Món Ăn Kết Hợp Chế Biến Qua Lửa Và Không Qua Lửa

Cách thưởng thức: Món rắn xào lá cách ăn kèm với bánh tráng Mỹ Lồng nướng chín vàng hoặc phần non của bắp chuối xiêm. Khi ăn, dùng bẹ của bắp chuối xiêm non hoặc bánh tráng nướng để xúc ăn. Cách thưởng thức này rất dân giã và độc đáo.

- Chuột dừa quay nước cốt dừa (hay còn gọi là chuột dừa quay chảo)

Nguyên liệu: Chuột dừa, gia vị, tỏi, nước cốt dừa, khổ qua đèo.

Cách chế biến: Đối với món ăn này sau khi ướp gia vị vào thịt chuột dừa xong, bắc chảo mỡ (dầu) lên khử tỏi cho thơm, sau đó cho thịt chuột vào đảo cho đều đến khi thịt khô, săn lại, rồi cho nước cốt dừa dão vào nấu lên, tiếp tục cho nước cốt dừa nguyên chất vào và thường xuyên đảo qua, đảo lại cho đến khi nước trong chảo còn hơi sền sệt, nhắc xuống cho ra đĩa, rắc đậu phộng rang lên. Món này khi chế biến có thể dùng trái khổ qua đèo và hành củ loại lớn thêm vào, để phong phú thêm món ăn và khi dùng ít ngán. Món ăn này do có hương vị của nước cốt dừa nên có vị béo, thơm, rất hấp dẫn.

Cách thưởng thức: Dùng trực tiếp hoặc ăn cùng với cơm trắng.

- Chuột dừa xào lá cách với nước cốt dừa

Nguyên liệu chế biến chính gồm: Chuột dừa, lá cách, nước cốt dừa.

Cách chế biến: Món ăn này, thịt chuột phải được bầm nhuyễn, cách ướp thịt và khử thịt giống như cách làm “Chuột quay nước cốt dừa”, nhưng ở đây ta người dùng lá cách (sắt thành sợi). Cây lá cách là loại cây thiên nhiên, là loại rau sạch, có mùi thơm, ăn rất mát và nên thuốc, dễ tìm, nên người ta rất thích dùng nó xáo thịt chuột với nước cốt dừa.

Cách thưởng thức: Món này dùng chung với cơm trắng hay bánh mì đều ngon.

- Ốc xào nước cốt dừa

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 243 trang tài liệu này.

Nguyên liệu: Để làm món này, loại ốc thường dùng là ốc len, sống tại vùng nước lợ, nước cốt dừa, sả, ớt, lá cách.

Cách chế biến: Chặt bỏ phần đuôi ốc, rồi ướp với nước cốt dừa cũng rất ngon và hấp dẫn. Đợi cho nước cốt dừa thấm đều từng con ốc thì đậy nắp đem bắc lên bếp. Nấu đến khi nào nước cốt ngấm vào thịt và chỉ còn xâm xấp trong nổi thì có thể tắt bếp. Ốc múc ra đĩa, tỏa khói nghi ngút cùng mùi vị thơm nồng của sả, ớt, nước cốt dừa, lá cách…. rất cuốn hút thực khách.

Ẩm thực người Việt với du lịch ở tỉnh Bến Tre hiện nay - 25

Cách thưởng thức: Thưởng thức ốc xào nước cốt dừa không thể thiếu rau răm và chén nước mắm gừng. Theo Đông y, cả ốc và dừa đều có tính hàn (mát) nên nhất thiết phải có chén mắm gừng và rau răm ăn kèm để cân bằng âm dương trong tì vị (nơi cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi toàn bộ cơ thể), tốt cho sức khỏe.

- Ngao xào dừa

Nguyên liệu: Ngao, Cùi dừa, Bột năng, Tỏi, đường, tương ớt.

Cách chế biến: Ngao rửa sạch cho hết sạn bẩn, dùng dụng cụ bào dừa thành những lát mỏng để riêng. Tỏi băm nhỏ, phi thơm cùng dầu ăn rồi trút ngao vào xào to lửa. Khi ngao hơi hé miệng thì nêm 1 thìa cà phê đường và tương ớt vào xào cùng. Hòa bột năng với nước lọc từ từ chế vào ngao tạo phần nước sốt hơi sánh. Cuối cùng cho cùi dừa vào đảo đều.

Cách thưởng thức: Món này thường được ăn trực tiếp hoặc ăn cùng cơm trắng.

2.1.6. Món hấp/chưng

- Mắm lóc chưng dừa

Nguyên liệu: mắm lóc, dừa nạo cùng các gia vị và rau sống ăn kèm. Muốn có được tô mắm chưng thơm ngon, hấp dẫn cần phải tinh tế trong khâu lựa chọn mắm.

Cách chế biến: Trước khi chưng cho mắm vào tô, nêm thêm các gia vị như tiêu, hành, tỏi, ớt, gừng, bột nêm, rồi cho nước cốt dừa vào. Sau đó để vào nồi chưng cách thủy hay cho vào nồi cơm vừa mới chắt để chưng, khi cơm chín thì mắm cũng sẽ chín. Để tăng thêm hương vị của món ăn này ăn kèm các loại rau ăn kèm như chuối chát, khế chua, rau sống hoặc ngọn rau lang, rau muống luộc…

Cách thưởng thức: Mắm lóc chưng dừa với cơm trắng nóng.

- Mắm chưng trứng vịt

Nguyên liệu chính để chế biến gồm có: Mắm cá linh 100g, thịt 100g bằm nhuyễn và 3 cái trứng vịt.

Cách chế biến: Mắm cá linh, thịt bằm đánh với 3 cái trứng vịt hành, tiêu, đường, bột ngọt đánh lên cho đều, đem chưng cách thủy.

Cách thưởng thức: Mắm dùng với chuối chát, khế ngon miệng trong bữa cơm.

- Tôm càng xanh hấp nước dừa

Nguyên liệu chính để chế biến gồm có: Tôm càng xanh, nước dừa.

Cách chế biến: Tôm rửa sạch để ra rổ cho ráo nước sau đó cho nước dừa vào luộc, thêm chút muối cho đậm vị. Khi tôm chín vớt ra, sắp xung quanh trái dừa cho đẹp mắt.

Cách thưởng thức: Món này ăn kèm muối tiêu chanh. Tôm luộc nước dừa có vị ngọt tự nhiên, màu sắc hấp dẫn, bắt mắt

- Khô chưng nước cốt dừa

Nguyên liệu: Khô (cá khô), nước cốt dừa, gừng. Khô (cá khô) không quá xa lạ với mọi người, nhưng món khô chưng nước dừa thì chỉ riêng Bến Tre mới có. Các loại cá khô khi kết hợp với nước cốt dừa sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng.

Cách chế biến: Loại khô thường được lựa chọn là khô cá thu rửa sạch, cho vào 1 cái tô, ướp vào hành củ băm nhuyễn, đường, bột ngọt, tiêu, gừng xắt sợi. Cuối cùng cho nước cốt dừa vào gần ngập khô, sau đó đem hấp cấp thủy chừng 20 phút là chín. Cách thưởng thức: Món này ăn với cơm nóng kèm theo các loại rau thơm, rau rừng càng ngon. Mùi thơm của khô, gừng, vị béo của nước cốt dừa làm cho thực khách nhớ mãi.

2.2. Món ăn không chế biến qua lửa

- Muối chua

Nguyên liệu: Củ cải trắng, dưa và các gia vị.

Cách chế biến: Muối chua là cách làm thực phẩm vật lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành các món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm. Món chua đạt chuẩn sẽ đảm bảo độ giòn của nguyên liệu, mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men với vị chua dịu, vừa ăn như củ cải trắng muối, dưa muối…

Cách thưởng thức: đây là món dùng để ăn kèm với món chính và cơm nóng

- Đuông dừa

Nguyên liệu: Đuông dừa và gia vị kèm theo (tùy món chế biến). Đuông dừa là món đặc sản nổi tiếng của Việt Nam nói chung và Bến Tre nói riêng mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Đuông dừa là ấu trùng của bọ cánh dương làm tổ trong phần cổ hủ mềm của cây dừa và hút chất dinh dưỡng trong đó. Đây là phần ngon nhất, sạch nhất và giàu dinh dưỡng nhất của cây dừa. Vì vậy, đuông dừa là một nguồn thực phẩm sạch và béo bổ, vì nó ăn phần tinh hoa nhất của cây dừa.

Cách chế biến: Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, trong đó phổ biến nhất là món đuông chấm nước mắm ăn sống. Ngoài ra, nó còn

được chế biến thành đuông nướng, đuông chiên bơ, đuông hấp nước dừa, đuông nấu cháo… Cách thưởng thức: Mặc dù là món ngon như vậy, nhưng không nhiều người dám thử món ăn này. Cảm giác nhìn thấy những con ấu trùng còn lúc nhúc, ngoe nguẩy được đưa lên miệng khiến nhiều người toát mồ hôi và dù có thuyết phục cũng không dám can đảm để thử. Tuy nhiên, thưởng thức món đuông dừa đặc biệt này sẽ cảm nhận được cái vị béo ngậy, thơm lừng của một món ăn độc đáo, bổ dưỡng.

2.3. Món ăn kết hợp chế biến qua lửa và không qua lửa

- Gỏi củ hũ (cổ hũ dừa) dừa tôm thịt

Nguyên liệu: Cổ hũ dừa, tôm, thịt ba rọi, tai heo, rau răm, hành tây, đậu phộng.

Cách chế biến: Cổ hũ dừa thái mỏng trộn với tôm bóc nõn, thịt ba rọi, tai heo thái mỏng, rau răm, hành tây, đậu phộng trộn đều cùng các loại gia vị, tạo thành món gỏi hấp dẫn, đầy màu sắc, hương vị đậm đà khó quên.

Cách thưởng thức: Gỏi được ăn kèm với nước mắm chua ngọt và bánh phồng tôm. Vị ngọt thanh của cổ hủ dừa kết hợp với vị ngọt, chắc của tôm, vị béo của thịt, vị giòn của tai heo, vị cay của ớt và rau răm … tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo.

- Bì cuốn

Nguyên liệu : rau, bún, thịt ba rọi và da heo.

Cách chế biến: Thịt ba rọi được ướp da vị vừa ăn và rán lên cho đến khi miếng thịt ngả sang màu vàng. Da heo luộc lên và cắt thành sợi dài vừa ăn. Da heo và thịt ba rọi sau khi được cắt nhỏ sẽ trộn với các gia vị nêm nếm cho thật vừa miệng, nhằm mục đích mang đến món ăn thêm đậm đà, hấp dẫn. Tuy nhiên, điều làm nên hương vị hấp dẫn của món ăn chính là thính, thính được làm từ gạo rang vàng, rồi cho vào cối xay nhuyễn để trộn cùng với hỗn hợp thịt ba rọi và da heo, để giúp ngưởi ăn không cảm thấy chán và ăn ngon miệng hơn.

Cách thưởng thức: Các nguyên liệu bún, rau, thịt ba rọi và da heo cho vào chiếc bánh tráng cuốn lại, ăn kèm với nước chấm ớt tỏi chua ngọt sẽ rất hấp dẫn.

3. Nhóm quà bánh

- Chuối quết bóc

Nguyên liệu: Chuối già, dừa cứng cạy, đường, muối mè.

Cách chế biến và thưởng thức: Chuối già sống nấu chín quết, dừa cứng cạy nạo thái lát trộn với đường muối mè (nếu ăn ngọt). Ăn mặn dùng lá cách hoặc cải cuốn chấm nước mắm tỏi ớt như ăn bánh xèo vẫn ngon.

- Kẹo dừa

Nguyên liệu: Hai nguyên liệu chính làm nên hương vị độc đáo của loại kẹo này là nước cốt dừa và kẹo mạch nha. Bến Tre nổi tiếng là xứ sở của nhiều loại dừa ngon tuy nhiên chỉ có dừa xiêm, cơm dày, dẻo, màu trắng tinh khiết là thích hợp nhất để làm kẹo dừa. Mạch nha cũng phải có quy trình làm cẩn thận, đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ, kiên nhẫn. Đặc biệt, một thứ nguyên liệu không thể thiếu để tạo nên thức quà bình dị này là đường thô, phải chọn loại đường tốt, mới, có màu vàng tươi. Ngày nay, người dân Bến Tre đã sáng tạo ra nhiều loại kẹo dừa với những hương vị khác khau như kẹo dừa cacao, sầu riêng, mít, hay nhân đậu phộng… nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của thực khách. Mỗi loại có hương vị đặc trưng riêng nhưng vẫn đảm bảo nguyên vẹn nét truyền thống.

Cách chế biến: Tách lấy cơm dừa, cho vào máy xay nhỏ. Sau đó ép lấy nước cốt dừa. Phần nước cốt dừa sau khi ép ra có thể cho thêm nguyên liệu phụ vào như: sầu riêng, lá dứa, sôcôla, dâu và nhất thiết phải cho mạch nha vào. Tất cả cho vào một cái chảo rồi cho lên bếp, khuấy liên tục đều tay. Khi nước cốt dừa đã chuyển màu và đặc lại, đổ ra khuôn được bôi trơn một lớp dầu dừa để chống dính. Dùng dao cắt ra làm nhiều phần theo kích thước định sẵn. Phần cuối cùng là gói kẹo trong một lớp giấy tan mỏng phía bên ngoài.

Cách thưởng thức: Dùng trực tiếp hoặc ăn kèm với nước trà

- Bánh chuối hấp

Nguyên liệu: Bột gạo, nước cốt dừa, chuối xiêm chín mùi.

Cách chế biến: Bánh chuối hấp, được người dân Bến Tre pha bột gạo lỏng như bánh mặn bằng nước cốt dừa, chuối xiêm chín mùi, đập để vào, cho đường muối vừa đủ trộn đều, cho vào xửng hấp cách thủy đến khi chín để nguội là dùng được (thử bằng đũa xăm giữa thẳng xuống tới đáy, rút đũa lên không còn dính bột là bánh đã chín).

Cách thưởng thức: Có thể thưởng thức trực tiếp hoặc ane kèm nước cốt dừa .

Đây là một món ăn chơi thú vị.

- Bánh sùng ngũ sắc

Nguyên liệu: Củ mì, lá cẩm, lá dứa, củ dền, gấc, lá chuối, cơm đưa rám nạo, muối đậu, muối mè.

Cách chế biến: Củ mì mài, vắt bỏ nước nhồi lại cho mềm với nước lã, làm riêng năm màu (trắng, lá cẩm, lá dứa, củ dền, gấc) nắn dẹp trên lá chuối, hấp cách thủy.

Cách thưởng thức: bánh chín sắt sợi, trộn cơm dừa rám nạo, muối đậu, muối mè và thưởng thức. Bánh sùng ngũ sắc là một món ăn chơi rất được yêu thích.

- Bánh tráng dừa

Nguyên liệu: bột gạo và nước cốt dừa, mè trắng, đường và một số nguyên liệu khác. Gạo dùng để làm bánh tráng là loại gạo sỏi. Theo kinh nghiệm của bà con Bến Tre, gạo sỏi chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết khô hạn nên khi xay làm bánh mới không bị gãy hay bị co khi đem đi phơi nắng.

Cách chế biến: Gạo làm bánh được vò kỹ và xay nhuyễn. Dừa thì chọn những trái già, cùi dày, chặt để nước riêng rồi cùi xay nhỏ và vắt lấy nước cốt. Nếu làm bánh tráng mè thì nguyên liệu chỉ có bột gạo, nước cốt dừa, đường, mè. Còn làm bánh tráng sữa thì có thêm sữa, lòng đỏ trứng gà; bánh mặn thì thềm lạp xưởng tôm khô; bánh tráng gừng thì thêm nước cốt gừng.

Cách thưởng thức: Bánh được nướng trên than hồng trước khi thưởng thức.

- Bánh tráng Mỹ Lồng

Nguyên liệu: Bánh tráng Mỹ Lồng được làm từ bột gạo, trộn cùng nước cốt dừa, vừng trắng, đường và một số nguyên liệu khác.

Cách chế biến: Bột bánh tráng pha đúng, đủ thì khi tráng mới không bị dính khuôn, dễ dàng trong việc lật trở khi phơi khô. Người tráng bánh phải là người quen tay thì thành phần mới tròn và độ dày mỏng mới đều nhau. Bánh tráng xong được đặt trên những tấm đan làm từ lá dừa. Phơi bánh tráng ngoài trời phải chú ý đến nắng nhiều bánh sẽ bị giòn, dễ vỡ, ít nắng thì bánh bị chai sần đi. Bánh phơi đạt tiêu chuẩn là khi cầm lên tay thấy mọn, không có lỗ khí lồi lõm… Nướng bánh tráng cũng đòi hỏi người có kinh nghiệm. Khi than củi quạt thật hồng thì mới đặt bánh tráng lên nướng và phải lật đều nhanh tay vì bánh chóng chín và nhanh vàng. Chỉ cần chậm tay một chút là có thể bị cháy xém.

Cách thưởng thức: Bánh tráng dừa Mỹ Lồng khi nướng chín lên nhai giòn tan trong miệng, khi cầm trên tay chiếc bánh tráng để thưởng thức vị ngọt của dừa, béo bùi của nếp thơm cùng mè, sữa.

- Bánh tráng sữa

Nguyên liệu: nước cốt dừa, bột gạo, bột sắn, lá dứa, sầu riêng.

Cách chế biến: Trộn các nguyên liệu lại với nhau, theo bí quyết của những người thợ nơi đây.

Cách thưởng thức: Có thể thưởng thức trực tiếp ngay khi mua về hoặc có thể nướng lên. Khi ăn sẽ cảm nhận được vị bùi béo của nước cốt dừa kết hợp với độ mềm của bột gạo và bột sắn, cùng mùi thơm ngào ngạt của sầu riêng tạo nên hương vị ấn tượng, đặc trưng cho bánh tráng sữa. Đây cũng là món quà biếu hấp dẫn đến người thân, gia đình, bạn bè… khi bạn có dịp ghé qua Bến Tre.

- Bánh ướt lá dứa cuốn nhân dừa đậu xanh ăn với muối đậu

Nguyên liệu: Bột gạo, nước cốt dừa, củ sắn, tôm, tép, thịt bằm.

Cách chế biến: Bột gạo pha nước cốt dừa đặc sền sệt, để bột nổi vào cách 8 giờ tùy theo bột nổi nhiều hay ít. Bánh mặn, bột gạo pha với nước cốt dừa, lỏng như bột bánh xèo cho chút muối vừa đủ độ béo, hấp cách thủy, cho bột vào xửng hấp chín từng lớp 1 xong lại cho lớp khác lên trên, lần lượt đến khi đầy xửng là được. Sau đó để nguội cho nhân lên trên mặt (nhân gồm củ sắn xắt như nấu cháo, tôm tép thịt bằm xào chung cho thêm màu gạch tôm cho đẹp mắt, nêm gia vị vừa ăn).

Cách thưởng thức: Bánh ngọt: hấp hoặc nướng chấm với nước cốt dừa. Bánh mặn: Bánh nguội xắt từng lát bằng bàn chận cho vào dĩa, chén vừa mỗi suất ăn, chan nước mắm tỏi ớt là dùng được (nước mắm có củ sắn hoặc củ cải đỏ xắt sợi mỏng như nước mắm bánh xèo).

- Bánh khoai mì nướng

Nguyên liệu: Củ mì, nước cốt dừa, đậu xanh.

Cách chế biến: Củ mì vườn lột vỏ rửa sạch, mài thành bột, vắt bớt nước, nhồi với nước cốt dừa, đường muối đậu xanh (đã được làm chín, nhuyễn). Nhồi đều rồi cho vào nồi và nướng trên lửa than. Cho va ni vào hoặc dầu chuối để thơm hơn.

Cách thưởng thức: Nướng trên lửa than đến khi chín để nguội là dùng được

- Bánh chuối nướng

Nguyên liệu: Nếp, nước cốt dừa, lá chuối xiêm.

Cách chế biến: Nếp đem ngâm kỹ, vo sạch để ráo. Sau đó xào nếp với nước cốt dừa rồi cho đường muối vừa ăn, trải mỏng ra lá chuối xiêm, cho trái chuối chuối xiêm chín muồi vào giữa, cuộn lá chuối có nếp lại để bọc kín trái chuối vào giữa, xếp 2 đầu, cho lên lửa than nướng trở đến khi vàng đều.

Cách thưởng thức: Gỡ lá chuối cho sạch là dùng được.

- Bánh xèo ốc gạo

Nguyên liệu: nguyên liệu quan trọng nhất chính là ốc gạo, trứng gà, bột bánh xèo, bột nghệ, nước cốt dừa. Bánh xèo không còn là món xa lạ với người miền Nam nói chung và Bến Tre nói riêng. Nhưng Bánh xèo ốc gạo là món đặc sản của Bến Tre mà ai cũng nên thử qua khi có dịp đặt chân đến đây.

Cách chế biến: Để phần nhân bánh thơm ngon hơn, người ta sẽ mang ốc gạo xào sơ qua với hành tây, nêm chút gia vị để thêm đậm đà. Phần vỏ là phần quyết định chất lượng của bánh thường làm từ bột gạo nguyên chất, được cho vào một quả trứng gà để bánh không quá mềm và không dễ bị rách. Sau đó người ta thêm vào bột bánh một ít bột nghệ, gia vị như muối, đường, hành lá cắt nhuyễn, nước cốt dừa. Có thể nói tính thẩm mỹ của chiếc bánh xèo phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người thợ đổ bánh. Phải đổ sao cho chiếc bánh xèo phải vừa mềm, vừa giòn, bánh không bị vỡ, hai mặt vàng ươm đều màu.

Cách thưởng thức: Cũng như bánh xèo thông thường, bánh xèo ốc gạo cũng được ăn kèm rau xanh, xà lách, rau sống. Vị ngọt béo của ốc gạo lẫn trong các mùi rau khiến thực khách không bao giờ quên được mùi vị của món bánh xèo ốc dân dã nhưng lại chứa đựng biết bao mùi vị của làng quê miền Tây Nam Bộ này.

- Bánh xèo củ hũ dừa

Nguyên liệu: Củ hũ dừa, tôm bóc vỏ, thịt heo thái sợi, giá.

Cách chế biến: Củ hũ dừa được rửa sạch, sau đó ướp với một ít muối và đường. Tiếp theo, người đầu bếp sẽ xào sơ qua củ hũ dừa cho thấm gia vị. Tôm cũng được lựa chọn từ những con tôm tươi, đem luộc sơ rồi bóc vỏ. Thịt ba rọi được rửa sạch cho vào nồi luộc, tới khi chín thì vớt ra và cắt thành những lát mỏng. Bột bánh xèo được cho vào chậu, sau đó người ta sẽ cho một ít bột nghệ để tạo màu cho đẹp mắt. Tiếp đến, người đầu bếp sẽ trộn bột lên cho thật đều. Sau đó, từ từ cho một ít nước ấm vào khuấy đều tay cho đến khi bột tan hết, không bị vón cục. Tiếp theo, người ta sẽ cho nước dừa và để tăng độ béo cho món bánh xèo. Hai quả trứng, đánh tan rồi cho vào bột. Cuối cùng, hành lá cắt nhỏ sẽ được rắc lên trên và trộn đều. Sau khi đã sơ chế các nguyên liệu, bạn hãy cho bánh vào chảo nóng, có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu động vật. Sau đó, bạn hãy cho tất cả những nguyên liệu như tôm, thịt vào giữa rồi đậy nắp lại khoảng 2 phút. Khi bánh chín, hãy vớt ra đĩa. Lúc này, bánh sẽ có hương vị màu vàng giòn, rất hấp dẫn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023