Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 7


lịch đi vào nề nếp, góp phần khắc phục tình trạng lộn xộn trong hoạt động kinh doanh dv, hàng hoá, không đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh môi trường tại một số khu, tuyến, điểm du lịch hiện nay.

Mục 2 quy định về đô thị du lịch. Đây là khái niệm mới so với Pháp lệnh Du lịch. Nội dung của mục này gồm quy định về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch và một số cơ chế nhằm phát triển và quản lý đô thị du lịch. Chẳng hạn để được công nhận là đô thị du lịch Điều 31 của Luật quy định các điều kiện như sau:

­ Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc trong ranh giới đô thị và khu vực liền kề;

­ Có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ­ kỹ thuật du lịch đồng bộ, đáp ứng

nhu cầu đa dạng của khách du lịch; có cơ cầu phát triển du lịch;

cấu lao động phù hợp với yêu

­ Ngành du lịch có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế, đạt tỷ lệ thu nhập từ du lịch trên tổng thu nhập của các ngành dịch vụ theo quy định của Chính phủ.

Mục đích của những quy định này nhằm phát triển thương hiệu du lịch ở một số đô thị có lợi thế phát triển du lịch, đồng thời tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc phát triển và quản lý ở các đô thị du lịch theo hướng bền vững.

* Khách du lịch:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, bảo đảm an toàn cho khách du lịch là một trong những nội dung được chủtọng trong Luật Du lịch, thể hiện tại nhiều điều trong Luật Du lịch song được quy định tập trung một lần nữa Luật Du lịch, khái quát như thế nào là khách du lịch qua điều 34 của Luật

­ Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế

Cơ sở pháp lý về Du lịch và vấn đề hội nhập quốc tế về Du lịch tại Việt Nam - 7


­ Khách du lịch nội điạn là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

­ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.

Để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, Điều 37 quy định cơ quan Nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch, ngăn chặn những hành vi thu lời bất chính đối với khách. Trong trường hợp khẩn cấp, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền kịp thời có biện pháp cứu hộ, cứu nạn cần thiết để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại đối với khách du lịch ; các khu du lịch, điểm du lịch có các biện pháp phòng tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch

có trách nhiệm thông báo kịp thời cho khách du lịch về các trường hợp

khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ

có thể

gây nguy hiểm cho khách du

lịch; áp dụng các biện pháp cần thiết và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn, cấp cứu cho khách du lịch.

* Kinh doanh du lịch:

Luật quy định các ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Ngoài nhiều quy định kế thừa Pháp lệnh du lịch, Luật này bổ sung thêm một số quy định mới đáp ứng nhu cầu điều chỉnh của thực tiễn như: quy định về doanh nghiệp lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài, hợp đồng lữ hành, đại lý

lữ hành, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, trong đó có bổ sung hai

ngành nghề kinh doanh là kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch và kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ khác trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch…


Theo điều 39 của Luật Du lịch quy định quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:

­ Lựa chọn ngành, nghề kinh doanh du lịch; đăng ký một hoặc nhiều ngành, nghề kinh doanh du lịch.

­ Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp.

­ Tổ chức, tham gia hoạt động xúc tiến du lịch; được đưa vào danh

mục quảng bá chung của ngành du lịch

­ Tham gia hiệp hội, tổ chức nghề nghiệp về du lịch ở trong nước và nước ngoài.

Và điều 40 quy định nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch:

­ Thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp

luật.

­ Kinh doanh du lịch theo đúng nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh,

giấy phép kinh doanh du lịch đối với ngành, nghề cần có giấy phép.

­ Thông báo bằng văn bản với cơ quan Nhà nước về du lịch có thẩm quyền thời điểm bắt đầu kinh doanh hoặc khi có thay đổi nội dung trong giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh du lịch.

­ Thông tin rõ ràng công khai, trung thực số lượng, chất lượng, giá cả các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho khách hàng du lịch; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết với khách du lịch; bồi thường thiệt hại cho khách du lịch do lỗi của mình gây ra.

­ Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch; thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền về tai nạn hoặc nguy hiểm, rủi ro có thể xảy ra đối với khách du lịch.

­ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

Tại điều 43, quy định các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành:


­ Tổ chức, cá nhân kinh doanh lữ hành phải thành lập doanh nghiệp.

­ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành bao gồm doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa và doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế.

­ Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, kinh doanh du lịch quy định

tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, doanh nghiệp kinh doanh lữ quốc tế còn có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

­ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam.

hành

+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch nội địa.

+ Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan;

+ Chấp hành, phổ

biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ

pháp

luật và các quy định của Nhà nước Việt Nam về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá và thuần phong mỹ tục của dân tộc; quy chế nơi đến du lịch;

+ Sử dụng hướng dẫn viên hướng dẫn cho khách du lịch là người

nước ngoài; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên trong thời gian hướng dẫn khác du lịch theo hợp đồng với doanh nghiệp.

­ Kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài

+ Xây dựng, quảng cáo, bán và tc thực hiện chương trình du lịch cho khách du lịch ra nước ngoài và khách du lịch nội địa;

+ Phải mua bảo hiểm du lịch cho khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài trong thời gian thực hiện chương trình du lịch;


+ Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan;

+ Chấp hành, phổ

biến và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ

pháp

luật và các quy định của nước đến du lịch;

+ Có trách nhiệm quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã ký với khách du lịch.

Tại điều 57, quy định về kinh doanh vận chuyển khách du lịch:

­ Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là việc cung cấp dịch vụ vận chuyển cho khách du lịch theo tuyến du lịch, theo chương trình du lịch và tại các khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

­ Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch phải đăng ký kinh doanh và tuân thủ các điều kiện về kinh doanh vận chuyển khách theo quy định của pháp luật.

Ngoài các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch quy định tại Điều 39 và Điều 40 của Luật này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

­ Lựa chọn phương tiện vận chuyển khách du lịch:

­ Vận chuyển khách du lịch theo tuyến, theo hợp đồng với khách du lịch hoặc doanh nghiệp kinh doanh lữ hành;

­ Bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 58 của Luật này trong quá trình kinh doanh;

­ Mua bảo hiểm hành khách cho khách du lịch theo phương tiện vận chuyển;

­ Gắn biển hiệu chuyên chuyển khách du lịch ở nơi dễ nhận biết trên phương tiện vận chuyển.

Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện sau đây:


­ Các điều kiện chung:

+ Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

+ Có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự vệ sinh môi trường, an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật đối với cơ sở lưu trú du lịch.

­ Các điều kiện cụ thể:

+ Đối với khách sạn, làng du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về

xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ

chuyên môn, ngoại ngữ

của

người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếphạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

+ Đối với biệt thự du lịch và căn hộ du lịch phải bảo đảm yêu cầu tối thiểu về trang thiết bị và mức độ phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng đối với mỗi loại, hạng;

+ Đối với bãi cắm trại du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, cơ sở lưu trú du lịch khác phải bảo đảm trang thiết bị tối thiểu đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú du lịch.

Các quy định về

điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ

của tổ

chức, cá nhân kinh doanh trong từng lĩnh vực ngành nghề được Luật quy

định cụ

thể

và chặt chẽ. Cụ

thể

là đối với kinh doanh lữ

hành quốc tế.

Luật Du lịch làm rõ hai loại hoạt động: đưa khách du lịch quốc tế vào Việt Nam và đưa khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Trách nhiệm của doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch là người Việt Nam ra nước ngoài được quy định chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của người Việt Nam đi ra nước ngoài. Một nội dung mới được quy định trong Luật Du lịch là quy định về việc mua bảo hiểm cho khách du lịch, trong đó, việc mua bảo hiểm

du lịch là bắt buộc đói với doanh nghiệp lữ hành đưa khách du lịch Việt

Nam ra nước ngoài. Đối với khách du lịch nội địa, các doanh nghiệp có


trách nhiệm mua bảo hiểm cho khách khi khách có yêu cầu. Đối với khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam thông thường đã mua bảo hiểm ở nước

ngoài, do đó, Luật không quy định doanh nghiệp lữ hành phải mua bảo

hiểm. Tuy nhiên, để bảo đảm khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam có bảo hiểm du lịch, Điều 52 quy định trong nội dung của hợp đồng lữ hành được ký giữa doanh nghiệp lữ hành và khách du lịch phải có điều khoản về lữ hành cho khách du lịch. Đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú,

Luật quy định theo hướng mở để tạo điều kiện cho các tầng lớp dân cư

trong xã hội kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch. Tại Điều 62, ngoài các cơ sở lưu trú du lịch truyền thống còn có quy định về nhà dân có phòng cho khách

du lịch thuê. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ, các tiêu chuẩn, điều kiện

kinh doanh cơ sở lưu trú, cơ sở vật chất, dịch vụ và đội ngũ nhân viên được quy định chặt chẽ, phù hợp với từng loại cơ sở lưu trú du lịch cụ thể. Đối với hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch và kinh doanh các dịch vụ du lịch khác, Luật quy định theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc xác nhận chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho việc phát triển các thương hiệu dịch vụ như việc cấp các biển hiệu, xếp hạng đối với phương tiện

vận chuyển khách du lịch, công nhận tiêu chuẩn đối với các cơ sở kinh

doanh dịch vụ như dịch vụ ăn uống, mua sắm, thể thao, giải trí, thông tin và các dịch vụ du lịch khác… phục vụ khách du lịch tại du lịch, điểm du lịch và đô thị du lịch.

* Về hướng dẫn viên du lịch:

Luật Du lịch quy định về các loại hướng dẫn viên, trong đó có bổ

sung thêm loại hướng dẫn viên du lịch nội địa để

đáp

ứng yêu cầu thực

tiễn về dịch vụ hướng dẫn cho khách du lịch nội địa hiện nay. Nội dung

Luật còn có các quy định về

điều kiện cấp thẻ

hướng dẫn viên, thẩm

quyền cấp, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên; quyền và nghĩa vụ của hướng


dẫn viên và những điều cấm đối với hướng dẫn viên. Trong Chương này còn có một điều quy định về thuyết minh viên là người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch và các điểm tham quan du lịch.

* Xúc tiến du lịch

Luật quy định về nội dung xúc tiến du lịch. Nhà nước tổ chức, hướng dẫn hoạt động xúc tiến du lịch với các nội dung chủ yếu sau đây:

­ Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế.

­ Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc.

­ Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản

sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát

triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất ­ kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;

­ Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.

Chính sách xúc tiến du lịch gồm:

­ Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

­ Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và

quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2022