Trong việc tổ chức vui chơi, GV sử dụng các biện pháp khuyến khích trẻ sử dụng đồ chơi; sử dụng vật liệu thiên nhiên làm đồ dùng đồ chơi nhằm phát huy sự sáng tạo cho trẻ.
Phải có không gian rộng đủ để bố trí phong phú, đa dạng các loại hình trò chơi cả trong nhà, ngoài sân và cả không gian thư giãn cho trẻ.
Không gian trong nhà: cần có đủ diện tích phòng để có thể tổ chức được các trò chơi như: góc trò chơi, học tập, vận động, đóng vai theo chủ đề…
Xây dựng hoạt động vui chơi ngoài trời thú vị và chú ý bố trí hợp lý không gian cho các trò chơi vận động, trò chơi xây dựng, trò chơi với cát nước Thiết kế cả nơi để thư giãn, nghỉ ngơi (trong sân trường và trong lớp học).
Cần cung cấp đầy đủ các phương tiện để trẻ có thể chơi một cách thoải mái, sáng tạo…
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất được 5 biện pháp như sau: Biện pháp 1: Phát triển nội dung các trò chơi cho trẻ
Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Biện pháp 4: Làm đồ dùng, đồ chơi để sử dụng trong hoạt động vui chơi cho trẻ
Biện pháp 5: Thiết kế và sử dụng môi trường tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Mỗi biện pháp đều có một vị trí quan trọng và sự gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ thúc đẩy lẫn nhau. Trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ MG 5-6 tuổi, GV cần kết hợp đồng bộ các biện pháp trên sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Tác giả đề tài tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích khẳng định tính cần thiết và khả thi của các biện pháp tổ chức nhằm tăng cường hiệu quả tổ chức HĐVC cho MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck tỉnh Xiêng Khoảng.
3.4.2. Nội dung, cách thức khảo nghiệm
a. Về nội dung: Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và không cần thiết của các biện pháp tổ chức HĐVC cho trẻ MG 5-6 tuổi ở các trường MN huyện Peck, tỉnh Xiêng Khoảng và tính khả thi của những biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
b. Về cách thức:
- Xây dựng phiếu hỏi.
- Tổ chức xin ý kiến: trưng cầu ý kiến của CBQL& GV 45 người, bao gồm:
+ Văn phòng GD&TT của huyện : 2 người
+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường MN :8 người
+ Giáo viên giảng dạy ở các trường : 35 người
Trong phiếu trưng cầu có 2 tiêu chí đánh giá mức độ cần thiết, mức độ khả thi
+ Đánh giá mức độ cần thiết của 5 biện pháp đề xuất có 3 mức độ rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết.
+ Đánh giá mức độ khả thi có 5 biện pháp đề xuất có 3 mức độ: Rất khả thi, khả thi, không khả thi