Về Quản Lý Chất Lượng Đào Tạo Cnkt Tại Doanh Nghiệp:


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Để nâng cao chất lượng đào tạo CNKT CN Điện lực, trong chương 3, luận án đã rà soát lại định hướng và mục tiêu phát triển đào tạo CNKT của Tập đoàn điện lực Việt Nam; từ đó xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể làm căn cứ đưa ra giải pháp cho phù hợp và đảm bảo tính khả thi.

Việc chỉ rõ những thách thức trong đào tạo CNKT đã khẳng định lại một lần nữa những đánh giá, nhận định rút ra từ khảo sát thực tế tại chương 2, đó cũng là điểm chốt cốt lõi ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CNKT CN điện lực của EVN.

Nâng cao chất lượng đào tạo CNKT CN Điện lực là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách nhằm phát triển CNKT có chất lượng cao, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, đồng thời góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nâng cao chất lượng đào tạo CNKT CN điện lực là điều kiện tiên quyết giúp phát triển đội ngũ CNKT có chất lượng cao trong EVN. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo CNKT CN Điện lực đã tập trung vào giải quyết và đưa ra đề xuất với 3 nhóm giải pháp chính:

- Về hoàn thiện chính sách, khung khổ pháp lý về đào tạo CNKT: Luận án đề xuất thể chế hóa các qui chế, qui định về công tác đào tạo (tuyển sinh khâu đầu vào của các trường); đặc biệt là sửa đổi quy chế tuyển dụng bằng việc thi tuyển dụng CNKT và đề xuất xây dựng “Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề CNKT 7 bậc” và sửa đổi chương trình, giáo trình đào tạo CNKT CN Điện lực;

- Về công tác quản lý: Luận án đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức hệ thống đào tạo trong EVN; xây dựng mục tiêu đào tạo trên cơ sở sát với thực tế; phù hợp với các biện pháp quản lý chương trình, giáo trình đào tạo; quản lý và sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ đào tạo; đặc biệt, luận án đã xây dựng và đề xuất biểu mẫu “Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo” sau khi kết thúc khóa đào tạo;

- Về các giải pháp cụ thể: Luận án tập trung vào đề xuất các giải pháp mang tính cốt lõi, tác động đến việc tạo động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học; đó là các chế độ đối với giảng viên và đặc biệt là chế độ đánh giá chất lượng công việc đi đôi với việc “trả lương thưởng theo năng lực” đây chính là giải pháp tạo động lực thúc đẩy người học nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề để có kết quả làm việc tốt, từ đó có điều kiện nâng cao thu nhập cá nhân.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 316 trang tài liệu này.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của đề tài, luận án đã rút ra một số kết luận chủ yếu sau:

Nghiên cứu chất lượng đào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp điện lực Việt Nam - 27

1.1. Luận án đã trình bày một cách có hệ thống lý luận về đào tạo công nhân kỹ thuật, đi sâu vào nghiên cứu những căn cứ lý luận và nội hàm của việc đánh giá chất lượng đào tạo CNKT; xác định vai trò của đào tạo công nhân kỹ thuật trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

1.2. Trên cơ sở khảo cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đào tạo nghề trong đó có CNKT, luận án đã làm rõ thêm mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế, các chính sách đầu tư cho đào tạo nghề, đặc biệt là CNKT với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CNKT.

1.3. Luận án đã đề cập và đánh giá chất lượng đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam, trên cơ sở vận dụng tiêu chí đánh giá các cơ sở đào tạo nghề của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội và mô hình đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của Kirpattrick, nhằm làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực.

1.4. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đánh giá, luận án đã phân tích các nhân tố và đặc thù nghề nghiệp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực, như các nhân tố bên ngoài, bao gồm những tác động của chính sách vĩ mô của Nhà nước, phát triển kinh tế xã hội, hệ thống đào tạo nghề trong đó nhấn mạnh đến chất lượng tuyển sinh đầu vào để đào tạo CNKT, mức độ hội nhập quốc tế; các nhân tố bên trong, như mục tiêu, chiến lược đào tạo; thể chế về đào tạo đội ngũ CNKT; cơ sở vật chất thiết bị đào tạo; chất lượng giảng viên, chương trình giáo trình đào tạo...

1.5. Luận án đã đi sâu vào phân tích hiện trạng chất lượng đào tạo của EVN (đặc thù là doanh nghiệp Nhà nước), làm rõ nhân tố quyết định đến chất lượng đào tạo, đó là cơ chế xếp lương, bố trí công việc và phương pháp đánh giá chất lượng đào tạo, đánh giá chất lượng năng lực CNKT không chuẩn xác đã không tạo động


lực, cũng như sức ép cho người lao động tự nâng cao trình độ, mà chỉ thực hiện một cách hình thức, dẫn đến kỹ năng nghề của CNKT ngày càng yếu kém.

1.6. Hiện đang có những tồn tại và hạn chế trong tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, sự tôn vinh đối với lao động qua đào tạo nghề và có tay nghề cao, dẫn đến không là động lực thu hút nhân lực, không khuyến khích và làm “sức kéo” thị trường lao động để phát triển đào tạo nguồn nhân lực CNKT cho các ngành công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp Điện lực nói riêng.

1.7. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn khảo sát đánh giá kết quả giảng dạy của các lớp đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã được phân tích ở trên, luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo CNKT của EVN; trong đó, nhấn mạnh một số vấn đề sau:

1.7.1. Về tổ chức và kế hoạch hoá

Hoàn thiện và thống nhất mô hình tổ chức theo hướng sau:

- Thành lập Ban Đào tạo để thống nhất chương trình đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực chung từ EVN đến các đơn vị.

- Thành lập Trung tâm nghiên cứu và phát triển đào tạo nâng cao và đánh giá kỹ năng nghề CNKT công nghiệp Điện lực.

- Thống nhất mô hình tổ chức quản lý đào tạo từ Tập đoàn đến các doanh nghiệp, đơn vị;

1.7.2. Về quản lý chất lượng đào tạo CNKT tại doanh nghiệp:

- Hoàn thiện mục tiêu đào tạo, tăng cường quản lý và xây dựng nội dung, chương trình đào tạo cho CNKT công nghiệp Điện lực.

- Hoàn thiện và bổ sung văn bản quy định về quản lý hệ đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực trong EVN.

- Tăng cường quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học tập phù hợp với đối tượng CNKT.

- Chủ động xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên thỉnh giảng để

giảng dạy có hiệu quả.


- Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của Tập đoàn và tự kiểm tra của các đơn vị trực thuộc.

1.7.3. Về điều kiện đảm bảo quá trình giảng dạy của EVN

- Nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học, tăng cường đầu tư phương tiện kỹ thuật dạy học, có trọng điểm, phù hợp với thiết bị đang được sử dụng tại EVN.

- Chú trọng cập nhật kịp thời tư liệu, sách giáo khoa, in ấn đẹp, có tài liệu tham khảo phục vụ cho học viên.

- Cải thiện chế độ đãi ngộ, điều kiện làm việc và nghiên cứu của đội ngũ giảng viên.

1.7.4. Về xây dựng đổi mới nội dung chương trình đào tạo

a) Về chương trình đào tạo nghề

- CNKT công nghiệp Điện lực nhất định phải được đào tạo nghề chính qui mới được sử dụng và làm việc trên lưới điện.

- Đối với cán bộ tổ trưởng sản xuất, đội trưởng trở lên, nên được tổ chức đào tạo tại các đơn vị. Đối với đối tượng là Chi nhánh trưởng, Phó chi nhánh, nhất thiết phải đưa về các trường để đào tạo.

- Việc tổ chức các lớp học phải chú ý đến quá trình sản xuất kinh doanh của EVN, tránh thời điểm cuối tháng, cuối năm.

b) Về chương trình kỹ thuật mới

- Đưa vào giảng dạy tại các Trường của Tập đoàn những quy trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị mới và đưa học viên đi thực tế tại các nhà máy điện, công ty Điện lực, trạm điện,...để học viên có thể kết hợp lý thuyết và thực tế.

- Đối với công tác đào tạo dài hạn CNKT (hệ 2 năm, 3 năm) các Tổng Công ty Điện lực phối hợp với các Trường Đào tạo Nghề điện nghiên cứu xây dựng các chương trình và giáo trình môn học các nghề.

- Đối với công tác đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn, đào tạo nâng cao chuyên môn nghiệp vụ đối với CNKT công nghiệp Điện lực của EVN: Trường Đại học


Điện lực đã nghiên cứu đề xuất giải pháp và xây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng thường xuyên ngắn hạn cho các đối tượng cụ thể.

Để hoàn thiện nâng cao chất lượng đào tạo Công nhân kỹ thuật tại các Tổng Công ty điện lực thuộc EVN, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác Bồi dưỡng nâng bậc lương CNKT, đề xuất xây dựng: bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề công nhân kỹ thuật; bộ chương trình bồi huấn nghề; bộ giáo trình bồi huấn nâng bậc của các nghề.

Trong điều kiện thời gian có hạn, năng lực và nguồn lực còn hạn chế, công việc nghiên cứu mới tiến hành ở những bước đầu tiên là xây dựng và tập hợp một số nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về các mảng kiến thức, như quản lý vận hành hệ thống điện, thí nghiệm, đo lường, xây lắp điện, đào tạo công nghệ mới và công tác đào tạo nâng bậc CNKT để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo CNKT công nghiệp Điện lực của EVN. Theo tác giả, nếu có sự đầu tư tiếp tục về thời gian và nguồn lực để đưa vào giảng dạy các chương trình đào tạo đã xây dựng và thực hiện những biện pháp đã nêu, thì mới có đủ cơ sở thực tiễn. Vì vậy, nhiều điểm trong luận án này cần được góp ý, bổ sung để nâng cao tính khoa học và thực tiễn. Đồng thời tác giả cũng mong muốn được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo CNKT, đó là vấn đề quan tâm hàng đầu của các Tổng Công ty và của EVN nói chung, cụ thể sẽ tiếp tục:

- Nghiên cứu đề xuất xây dựng bộ tiêu chuẩn cấp bậc kỹ năng nghề CNKT các nghề (7 bậc) thống nhất trong toàn EVN.

- Nghiên cứu đề xuất việc xây dựng Chương trình; Giáo trình giảng dạy nâng bậc CNKT các nghề.

- Nghiên cứu đề xuất mô hình tổ chức đào tạo phù hợp với công tác bồi huấn nâng cao trình độ CNKT trong các Công ty Điện lực thuộc EVN.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên, giáo viên bán chuyên trách, cán bộ quản lý giáo dục phục vụ công tác đào tạo.

- Đề xuất biện pháp quản lý và các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho công tác đào tạo bồi huấn CNKT.


- Xây dựng trung tâm đào tạo, đánh giá chất lượng CNKT công nghiệp Điện lực với các nghề cơ bản, nhằm đảm bảo sát thực tế sản xuất và đánh giá khách quan chất lượng đào tạo CNKT.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của EVN và tự kiểm tra của các Công ty điện lực thuộc EVN đối với công tác đào tạo, bồi huấn chuyên môn nghiệp vụ.

Sản phẩm hướng đến: Bộ chương trình khung; Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình đào tạo CNKT; Bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề; Bộ giáo trình chuẩn bồi dưỡng nâng bậc CNKT của các nghề.


DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ VÀ THAM GIA THỰC HIỆN


1. 2007,Đặng Ngọc Lâm, Đoàn Đức Tiến, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn, “Nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chuẩn cấp bậc CNKT các nghề trong các Công ty điện lực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt nam”;

2. 2008, Đoàn Đức Tiến, “Một số vấn đề về đào tạo công nhân kỹ thuật cho ngành

Điện”, Tạp chí Công nghiệp, kỳ 1, tháng 5/2008, tr 23;

3. 2009, Trần Đức Hùng, Đoàn Đức Tiến, Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, nghề “Xây lắp điện đường dây trung áp và Trạm biến áp phân phối”; Xây dựng Bộ tiêu chuẩn Kỹ năng nghề Quốc Gia - Tổng cục dạy nghề;

4. 2010, Nguyễn Thùy Linh, Đoàn Đức Tiến, Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội, Đề tài “Xây dựng trang Webb đào tạo và sát hạch Nhân lực”, MS: CS-AP-TT- 08-03, (Hệ thống chương trình phần mềm Dùng cho sát hạch Cán bộ; Chuyên viên; Công nhân kỹ thuật trên máy tính);

5. 2011, Đoàn Đức Tiến, “Vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực tại Tập đoàn Điện lực Việt nam hiện nay”, Tạp trí công nghiệp số 45, tháng 3/2011, tr 29;

6. 2011, Đoàn Đức Tiến, “Nâng cao chương trình đào tạo ngắn hạn công nhân kỹ thuật của Tập đoàn Điện lực Việt nam (EVN)”, Tạp chí Công nghiệp số tháng 6/2011, tr 26.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Số TT Tài liệu tiếng Việt

1. Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung (2003), Một số vấn đề về Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Thống kê giáo dục và đào tạo 2006, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Đề án đổi mới GD ĐH Việt Nam 2006- 2020, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2005), Đề án phát triển xã hội hóa dạy nghề đến năm 2010, Hà Nội.

5. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2007), Báo cáo triển khai kế hoạch Dạy nghề, Việc làm và Xuất khẩu lao động giai đoạn 2007-2010, 5/2007.

6. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (2007), “Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ điều tra thực trạng việc làm & thất nghiệp” 1/7/2007, Hà Nội.

7. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (1999a), Hệ thống quan sát lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt nam, Báo cáo điều tra hộ gia đình vòng 1 -1996, NXB Lao động – Xã hội.

8. Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội (1999b), Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt nam, NXB Lao động – Xã hội.

9. Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2011), Trang Webb: Bisiness portal, Khái niệm về chất lượng, htttp://www.business.gov.vn /khái niệm về chất lượng/…/2011/

10. Thái Bá Cần (2004), “Trình độ công nghệ trong sản xuất công nghiệp và tính thích ứng của chương trình đào tạo”, Báo cáo Hội thảo Giáo dục& Đào tạo Đại học Cao đẳng 12/11/2004, TP HCM.

11. Tô Thị Ngọc Châu- 24/05/2006, “Đào tạo nghề, những yếu kém cần khắc phục”, htttp://vietnamnet.com.vn/bandocviet/dao-tao-nghe: nhung-yeu-kem-can-khac- phuc/…/2006/

12. Phan Thủy Chi (2001), “Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực thông qua chương trình du học tại chỗ bằng kinh phí nhà nước”, Tạp chí Giáo dục, (8), 7/2001.

13. Phan Thủy Chi (2008), “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các trường đại học khối kinh tế của việt Nam thông qua các chương trình hợp tác đào tạo quốc tế”, Luận văn tiến sĩ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

14. Nguyễn Đức Chính (2003), Tài liệu kiểm định chất lượng giáo dục Đại học, NXB

ĐH Quốc gia, Hà Nội.

15. Đỗ Minh Cương, Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam, Lý luận và thực tiễn, NXB CTQG, Hà Nội.

Xem tất cả 316 trang.

Ngày đăng: 03/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí