Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 2

BẢNG DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


CBQL

: Cán bộ quản lí

GV

: Giáo viên

GVCN

: Giáo viên chủ nhiệm

HĐTN

: Hoạt động trải nghiệm

HS

: Học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên - 2

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học năm học 2017-2018 35

Bảng 2.2. Trình độ của CB, GV các trường TH thành phố Thái Nguyên 35

Bảng 2.3. Nội dung tổ chức HĐTN cho học sinh trường tiểu học 38

Bảng 2.4. Về hình thức hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học 39

Bảng 2.5. Về lực lượng tham gia tổ chức HĐTN 41

Bảng 2.6. Thực trạng xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN cho HS tiểu học ..43 Bảng 2.7. Thực trạng triển khai HĐTN cho HS các trường tiểu học 45

Bảng 2.8. Thực trạng hình thức tổ chức HĐTN cho HS ở các trường TH ...47 Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL và GV về công tác chỉ đạo tổ chức HĐTN

cho học sinh tiểu học 51

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá HĐTN ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 53

Bảng 2.11. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức HĐTN cho học sinh 55

Bảng 3.1. Mẫu bảng xây dựng kế hoạch trải nghiệm năm học 67

Bảng 3.2. Tính cần thiết của các biện pháp khảo sát 77

Bảng 3.3. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất 78

MỞ ĐẦU


1. Lí do chọn đề tài

Trong thời gian qua, hoạt động trải nghiệm là những hoạt động nằm trong kế hoạch năm học và công tác tháng của trường học. Thông qua hoạt động này, mỗi học sinh đồng thời đóng hai vai trò: vừa là người tham gia, đồng thời vừa là người sắp xếp, điều khiển các hoạt động cho bản thân mình nên các em tìm ra những điểm mạnh, điểm còn yếu của mình, từ đó lập kế hoạch hoạt động, tổ chức cuộc sống của mình. Hoạt động trải nghiệm là hoạt động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chức bằng các việc làm cụ thể của học sinh được thực hiện trong thực tế, dưới sự tổ chức, hướng dẫn của nhà trường phối hợp với phụ huynh và các lực lượng xã hội, thông qua hoạt động trải nghiệm người học có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ý chí nhất định. Sự sáng tạo sẽ có được khi giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới. Hoạt động trải nghiệm là việc tổ chức hoạt động giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kĩ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân văn, văn hóa nghệ thuật, thẩm mĩ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí... giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.

Giáo dục tiểu học là những năm học đầu đời của mỗi học sinh. Đây là những năm học đặt nền móng quan trọng cho việc phát triển toàn diện nhân cách học sinh sau này. Do đó, việc giáo dục tiểu học được thực hiện tốt thì sẽ tác động tới các bậc học tiếp theo. Thời gian qua, Sở GD&ĐT Thái Nguyên đã tăng cường công tác quản lí chỉ đạo, ứng dụng các thành tựu của giáo dục đối vào đổi mới giáo dục tiểu học theo tình thần Nghị quyết Trung ương Đảng lần XI về đổi mới giáo dục. Trong đó, chương trình hoạt động trải nghiệm ở tiểu học tập trung vào việc phát triển các kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Phương pháp giáo dục trong trải nghiệm bằng cách tổ chức dưới nhiều hình thức phong phú phải

đáp ứng các yêu cầu sau: Làm cho người học sẵn sàng tham gia trải nghiệm tích cực; giúp người học suy nghĩ về những gì trải nghiệm; giúp người học dựa vào những kinh nghiệm sẵn có của mình để giải quyết các tình huống có vấn đề và thu lượm thêm tri thức mới thông qua trải nghiệm.

Tuy nhiên, công tác quản lí hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay còn có những hạn chế nhất định như: nội dung, phương pháp trải nghiệm chưa phù hợp; hình thức, phương thức tổ chức chưa đạt hiệu quả tốt; chưa phong phú… Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân cơ bản thuộc về công tác quản lí. Yêu cầu đặt ra phải xây dựng được các giải pháp quản lí phù hợp với thực tiễn ở các trường Tiểu học Thái Nguyên.

Do đó tôi đã chọn đề tài: “Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm luận văn thạc sĩ ngành Quản lí giáo dục.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, tác giả luận văn đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh tiểu học nói chung.

3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Khách thể nghiên cứu

Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học.

4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay, hoạt động trải nghiệm tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên còn bộc lộ một số tồn tại nhất định. Nếu nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát được thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên sẽ đề xuất được biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm phù hợp điều kiện các trường tiểu học góp phần cải thiện và nâng cao hiệu quả tổ chức HĐTN trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xây dựng lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học.

- Khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

- Đề xuất biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu đề tài được tiến hành từ tháng 2 năm 2018 đến tháng 3 năm 2019. Tiếp cận nghiên cứu tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học là một khâu trong quản lí nhà trường của cán bộ quản lí trường học.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, tổng hợp vấn đề có liên quan từ giáo trình, sách, báo, các công trình khoa học.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động trải nghiệm để thu thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp điều tra viết: Xây dựng mẫu phiếu điều tra để thu thập thông tin từ CBQL, chuyên gia, GV và học sinh để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các giáo viên, cán bộ quản lí trường tiểu học,… để thu thập thêm các thông tin có liên quan để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài.

- Phương pháp chuyên gia: Sử dụng phương pháp các chuyên gia xin ý kiến là các chuyên gia là những nhà quản lí của Phòng Giáo dục và đào tạo.

7.3. Phương pháp xử lí số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lí các kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học.

Chương 2. Thực trạng quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên.

Chương 3. Biện pháp quản lí tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái nguyên.

Ngoài ra còn có phần Mở đầu, phần Kết luận, Khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu về quá trình học tập dựa vào trải nghiệm có lịch sử phát triển lâu dài trên thế giới. Nhà tâm lí học người Nga L.S Vugotsky trong các nghiên cứu của mình khẳng định phải học tập dựa trên những kinh nghiệm mà bản thân đã thu thập được từ trước. Nhà giáo dục cho rằng, mỗi cá nhân, mỗi con người thông qua các trải nghiệm sẽ tự mình tích lũy kinh nghiệm, điều chỉnh, phát triển làm cho các kinh nghiệm ấy dần được phong phú hơn. Nếu biết phát huy những kinh nghiệm ấy con người có thể vượt qua các khó khăn trong cuộc sống (dẫn theo [31]).

J. Piaget khi nghiên cứu tâm lí học trẻ em, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh nghiệm trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Ông một lần nữa khẳng định quan điểm của Vưgotsky trẻ chỉ có thể phát triển toàn diện về mọi mặt thông qua hành động, kiến thức mới, qua những bài học kinh nghiệm mà trẻ tích lũy cho mình khi trẻ tham gia xã hội (dẫn theo [6]).

Đồng quan điểm với J. Piaget, John Deway - nhà giáo dục người Mỹ cũng nhấn mạnh đến kinh nghiệm thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn của trẻ em, hình thành và phát triển năng lực của mình từ cộng đồng. Thông qua trải nghiệm, trẻ sẽ tích lũy kinh nghiệm, phát triển các kỹ năng và những phẩm chất đạo đức cho cuộc sống sau này (dẫn theo [6]).

Các nước phát triển hiện nay đều rất quan tâm đến hoạt động trải nghiệm đặc biệt là các nước áp dụng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực người học; phát triển giáo dục nhân văn, giáo dục phẩm chất và kĩ năng sống…

Tại Singapore chương trình giáo dục nghệ thuật được tài trợ miễn phí cho các nhà trường phổ thông như chương trình của các nhóm nghệ thuật, những kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật… (dẫn theo [6]).

Chương trình giáo dục phổ thông của Singapore được xây dựng theo định hướng phát triển các năng lực cho học sinh. Do đó, nội dung chương trình học tập cả chính khóa và ngoại khóa đều hướng đến việc phát triển các năng lực cho học sinh. Cụ thể là:

- Rèn luyện thể thao nhằm mang lại thân thể cường tráng, tinh thần đồng đội cho học sinh.

- Truyền bá cho học sinh sự đa dạng, phong phú của các di sản văn hóa xã hội đa sắc tộc.

- Bồi dưỡng niềm tin, tính kiên cường, tính kỷ luật và tinh thần tương hỗ lẫn nhau giúp cho học sinh trở thành những công dân tốt.

- Trau dồi, phát triển các kỹ năng xã hội, kỹ năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường sống.

Thời lượng dành cho hoạt động ngoại khóa cũng thay đổi theo lứa tuổi. Đối với cấp tiểu học, chỉ có học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 mới tham gia hoạt động ngoại khóa. Đối với lớp 1 và lớp 2 sẽ được thiết kế chương trình học tập năng động theo tuần. Chương trình tiến hành trong 7 - 10 tuần, mỗi tuần tổ chức trong 2 giờ, sẽ có 3 - 4 modul tổ chức ngoài trời dành cho các hoạt động thể thao ngoài trời, nghệ thuật,... [3].

Ở Hàn Quốc, hoạt động trải nghiệm được tiến hành thực hiện ngay từ lớp 1 đến lớp 12. Chương trình giáo dục trải nghiệm có 3 nhóm hoạt động chính là hoạt động độc lập, hoạt động câu lạc bộ và hoạt động định hướng. Tùy vào đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, cấp học, khối lớp, nhà trường và điều kiện địa phương mà nhà trường có thể lựa chọn các hoạt động cho phù hợp với mỗi nhà trường.

Đối với tiểu học, nội dung chính của chương trình trải nghiệm lấy trọng tâm là những thói quen sinh hoạt cơ bản, nuôi dưỡng ý thức, tư duy tập thể cho học sinh đồng thời phát hiện những nhân tố, các tính cách của các em [30].

Các nhà quản lí giáo dục tại Hà Lan đã xây dựng hệ thống website với mục đích trợ giúp học sinh làm quen với nghề nghiệp. Các em gửi dự án của

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 03/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí